You are on page 1of 25

PHÂN TÍCH CƠ CẤU CỦA CÁC QPPL SAU:

1/ “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ


quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó
để tham ô, hối lội, hoặc cố ý làm trái pháp luật
vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của
nhà nước, của tập thể và của cá nhân, xâm
phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ
chức. Người có hành vi tham nhũng thì bị xử
lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.
(Điều
2/ Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm
quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị
phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ
năm  năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
3/ “Trong trường hợp pháp luật không quy định
và các bên không có thoả thuận thì có thể áp
dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp
dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập
quán và quy định tương tự của pháp luật
không được trái với những nguyên tắc quy
định trong Bộ luật này” (Điều 3 BLDS 2005).

4/ “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động


công ích theo quy định của pháp luật”.
5/ “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương
tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải
điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ
khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ
khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân
thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận
chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo
đúng các quy định của pháp luật.
(Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005).
7/ “Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần
xét xử kín để giữ bí mật nhà nước hoặc thuần
phong mỹ tục của dân tộc”.

8/ “ Việc kết hôn phải do uỷ ban nhân dân cơ sở


nơi thường trú của bên nam hoặc bên nữ công
nhận và ghi vào sổ đăng ký kết hôn theo đúng
thủ tục do Nhà nước quy định. Mọi nghi thức
kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý”.
9/ “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng, thì phải bị phạt cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba
năm” (Điều 102 Bộ luật Hình sự 2009).

10/ “Điều 250 BLHS 2015. Tội vận chuyển trái phép chất
ma túy
1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma tuý không
nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất
ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca
có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, methamphetamin,
amphetamin, MDMA có khối lượng từ một trăm
gam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng
từ ba trăm gam trở lên;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ
bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
11/ “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều
khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ
bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên
đường bộ”. (Điều 9, NĐ 71/2012).

12/ Điều 11 BLHS. Sự kiện bất ngờ


Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện
bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không
buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự.
13/ “Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do
người quản lý tài sản chuyển giao, sau khi đã thanh toán chi
phí quản lý”. (Điều 90 BLDS 2005). 

14/ “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về hộ tịch”. (Điều 65 Bộ luật
Dân sự).

15/ “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất
kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
(Điều 14 BLHS).
16/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn
nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm
định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư”
(Đ23 NĐ 53/2007/NĐ-CP).

17/ Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ,
phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực
hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc
một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội định thực hiện. (Đ17 BLHS).
18/ “Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo
Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người
không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”. (K1 Điều 6 BLHS)
19/ “Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn
được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử
hình.
Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa
thành niên phạm tội. (Điều 34 BLHS)
20/ “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”. (Điều 12 BLHS).

21/ Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc


nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình
sự và do Toà án quyết định. (Điều 26 BLHS).
Bài tập về xác định Lỗi
• Một người trên một công trình cao tầng ném
vật dụng xuống đất làm chết người, trong
trường hợp nào người đó có hình thức lỗi:
Cố ý trực tiếp ?
Cố ý gián tiếp ?
Vô ý vì quá tự tin ?
Vô ý do cẩu thả ?

08/05/23 302053_VPPL-TNPL 13
* Trong khi Hòa và Bình chơi với nhau ,
bé Hòa ( đang học lớp 3 ) đã đánh nhau
với bè BÌnh ( học lớp 5 ) .Do hòa yếu
hơn nên đã bị Bình vật ngã . Do bực tức,
Hòa đã dùng dao chém vào đầu Bình
làm Bình bị thương nặng
Hãy cho biết : Hành vi của Hòa có bị coi
là vi phạm pháp luật hay ko ? tại sao ?
Bài tập: Hãy xác định loại vi phạm pháp luật
trong các trường hợp sau:

1.Bà Hoa vượt đèn đỏ bị cảnh sát giao thông phạt


500 ngàn đồng.

2. Công ty ABC có hành vi gian lận thuế trong năm


2013 nên đã bị cơ quan thuế phạt 10 triệu đồng
và bị truy thu toàn bộ số thuế đã gian lận.

08/05/23 302053_VPPL-TNPL 15
Bài tập: Hãy xác định loại vi phạm pháp luật
trong các trường hợp sau:

3. Hoàng lẻn vào nhà Lan trộm chiếc xe máy


SH. Đang thực hiện hành vi thì bị Lan phát
hiện và tri hô nên đã bịt miệng Lan cho đến
ngạt thở, chết.

4. Công ty A giao hàng chậm so với thỏa


thuận trong Hợp đồng với Công ty B

08/05/23 302053_VPPL-TNPL 16
Bài tập: Hãy xác định loại vi phạm pháp luật
trong các trường hợp sau:

5. Ông A ký hợp đồng lao động 3 năm với Công


ty Hoàng Long (công ty vận tải). Sau khi đi làm
được 1 năm, A thường xuyên đi trễ nên đã bị
Công ty chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn.

