You are on page 1of 7

1.1.

Một số vấn đề lý luận về thừa kế thế vị


1.1.1 Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế:
a) Khái niệm thừa kế:
Theo từ điển Wikipedia, “thừa kế” được định nghĩa là “việc thực thi chuyển giao
tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một người
còn sống nào đó (cá nhân hoặc tổ chức)”1
Vậy tóm lại, “thừa kế” là sự thừa hưởng, kế thừa những gì mà ông bà, tổ tiên hoặc
những người đã khuất đã để lại, không chỉ là của cải vật chất mà còn là những giá
trị tinh thần, phi vật chất như truyền thống, phong tục.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản
của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế
được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho
người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc
được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.
Thừa kế theo pháp luật là việ dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho
người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc
để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy
định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.
b) Quyên thừa kế:
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm
pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người
còn sống. Thừa kế là một chế đinh pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo
di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa
vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
1
Trích từ Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%ABa_k%E1%BA%BF
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền
của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của
pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những
quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có
quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di
sản cố thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác). Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã
chết để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân
người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng...) vì
pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.2
1.1.2 Khái niệm thừa kế kế vị:
Theo ta hiểu rằng, “thế” là “đưa cái khác vào chỗ của cái hiện đang thiếu để có thể
coi như không còn thiếu”3, “vị” được “dùng để chỉ từng người có danh hiệu hoặc
chức vị, với ý kính trọng”4. Vậy theo phân tích thì thừa kế thế vị là hưởng thay di
sản của người được hưởng di sản từ cha mẹ, ông bà của họ, và người đó đã mất.
Theo điều 652 trong Bộ luật dân sự năm 2015, thừa kế thế vị tuân theo một trình
trự nhất định khi người thế vị thỏa mãn điều kiện sau: “Trường hợp con của người
để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu
cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

2
Trích từ mạng: https://luatminhkhue.vn/quyen-thua-ke-la-gi.aspx
3
Trích từ Từ điển Tiếng Việt
4
Trích từ Từ điển Tiếng Việt
Vậy thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ
(ông, bà) để hưởng di sản của ông bà ( hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông
hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).
1.2 Quy định của pháp luật dân sự về thừa kế thế vị:
1.2.1 Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị:

Một là, phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc
chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại)).
Hai là, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ
nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau (cháu hoặc chắt) (Tức cha, mẹ không có
thế vị con).
Ba là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Nếu đứa con được thành thai sau khi người để lại di sản
chết thì sao? (Quyền thừa kế của đứa trẻ được sinh ra theo phương pháp hỗ trợ
sinh sản).
Bốn là, cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người được quyền hưởng di sản thì
cháu hoặc chắt mới được hưởng thế vị thay cha, mẹ khi cha, mẹ chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
Năm là, người thế vị không rơi vào các trường hợp không được hưởng quyền theo
Điều 621 BLDS năm 2015 hoặc từ chối nhận di sản thừa kế theo Điều 620 BLDS
2015.
Bên cạnh thừa kế thế vị, thừa kế chuyển tiếp, còn được gọi là thừa kế thứ hai cũng
thuộc các loại thừa kế thuộc thừa kế theo quy định của pháp luật, là sự dịch chuyển
tài sản của người đã chết cho người còn sống.
 Phân biệt thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị:
Thứ nhất, thừa kế thế vị là thừa kế theo pháp luật, trong khi đó thừa kế chuyển tiếp
có thể là thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.
Theo đó, thừa kế thế vị không thể là thừa kế theo di chúc bởi lẽ thừa kế thế vị là
việc cháu của người để lại di sản thế vị trí của cha mẹ mình để hưởng di sản từ
ông, bà để lại. Vì cha mẹ của cháu là người đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với ông, bà nên dĩ nhiên cha, mẹ của cháu sẽ không thể nhận thừa kế theo di chúc
từ ông, bà mà chỉ có thể nhận thừa kế khi ông, bà không để lại di chúc (tức nhận
thừa kế theo pháp luật).
Còn đối với thừa kế chuyển tiếp, thì cha, mẹ của cháu có thể nhận thừa kế theo di
chúc hoặc theo pháp luật vì là người chết sau, nên sẽ xuất hiện việc chuyển tiếp
thừa kế về di sản cho những người thừa kế sau.
Thứ hai, đối với thừa kế thế vị thì con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản, còn với thừa kế chuyển tiếp thì con của
người để lại di sản chết sau người để lại di sản.
Thứ ba, đối với thừa kế thế vị thì người được hưởng thừa kế là cháu/chắt của người
để lại di sản, trong khi thừa kế chuyển tiếp thì người được hưởng thừa kế chuyển
tiếp có thể là bất kỳ ai còn sống trong hàng thừa kế chuyển tiếp (có thể là cháu nội,
cháu ngoại, con dâu, con rể,… của người để lại di sản) trừ những người không
được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015.5
1.2.2 Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị:
1.2.2.1 Cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà:

