You are on page 1of 50

Ôn Thi PLDC

Câu 1: Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật, Giải thích? chủ thể
thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao? (1.5 đ)
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự.” (Điều 13, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Câu 2:Bài tập tình huống. (1.5 đ)
Anh Nghĩa (35 tuổi hoàn toàn bình thường) và anh Trang là hàng xóm của nhau,
do mâu thuẫn tranh chấp đất, anh Nghĩa đã lên kế hoạch giết gia đình anh Trang.
Vào 6 giờ tối gày 20/2/2019, anh Nghĩa lẻn vào bếp nhà anh Trang rắc 1 gói thuốc
chuột vào nồi canh nhà anh Trang vừa nấu xong. Hậu quả xảy ra là vợ và con trai
anh Trang tử vong, anh Trang bị ngộ độc nặng.
Anh/chị hãy xác định các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống
trên?
Câu 1: Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật? Giải thích? chủ thể
thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao? (1.5 đ)
“Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng
việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. (Khoản 1, Điều 13, BLHS năm 2015, sửa
đổi bổ sung 2017)
Câu 2:Bài tập tình huống. (1.5 đ)
Vào lúc 8h tối ngày 27/09/2018 Ngao và Ngán (cả hai đều 20 tuổi) rủ nhau đi
chơi, khi ra đến ngã tư bị một nhóm thanh niên cầm đầu là Vêu chặn đánh Ngán
bằng gậy. Thấy Ngán bị đánh Ngao xông vào giật gậy đẩy mạnh Vêu ra đánh
nhiều nhát vào đầu khiến Vêu ngã xuống, sau khi được đưa đến bệnh viện cấp
cứu Vêu đã tử vong do bị xuất huyết não.
Anh/chị hãy xác định các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống
trên?
Phần 1
1. Phân biệt nhà nước và tổ chức Cộng sản nguyên thủy.
Nhà Nước Tổ chức Cộng sản nguyên thủy
-Nguồn gốc nhà nước:+ CSNT và tổ + Là hình thái kinh tê – xã hội đầu
chức Thị tộc – Bộ lạc tiên trong lịch sử nhân loại
+ Phân hóa giai cấp và xuất hiện Nhà + Là xã hội không có giai cấp, chưa
nước có nhà nước và pháp luật.
-Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của + Là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời
quyền lực chính trị, là bộ máy chuyên của nhà nước
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện
chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự
xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của
giai cấp thống trị trong xã hội có giai
cấp.
-Mang tính xã hội và tính giai cấp
-Nhà nước bao gồm kiểu nhà nước và
hình thức nhà nước

2. Phân tích hình thức nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu,
trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia
của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
+ Chính thể Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thông
qua nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín nhân dân
đã bỏ phiếu bầu ra cơ quan đại diện của mình (Quốc hội, HĐND các cấp).
Quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội được bầu theo nhiệm
kỳ 5 năm, có quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ
quan Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
+ Chính thể cộng hòa dân chủ của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng khác với cộng hòa dân chủ tư sản.
- Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự tổ chức Nhà nước theo đơn vị hành
chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Nhà nước, giữa
các cơ quan Nhà nước trung ương và cơ quan Nhà nước địa phương.
+ Hình thức cấu trúc Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam là Nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”
+ Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất,
có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên
phạm vi toàn quốc.
- Chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam là hình thức tổng quát nhất
của chính trị và dân chủ, gồm: Nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức
xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, được chế
định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tê –
xã hội với mục đích duy trì và phát triển thiết chế đó.
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

+ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
+ Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp.

Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật
sau? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào?
Vì sao?
“Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm” – Khoản 1 Điều 197 BLHS 2015 sửa đổi bổ
sung 2017
Câu 2(CĐR L2.1; 1.5 đ): Giải quyết tình huống
Chị H sinh năm 1987 mở cửa hàng bán đồ ăn sáng trong khu dân cư, tình
hình kinh doanh của chị gần đây gặp khó khăn do có thêm một cửa hàng ăn sáng
mở gần quán hàng của chị. Ngày 2/3/2019, lợi dụng sơ hở của quán đối thủ, H đã
lén bỏ thuốc độc vào nồi nước dùng của cửa hàng. Hậu quả làm 1 nhân viên của
cửa hàng và 3 khách đến ăn sáng tử vong. Hỏi hành vi của H có phải vi phạm
pháp luật không? Nếu có hãy phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật của
H?
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật
sau? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào?
Vì sao?
“Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” Khoản 1 Điều 248 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung
2017
Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Giải quyết tình huống
A sinh viên một trường ĐH ở Hà Nội, do quên khóa cửa khi ngủ trưa nên
bị mất chiếc xe đạp điện trị giá 13 triệu đồng. A tới các cửa hàng bán xe cũ gần
chỗ trọ mong tìm lại chiếc xe đã mất. Chiều muộn, A phát hiện xe của mình đang
được bán tại cửa hàng của T. A hỏi thông tin thì biết T mua được chiếc xe từ một
nam thanh niên. A ngỏ ý xin lại xe với lý do đó là xe của mình mà kẻ gian đã trộm
mất nhưng bị T từ chối. Hỏi giữa A và T có phát sinh quan hệ pháp luật không?
Nếu có hãy phân tích cấu thành trong quan hệ pháp luật đó? Commented [A1]: Cấu trúc

Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau và
giải thích? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật
nào? Vì sao?
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm
đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm” (Điều 282, Bộ
luật Hình sự 2015)
Câu 2: (CĐR L2.1; 1.5 đ): Tình huống
Ngày 28/6/2019, Phan Đình Thành (SN 1973) đốt rác tại khu vườn nhà. Do có
gió thổi mạnh, lửa cháy lan sang khu rừng phòng hộ thuộc thị trấn Xuân An, Hà
Tĩnh, thiệt hại gần 50ha rừng. Hãy phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật và
cho biết có vi phạm pháp luật xảy ra không?
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau và
giải thích? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật
nào? Vì sao?
“Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm
có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để
sử dụng vào mục đích trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm” (Điều 285, Bộ luật Hình sự 2015)
Câu 2: (CĐR L2.1; 1.5 đ): Tình huống
Ngày 5/5/2016, một vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại địa phận
phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Nạn nhân là chị Lý Thị Niên thương tích
rất nặng (tỷ lệ thương tật 60%). Qua điều tra cơ quan công an đã xác định chị N
đã thuê anh Doãn Văn D (1995) gây thương tích cho mình với số tiền 50 triệu
đồng. Hãy phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật và cho biết có vi phạm pháp
luật xảy ra không?
Câu 1: Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật sau: (1đ)

“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với
Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội: bảo vệ Nhân dân
và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013)

Câu 2: Giải quyết tình huống? (2đ)


Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B là đồng nghiệp trong một công ty bất động
sản. Do có mâu thuẫn cá nhân, ngày 26/3 /2020 A đã dùng dao cắt phanh xe
của B. Hậu quả trên đường đi làm về B gặp tai nạn do hỏng phanh dẫn đến tử
vong. Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật ? Trách nhiệm pháp lý
mà A phải chịu?

