You are on page 1of 2

4.

4 Vợ/chồng của người con chết trước ( hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng
thừa kế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
- Theo Điều 652 Luật Dân sự 2015 thì con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời
điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha/mẹ cháu được hưởng
nếu còn sống, còn nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì
chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
- Như vậy theo Điều 652 thì người được hưởng thừa kế thế vị phải là con hoặc cháu hoặc
chắt của người để lại di sản, trong trường hợp này thì là vợ/chồng của con nên sẽ không được
hưởng thừa kế thế vị.

4.5 Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế
thế vị của cụ T5. Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao?
- Hướng giải quyết trên của Tòa án là thuyết phục và hợp lí vì :
+ Căn cứ theo Điều 652 Luật Dân sự 2015 về thừa kế thế vị thì không có trường hợp nào
vợ/chồng của con của người để lại di sản được hưởng thừa kế thế vị, nên chồng của chị C3
không được hưởng thừa kế thế vị di sản của cụ T5 để lại là hoàn toàn chính xác.

4.6 Theo quan điểm của tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có
thể được hưởng thừa kế thế vị không?
- Quan điểm của tác giả Chế Mỹ Phương Đài thể hiện trong "Giáo trình pháp
luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế" của ĐH Luật TP. HCM: "Trong
trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi, mẹ nuôi thì con đẻ của người con nuôi
(tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi của người chết) được hướng phần di sản mà
đáng lẽ cha, mẹ của cháu còn sống vào thời điểm mở thừa kế được hưởng.
Nhưng nếu là con nuồi của con đẻ thì trường hợp này lại không được thừa kế
thế vị."
- Quan điểm của tác giả Đỗ Văn Đại thể hiện trong "Luật thừa kế Việt Nam -
Bản án và bình luận án": "Theo BLDS cháu được hưởng phần di sản mà cha
hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Ở đây, BLDS chỉ đề cập đến cha
hoặc mẹ của cháu mà không phân biệt cha hoặc mẹ đẻ với cha hoặc mẹ nuôi
nên có thể suy luận cả hai trường hợp đều thuộc diện thừa kế thế vị. Hướng này
được củng cố thêm bởi Điều 678 BLDS 2005, Điều 653 BLDS 2015 quy định
cho phép con nuôi được thừa kế di sản và trong khi đó điều luật này cũng áp
dụng được cho cả thừa kế thế vị. Hơn nữa, khi bàn đên cháu các nhà làm luật
không nói rõ là cháu ruột nên khi quy định về thừa kế thế vị mà không đề cập
đến cháu ruột thì chúng ta có thể hiểu rằng các nhà làm luật không muốn giới
hạn thừa kế thế vị cho các cháu như quy định về hàng thừa kế thứ hai?"
4.7 Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3
được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5?
- Đoạn cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị là:
“ Chị C3(chết năm 2007) và bà T5 (chết năm 2009) cả hai không để lại di chúc
nên hai cháu T7 và Huy được thừa kế thế vị di sản của bà T5 theo quy định tại
Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005.”

You might also like