You are on page 1of 2

1.2.

Quy định của pháp luật dân sự về thừa kế thế vị

1.2.1. Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị

Trích nguyên văn quy định tại điều 680 Bộ luật dân sự 1995:

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần
di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di
sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Trích nguyên văn quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự 2015:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết
trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, theo pháp luật, thừa kế thế vị phát sinh khi người thừa kế chết trước (quy định của năm 1995)
hay chết cùng thời điểm (bổ sung của quy định năm 2015) với người để lại, và có thể có trường hợp
người thừa kế của người thừa kế của người để lại di sản cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người
để lại di sản.

Nói cách khác, thừa kế thế vị phát sinh khi ông, bà (hoặc cụ) chết, nhưng đồng thời bố, mẹ (hoặc ông,
bà) cũng đã chết trước hay chết cùng thời điểm đó, thì con (hoặc cháu) sẽ được nhận thừa kế thế vị.
Người thừa kế thế vị phải còn sống đến lúc mở thừa kế (lúc người để lại di sản chết hoặc được quyết
định của tòa án tuyên bố là người để lại di sản đã chết), và sẽ nhận được phần thừa kế mà đáng ra người
thừa kế (ông, bà, cha, mẹ mình) sẽ nhận, được chia đều di sản đối với những người thừa kế khác.

So sánh với thừa kế chuyển tiếp, chúng ta sẽ nhận ra rằng pháp luật dân sự không nêu ra khái niệm về
thừa kế chuyển tiếp nhưng chúng ta có thể hiểu thừa kế chuyển tiếp là việc chuyển tiếp về di sản hoặc
về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế khi phân chia di sản thừa kế.

Có 2 loại thừa kế chuyển tiếp: Thứ nhất, là thừa kế chuyển tiếp di sản, là trường hợp người để lại di sản
chết mà có phần di sản chưa được chia cho những người thừa kế, và sau đó một trong những người
thừa kế của người để lại di sản cũng chết đi thì di sản của người chết sau vẫn bao gồm cả phần di sản
người này được hưởng nhưng chưa được chia trong khối di sản của người chết. Thứ hai, là thừa kế
chuyển tiếp về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế: là trường hợp những người ở hàng thừa kế trước
đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản,
thì những người ở hàng thừa kế tiếp theo sẽ được hưởng và chia di sản thừa kế (theo khoản 3 điều 651
Bộ luật dân sự 2015).

Dựa vào những khái niệm đã được cung cấp bên trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét về sự khác nhau
giữa thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp:

Thứ nhất: thế vị là thừa kế theo pháp luật,còn chuyển tiếp là thừa kế hoặc là theo pháp luật, hoặc là
theo di chúc. Chúng ta thấy được điều này qua việc thừa kế thế vị không thể là thừa kế di chúc vì người
thừa kế đã chết và không thể được hưởng di sản theo di chúc của ông bà, mà chỉ có thể nhận thừa kế
theo pháp luật. Còn thừa kế chuyển tiếp thì người thừa kế có thể nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật vì người thừa kế chết sau người để lại di sản, nên xuất hiện việc chuyển tiếp thừa kế về di sản
cho những người thừa kế sau.

Thứ hai, đó là về thời điểm chết của người thừa kế. Thừa kế thế vi xuất hiện khi người thừa kế chết
trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, còn nếu chết sau người để lại di sản thì chuyển thành
trường hợp thừa kế chuyển tiếp.

Thứ ba, đó là về đối tượng nhận hưởng di sản. Đó là cháu, chắt trong trường hợp thừa kế vị, trong khi lại
là bất kì ai trong hàng thừa kế chuyển tiếp (trừ những người bị truất quyền, không có quyền, từ chối
nhận lại di sản) còn sống của người để lại di sản trong trường hợp chuyển tiếp.

1.2.2. Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị

1.2.2.1. Cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà

Trong trường hợp cha chết trước hoặc cùng thời điểm ông nội hoặc bà nội qua đời thì con được thay vị
trí của cha để hưởng phần di sản của cha mình được hưởng nếu còn sống.

1.2.2.. Chắt được thừa kế thế vị di sản của cụ

Trường hợp người chết trước người để lại di sản (cụ) là ông nội hoặc bà nội, cha cũng chết trước người
để lại di sản (cụ) nhưng lại chết sau ông bà nội thì chắt cũng được hưởng phần di sản mà cha mình được
hưởng nếu còn sống. Áp dụng tương tự với cụ, ông bà ngoại và mẹ.

Trường hợp ông bà cha mẹ đều chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần
di sản mà cha mẹ mình được hưởng. Tương tự với trường hợp ông bà chết trước, cha mẹ chết sau
nhưng đều trước người để lại di sản.

You might also like