You are on page 1of 84

Pháp luật đại cương - UTH

BÀI 6
LUẬT DÂN SỰ
Giảng viên: ThS. Ngô Thùy Dung
Email: dung.ngo@ut.edu.vn

Bài 6: Luật Dân sự


6.1 KHÁI NIỆM

Luật Dân sự là ngành luật điều chỉnh các


quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa -
tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở
bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia
vào các quan hệ đó.
Bài 6: Luật Dân sự
LUẬT DÂN SỰ

Đối Quan hệ về tài sản


tượng
điều
chỉnh Quan hệ nhân thân

Bài 6: Luật Dân sự


Đối tượng điều chỉnh
Quan hệ về tài sản: Sự liên quan giữa con
người với con người gắn với tài sản.
VẬT

TÀI TIỀN
SẢN
GIẤY TỜ CÓ GIÁ

QUYỀN TÀI SẢN


Đối tượng điều chỉnh

Quan hệ về nhân thân: Sự liên quan giữa con


người với con người gắn liền với các yếu tố về tinh
thần
VD: họ và tên, hình ảnh, danh dự, nhân
phẩm….

Bài 6: Luật Dân sự


Bộ luật Dân sự 2015

 Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 24


tháng 11 năm 2015.
 Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2017.
 Kết cấu: 6 phần với 689 Điều.

Bài 6: Luật Dân sự


6.2 MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN
CỦA LUẬT DÂN SỰ

Bài 6: Luật Dân sự


Giới thiệu một số chế định cơ bản

6.2.1 Quyền nhân thân.

6.2.2 Quyền sở hữu.

6.2.3 Thừa kế.


Bài 6: Luật Dân sự
6.2.1 QUYỀN NHÂN THÂN
Điều 25 - Điều 39 (Bộ luật Dân sự 2015)

Bài 6: Luật Dân sự


KHÁI NIỆM

Quyền nhân thân là quyền con người về dân sự


gắn với mỗi cá nhân cụ thể và không thể chuyển
giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.

Bài 6: Luật Dân sự


QUYỀN NHÂN THÂN
Quyền có họ, tên; Quyền thay đổi họ, tên

Quyền xác định, xác định lại dân tộc

Quyền được khai sinh, khai tử

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Quyền xác định lại, chuyển đổi giới tính

Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Bài 6: Luật Dân sự


6.3.2 QUYỀN SỞ HỮU
(Phần thứ hai - Bộ Luật Dân sự 2015)

Bài 6: Luật Dân sự


KHÁI NIỆM

Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp


luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài
sản.

Bài 6: Luật Dân sự


NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU

Quyền chiếm hữu

Quyền sử dụng

Quyền định đoạt


Bài 6: Luật Dân sự
Quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở


hữu trong việc nắm giữ, quản lý tài sản.

Bài 6: Luật Dân sự


Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác


công dụng và khai thác những lợi ích khác của tài sản.

Bài 6: Luật Dân sự


Quyền định đoạt
Quyền định đoạt là quyền năng của chủ sở hữu trong
việc quyết định số phận của tài sản.

Định đoạt số phận thực tế của tài sản


• Huỷ hoại, chôn giấu…

Định đoạt số phận pháp lý của tài sản


• Mua, bán, tặng cho, chuyển nhượng…

Bài 6: Luật Dân sự


6.3.3 THỪA KẾ
(Phần thứ tư - Bộ luật Dân sự 2015)

Bài 6: Luật Dân sự


Bài 6: Luật Dân sự

MỘT Thừa kế
SỐ
Di sản thừa kế
KHÁI
NIỆM Người để lại di sản

BẢN Người thừa kế
KHÁI NIỆM

Thừa kế là sự chuyển quyền sở hữu


đối với di sản của người chết theo di
chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Bài 6: Luật Dân sự


KHÁI NIỆM

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho


những người thừa kế.
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần
tài sản của người chết trong tài sản chung với người
khác.

Bài 6: Luật Dân sự


DI SẢN THỪA KẾ

Di sản = TS có – Nghĩa vụ tài sản

(Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ tài sản do người


chết để lại – Điều 658 BLDS năm 2015)

Bài 6: Luật Dân sự


KHÁI NIỆM

Người để lại di sản thừa kế là người có tài


sản sau khi chết để lại cho người còn sống
theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc
hay theo quy định của pháp luật.

