You are on page 1of 15

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1. BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC QUY PHẠM PHÁP LUẬT
a. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và
Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và
chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc
tế”.
Giả định: Lực lượng vũ trang nhân dân
Quy định: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có
nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh
quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội
chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế
Chế tài: chế tài được quy định trong một qui phạm pháp luật khác
b. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Giả định: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
Quy định: có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Chế tài: chế tài được quy định trong một qui phạm pháp luật khác
c.Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm.
Giả định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
Quy định: Không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác
Chế tài: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm.
d. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ
hội bình đẳng giới
Giả định: Công dân nam, nữ, nhà nước
Quy định: bình đẳng về mọi mặt, có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới
Chế tài: không có
e. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì phải
bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm
Giả định: Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng
Quy định: Không được giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng
Chế tài: bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba
năm
f. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư
kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận
sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
Giả định: nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan
có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
Quy định: không được có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ
quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
Chế tài: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
g. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên
xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham
gia giao thông trên đường bộ.
Giả định: người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ
bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ
Quy định: người điều khiển, người ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ
bảo hiểm cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ
Chế tài: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
h. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm
Giả định: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy
Quy định: không được tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy
Chế tài: phạt tù từ hai năm đến bảy năm
i. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm
Giả định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của
họ
Quy định: Không được dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn
của họ
Chế tài: phạt tù từ hai năm đến bảy năm
j. Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc
tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Giả định: Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng,
sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời
Quy định: Không được chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng,
sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời
Chế tài: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ

1. Ông A và bà B là vợ chồng, 2 người có tài sản chung là 600tr. Bà B có tài sản riêng
là 180tr. Họ có 3 người con, C (20t) đã trưởng thành, có khả năng lao động; D, E
(14t) chưa có khả năng lao động. Năm 2020, bà B chết, di chúc hợp pháp cho M
100 triệu; hội người nghèo 200 triệu. Xác định thời điểm mở thừa kế, di sản thừa
kế và chia thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế: 2020
Di sản thừa kế:
+ Tài sản của B grong tài sản hcung với ông A: 600/2 = 300 tr
+ Tài sản riêng của B: 180 triệu
Tổng Di sản thừa kế: 300 + 180 = 480 tr
Chia thừa kế
Theo di chúc
M = 100 tr
Hội = 200 tr
Số tài sản 180 tr còn lại chia theo PL:
A = C = D = E = 180/4 = 45 tr
Giả sử chia toàn bộ di sản của bà B theo PL
A = C = D = E = 480/4 = 120 tr
Tính 1 suất thừa kế không phụ thuộc là: 2/3 x 120 = 80 tr
A (CHỒNG, D, E (con chưa thành niên) là những người hưởng thừa kế không phụ
thuộc.
 A, D, E hưởng 80 tr, C vẫn hưởng 45 tr
 Mỗi người được bù 35 triệu từ M và Hội.
Vậy số tiền còn lại trong di sản của bà B sau khi chi acho A, D, E, C là:
480 – 3x80 – 45 = 195 tr
Theo di chúc, B để lại 100 tr M và 200 cho Hội theo tỉ lệ M : Hội = 1 : 2
M nhận: 195/3 = 65 triệu
Hội nhận: 195/3 x 2 = 130 triệu
ĐÁP ÁN:
A = D = E = 80 triệu
C = 45 triệu
M = 65 triệu
Hội người nghèo 130 triệu
2. Sơn và Hà là vợ chồng có tài sản chung là 1,8 tỷ đồng. Họ có hai con là Hạnh (15
tuổi) và Phúc (20 tuổi). Tháng 6 năm 2017, Sơn và Hạnh đi xe bị tai nạn. Lúc hấp
hối, Sơn có để lại di chúc :toàn bộ tài sản cho Phúc và Hạnh. Sau khi để lại di chúc
ông Sơn qua đời. Đến tháng 12 cùng năm đó, Hạnh cũng không qua khỏi. Hãy xác
định thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế và chia thừa kế ? Biết rằng Hạnh còn
có tài sản trị giá 50 triệu do được bà ngoại tặng trước khi chết.

- Sơn chết

+ Thời điểm mở thừa kế: tháng 6/ 2017

+ Di sản thừa kế

Phần tài sản của Sơn trong tài sản chung với Hà: 1,8 tỷ/2 = 900 triệu

+ Chia thừa kế
Chia theo di chúc: Hạnh = Phúc = 900 triệu/2 = 450 triệu

Giả sử toàn bộ tài sản của Sơn chia theo pháp luật

Hà = Hạnh = Phúc = 900 / 3 = 300 triệu

1 suất theo thừa kế không phụ thuộc là: 2/3 x 300 = 200 triệu.

Hà là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc , Hà hưởng 200 triệu từ
phần di sản Hạnh và Phúc hưởng, mỗi người bù 100 triệu cho Hà.

Vậy: Hà = 200 triệu

Hạnh = Phúc = 350 triệu

- Hạnh chết:

+ Thời điểm mở thừa kế: Tháng 12/ 2017

+ Di sản thừa kế:

Tài sản riêng của Hạnh = 350 + 50 = 400 triệu

+ Chia thừa kế:

Vì Hạnh không để lại di chúc nên chia theo pháp luật.