Một là, mối quan hệ thừa kế thế vị giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ
“ Trong trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông nội,
bà nội, thì khi ông bà nội chết thì con sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di
sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn
sống. Nếu cha đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà nội thì khi bà nội
chết, con sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà bà nội để lại đối với
phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống.
Trong trường hợp mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông ngoại,
bà ngoại, thì khi ông bà ngoại chết thì con sẽ thay thế vị trí của mẹ để thừa kế
từ di sản mà ông ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu
còn sống. Nếu mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với bà ngoại thì
khi ông ngoại chết, con sẽ thay thế vị trí của mẹ để thừa kế từ di sản mà bà
ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống.”6
Hai là, mối quan hệ thừa kế thế vị giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi

5
Trích từ mạng: https://dsplawfirm.vn/thua-ke-chuyen-tiep-la-gi-phan-biet-thua-ke-chuyen-tiep-va-thua-ke-the-vi/
6
Trích từ web của Bộ tư pháp: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2435
“ Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là nuôi dưỡng nhưng quan hệ
giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là huyết thống (A nhận nuôi B và B sinh ra
C) thì được thừa kế thế vị. Trường hợp này cũng được áp dụng đối với con
riêng của vợ, của chồng, nếu con riêng với mẹ kế, bố dượng được thừa nhận là
có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ
Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là huyết thống nhưng quan hệ
giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là nuôi dưỡng (A sinh ra B và B nhận nuôi
C) thì không đương nhiên được thừa kế thế vị, chỉ được thế vị nếu được người
để lại di sản coi như cháu ruột.”7
Ba là, mối quan hệ thừa kế thế vị giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng thì áp dụng
như trường hợp con đẻ của con nuôi ((A nhận nuôi B và B sinh ra C).
1.2.2.2 Chắt được thừa kế thế vị di sản của ông bà:
Chắt thế vị cha hoặc mẹ hưởng di sản của cụ.
Để dễ hình dung và nhận biết nhanh, có thể xem xét từng chủ thể bằng cách diễn
đạt sau: A sinh ra B, B sinh ra C, C sinh ra D.
 Trong trường hợp ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại được dự liệu là B,
chết trước người để lại di sản(cụ A), được dự liệu là cha, mẹ của B, C cũng
chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại thì chắt D được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu
còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết. Lúc này, C thế vị B hưởng
thừa kế di sản của A đối với phần di sản mà B được hưởng nếu còn sống và
D thế vị C hưởng di sản mà C được hưởng nếu còn sống.
 Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (B) và cha, mẹ (C)
chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (A) thì chắt (D)
được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nêu còn sống vào
thời điểm mở thừa kế.

7
Trích từ web của Bộ tư pháp: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2435
 Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (B) chết trước người
để lại di sản (A), cha, mẹ (C) chết sau ông bà nhưng chết cùng thời điểm với
người để lại di sản thì chắt (D) được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình
được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
1.2.3 Những điểm cần lưu ý khi giải quyết thừa kế thế vị:
Một là, thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với thừa kế theo pháp luật. Nếu cha, mẹ chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài
sản cho cha, mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp
luật và lúc này cháu (chắt) sẽ được hưởng thừa kế thế vị. Để lí giải rõ hơn về điều
này, ta có thể xem qua tính huống này: “ Ông A có con trai B và cháu C (con trai
của B), trong một lần A và B đi công tác gặp tai nạn, cả hai đều không qua khỏi.
Lúc này được xác định là B( cha của C) chết cùng thời điểm với ông nội C, do đó
C sẽ là người được thừa kế thế vị từ phần di sản thừa kế mà B nhận được từ ông A.
Hai là, những người thừa kế thế vị dù có nhiều người đến mấy thì họ cũng chung
nhau hưởng một phần, vì những người này được áp dụng theo thừa kế pháp luật.
Đối với thừa kế theo pháp luật thì chỉ có cá nhân mới được hưởng thừa kế và các
cá nhân này phải có một trong ba mối quan hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.
Ba là, nếu con nuôi muốn được hưởng thừa kế thế vị thì phải cung cấp được giấy
tờ chứng minh quan hệ nhận nuôi giữa cha/mẹ nuôi và con nuôi của cơ quan có
thẩm quyền tại địa phương. Khi chứng minh sự việc nhận nuôi là hợp pháp thì con
nuôi sẽ có quyền hưởng thừa kế thế vị như con đẻ. Tức là hưởng một phần hoặc
toàn bộ phần tài sản của cha/mẹ do được hưởng từ ông bà.
1.3 Ý nghĩa của việc quy định thừa kế thế vị:

Pháp luật quy định về thừa kế thế vị là nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các
chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp trong trường hợp cha hoặc mẹ của
cháu hoặc của chắt lại chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc các cụ nội, cụ ngoại. Như vậy, quy
định tại Điều 677 Bộ luật dân sư 2005 là phù hợp với đạo lí và thực tiễn ở nước ta
hiện nay. Một mặt, quy định này đã đảm bảo quyền lợi của những người có quyền
thừa kế thế vị, mặt khác đảm bảo sự thống nhất với nguyên tắc chung của quan hệ
pháp luật dân sự trong trường hợp thừa kế thế vị. Nguyên tắc chung đó được thể
hiện ở chỗ, vào thời điểm mở thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc
các cụ nội, cụ ngoại mà cha hoặc mẹ của cháu nội, cháu ngoại hoặc chắt nội, chắt
ngoại đã chết thì cháu hoặc chắt được thừa kế thế vị nhận di sản thừa kế của ông bà
nội, ngoại hoặc các cụ nội, cụ ngoại phần di sản mà bố hoặc mẹ của cháu hoặc của
chắt còn sống được hưởng, bất luận cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết
trước hay chết cùng vào một thời điểm với người để lại di sản. Vì quan hệ thừa kế
là quan hệ  pháp luật dân sự, được xác lập giữa những người có quyền hưởng di
sản thừa kế theo pháp luật (theo trình tự hàng) và thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ
căn cứ di chúc. Người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng vào một
thời điểm với người để lại di sản theo di chúc thì phần di chúc đó sẽ bị tuyên bố vô
hiệu theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 667 Bộ luật dân sự 2005.
Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật còn nhằm bảo vệ những lợi ích chính
đáng của những người thân thuộc nhất của người để lại di sản, nhằm bảo vệ quyền
được hưởng di sản của các cháu, chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp
nhất, tránh được tình trạng di sản của ông bà, các cụ mà các cháu, chắt không được
hưởng lại để cho người khác. Đây là vấn đề nhân đạo của pháp luật Việt Nam
nhằm bảo vệ quyền dân sự hợp pháp của những người có quan hệ huyết thống gần
nhất với người để lại di sản. Mặt khác, những quy định của pháp luật về thừa kế
thế vị đã phát huy được đạo lí tốt  đẹp của cha ông về việc hưởng di sản của các cụ,
các ông, bà nội, ngoại sau khi chết để lại di sản cho cháu, chắt mình. Pháp luật quy
định về thừa kế thế vị đã trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cháu,
các chắt trong việc hưởng di sản thừa kế của ông bà và các cụ trong trường hợp cha
mẹ của cháu, của chắt chết trước ông, bà nội, ngoại và các cụ nội, cụ ngoại.
Xác định quyền của những người được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều
677 Bộ luật dân sự 2005 đã bảo đảm được quyền hưởng di sản thừa kế chính đáng
của các cháu, các chắt góp phần tìm hiểu triệt để và đúng nguyên tắc về thừa kế thế
vị. Quyền được thừa kế thế vị của các cháu, các chắt đã giúp cho những người thừa
kế hiểu được quyền của mình và cũng tạo ra sự hiểu biết pháp luật về thừa kế cho
những người khác, giúp họ hành xử đúng mực trong quan hệ thừa kế để tránh
những mâu thuẫn không nên có giữa những người được hưởng thừa kế và những
người không có quyền hưởng di sản thừa kế. Như vậy, có thể khẳng định, thừa kế
thế vị đã bảo tồn được truyền thống và đạo lí trong quan hệ giữa những người thân
thuộc nhất của người để lại di sản đã và đang được thừa nhận ở Việt Nam.

You might also like