Bài 6: Luật Dân sự


KHÁI NIỆM

Người thừa kế là người được hưởng di


sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;

Bài 6: Luật Dân sự


Điều kiện về người thừa kế

 Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống


vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống
sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai
trước khi người để lại di sản chết.
 Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là
cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Bài 6: Luật Dân sự


CÁC LOẠI THỪA KẾ

1.Theo
Pháp luật
Thừa
kế 2.Theo
Di chúc
Bài 6: Luật Dân sự
THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT
Chương XXIII – Bộ luật Dân sự 2015
Điều 649 - 655

Bài 6: Luật Dân sự


Khái niệm

Thừa kế theo pháp luật là việc chuyển quyền


sở hữu di sản của người chết sang cho những
người thừa kế được thực hiện theo quy định của
pháp luật.

Bài 6: Luật Dân sự


Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp
sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được
hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc
mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Bài 6: Luật Dân sự
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các
phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có
hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di
chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di
sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di
chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Bài 6: Luật Dân sự
Thừa kế theo pháp luật

AI ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ


THEO PHÁP LUẬT?

Bài 6: Luật Dân sự


Ba hàng thừa kế theo pháp luật
• Vợ, chồng của người chết
Hàng
1 • Con (đẻ, nuôi) của người chết
• Cha, mẹ (đẻ, nuôi) của người chết
• Ông, bà (nội ngoại + ruột) của người chết
Hàng • Cháu (nội ngoại + ruột) của người chết
2
• Anh chị em (ruột) của người chết
• Cụ (nội ngoại + ruột) của người chết
Hàng • Chắt (nội ngoại + ruột) của người chết
3 • Bác, chú, cậu, cô, dì (ruột) – cháu (ruột) của
người chết
Chia thừa kế theo pháp luật

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng


thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước (do
đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối
nhận di sản).
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng
phần di sản bằng nhau.

Bài 6: Luật Dân sự


CÁCH CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

TỔNG DI SẢN
MỘT SUẤT
TK THEO PL
SỐ NGƯỜI TK THEO PL
CÙNG HÀNG

Bài 6: Luật Dân sự


LƯU Ý
Trường hợp những người có quyền thừa kế di
sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được
coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được
người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng
thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của
nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của
người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị.
Những người có quyền thừa kế di sản của nhau

Hàng • Vợ, chồng


1 • Cha, mẹ - Con (đẻ, nuôi)

Hàng • Ông, bà – Cháu (ruột)


2 • Anh chị em (ruột)

Hàng • Cụ - Chắt (ruột)


3 • Bác, chú, cậu, cô, dì – cháu (ruột)
THỪA KẾ THẾ VỊ
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết
trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di
sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng
nếu còn sống.

Bài 6: Luật Dân sự


THỪA KẾ THẾ VỊ
- Người để lại di sản 1

- Con của người để lại di sản 2

- Cháu (ruột) của người để lại di sản 3

- Chắt (ruột) của người để lại di sản 4

Nếu 2 chết trước hoặc cùng 1 thì 3 thừa kế thế vị.


Nếu 3 chết trước hoặc cùng 1 thì 4 thừa kế thế vị.
Bài 6: Luật Dân sự
LƯU Ý

Thừa kế thế vị chỉ xảy ra trong trường hợp


thừa kế theo pháp luật.
Con/cháu của người để lại di sản chết trước
hoặc cùng thời điểm.
Chỉ cháu hoặc chắt ruột của người để lại di sản
mới có thể trở thành người thừa kế thế vị.
Bao nhiêu người thừa kế thế vị cũng chỉ thế vị
1 suất thừa kế theo pháp luật.
Chia thừa kế theo pháp luật
1. Bước 1: Xác định di sản thừa kế
2. Bước 2: Xác định người thừa kế theo pháp luật
3. Bước 3: Kiểm tra xem có thừa kế thế vị hay
không. Nếu có thế vị thì giải quyết thừa kế thế vị
4. Bước 4: Chia đều di sản cho những người thừa
kế.

Bài 6: Luật Dân sự


Bài tập tình huống
Vợ (D) chồng (C1) tôi hiếm muộn, sống với nhau
được 6 năm mà không có con. Sau khi nhận cháu gái
(N) 5 tuổi về nuôi thì tôi sinh được một cháu trai (M).
Khi cháu trai được 2 tuổi, không may trong một tai nạn
giao thông, ông nội (A) và bố cháu cùng bị tử vong
năm 2010. Bây giờ (2016) bà nội (B) cháu qua đời.
Hỏi: Thừa kế được chia như thế nào biết bố mẹ chồng
tôi có một ngôi nhà trị giá 12 tỷ, tài sản của vợ chồng
tôi là 8 tỷ, chồng tôi còn một người em gái (C2)?
Bài 6: Luật Dân sự
BÀI TẬP

Ông Nhàn có hai người con là Hùng và Hậu


(Hậu có vợ là Hoa, có hai con chung là Vân và
Hải). Vợ chồng Hậu và Hoa có tài sản chung là 1,2
tỷ. Nếu Hậu chết thừa kế chia như thế nào?
THỪA KẾ
THEO DI CHÚC

Bài 6: Luật Dân sự


Khái niệm di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân


nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết.

