You are on page 1of 2

2.3.

Chế định quyền thừa kế


Quyền thừa kế trở thành một chế định không thể thiếu trong BLDS được ban
hành , sửa đổi bổ sung không ngừng thể hiện tầm quan trọng của chế định trong
việc điều chỉnh các quan hệ về tài sản liên quan đến việc thừa kế, di tặng, đóng
gớp tạo sự ổn định trong xã hội và kết nối mối quan hệ gia đình yêu thương ,
chia sẻ, bình đẳng
a.Khái niệm:
Thừa kế là 1 phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kì
sơ khai của xã hội loài người. Quan hệ thừa kế gắn liền với sự phát triển của
xã hội.
Vậy chế định quyền thừa kế là một chế định pháp luật Dân sự , bao gồm các
quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho
người khác theo di chúc hoặc theo trình tự do pháp luật quy định ( hay quyền
để lại di sản của người chết và quyền nhận di sản của người sống)
I) Các hình thức thừa kế:
- Theo di chúc: là việc chuyển dịch di sản thừa kế của người đã chết cho
những người khác theo ý chí của người đó khi còn sống thể hiện trong di
chúc
+ Người để lại di sản thừa kế là người sau khi chết có tài sản để lại cho
người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật
+ Bất kì cá nhân, tổ chức hay nhà nước và họ phải còn sống, còn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế
+ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết
+ Việc thừa kế theo di chúc được thể hiện là ùy thuộc vào hiệu lực của di
chúc
Ví dụ: vợ chồng A và B có 300 triệu. A để lại di chúc trong đó để lại cho 2
đứa con là C và D mỗi đứa 50% di sản
- Theo pháp luật: là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những
người thừa kế thực hiện theo trình tự mà pháp luật đã quy định.
+Hình thức này được phát sinh do:
 Người chết không để lại di chúc
 Di chúc không hợp pháp hoặc những người thừa kế theo di chúc đều
chết trước hoặc chết cùng thời điểm
+Được phân định theo thứ tự hàng thừa kế
 Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi
 Hàng thứ hai: ông bà nội, ngoại ; anh chị em ruột
 Hàng thứ 3: cụ nội, ngoại ; họ hàng
- Lưu ý: Những người không được quyền hưởng di sản( Điều 621 Bộ Luật
Dân sự 2015)
+Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng , sức khỏe của
người để lại di sản hay người thừa kế tài sản

+Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
+Người bị có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản

Tuy nhiên, những người đã nêu ở trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di
sản dã biết hành vi của người đó , nhưng vẫn cho họ ưởng di sản theo di chúc

 Thừa kế theo di chúc hay pháp luật đều cần lưu ý 1 số điểm sau:

- Xác định được di sản của người chết không bao gồm những tài sản đã được
định đoạt trước khi chết
- Xác định được những nhiệm vụ mà người để lại di sản còn đối với chủ thể
khác như tiền vay chưa trả,..
- Xác định được ai là người được hưởng di sản theo di chúc hay pháp luật
Ví dụ: vợ chồng A và B có 300 triệu. B có 120 triệu. Khi chết B không để lại
di chúc. A và B có con gái là C và D. vợ chồng C và G có 1 đứa con là H.
biết C chết cùng với B. Vậy di sản thừa kế của B là: 120+300/2=270 triệu
Do B không để lại di chúc nên sẽ chia theo pháp luật. A,C,D cùng hàng thừa
kế thứ nhất nên sẽ nhận phần di sản bằng nhau: A=C=D= 270/3=90 triệu.
Do C cùng chết với B nên H là con của C nên được hưởng 90 triệu của C.

You might also like