Câu 1: Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật sau, vì sao? (1đ)

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. (Điều 127
BLDS 2015)

Câu 2: Giải quyết tình huống . (2đ)

X sinh năm 1980 là người có năng lực nhận thức bình thường. Vào hồi 21h30
phút ngày 23/3/2020 do mâu thuẫn cá nhân , X đã chặn đường Y và dùng dao tấn
công với nhiều nhát đâm dẫn đến Y tử vong tại chỗ.

ANh / Chị hãy phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên? Xác định loại vi
phạm pháp luật của X?

Đề 1
Câu 3 (CĐR L2.1; 1.0 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau?
Giải thích?
“Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trong
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc làm việc cho
cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam
và được pháp luật bảo vệ.” (K2 Đ 150 - BLLĐ 2019).
Câu 4 (CĐR L2.1; 2.0 điểm): Giải quyết tình huống
Ngày 15/1/2020, Nguyễn Văn A (35 tuổi, không mắc các chứng bệnh về thần
kinh) do mâu thuẫn trong quá trình sử dụng lối đi chung với em trai của mình là
Nguyễn Văn B, A đã dùng gậy đánh liên tiếp vào người B. Hậu quả là B bị thương
tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 32%. Anh A đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 BLHS sửa đổi năm 2017.
Hãy phân tích các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật trên.
Câu 3 (CĐR L2.1; 1.0 đ): Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực
hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” (Khoản
1 Điều 258 BLHS sửa đổi 2017)

Câu 4 (CĐR L2.1; 2.0 điểm): Giải quyết tình huống

Chị A (28 tuổi, nhận thức bình thường), là công nhân của Công ty May 10. Ngày
20/2/2020, chị A vội về để đón con nên đi đến ngã tư Khuất Duy Tiến mặc dù cột
đèn giao thông đang báo hiệu đèn đỏ nhưng chị vẫn phóng xe vượt lên. Với hành
vi này chị A bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính. Hãy phân
tích các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật trên.

Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật sau?
Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?

“Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”
(K1 Đ 152 – Luật sửa đổi BLHS 2017).

Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 điểm): Giải quyết tình huống

Ông H (35 tuổi, chủ doanh nghiệp tư nhân A) thỏa thuận bán cho bà D (32 tuổi,
nhân viên tư vấn bảo hiểm) 100m2 đất thổ cư (trên đất đã có nhà đang ở) trị giá 3
tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ nộp các loại thuế liên quan đến
việc chuyển nhượng và lệ phí trước bạ. Anh (chị) hãy phân tích các cấu trúc của
quan hệ pháp luật nêu trên?

Câu 1 (CĐR L2.1; 1.0đ): Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật sau?
Giải thích?

“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ
chức trưng cầu ý dân.” (Điều 29 Hiến pháp 2013)

Câu 2 (CĐR L2.1; 2.0 điểm): Giải quyết tình huống

Em N (15 tuổi) hiện đang học lớp 9 tại một trường trung học cơ sở. N lấy
xe máy của bố tham gia đua xe và gây tai nạn cho bà X (một người đi đường)
khiến bà X bị thương nhẹ. N đã bị cảnh sát giao thông bắt giữ. Anh (chị) hãy cho
biết:
a. Ai phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi đua xe của N? Hãy phân
tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật?
b. Giả sử N đua xe gây tai nạn làm bà X chết thì N phải chịu loại trách nhiệm
pháp lý nào?

Câu 1 (CĐR L2.1; 1.0 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật và giải
thích?
Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù
từ 02 năm đến 07 năm. (K1 Điều 248 VBHNBLHS 2017)
Câu 2 (CĐR L2.1; 2.0 điểm): Giải quyết tình huống
Ngày 03/4/2020 chị T (33 tuổi) bán hàng thực phẩm qua facebook, đã đăng tin
cho rằng chính quyền sẽ phong toả chợ Q nơi chị sinh sống do ảnh hưởng dịch
bệnh Covid-19 để bán hàng. Hành vi đăng tin của chị T đã bị công an huyện X
phạt 10 triệu đồng vì đăng tin không đúng sự thật gây hoang mang trong nhân
dân. Anh/chị hãy phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trên?
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau
và giải thích?

Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi
ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch (K2 điều 13
LDL2017)

Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 điểm): Giải quyết tình huống

Chị Y (31 tuổi) có con gái riêng là K (3 tuổi), Y và Q sống với nhau như vợ chồng.
Cháu K hay khóc lóc gây ảnh hưởng đến tình cảm giữa Y và Q. Ngày 20/3/2020,
Y bực mình vì cháu bé quấy khóc, Y đã lấy kim châm vào người cháu bé, và đánh
đập cháu bé bất tỉnh. Sau đó Y có đưa cháu bé đi cấp cứu nhưng cháu bé đã tử
vong trên đường đến bênh viện. Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu của vi phạm
pháp luật cho biết chị Y có vi phạm pháp luật không?

Câu 1: Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật, Giải thích? chủ thể
thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao? (1.5 đ)
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự.” (Điều 13, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Câu 2:Bài tập tình huống. (1.5 đ)
Anh Nghĩa (35 tuổi hoàn toàn bình thường) và anh Trang là hàng xóm của nhau,
do mâu thuẫn tranh chấp đất, anh Nghĩa đã lên kế hoạch giết gia đình anh Trang.
Vào 6 giờ tối gày 20/2/2019, anh Nghĩa lẻn vào bếp nhà anh Trang rắc 1 gói thuốc
chuột vào nồi canh nhà anh Trang vừa nấu xong. Hậu quả xảy ra là vợ và con trai
anh Trang tử vong, anh Trang bị ngộ độc nặng.
Anh/chị hãy xác định các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống Commented [A2]: Phân tích

trên?
Câu 1: Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật? Giải thích? chủ thể
thực hiện quy phạm pháp luật sau bằng hình thức thực hiện pháp luật nào?
Vì sao? (1.5 đ)
“Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng
việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. (Khoản 1, Điều 13, BLHS năm 2015, sửa
đổi bổ sung 2017)
Câu 2:Bài tập tình huống. (1.5 đ)
Vào lúc 8h tối ngày 27/09/2018 Ngao và Ngán (cả hai đều 20 tuổi) rủ nhau đi
chơi, khi ra đến ngã tư bị một nhóm thanh niên cầm đầu là Vêu chặn đánh Ngán
bằng gậy. Thấy Ngán bị đánh Ngao xông vào giật gậy đẩy mạnh Vêu ra đánh
nhiều nhát vào đầu khiến Vêu ngã xuống, sau khi được đưa đến bệnh viện cấp
cứu Vêu đã tử vong do bị xuất huyết não.
Anh/chị hãy xác định các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống Commented [A3]: Phân tích