(Điều 624 – Bộ luật Dân sự 2015)

Bài 6: Luật Dân sự


THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển quyền sở


hữu di sản thừa kế của người chết sang cho những
người còn sống, theo sự định đoạt của người đó khi
còn sống;

Bài 6: Luật Dân sự


Di chúc hợp pháp

1.Người lập di chúc

2.Nội dung và hình thức di chúc

Bài 6: Luật Dân sự


Di chúc hợp pháp

Người lập di chúc:

 Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;

 Không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

Bài 6: Luật Dân sự


Di chúc hợp pháp
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội;
Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
Ngoài các nội dung nói trên, di chúc có thể có các nội dung khác.

Bài 6: Luật Dân sự


Hình thức của di chúc
Hình thức của di chúc tuân theo quy định của pháp luật.

HÌNH THỨC DI CHÚC

VĂN BẢN MIỆNG

Không có
Có người làm Công chứng,
người làm
chứng chứng thực
chứng
Hình thức di chúc – văn bản

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
phải tuân theo quy định tại Điều 631 (Nội dung di chúc).

(Điều 633 - Bộ luật Dân sự 2015)


Hình thức di chúc – văn bản
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di
chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết
hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người
làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di
chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm
chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký
vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải
tuân theo quy định tại Điều 631 (nội dung di chúc) và Điều 632
(người làm chứng). (Điều 634 – Bộ luật Dân sự 2015)
Hình thức di chúc – văn bản

Điều 635. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực


Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc
chứng thực bản di chúc.
Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng
hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện theo quy
định tại Điều 636 – Bộ luật Dân sự 2015.

Bài 6: Luật Dân sự


HÌNH THỨC DI CHÚC – MIỆNG

Di chúc miệng được lập trong trường hợp


tính mạng một người bị đe doạ bởi cái chết, không
lập di chúc bằng văn bản được.

Bài 6: Luật Dân sự


Di chúc miệng hợp pháp
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít
nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép
lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan
có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ
của người làm chứng.
(Khoản 5 – Điều 630, Bộ luật Dân sự 2015)
Bài 6: Luật Dân sự
TÌNH HUỐNG

Năm 1960, ông A sống cùng bà B và có 2 người


con E, F (đều thành niên). Đến năm 1995, ông A sống
cùng bà C và có con chung là H (16 tuổi). Tháng
10/2018, khi bệnh trở nặng lúc nguy kịch ông A có lập
di chúc miệng (hợp pháp): cho bà C 216 triệu, cho bà B
200 triệu, cho E hưởng 50 triệu, cho F hưởng 50 triệu.
Tháng 3/2019 sức khoẻ ông hồi phục; 07 tháng sau thì
ông qua đời. Hỏi thừa kế được chia theo di chúc hay
pháp luật .
Di chúc miệng hợp pháp

Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng


mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng
suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Bài 6: Luật Dân sự


Di chúc hợp pháp

 Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười


tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
 Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người
không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn
bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Bài 6: Luật Dân sự


Hình thức của di chúc

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu
di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ
tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự
viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên
cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc,
trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của
người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di
chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
(Điều 632 – Bộ luật Dân sự 2015)
Bài 6: Luật Dân sự
Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người
để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người
thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định
trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì
người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu
được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm
sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do
lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối
với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di
sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
TÌNH HUỐNG

Có một ông lão nuôi được 19 con bò. Trước khi


chết ông gọi 3 người con lại dặn dò. Thằng con cả
½ đàn bò, thằng con thứ ¼ đàn bò, thằng con út 1/5
đàn bò.
Giả sử di chúc miệng hợp pháp, hãy chia thừa
kế trong tình huống này.