Hà (mẹ) hưởng toàn bộ di sản của Hạnh , Hà hưởng 400 triệu

KẾT LUẬN:

Hà = 200 + 400 = 600 triệu

Phúc = 350 triệu


ĐÁP ÁN

Hà = 600 triệu

Phúc = 350 triệu

3. Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1947 và có 3 con là anh Hải, anh Dũng,
chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là Hạnh. Năm 2018, Ông
Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu ngoại được hưởng toàn bộ di sản
của ông trong khối tài sản chung của ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết
và để lại toàn bộ di sản cho chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương.
Năm 2009, anh Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là
Hải. Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân
chia di sản. Hãy xác định thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế và giải quyết việc
tranh chấp chia thừa kế, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn người thân thích
nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh dũng theo
đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từ chối hưởng di sản của anh Dũng,
tài sản chung của ông Khải và bà Ba cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau
khi ông Khải chết, bà Ba còn tạo lập một căn nhà trị giá 300 triệu.
4. Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gái là chị X (1953) &
chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa Ô A & bà B phát sinh mâu thuẫn,
năm 1959 Ô A chung sống như vợ chồng với bà C. A & C sinh được anh T (1960) &
chị Q (1963). Tháng 8/1979, X kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con là M & N
(1979-sinh đôi). Năm 1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ô
A mắc bệnh hiểm nghèo & đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc
với nội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. không đồng ý
với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua điều
tra tòa án xác định khối tài sản của Ô A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy xác định
thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, và chi thừa kế.
ĐÁP ÁN
B = 33,3 triệu
T = 216,7 triệu
5. Ông A kết hôn với bà B sinh được 5 người con C,D,E,F,H . Anh con cả C đã chết để
lại 2 con: M và N đã thành niên. Gia tài của ông bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị
giá 100 triệu đồng, 1 ngôi nhà trị giá 200 triệu đồng. Năm 2018 ông A chết bì
bệnh ung thư. Trước khi chết ông A lập di chúc cho bà B 100 triệu đồng. Biết đứa
con trai út của ông bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai
út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy xác định thời điểm mở thừa kế,
di sản thừa kế và chia tài sản của ông A?
ĐÁP ÁN
B = 100 tr
M = N = 4.165 tr
D = E = F = 8,33 tr
H = 16,67 tr
6. Ông A, bà B kết hôn với nhau và có hai người con chung là C, D đã thành niên.
Năm 2004, ông A bỏ nhà chung sống với bà H như vợ chồng và có con chung là E
sinh năm 2005 và F sinh năm 2007. Năm 2016, ông A viết di chúc chia cho bà B ½
di sản, bà H ¼ di sản. Năm 2017, ông A chết. Tài sản chung giữa A và B là 200
triệu, ông A và bà H có tài sản chung là 600 triệu. Hãy xác định thời điểm mở thừa
kế, di sản thừa kế và chia di sản của ông A.
ĐÁP ÁN
E = F = 100/3 triệu
C = D = 12,5 triệu
200 2
B = 12,5 + [250 – ( +12,5.3)]. = 97,222 triệu
3 3
200 1
H = [250 – ( +12,5.3)]. = 48,611 triệu
3 3
7. Ông A và Bà B kết hôn sau đó lần lượt có 3 người con C (1977), D(1982) và E
(2003). Ông A có khối tài sản riêng trị giá 3,6 tỷ đồng. Ông A làm di chúc chia cho
bà B và 3 con C, D, E mỗi người 400 triệu. Còn lại 2 tỷ đồng cho Hội chữ thập đỏ.
Năm 2017, ông A chết, hãy chia di sản của ông A.
Thời điểm mở thừa kế : 2017
Di sản thừa kế: Tài sản riêng của ông A: 3,6 tỷ
Chia theo di chúc:
B = C =D = E = 400 triệu
Hội + = 2 tỷ
Giả sử chia toàn bộ tài sản của A theo pháp luật
B = C = D = F = 3,6 tỷ/4 = 900 triệu
1 suất thừa kế không phụ thuộc = 2/3 x 900 = 600 triệu
Những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc: B, E . Vậy B, E mỗi người sẽ
hưởng 600 triệu đồng.
Vậy chia 2,4 tỷ còn lại (3,6 tỷ - 1,2 tỷ) theo di chúc.
Ta thấy tỉ lệ thừa kế theo di chúc:
C : D : Hội + = 1 : 1 : 5
C = D = 2,4 tỷ/7 = 342,8 triệu
Hội + = (2,4 tỷ/7) x 5 = 1714,2 triệu
Kết luận:
B = E = 600 triệu
C = D = 342,8 triệu
Hội + = 1714,2 triệu
8. Ông A và bà B kết hôn hợp pháp và có 5 người con chung là C, D, E, F, H (đều đã
thành niên và có việc làm ổn định). C kết hôn với N sinh ra I. Năm 2015, ông A lập
di chúc để lại ½ tài sản cho D. Năm 2017, C bị tai nạn chết và không để lại di
chúc. Năm 2019, ông A chết. Hãy xác định thời điểm mở thừa kế, số di sản thừa
kế và chia thừa kế trong các trường hợp trên. Biết ông A và bà B có tài sản chung
trị giá 880 triệu đồng, ông A có tài sản riêng 25 triệu đồng, C và N có tài sản chung
là 600 triệu đồng.
ĐÁP ÁN
B = 60 + 75 = 135 triệu
D = 270 + 45 – 15 = 300 triệu
E = F = H = 45 triệu
N = 75 triệu
I = 75 + 45 = 120 triệu
9. Ông A và bà B kết hôn hợp pháp nhưng không có con nên nhận C làm con nuôi.
Năng 2009, C kết hôn với H và có 2 con chung là K và Q (đều sinh năm 2018).
Năm 2017, ông A chết và không để lại di chúc. Năm 2019, C chết, trước khi chết C
lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho K.
Hãy xác định thời điểm mở thừa kế, số di sản thừa kế và chia di sản thừa kế trong
các trường hợp nêu trên. Biết rằng: ông A và bà B có tài sản chung trị giá 1 tỷ
đồng, C và H có tài sản chung trị giá 800 triệu đồng, chi phí cho đám tang của C
hết 50 triệu đồng.
- A chết
+ Thời điểm mở thừa kế: 2017
+ Di sản thừa kế:
Phần tài sản của A trong tài sản cung với B: 1 tỷ/2 = 500 triệu
+ Chia thừa kế:
Vì A chết không để lại di chúc nên chia di sản theo pháp luật
B = C = 500/2 = 250 triệu
- C chết
- + Thời điểm mở thừa kế: 2019
+ Di sản thừa kế:
Phần tài sản của C trong tài sản chung với H: 800/2 = 400 triệu
Tài sản riêng của C: 250 triệu
Tổng di sản thừa kế: 400 + 250 – 50 (chi phí đám tang) = 600 triệu
+ Chia thừa kế:
Theo di chúc: K hưởng toàn bộ di sản 600 triệu
Giả sử chi tàon bộ di sản của C theo PL:
B = H = K = Q = 600/4 = 150 triệu
1 suất thừa kế không phụ thuộc = 2/3 x 150 = 100 triệu
Nhưng người được hưởng thừa kế không phụ thuộc: B (MẸ), H(vợ) Q (con
chưa thành niên)
B = H = Q = 100 triệu lấy từ K
K nhận 300 triệu
KẾT LUẬN:
B = 250 + 100 = 350 triệu
H = 100 tr
Q = 100 tr
K = 300 tr