trên?
Câu 1: Phân tích cấu trúc của quy phạm pl sau và giải thích :
“Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”
(Khoản 1 điều 171 BLHS)
- Chủ thể trong QPPL trên thực hiện PL ở hình thức nào? Vì sao?
Câu 2: giải quyết tình huống:
A và B đều 20 tuổi rủ nhau trộm cắp tài sản trong kho của cơ quan X vì biết có
chứa tài sản giá trị 30 triệu đồng. Cả 2 đã phá được khóa và chui vào kho nhưng
không còn tài sản nên bỏ về, trên đường về thì bị phát hiện. Hỏi hành vi của A và
B có dấu hiệu của VPPL không? Vì sao?
Câu 1: Phân tích cấu trúc của QPPL sau, giải thích :
“ Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận” (K1
Đ35 LHNGĐ)
- Chủ thể trong QPPL trên thực hiện PL ở hình thức nào? Vì sao
Câu 2: Nguyễn Văn A và Lê Thị B đều 25 tuổi,có hợp đồng mua bán 2 tấn gạo
với giá 50 triệu đồng. Sau đó A đã giao gạo cho B và nhận tiền . Hỏi quan hệ giữa
A và B có phải là quan hệ PL không? Vì sao?
PHẦN II: CÂU HỎI ĐÚNG SAI – GIẢI THÍCH
Câu 1: Có quan điểm cho rằng : “ Mọi tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
với tư cách chủ thể được gọi là pháp nhân” Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai. Vì
sao?
Bài làm:
Sai. Vì theo Điều 85 Bộ luật dân sự 2005:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó;

4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

=> Tổ chức không đáp ứng được 1 trong những điều kiện trên thì không phải là pháp
nhân.
Câu 2:Có quan điểm cho rằng: “ Mười tám tuổi là độ tuổi tối thiểu phải chịu trách
nhiệm hình sự khi phạm tội ít nghiệm trọng”. Đúng hay sai?
Bài làm:
Sai. Vì theo Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2009 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Câu 3:Có quan điểm cho rằng: “Trong mọi trường hợp giao kết hợp đồng, các bên
luôn được tự do lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi
cụ thể”. Đúng hay Sai?

Bài làm:

Sai. Vì theoĐiều 401 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết
bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại
hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.Trong trường hợp pháp
luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng
thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”, ví dụ như hợp
đồng mua bán nhà ở, căn cứ theo điều 450 BLDS 2005: “Hợp đồng mua bán nhà ở
phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác”.

Câu 4: Có quan điểm cho rằng: “Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính thì
phải chịu hình phạt”.
Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai. Vì sao?

Bài làm:

Sai. Vì hình phạt là các chế tài hình sự được áp dụng đối với những hành vi vi phạm
pháp luật về hình sự. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính thì phải chịu các
trách nhiệm pháp lý hành chính.

Câu 5: Có quan điểm cho rằng: “Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều phải do Chủ
tịch nước công bố”.
Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai. Vì sao?
Bài làm:
Sai. Vì Chủ tịch nước chỉ ban hành lệnh công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Theo Điều 57 Luật ban hành
VBQPPL).
Câu 6: Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
a. Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt
Nam đều do nhân dân cả nước bầu ra.
b. Chế tài của quy phạm pháp luật là trách nhiệm pháp lý.

Bài làm:
a. Sai. Vì hội đồng nhân dân – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do Nhân
dân địa phương bầu ra (Theo Khoản 1 Điều 113 Hiến pháp 2013).
b. Sai. Vì chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật những biện pháp tác động
mà nhà nước áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định của quy phạm. Còn trách
nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng với các chủ thể đã có hành
vi vi phạm pháp luật, có thể nói trách nhiệm pháp lý là sự thực hiện chế tài quy
phạm pháp luật.

Câu 7: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn?
a. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc Tam quyền phân lập ?
b. Một quy phạm pháp luật không thể thiếu bộ phận giả định?

Bài làm:
a. Sai. Vì nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc cơ bản bao trùm là nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Quyền lực thuộc về nhân dân có nghĩa nhân dân có toàn quyền quyết định mọi công
việc của nhà nước và xã hội, giải quyết tất cả các công việc có quan hệ đến vận
mệnh quốc gia, đời sống chính trị, kinh tế,văn hóa, tư tưởng của đất nước và dân
tộc.
b. Sai. Vì một quy phạm pháp luật có thể chỉ có bộ phận quy định và chế tài hoặc chỉ
có 1 bộ phận quy định. Ví dụ :

Điều 1 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo,
vùng biển và vùng trời.”
Như vậy, quy phạm trên chỉ có quy định, không có chế tài và giả định.
Câu 8: Có quan điểm cho rằng : “Tại kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới, Quốc
hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội do Chủ tịch nước khóa trước
giới thiệu” . Hãy cho biết quan điểm này đúng hay sai, vì sao?
Bài làm:
Sai. Vì theo Luật Tổ chức quốc hội 2014, khoản 2 điều 8 có quy định rõ : “ Quốc hội
bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ
Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị
của Chủ tịch nước.”
Như vậy, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước khóa trước không có thẩm quyền trong
việc này.
Câu 9: Có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý?
Bài làm:
Không. Vì trong nhiều trường hợp thực tế, pháp luật Việt Nam không truy cứu trách
nhiệm pháp lý đối với nhiều loại vi phạm. Có những trường hợp có vi phạm pháp luật
nhưng chủ thể không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Đó là những trường hợp chủ thể
không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình như: mắc bệnh tâm thần
; chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự... hoặc vi phạm pháp luật trong tình thế bất
khả kháng hoặc trong sự kiện cấp thiết. Ví dụ như khi thấy nhà hàng xóm bị cháy mà
không có ai ở nhà, anh A đã phá cửa nhà hàng xóm để dập lửa, tránh lửa cháy to gây
thiệt hại lớn về tài sản. Như vậy anh A gây thiệt hại cho nhà hàng xóm trong trường
hợp cấp thiết, thiệt hại anh A gây ra nhỏ hơn thiệt hại mà anh muốn tránh -> anh A
không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Câu 10:Do tình hình đặc biệt phát sinh, Quốc hội muốn kéo dài nhiệm kỳ thêm 2 năm.
Tại phiên họp toàn thể có 60% tổng số Đại biểu Quốc hội dự họp tán thành ý kiến này.
Căn cứ theo pháp luật hiện hành, hãy cho biết việc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội có
được thực hiện không? Vì sao?
Bài làm:
Không. Vì theo khoản 3 điều 71 Hiến pháp 2014, trong trường hợp đặc biệt, để kéo dài
nhiệm vụ của Quốc hội theo đề nghị của UBTVQH, cần ít nhất hai phần ba tổng số đại
biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