Bài 6: Luật Dân sự


TÌNH HUỐNG
Xem xét tình huống sau: A trước khi chết để lại di
chúc cho vợ là B (đang mang thai của A). Nội dung di
chúc như sau: sau khi A chết, tài sản của A được chia 3
phần, nếu B sinh con trai, con sẽ được 2 phần (B được
1 phần), nếu B sinh con gái, con sẽ được 1 phần (B
được 2 phần). Sau khi A chết B sinh 1 trai, 1 gái.
Hỏi cách chia tài sản của A để lại như thế nào?

Bài 6: Luật Dân sự


Nội dung di chúc này có gì đặc biệt?
Hiếu kết hôn với Phương năm 1999, năm 2000 thì Tâm
ra đời, năm 2009 Ngọc ra đời. Năm 2010 Hiếu đi xuất khẩu
lao động sang Hàn Quốc và chung sống với Luyến và sinh
con là Quý năm 2010. Ngày 14/2/2015 Hiếu đột tử.
Giả sử trước khi chết Hiếu kịp lập di chúc miệng có nhiều
người làm chứng rằng: tài sản của mình sẽ được chia đều
cho 3 người là Luyến, Quý và Tâm thì di sản được chia như
thế nào. Biết: Hiếu và Phương có tài sản chung 1 tỷ 200
triệu, tài sản riêng của Hiếu 120 triệu.

Bài 6: Luật Dân sự


Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:


1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của
người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ
cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người
phân chia di sản.
(Điều 626 – Bộ luật Dân sự 2015)
Bài 6: Luật Dân sự
LƯU Ý
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc:
1. Con chưa thành niên;
2. Con đã thành niên mà không
có khả năng lao động;
3. Cha, mẹ, vợ, chồng.

Bài 6: Luật Dân sự


Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung DC

Những người này vẫn được hưởng phần di


sản bằng X (hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật) nếu di sản được chia
theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Bài 6: Luật Dân sự


KỶ PHẦN BẮT BUỘC

2/3 suất của người thừa kế theo luật


(nếu thừa kế được chia theo pháp luật).

2 Tổng di sản
3 Số người TK theo pháp luật
cùng hàng

Bài 6: Luật Dân sự


Chia thừa kế theo di chúc
1. Bước 1: Xác định di sản thừa kế
2. Bước 2: Xác định người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc. Chia kỷ phần bắt buộc cho họ.
3. Bước 3: Tính số di sản còn lại
4. Bước 4: Chia thừa kế theo di chúc

Bài 6: Luật Dân sự


TÌNH HUỐNG
Hiếu kết hôn với Phương năm 1999, năm 2000 thì Tâm ra
đời, năm 2009 Ngọc ra đời.
Năm 2010 Hiếu đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc và
chung sống với Luyến và sinh con là Quý năm 2010.
Ngày 14/2/2015 Hiếu đột tử. Giả sử trước khi chết Hiếu kịp
lập di chúc miệng có nhiều người làm chứng rằng tài sản của
mình sẽ được chia đều cho 3 người là Luyến, Quý và Tâm thì
di sản được chia như thế nào. Biết: Hiếu và Phương có tài sản
chung 1 tỷ 200 triệu, tài sản riêng của Hiếu 120 triệu.

Bài 6: Luật Dân sự


Các nhận định dưới đây đúng hay sai? Vì sao?
1. Mọi người đều có thể hưởng thừa kế theo pháp luật.
2. Chỉ cháu và chắt ruột của người để lại di sản mới có thể thừa
kế thế vị.
3. Chỉ có con ruột của người để lại di sản mới được hưởng
thừa kế.
4. Con của người để lại di sản là người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc.
5. Di chúc bắt buộc phải lập thành văn bản.
6. Di chúc không được công chứng hoặc chứng thực thì không
có giá trị pháp lý.
BÀI TẬP

1.Bà Tiến có con là Hạ và Quang. Hạ có vợ là Yến-


tài sản chung là 240 triệu, có hai con chung là Bình
và An. Bà Tiến chết để lại 300 triệu và lập di chúc
chia cho Hạ và Quang mỗi người 150 triệu. Nếu bà
Tiến và Hạ chết cùng thời điểm thì di sản được chia
như thế nào?
BÀI TẬP

2. Ông Vinh có ba người con là Thành, Chánh và Nga,


Ngày 1/3/2015, ông Vinh lập di chúc chia cho Thành 180
triệu và Chánh 90 triệu (không cho Nga vì lúc này Nga
mới 16 tuổi). Ngày 1/8/2018 ông Vinh chết và phát sinh
tranh chấp. Hãy chia thừa kế biết vào thời điểm này các
con ông Vinh đều có khả năng lao động.
BÀI TẬP