08/05/23 17
BÀI TẬP VỀ VI PHẠM PL VÀ TRÁCH NHIỆM PL
Vào ngày 28/10/2010, Lê Minh Trọng (sinh năm
1979, ngụ xã H.K.Đ) dùng nguồn điện từ bình ắc quy
giăng xung quanh ruộng dưa nhà mình để diệt
chuột.
Đến khoảng 8h sáng hôm sau (29/10/2010), khi
Trọng ra thăm ruộng dưa để xem có chuột chết hay
không thì phát hiện em Huỳnh Văn Tô (sinh năm
1993, ngụ cùng xã) nằm chết trên đường dây kẽm
diệt chuột.
Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp
luật trong vụ việc trên và loại trách nhiệm pháp lý
cần áp dụng?
08/05/23 302053_VPPL-TNPL 18
2/ X và Y rủ nhau đi săn thú rừng, mỗi người mang
theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả thuận
người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt
sáo 3 lần, nếu không thấy người kia phản ứng gì sẽ
bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X
đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động,
cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng
không nghe phản ứng gì của Y. X bật đèn soi về
phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại
nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến
thì phát hiện Y đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn.
X vội đưa Y đến trạm xá địa phương để cấp cứu,
nhưng Y đã chết trên đường đi.
3/ Khoảng 09 giờ 10 phút ngày 20/10/2010, A điều khiển xe
mô tô phía sau chở bạn gái là B đi trên đường thị trấn X.
Đồng chí C trong tổ tuần tra CSGT Công an huyện Y phát
hiện xe mô tô do A điều khiển không có gương chiếu hậu,
người điều khiển và người ngồi sau không có mũ bảo hiểm
đang chạy tốc độ cao, anh C ra đường tiến hành dừng xe để
kiểm tra. Thấy có Công an, B nói với A “Công an kìa”. Khi
khoảng cách giữa anh C và xe của A còn khoảng 30 mét,
anh C liền ra tín hiệu dừng xe. A giảm tốc độ xe xuống còn
15km/h. Khi còn cách anh C khoảng 4-5 mét, bất ngờ A
tăng tốc, đồng thời đánh tay lái sang bên phải để bỏ chạy,
trong khi anh C cũng vừa bước chân sang bên trái do phán
đoán A sẽ dừng xe lại, nên bánh trước và đầu xe mô tô đã
đâm vào thân bên trái và chân trái anh C làm anh C ngã
xuống đường, A và B cũng bị ngã xuống đường cùng xe
máy. Hậu quả anh C bị tổn hại sức khỏe 45%.
4/ Do có mâu thuẫn trong việc làm ăn, A tìm B
để trả thù. Gặp B, A tay cầm dao nhọn, lao vào
đình chém B. B sợ quá bỏ chạy tháo thân,
trong lúc A đuổi sát gần, B không có cách nào
khác đã chạy xô vào chị X đi xe đạp bán trứng
khiến chị ngã, bị thương nhẹ, trứng vỡ hỏng
hết. Dân phòng và công an đã bắt giữ cả A, B.
•  Ai có trách nhiệm bồi thường cho chị X?
5/ A, N, P và T là công nhân của công ty X có mâu thuẫn
sâu sắc với B. Một buổi tối, A, N, P và T đến nhà riêng
của B để đánh. Khi gặp B và H (bạn B) đi chơi về, bọn
A, N, P, và T chặn đường gây sự. H can ngăn nhưng
bọn chúng không nghe và cả 4 tên xông vào đấm đá
B. B bị đánh bất ngờ, đã ngã xuống đất và kêu la, sau
đó B cố gượng dậy, tay trái xách dép vừa chạy vừa
kêu cứu. A và đồng bọn tiếp tục đuổi theo. B chạy
được khoảng 50 mét thì đứng lại, thò tay vào túi rút
con dao nhíp (hằng ngày vẫn mang theo) và nói: “ đứa
nào vào tao đâm chết!”. N xông vào đấm B thì bị B
đâm một nhát vào ngực, sau đó B bỏ chạy. A, P, T
đưa N đến bệnh viện cấp cứu thì N chết. Kết quả
giám định tử thi ghi: “ Nạn nhân bị thủng vết ngực
xuyên qua xương sụn ức vào phần trên tâm nhĩ phải
của tim dẫn đến nạn nhân chết”.
7/ B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công
ty đòi gặp giám đốc. Vì giám đốc đang tiếp khách,
mặt khác, thấy B đang trong tình trạng say rượu nên A
– bảo vệ công ty đã ngăn chặn không cho vào. B chửi
bới, dùng những lời lẽ xúc phạm và cố tình xông vào
công ty. Không kiềm chế nổi, A dùng dùi cui đánh túi
bụi vào lưng B cho đến khi B ngã quy. Kết quả B bị
chấn thương nặng.
• Hành vi của A có phải là phòng vệ chính đáng
không? B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về
sức khoẻ không? Ai phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho B và trách nhiệm bồi thường được giải
quyết như thế nào?
11/ Chị A nhờ anh B (lái xe cơ quan) lấy xe ô tô của
nhà chị, chở chị đi Hà Nội có việc gia đình. Trên
đường đi, anh B phóng xe với tốc độ cao , vượt ẩu,
lấn sang phần đường đối diện, suýt đâm vào một
chiếc xe con đi ngược chiều. Rất may người lái xe
con là S đã kịp đánh tay lái vào bên phải đường để
tránh trong tích tắc. Xe của S đã đâm vào tường rào
nhà chị G, làm đổ tường, xe của S cũng bị bẹp đầu,
vỡ gương. Chị H bắt đền S phải bồi thường thiệt hại
bức tường đổ là 2 triệu đồng? S cho rằng do anh
tránh xe của B nên mới gây thiệt hại, vì vậy, B phải
bồi thường thiệt hại cho anh và cho chị G.
• Xác định trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại của
G và S
16/ P là chủ cửa hiệu sửa chữa xe máy; Q – 16 tuổi
là thợ đang học việc. Một lần, sau khi được P giao
thay dây ga cho chiếc xe máy của khách, Q thử ga
thấy xe nổ tốt. Chợt nhớ phải đi mua bình ác quy
mới do người chú họ nhờ, Q tiện thể nổ máy đi
luôn, vì biết khách hẹn chiều mới đến lấy xe. Vì
vội vàng, phóng nhanh, Q đã tông xe vào K một
người đi xe máy khác, làm người này bị thương
phải đi cấp cứu bệnh viện; xe máy của họ và xe
máy Q đang điều khiển đều bị hư hỏng.
• Ai phải bồi thường thiệt hại cho K?

You might also like