10. Ông thịnh đã ly hôn với vợ và có 2 người con riêng là Hòa và Bình.Bà Nguyệt
(chồng chết) có 2 người con riên là Xuân và Hạ. Năm 1993 ông thịnh kết hôn với
bà Nguyệt và sinh được 2 người con là Tuyết và Lê.Để tránh sự bất hòa giữa mẹ
kế và con chồng, ông Thịnh cùng bà Nguyệt mua một căn nhà để bà Nguyệt cùng
các con là Xuân, Hạ, Tuyết, Lê ở riêng. Trong quá trình chung sống, ông Thịnh
thương yêu Xuân và Hạ như con ruột, nuôi dưỡng và cho 2 người ăn học đến lớn.
Hòa kết hôn với Thuận có con là Thảo. Xuân kết hôn với Thu có con là Đông. Hòa
bị tai nạn chết vào năm 2016. Ông thịnh bệnh chết vào năm 2017. Xuân cũng
chết vào năm 2018. Sau khi ông thịnh qua đời gia đình mâu thuẫn và xảy ra tranh
chấp về việc chia di sản của ông thịnh. Qua điều tra được biết: Ông thịnh có tài
sản riêng là 220 triệu đồng. và có tài sản chung với bà nguyệt (căn nhà bà nguyệt
và các con đang sống) trị giá 140tr đồng.Hòa và Thuận có tài sản chung là 120tr
đồng. Xuân và thu có tài sản chung là 100tr. Hãy xác định thời điểm mở thừa kế,
di sản thừa kế và phân chia di sản của ông Thịnh.
k. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và
Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và
chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc
tế”.
l. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
m. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm.
n. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ
hội bình đẳng giới
o. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư
kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận
sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
p. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên
xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham
gia giao thông trên đường bộ
q. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm
r. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm
s.Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc
tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
LÝ THUYẾT

1. Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật:

2. Chia thừa kế
- Thời điểm mở thừa kế: sau khi người có di sản chết.
- Di sản thừa kế:
+ Tài sản của X trong phần tài sản chung
+ Tài sản riêng của X
Tổng di sản thừa kế
- Chia thừa kế:
+ TH1: Không có di chúc, chia theo pháp luật
 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản bằng nhau
Hàng thứ 1: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
 Thừa kế thế vị (chỉ áp dụng trong trường hợp chia theo pháp luật)
+ TH2: Chia theo di chúc
 Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Đối tượng
o Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng
o Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
Được hưởng phần di sản =2/3 suất của 1 người thừa kế theo pháp
luật

You might also like