PHẦN III: CÂU HỎI TÌNH HUỐNG


Câu 1: Chiến sỹ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, phát hiện thấy chị B có hành
vi vi phạm quy tắc quản lý của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ. Hãy cho
biết chiến sỹ cảnh sát giao thông phải thực hiện thủ tục như thế nào, nếu:
a, Hành vi của chị B bị xử phạt ở mức 100.000 nghìn đồng
b, Hành vi của chị B bị xử phạt ở mức 500.000đ
Trình bày rõ lập luận của bạn đối với từng câu hỏi nêu trên.
Bài làm:
Trong trường hợp này, chiến sỹ cảnh sát giao thông phải thực hiện theo thẩm quyền
của mình được quy định trong Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: “a. Phạt
cảnh cáo; b. Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng” với mức phạt tiền tối đa trong lĩnh
vực giao thông đường bộ là 40.000.000 đồng (Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 24
Luật XLVPHC 2012). Như vậy, việc xử phạt chị B ở cả 2 câu a và b đều đúng thẩm
quyền của chiến sỹ cảnh sát giao thông.
a. Căn cứ điều 55, 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trình tự thủ tục chiến sỹ
cảnh sát ra quyết định xử phạt 100.000 đ là:
- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu
lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ
của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm
xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên,
chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp
dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
b, Căn cứ điều 55, 57, 58Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trình tự thủ tục chiến
sỹ cảnh sát ra quyết định xử phạt 500.000 đ là:
- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu
lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật
- Lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính,
quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút
lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Câu 2:Anh Bình là nhân viên của hãng taxi Sao Việt. Trong một ngày làm việc, anh
Bình đã uống rượu say, điều khiển xe quá tốc độ quy định và gây ra một tai nạn. Hậu
quả làm chị Hoa đi xe máy ngược chiều bị thương nhẹ, xe máy của chị Hoa bị hỏng,
xe ô tô của hãng taxi Sao Việt bị xây xước. Trong tình huống này, hãy cho biết:
a. Anh Bình có các hành vi vi phạm pháp luật nào?
b. Anh Bình phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lý nào?

Trình bày rõ lập luận của bạn đối với từng câu hỏi nêu trên.
Bài làm:
a. Anh Bình có các hành vi vi phạm pháp luật:
- Vi phạm hành chính về giao thông đường bộ: uống rượu khi điều khiển
phương tiện giao thông, điều khiển xe quá tốc độ quy định dẫn đến gây tai
nạn.
- Vi phạm kỷ luật: uống rượu khi làm việc, xâm phạm tài sản công ty.
- Vi phạm dân sự: xâm phạm tài sản và sức khỏe.
b. Anh Bình phải gánh chịu trách nhiệm:
- Trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm kỷ luật theo quy định của hang taxi Sao Việt và hợp đồng lao
động.
- Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm hại.

Câu 3:Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận B, Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc Công
ty TNHH Hoa Mai đóng trên địa bàn quận B phải tháo dỡ một công trình xây dựng
nhà làm việc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành. Công ty TNHH Hoa Mai
phản đối quyết định này và đã gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Sở Xây dựng Thành
phố Hà Nội.
Nếu là chuyên viên pháp lý tư vấn cho Giám đốc Sở Xây dựng trong trường hợp này,
bạn sẽ tư vấn giải quyết như thế nào? Tại sao?
Bài làm:
Giám đốc Sở Xây dựng không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại này. Khiếu nại này
thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận B theo Khoản 1 Điều
18 Luật khiếu nại 2011 quy định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện: “Giải
quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình”.
Nếu UBND Quận B giải quyết khiếu nại lần đầu song công ty Hoa Mai vẫn còn khiếu
nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì Công ty HM
phải gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội, căn cứ theo khoản
2 điều 21 quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: “Giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn
khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết”.
Nếu UBND TP Hà Nội giải quyết khiếu nại lần hai song công ty Hoa Mai vẫn còn
khiếu nại hoặc khiếu nại lần hai đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì Công
ty HM phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân Quận B, căn cứ vào Khoản 1 Điều
29 Luật tố tụng hành chính 2010 quy định về thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh: “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tòa án hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước”.
Trong trường hợp này, Giám đốc Sở Xây dựng Giám đốc Sở xây dựng cần từ chối tiếp
nhận đơn khiếu nại trên và yêu cầu cán bộ tiếp công dân (người tiếp nhận đơn khiếu
nại) chuyển đơn đến Chủ tịch UBND quận B (người có thẩm quyền giải quyết) theo
quy định của pháp luật. (Theo Khoản 1 Điều 62 Luật khiếu nại 2011).
Câu 4: Phát hiện hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ (vượt đèn đỏ) trên đường
phố, chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ đã ra quyết định: Cảnh cáo
người vi phạm; buộc người có hành vi vi phạm nộp phạt ngay tại chỗ 300.000đ.
Hãy bình luận về quyết định xử phạt trên của chiến sĩ cảnh sát giao thông.
Bài làm:
Chiến sĩ CSGT đã thực hiện chưa đúng pháp luật theo Luật xử lý vi phạm hành chính
2012:
1. Cảnh cáo và phạt tiền là 2 hình thức xử phạt chính, đối với mỗi vi phạm hành
chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính, không thể đồng thời áp dụng
cả hai. (Theo Điều 21 Luật XLVPHC 2012)
2. Trường hợp xử phạt VPHC không lập biên bản, chiến sĩ CSGT chỉ được phạt
tiền đối với cá nhân nguời vi phạm đến 250.000đ -> Nộp phạt 300.000đ là trái
quy định PL (Theo Khoản 1 Điều 56 Luật XLVPHC 2012).

