You are on page 1of 2

Bài tập quy phạm pháp luật

Cách xác định: quy định, giả định, chế tài


Đối với quy định: có các cụm từ về bảo vệ lợi ích, sự thõa thuận của cá nhân hay tập thể,
có các cơ quan có thẩm quyền hoặc là những quy định chung bắt buộc thực hiện theo
Đối với giả định: đối tượng A, doanh nghiệp A, hoặc nhân vật không tên mà ta có thể
thay đổi thành đối tượng B, doanh nghiệp B nào khác. Nhưng vẫn giữ nguyên được bản
chất thực hiện công việc. Hay việc làm này…hoặc việc làm kia…
Đối với chế tài: phải gắn liền xử lí cụ thể như phạt tù, phạt tiền, cảnh cáo, bồi thường,…
Ví dụ minh họa
4. “Việc cầm cố bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”.(Điều 304 BLDS)
* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.
+ Giả định: “Việc cầm cố”.
+ Quy định: “hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”.
5. “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về hộ tịch”. (Điều 65 Bộ luật Dân sự).
* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.
+ Giả định: “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch”.
+ Quy định: “phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ tịch”.
6. “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì
phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”
(Điều 102 Bộ luật Hình sự 1992).
* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.
Giả định: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng”
+ Chế tài: “thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba
tháng đến ba năm”.
Bài tập thừa kế
Quy định về thừa kế không phụ thuộc di chúc
Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo
quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy
định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này
Các hàng thừa kế
Điều 651 bộ luật dân sự 2005 quy định có 3 hàng thừa kế, bao gồm:
 Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
 Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
 Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, adì ruột; chắt ruột của người chết mà người
chết là cụ nội, cụ ngoại.
Ví dụ minh họa
Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gái là chị X (1953) & chị
Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa Ô A & bà B phát sinh mâu thuẫn, năm
1959 Ô A chung sống như vợ chồng với bà C. A & C sinh được anh T (1960) & chị Q
(1963). Tháng 8/1979, X kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con là M & N (1979-sinh
đôi). Năm 1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ô A mắc bệnh hiểm
nghèo & đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc với nội dung cho anh T
thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. không đồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã
yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của Ô
A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng
di sản thừa kế của chị X & Ô A?
Đáp án tham khảo:
Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ, chống với bà C thì việc
này pháp luật vẫn thừa nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp pháp.
Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao nhiêu nên ta xem
bằng 0.
Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.
Tài sản của ông A và bà B có được là 500 triệu
Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.
Di sản của ông A là 500/2 = 250 triệu.
250 triệu chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.
Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì những người
sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗi người được hưởng 2/3 giá trị của một
suất chia theo pháp luật.
Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q, X, Y: 250/6 =
41,6 triệu.
Như vậy
 Bà B = bà C = 2/3 (250/6) = 27,7 triệu.
 Tài sản của anh T còn lại là 250 – (27,7×2) = 194,6 triệu.
Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành niên và không bị
mất năng lực hành vi.

You might also like