You are on page 1of 6

Outline Bài tập lớn học kỳ ( Buổi thảo luận thứ tám)

VẤN ĐỀ 1
1. Tóm tắt.
1.1. Quyết định số 09/2022/KDTM-GĐT ngày 24/8/2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao.
1.2. Quyết định số 44/2018/KDTM-GĐT ngày 10/9/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Câu hỏi.
2.1. Căn cứ xác lập đại diện.
2.1.1. Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện.
2.1.2. Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện
theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
2.2. Hoàn cảnh của người được đại diện.
2.2.1. Cho biết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý trường hợp
đại diện không hợp lệ, nhất là việc khai thác lý thuyết “đại diện bề ngoài/apparent
agent”? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
2.2.2. Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải
chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập. Trên cơ sở các quy
định về đại diện hiện nay, anh/chị cho biết hướng như vừa nêu của Hội đồng thẩm
phán có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
2.3. Hoàn cảnh của người đại diện.
2.3.1. Trong pháp luật hiện hành, người đại diện có phải chịu trách nhiệm đối với
giao dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện không? Vì sao?
2.3.2. Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, có cần thiết đưa ông H1
vào tham gia tố tụng với tưcách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ
án không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
2.3.3. Cho biết suy nghĩ của anh/chị đối với hướng giải quyết nêu trên của Hội
đồng thẩm phán (về vai trò của người đại diện).
2.4. Quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện.
2.4.1. Trong pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực
hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Nêu ít nhất một
hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
2.4.2. Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực
hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao?
2.4.3. Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được
tự xác lập giao dịch đã ủy quyền cho người khác không? Đoạn nào của Quyết định
cho câu trả lời?
2.4.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác lập,
thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện (phân tích đối với
đại diện theo pháp luật và đối với đại diện theo ủy quyền).

VẤN ĐỀ 2:

1. Tóm tắt.
1.1. Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
1.2. Quyết định số 08/2013/DS-GĐT ngày 24/01/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
1.3. Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí
Minh.
1.4. Quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.
1.5. Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20/4/2021 của Tòa án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh.
2. Câu hỏi.
2.1. Hình thức sở hữu tài sản.
2.1.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở hữu
tài sản.
2.1.2. Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ
hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn
là Quyết định 377) cho câu trả lời?
2.1.3. Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở
hữu riêng của ông Lưu ? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
2.1.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung
của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết
định 377 cho câu trả lời?
2.1.5. Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao?
2.1.6. Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có thể
di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.
2.2. Diện thừa kế.
2.2.1. Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu
không? Vì sao?
2.2.2. Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu
hỏi trên có khác không? Vì sao?
2.2.3. Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì
sao?
2.2.4. Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu
đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại ? Nêu cơ sở khi trả lời.
2.2.5. Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người
thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp ? Vì sao ?
2.3. Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
2.3.1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn
bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?
2.3.2. Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
2.3.3. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?
2.3.4. Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?
2.3.5. Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được
hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?
2.3.6. Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà
Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?
2.3.7. Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án
cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?
2.3.8. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
2.3.9. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên
của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
2.3.10. Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc không ? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
2.3.11. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
2.3.12. Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao
động? Vì sao?
2.3.13. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.
2.3.14. Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà,
trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu
thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không?
2.3.15. Đối với hoàn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như thế
nào?
2.3.16. Suy nghĩ của/anh chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho
cả hợp đồng tặng cho.
2.4. Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản.
2.4.1. Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và
những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
2.4.2. Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá
cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
2.4.3. Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng
thành không?
2.4.4. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ
khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?
2.4.5. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải
trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi
dưỡng con chung không?
2.4.6. Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị
hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án.
2.4.7. Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người
quá cố khi họ còn sống?
2.4.8. Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
2.4.9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong
mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố).
2.4.10. Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào của
ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông
Định (ông Lĩnh và bà Thành)?
2.4.11. Đoạn nào của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những người
thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc
những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa? Hướng như
vậy của Tòa án có thuyết phục không, vì sao?
2.4.12. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để
lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
2.4.13. Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định đã đến hạn
thực hiện chưa? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
2.4.14. Vì sao Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của
người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được
tiến hành năm 2019? Hướng của Tòa án như vậy có thuyết phục không, vì sao?
2.4.15. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào có quy định riêng về thời hiệu yêu
cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản như pháp
luật Việt Nam hiện nay không?
2.4.16. Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục
của quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của
người để lại di sản (có nên giữ lại hay không?).

VẤN ĐỀ 3:

1. Tóm tắt.
1.1. Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày 18/08/2011.
1.2. Quyết định số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011.
1.3. Quyết định số 194/2012/DS-GĐT ngày 23/04/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
1.4. Quyết định số 363/2013/DS-GĐT ngày 28/08/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
2. Câu hỏi.
2.1. Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời
điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).
2.2. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức
người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không? Vì
sao?
2.3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ hình thức
của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?
2.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03 quyết định
trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc.
2.5. Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Tòa án xác định di chúc là có điều
kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì?
2.6. Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở Việt
Nam?
2.7. Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng.
2.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên luật hóa
trong BLDS không? Nếu luật hóa thì cần luật hóa những nội dung nào?).

VẤN ĐỀ 4:

1. Tóm tắt.
1.1. Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu,
quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân.
2. Câu hỏi.
2.1. Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di
sản?
2.2. Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã
được Tòa án chấp nhận?
2.3. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản trên ?
Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và về nội
dung đối với thỏa thuận phân chia di sản.
2.4. Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản.
2.5. Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trên
là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?
2.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ
số 24/2018/AL.

VẤN ĐỀ 5:

1. Tóm tắt.
1.1. Án lệ số 05/2016/AL của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Câu hỏi.
2.1. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa
kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
2.2. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của
cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục không? Vì
sao?
2.3. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức
quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?

You might also like