Trong trường hợp này, chiến sĩ CSGT có thẩm quyền xử phạt theo hình thức phạt tiền
từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng do đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu
giao thông theo quy định tại điểm o khoản 3 điều 6 Nghị định 171 năm 2012 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt. Căn cứ điều 55, 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trình tự thủ tục chiến
sỹ cảnh sát ra quyết định xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng là:
- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu
lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ
của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm
xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên,
chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp
dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Câu 5: Khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Hãy xác định độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực
hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 139 nêu trên. Giải thích rõ.
Bài làm:
Mức cao nhất của khung hình phạt này là ba năm tù, do đó theo Khoản 3 Điều 8 BLHS
2009, đây là tội phạm ít nghiêm trọng.
Theo Khoản 2 Điều 12 BLHS 2009, nguời từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, do vậy người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi không phải chịu TNHS
khi thực hiện hành vi này. Vì thế, độ tuổi tối thiểu để 1 người chịu TNHS khi thực hiện
hành vi này là đủ 16 tuổi (Theo khoản 1 điều 12 BLHS 2009).
Câu 6: Đội quản lí thị trường số 1 thuộc Cục quản lí thị trường tỉnh H kiểm tra cửa
hàng kinh doanh hoa quả nhập ngoại của bà A và phát hiện một lượng lớn hoa quả
nhập ngoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chứa hàm lượng lớn chất bảo vệ thực vật,
vượt ngưỡng cho phép. Đội quản lí thị trường đã lâp biên bản và ra quyết định xử lý
đối với bà A.
a. Hãy xác định trách nhiệm pháp lý mà Đội quản lí thị trường áp dụng với bà A?
b. Xác định các hình thức cụ thể của loại trách nhiệm pháp lý mà Đội quản lí thị
trường có thể áp dụng đối với bà A?

Bài làm:
a. Bà A đã phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm của mình.

b. Theo Khoản 2 Điều 45 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012, quy định rõ về
thẩm quyền của Quản lí thị trường: “Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h, i và
k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Như vậy, Đội quản lí thị trường có thể :
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 25.000.000 đồng
- Tịch thu tang vật hoặc buộc bà A phải tiêu hủy hoặc thu hồi số hoa quả trên.

Câu 7: A sinh ngày 20/5/1997. Vào ngày 22/5/2013, A đã thực hiện một hành vi theo
quy định của Bộ luật hình sự bị áp dụng hình phạt 3 năm tù. Hãy cho biết :
a. Hành vi của A có đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam không? Vì sao?
b. Có gì khác nếu A sinh ngày 20/5/1999?

Bài làm:
a. Hành vi của A có đủ yếu tố để cấu thành tội phạm vì trong trường hợp này, A đã
đủ 16 tuổi. Theo điều 12 BLHS 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009 ) :

“Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:


1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Như vậy, vì A đã đủ 16 tuổi, nên A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
b. Nếu A sinh ngày 20/5/1999, tức tại thời điểm A thực hiện hành vi, A chưa đủ 16
tuổi. Theo khoản 2 điều 12 ở trên, A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Với hành vi mà theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam bị áp dụng hình phạt 3
năm tù, thì đây không phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Vì vậy hành vi của A không có đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam.
Câu 8: Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy cho biết Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào
tạo có quyền làm gì khi phát hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ A có một số nội dung
trái với Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng do Bộ giáo dục & đào tạo đã ban hành?
Bài làm:
Theo điểm a, khoản 1 điều 17 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về Kiểm tra và xử lí văn
bản vi phạm pháp luật: “Điều 17. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ:
a) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc Thủ tướng Chính phủ đình
chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực quản
lý nhà nước của Bộ, ngành mình;”
Như vậy, trong trường hợp trên, Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo có quyền kiến nghị
Bộ trưởng bộ A hoặc Thủ tướng chính phủ đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ 1
phần hoặc toàn bộ Quyết định của bộ trưởng Bộ A trái với quy chế mà Bộ giáo dục &
đào tạo đã ban hành.

Đề cương xử lý tình huống


Câu 1: giải quyết tình huống
Chị H sinh năm 1987 mở cửa hàng bán đồ ăn sáng trong khu dân cư, tình hình kinh
doanh của chị gần đây gặp khó khăn do có thêm một cửa hàng ăn sáng mở gần
quán hàng của chị. Ngày 2/3/2019, lợi dụng sơ hở của quán đối thủ, H đã lén bỏ
thuốc độc vào nồi nước dùng của cửa hàng. Hậu quả làm 1 nhân viên của cửa hàng
và 3 khách đến ăn sáng tử vong. Hỏi hành vi của H có phải vi phạm pháp luật
không? Nếu có hãy lcủa H
Bài làm
*Hành vi của H có phải là VPPL
*Phân tích 4 dấu hiệu của VPPL
- Vi phạm pháp luật là hành vi biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng hành động hoặc
không hành động. Ở đây H đã thực hiện hành động lén bỏ thuốc độc vào nồi
nước dùng của cửa hàng
- VPPL phải là hành vi trái pháp luật. Ở đây hành vi bỏ thuốc độc của H vào nồi
nước dùng gây ra chết người đã xâm phạm đến quyền bảo vệ tính mạng của con
người do nhà nước quy định
- VPPL phải là hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể. Ở đây H nhận thức được tính
chất pháp lý của hành vi, thấy trước hậu quả chết người và có ý thức bỏ mặc cho
hậu quả xảy ra, do đó H có lỗi cụ thể là lỗi: gián tiếp
- Chủ thể VPPL phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. H đủ tuổi chịu trách
nhiệm pháp lý, không mắc chứng bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi, vẫn nhận thức rõ về hành vi của mình tự mình thực hiện hành vi
Câu 2: giải quyết tình huống
A là sinh viên một trường ĐH ở Hà Nội, do quên khóa cửa khi ngủ trưa nên bị
mất chiếc xe đạp điện trị giá 13 triệu đồng. A tới các cửa hàng bán xe cũ gần chỗ
trọ mong tìm lại chiếc xe đã mất. Chiều muộn, A phát hiện xe của mình đang
được bán tại cửa hàng của T. A hỏi thông tin thì biết T mua được chiếc xe từ
một nam thanh niên. A ngỏ ý xin lại xe với lý do đó là xe của mình mà kẻ gian
đã trộm mất nhưng bị T từ chối. Hỏi giữa A và T có phát sinh quan hệ pháp luật
không? Nếu có hãy phân tích cấu thành trong quan hệ pháp luật đó?
Bài làm
*giữa A và T có phát sinh quan hệ pháp luật
*Phân tích yếu tố cấu thành trong quan hệ pháp luật giữa A và T
- Chủ thể là các cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia vào các QHPL, có các
quyền và nghĩa vụ pháp lý
+ A: SV trường ĐH không bị hạn chế các quyền và nghĩa vụ
+ T: Chủ cửa tiệm cầm đồ không bị hạn chế các quyền và nghĩa vụ
Chủ thể trong quan hệ pháp luật này đều là cá nhân và có đầy đủ năng lực chủ
thể
- Khách thể: là lợi ích mà các chủ thể hướng đến khi tham gia vào QHPL.
Khách thể trong tình huống là vật chất cụ thể là quyền sở hữu đối với tài
sản (chiếc xe đạp điện)
- Nội dung của QHPL: là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
trong QHPL.
+ Đối với A: Là quyền được bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản mà mình
là chủ sở hữu, quyền yêu cầu người xâm hại quyền sở hữu chấm dứt
hành vi xâm hại và quyền yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ. Nghĩa vụ
chứng minh quyền sở hữu để được đảm bảo quyền.
+ Đối với T: Nghĩa vụ chấm dứt xâm hại quyền sở hữu hợp pháp của A
(khi A minh chứng được theo quy định pháp luật). Quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước bảo vệ (thiệt hại về khoản tiền mua xe) khi hành vi chiếm
hữu đối với xe đạp là ngay tình
Câu 3: giải quyết tình huống
Ngày 15/1/2020, Nguyễn Văn A (35 tuổi, không mắc các chứng bệnh về thần
kinh) do mâu thuẫn trong quá trình sử dụng lối đi chung với em trai của mình là
Nguyễn Văn B, A đã dùng gậy đánh liên tiếp vào người B. Hậu quả là B bị
thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 32%. Anh A đã bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 BLHS sửa đổi
năm 2017. Hãy phân tích các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật
trên.
Bài làm
- Mặt khách quan
+ Thời gian: Ngày 15/1/2020
+ Hành vi trái pl: Hành vi (A đã dùng gậy đánh liên tiếp vào người B) là
hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho B, nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong bộ luật hình sự
+ Hậu quả: B bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 32%
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra
- Mặt chủ quan