3. Ông Danh lập di chúc con là Tâm và An mỗi


người 900 triệu. An có con Nhân và Nhẫn. Giả sử An
và ông Danh chết cùng thời điểm thì di sản sẽ được
chia như thế nào?
BÀI TẬP

4. Phú có con Tuấn, Thành và Hòa (Tuấn có vợ và 2


con là Xuân và Thu), ông Phú có tài sản riêng là 600
triệu, lập di chúc ngày 20/1/2016 chia cho Tuấn 300
triệu, Thành và Hòa mỗi người 150 triệu. Số tiền 600
triệu của ông Phú gửi tiết kiệm và đáo hạn vào ngày
15/7/2016. Ông Phú chết vào ngày 26/3/2016. Các
con ông Phú thỏa thuận chia thừa kế vào ngày đáo
hạn số tiết kiệm, nhưng sau đó, anh Tuấn bị tai nạn
và chết vào ngày 20/6/2016. Hãy chia thừa kế trong
trường hợp này.
BÀI TẬP

5. Ông Tuất có một người con là Hải, có hai người em


ruột là Đông và Nam. Hải có vợ và một người con là
Chung. Ông Tuất chết có 3 tỉ để lại thừa kế. Nếu Hải chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với ông Tuất thì thừa kế
sẽ được chia như thế nào biết. Di sản của Hải 3 tỷ.
BÀI TẬP

6. Ông Lắm có ba người con; Hùng, Hưng và Hà


(16 tuổi). Hùng có con là Hòa và Phát (đã thành
niên và có khả năng lao động). Ông Lắm có 450
triệu và lập di chúc cho Hưng và Hùng mỗi người
một nửa di sản. Sau khi ông Lắm chết được ba
ngày thì Hùng chết. Nếu có tranh chấp, di sản sẽ
được chia như thế nào?
TÌNH HUỐNG
7. Ông A kết hôn với bà B từ năm 1986 không có
con, từ 1990 đến nay ông A và bà B ly thân. Ông A
sống chung với bà H sinh được 2 người con T (19 tuổi)
và K (14 tuổi).
Ông A chết để lại di chúc như sau: chia cho bà H 2
tỷ, cho K 1 tỷ, cho bà giúp việc 1 tỷ, cho anh lái xe 1 tỷ,
tặng trại trẻ mồ côi X 3 tỷ.
Hãy chia thừa kế biết ông A có tổng tài sản 12 tỷ.

Bài 6: Luật Dân sự


BÀI TẬP

8. Năm 1960, ông A sống cùng bà B và có 2 người


con E, F (đều thành niên). Đến năm 1995, ông A sống
cùng bà C và có con chung là H (16 tuổi). Tháng
10/2018, khi bệnh trở nặng lúc nguy kịch ông A có lập
di chúc miệng (hợp pháp): cho bà C 216 triệu, cho bà B
200 triệu, cho E hưởng 50 triệu, cho F hưởng 50 triệu.
Tháng 3/2019 sức khoẻ ông hồi phục; 07 tháng sau thì
ông qua đời. Nếu có tranh chấp, hãy xác định phần di
sản mà anh H được hưởng. Biết di sản của ông A để
lại là 516 triệu.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì
thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định là ngày quyết
định có hiệu lực.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người
để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng
thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di
sản.

Bài 6: Luật Dân sự


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ
3. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30
năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ
thời điểm mở thừa kế.
Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang
quản lý di sản đó.

Bài 6: Luật Dân sự


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa
kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là
10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài
sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở
thừa kế.

Bài 6: Luật Dân sự


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ
Trường hợp không có người thừa kế đang quản
lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm
hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người
chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Bài 6: Luật Dân sự


TÌNH HUỐNG
Ông A và bà B kết hôn từ năm 1980, có 3 người con H, M,
K. Năm 1990 ông A và bà B ly thân, ông A chung sống với bà T
sinh được hai con: N (sinh năm 1992) và P (sinh năm 1994).
Năm 2017 trước khi chết H để lại di chúc chia toàn bộ tài sản
của mình cho ông A và bà B. Năm 2019 ông A chết lập di chúc
để lại toàn bộ tài sản cho bà B, M, K mỗi người một phần bằng
nhau. Hãy chia thừa kế biết:
- H có vợ là D và 2 con (S và Q đều dưới 18 tuổi); Vợ chồng
H có tài sản 6 tỷ.
- Ông A và bà B có chung ngôi nhà 5 tỷ.

Bài 6: Luật Dân sự


THANK
YOU
Bài 6: Luật Dân sự

You might also like