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp vì A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm gây
hậu quả cho xã hội nhưng mong muốn hậu quả xảy ra

+ Động cơ, mục đích: Do mâu thuẫn trong quá trình sử dụng lối đi chung
với em trai là B

- Khách thể: Hành vi của A xâm phạm đến quyền được bảo đảm về sức
khỏe của công dân
- Chủ thể:
+ Nguyễn Văn A 35 tuổi, không mắc các chứng bệnh về thần kinh

+ A có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý

Câu 4: giải quyết tình huống

Chị A (28 tuổi, nhận thức bình thường), là công nhân của Công ty May 10.
Ngày 20/2/2020, chị A vội về để đón con nên đi đến ngã tư Khuất Duy Tiến mặc
dù cột đèn giao thông đang báo hiệu đèn đỏ nhưng chị vẫn phóng xe vượt lên.
Với hành vi này chị A bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính.
Hãy phân tích các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật trên.

Bài làm

- Mặt khách quan

+ Thời gian: Ngày 20/2/2020

+ Hành vi trái pl: Hành vi vượt đèn đỏ của chị A trái với quy định của
Luật giao thông đường bộ

- Mặt chủ quan

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp vì Chị A nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp
luật, gây hậu quả cho xã hội nhưng mong muốn hậu quả xảy ra

+ Động cơ, mục đích: Do chị A vội về đón con

- Chủ thể

+ Chị A 28 tuổi, nhận thức bình thường

+ Chị A đủ năng lực trách nhiệm pháp lý

- Khách thể: Hành vi của Chị A đã xâm phạm đến quy tắc quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Câu 5: giải quyết tình huống

Ngày 28/6/2019, Phan Đình Thành (SN 1973) đốt rác tại khu vườn nhà. Do có
gió thổi mạnh, lửa cháy lan sang khu rừng phòng hộ thuộc thị trấn Xuân An, Hà
Tĩnh, thiệt hại gần 50ha rừng. Hãy phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật và
cho biết có vi phạm pháp luật xảy ra không?

Bài làm

*Phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật


- Hành vi: Đốt rác

- Tính trái pháp luật: hành vi đã gây cháy rừng, vi phạm quy định về phòng
cháy, chữa cháy rừng

- Lỗi: Vô ý do cẩu thả. vì khi thực hiện hành vi chủ thể không nhận thức được
nguy cơ có thể xảy ra cháy rừng (vì bất cẩn mà dẫn tới cháy rừng) nhưng chủ thể
cần phải thấy trước, buộc phải thấy trước hậu quả đó.

- Chủ thể: + Phan Đình Thành, 46 tuổi, nhận thức bình thường

+ Có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý

 Có vi phạm pháp luật xảy ra

Câu 6: bài tập tình huống

Ngày 5/5/2016, một vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại địa phận phường
Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Nạn nhân là chị Lý Thị Niên thương tích rất
nặng (tỷ lệ thương tật 60%). Qua điều tra cơ quan công an đã xác định chị N đã
thuê anh Doãn Văn D (1995) gây thương tích cho mình với số tiền 50 triệu
đồng. Hãy phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật và cho biết có vi phạm
pháp luật xảy ra không?

Bài làm

*Phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật

- Hành vi: Gây thương tích

- Tính trái pháp luật: Hành vi xâm hại đến sức khỏe của N

- Lỗi: Cố ý trực tiếp. Vì khi thực hiện hành vi chủ thể nhận thức được hành vi và
hậu quả sẽ xảy ra; chủ thể mong muốn hậu quả xảy ra

- Chủ thể: + Doãn Văn D, 21 tuổi, nhận thức bình thường

+ Có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý

 Có vi phạm pháp luật xảy ra

Câu 7: giải quyết tình huống sau

Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B là đồng nghiệp trong một công ty bất động
sản. Do có mâu thuẫn cá nhân, ngày 26/3 /2020 A đã dùng dao cắt phanh xe của
B. Hậu quả trên đường đi làm về B gặp tai nạn do hỏng phanh dẫn đến tử vong.
Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật ? Trách nhiệm pháp lý mà A
phải chịu?

Bài làm

*Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

- Mặt khách quan

+ Hành vi: giết người (dùng dao cắt phanh xa gây tai nạn)

+ Hậu quả: 1 người chết

+ Mqh nhân quả trực tiếp từ hành vi giết người làm một người chết

+ Thời gian ngày 26/3/2020, trên đường đi làm về của B, công cụ là dùng dao
đâm.

- Mặt chủ quan

+ Lỗi cố ý trực tiếp vì Nguyễn Văn A nhận thức rõ hành vi của mình là trái
pháp luật, gây hậu quả cho xã hội nhưng mong muốn hậu quả xảy ra

+ Động cơ: trả thù do mâu thuẫn cá nhân

+ Mục đích: giết người

- Chủ thể : Nguyễn Văn A có đủ năng lực về độ tuổi, năng lực nhận thức và
điều khiển hành vi, đủ điều kiện năng lực trách nhiệm pháp lý
- Khách thể: Xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người khác, Xâm hại đến
quyền bất khả xâm phạm của con người

 Nguyễn Văn A phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

Câu 8: giải quyết tình huống

X sinh năm 1980 là người có năng lực nhận thức bình thường. Vào hồi 21h30
phút ngày 23/3/2020 do mâu thuẫn cá nhân , X đã chặn đường Y và dùng dao
tấn công với nhiều nhát đâm dẫn đến Y tử vong tại chỗ.

ANh / Chị hãy phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên? Xác định loại vi
phạm pháp luật của X?

Bài làm

*Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật


- Mặt khách quan

+ Hành vi: giết người (dùng dao đâm nhiều nhát dẫn đến nạn nhân tử vong)

+ Hậu quả: 1 người chết

+ MQH nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm: Dùng dao tấn công là
nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho người khác, cụ thể ở đây là Y

+Thời gian: vào hồi 21h30 phút ngày 23/3/2020

+ Thủ đoạn: dùng dao đâm

+ công cụ vi phạm: dao

- Mặt chủ quan

+ Lỗi: cố ý trực tiếp, X nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, gây hậu
quả cho xã hội nhưng mong muốn hậu quả xảy ra

+ Động cơ: do mâu thuẫn cá nhân nên muốn trả thù

+ Mục đích: giết chết Y

- Chủ thể: + X, 30 tuổi, nhận thức bình thường

+ Có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể

- Khách thể: X đã xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người khác, Xâm
hại đến quyền bất khả xâm phạm của con người.

 X vi phạm pháp luật hình sự

Câu 9: Bài tập tình huống

Anh Nghĩa (35 tuổi hoàn toàn bình thường) và anh Trang là hàng xóm của nhau,
do mâu thuẫn tranh chấp đất, anh Nghĩa đã lên kế hoạch giết gia đình anh Trang.
Vào 6 giờ tối gày 20/2/2019, anh Nghĩa lẻn vào bếp nhà anh Trang rắc 1 gói
thuốc chuột vào nồi canh nhà anh Trang vừa nấu xong. Hậu quả xảy ra là vợ và
con trai anh Trang tử vong, anh Trang bị ngộ độc nặng. Anh/chị hãy phân tích
các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên?

Bài làm

*Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật

- Mặt khách quan


+ Hành vi: giết người

+ Hậu quả: 2 người chết, Trang bị ngộ độc nặng

+ MQH nhân quả: Hành vi rắc thuốc độc vào nồi canh của anh Nghĩa trực tiếp
dẫn đến hậu quả 2 người chết, Trang bị ngộ độc nặng.

+ Thời gian: 6h tối ngày 20/02/2019

+ Công cụ vi phạm: gói thuốc chuột

- Mặt chủ quan

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp, anh Nghĩa nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp
luật, gây hậu quả cho xã hội nhưng mong muốn hậu quả xảy ra

+ Động cơ: Do mẫu thuẫn cá nhân nên muốn trả thù

+ Mục đích: giết người

- Chủ thể: + Anh Nghĩa, 35 tuổi, nhân thức bình thường

+ Đủ năng lực trách nhiệm pháp lý

- Khách thể: anh Nghĩa đã xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người
khác, Xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm của con người.

Câu 10: bài tập tình huống

Vào lúc 8h tối ngày 27/09/2018 Ngao và Ngán (cả hai đều 20 tuổi) rủ nhau đi
chơi, khi ra đến ngã tư bị một nhóm thanh niên cầm đầu là Vêu chặn đánh Ngán
bằng gậy. Thấy Ngán bị đánh Ngao xông vào giật gậy đẩy mạnh Vêu ra đánh
nhiều nhát vào đầu khiến Vêu ngã xuống, sau khi được đưa đến bệnh viện cấp
cứu Vêu đã tử vong do bị xuất huyết não. Anh/chị hãy phân tích các các yếu tố
cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên?

Bài làm

*Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật

- Mặt khách quan

+ Hành vi: gây thương tích

+ Hậu quả: 1 người chết do bị xuất huyết não (ở đây là Vêu)


+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi cầm gậy đánh Vêu trực tiếp nhiều nhát dẫn
đến Vêu bị chết

+ Thời gian: 8h tối ngày 27/09/2018

+ Công cụ vi phạm: gậy

- Mặt chủ quan

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp chủ thể mong muốn hậu quả xảy ra

+ Động cơ: giúp bạn

+ Mục đích: gây thương tích

- Chủ thể: + Ngao, 20 tuổi, nhận thức bình thường

+ Có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý

- Khách thể: Ngao đã xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người khác,
Xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm của con người.

Câu 11: bài tập tình huống

A và B đều 20 tuổi rủ nhau trộm cắp tài sản trong kho của cơ quan X vì biết
có chứa tài sản giá trị 30 triệu đồng. Cả 2 đã phá được khóa và chui vào kho
nhưng không còn tài sản nên bỏ về, trên đường về thì bị phát hiện. Hỏi hành
vi của A và B có dấu hiệu của VPPL không? Vì sao?

Bài làm

*Hành vi của A và B đủ dấu hiệu của VPPL

*Phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

- Hành vi của chủ thể được biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động:
A và B rủ nhau trộm cắp đã phá khóa và đột nhập vào kho

- Tính trái pháp luật: xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ

- Lỗi: Cố ý trực tiếp

- Chủ thể: + A và B, đều 20 tuổi, nhận thức bình thường

+ Có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý

Câu 12: bài tập tình huống


Nguyễn Văn A và Lê Thị B đều 25 tuổi, có hợp đồng mua bán 2 tấn gạo với giá
50 triệu đồng. Sau đó A đã giao gạo cho B và nhận tiền . Hỏi quan hệ giữa A và
B có phải là quan hệ PL không? Vì sao?

Bài làm

*Quan hệ giữa A và B có phải là quan hệ pháp luật

*Phân tích cấu trúc của quan hệ pháp luật

- Chủ thể là các cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia vào các QHPL, có các
quyền và nghĩa vụ pháp lý
+ Bên bán A, 25 tuổi, nhận thức bình thường, đủ năng lực trách nhiệm pháp lý,
ký hợp đồng
+ Bên mua B, 25 tuổi, nhận thức bình thường, đủ năng lực trách nhiệm pháp lý,
ký hợp đồng
- Khách thể: là lợi ích mà các chủ thể hướng đến khi tham gia vào QHPL.
Khách thể trong tình huống là lợi ích của bên bán là số tiền 50tr, lợi ích
của bên mua là số gạo 2 tấn
- Nội dung của QHPL: là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
trong QHPL.
+ Quyền và nghĩa vụ của bên bán A: nhận tiền và giao gạo
+ Quyền và nghĩa vụ của bên mua B: trả tiền và nhận gạo
Câu 13: bài tập tình huống
Ngày 03/4/2020 chị T (33 tuổi) bán hàng thực phẩm qua facebook, đã đăng tin
cho rằng chính quyền sẽ phong toả chợ Q nơi chị sinh sống do ảnh hưởng dịch
bệnh Covid-19 để bán hàng. Hành vi đăng tin của chị T đã bị công an huyện X
phạt 10 triệu đồng vì đăng tin không đúng sự thật gây hoang mang trong nhân
dân. Anh/chị hãy phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trên?
Bài làm
*Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: chị T đăng tin không đúng sự thật trên facebook
+ Hậu quả: trật tự quản lý xã hội bị xâm phạm, gây hoang mang trong nhân dân
+ MQH giữa hành vi và hậu quả: Hành vi chị T trực tiếp gây ra hậu quả
+ Thời gian: ngày 03/04/2020
- Mặt chủ quan
+ Lỗi: cố ý trực tiếp vì chị T nhận thức được hành vi của mình nhưng vẫn
thực hiện hành vi
+ Động cơ: trục lợi
+ Mục đích: để người dân hoang mang đi mua đồ thực phẩm dự trữ
- Chủ thể: + Chị T, 33 tuổi, nhận thức bình thường
+ Có đủ khả năng trách nhiệm pháp lý
- Khách thể: Trật tự quản lý xã hội của nhà nước bị chị T xâm phạm
Câu 14: Bài tập tình huống
Chị Y (31 tuổi) có con gái riêng là K (3 tuổi), Y và Q sống với nhau như vợ
chồng. Cháu K hay khóc lóc gây ảnh hưởng đến tình cảm giữa Y và Q. Ngày
20/3/2020, Y bực mình vì cháu bé quấy khóc, Y đã lấy kim châm vào người
cháu bé, và đánh đập cháu bé bất tỉnh. Sau đó Y có đưa cháu bé đi cấp cứu
nhưng cháu bé đã tử vong trên đường đến bênh viện. Trên cơ sở phân tích các
dấu hiệu của vi phạm pháp luật cho biết chị Y có vi phạm pháp luật không?
Bài làm
*Phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
- Hành vi được biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động: đánh đập cháu
bé K
- Tính trái pháp luật: Pháp luật không cho phép xâm phạm sức khỏe, thân thể
của người khác
- Lỗi: Cố ý trực tiếp, Y nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả nhưng mong muốn hậu quả xảy ra
- Chủ thể: + Chị Y, 31 tuổi, nhận tức bình thường
+ Đủ năng lực trách nhiệm pháp lý
 Chị Y có vi phạm pháp luật
Câu 15: bài tập tình huống
Ông H (35 tuổi, chủ doanh nghiệp tư nhân A) thỏa thuận bán cho bà D (32 tuổi,
nhân viên tư vấn bảo hiểm) 100m2 đất thổ cư (trên đất đã có nhà đang ở) trị giá
3 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ nộp các loại thuế liên quan
đến việc chuyển nhượng và lệ phí trước bạ. Anh (chị) hãy phân tích các yếu tố
cấu trúc của quan hệ pháp luật nêu trên?
Bài làm
*Phân tích các yếu tố cấu trsuc của quan hệ pháp luật
- Chủ thể là các cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia vào các QHPL, có các
quyền và nghĩa vụ pháp lý
+ Ông H, 35 tuổi, chủ doanh nghiệp A, không bị hạn chế các quyền và nghĩa vụ,
có đủ năng lực trách nhiệ pháp lý
+ Bà D, 32 tuổi, nhân viên tư vấn bảo hiểm, không bị hạn chế các quyền và
nghĩa vụ, có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý
- Khách thể là lợi ích mà các chủ thể hướng đến khi tham gia vào QHPL.
Khách thể trong tình huống là
+ Quyền sử dụng mảnh đất thổ cư 100m2, quyền sở hữu căn nhà trên
đất
+ Khoản tiền 3 tỷ đồng
- Nội dung của QHPL: là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
trong QHPL.
+ Quyền sử dụng mảnh đất 100m2, quyền sở hữu căn nhà trên đất; nghĩa
vụ thanh toán giá trị hợp đồng của bà D
+ Quyền sở hữu khoản tiền 3 tỷ đồng; nghĩa vụ nộp các loại thuế liên
quan đến việc chuyển nhượng và lệ phí trước bạ của ông H
Câu 16: bài tập tình huống

Em N (15 tuổi) hiện đang học lớp 9 tại một trường trung học cơ sở. N lấy xe
máy của bố tham gia đua xe và gây tai nạn cho bà X (một người đi đường) khiến
bà X bị thương nhẹ. N đã bị cảnh sát giao thông bắt giữ. Anh (chị) hãy cho biết:

a. Ai phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi đua xe của N? Hãy phân tích
các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật?

b. Giả sử N đua xe gây tai nạn làm bà X chết thì N phải chịu loại trách nhiệm
pháp lý nào?

Bài làm

a. *N là người phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi của mình

*Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật

- Mặt khách quan

+ Hành vi: N tham gia đua xe và gây tai nạn cho bà X (một người đi
đường)

+ Hậu quả: bà X bị thương nhẹ

+ MQH giữa hành vi và hậu quả: N tham gia đua xe nên dẫn đến bà X bị
thương nhẹ (người đi đường)

- Mặt chủ quan

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp vì N nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật,
gây hậu quả cho xã hội nhưng mong muốn hậu quả xảy ra
+ Động cơ, mục đích: đua xe

- Chủ thể: + N đã đủ 15 tuổi, nhận thức bình thường

+ N có đủ năng lực chủ thể vì đang học lớp 9 tại một trường
trung học cơ sở

- Khách thể: Hành vi của N đã xâm phạm đến quy tắc quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

*N phải chịu trách nhiệm Hình sự và Dân sự

Câu 17: bài tập tình huống

Chị A (SN 1993, là người có nhận thức bình thường), cư trú tại Phường X,
Quận Y, TP Hà Nội đã dắt chó đi dạo và ngày 25/07/2021, sau khi UBND TP
Hà Nội ra chỉ thị về việc thực hiện dãn cách xã hội do dịch Covid – 19, yêu
cầu tất cả người dân thành phố Hà Nội ở tại nhà và chỉ ra khỏi nhà trong
trường hợp thật cần thiết được quy định tại chỉ thị số 17CT-UBND Ngày
23/07/2021. Chính vì vậy chi A đã bị chủ tịch UBND Phường X ra quyết
định xử phạt ành chính 2 triệu đồng đối với hành vi trên. Anh chị hãy phân
tích dấu hiệu vi phạm pháp luật của chị A

Bài làm

Phân tích dấu hiệu vi phạm pháp luât của chị A: gồm 4 dấu hiệu

- Vi phạm pháp luật là hành vi biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng hành động
hoặc không hành động. Ở đây chị A đã thực hiện hành động dắt chó đi
dạo khi nhà nước ra chỉ thị số 17 CT-UBND
- VPPL phải là hành vi trái pháp luật. Ở đây hành vi chị A dắt chó đi dạo sau
khi chị thị giãn cách số 17 CT-UBND TP Hà Nội đã vi phạm pháp luật
phòng chống dịch covid19
- VPPL phải là hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể. Ở đây, lỗi: Cố ý trực tiếp,
Y nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả nhưng mong muốn hậu quả xảy ra
- Chủ thể VPPL phải có năng lực trách nhiệm pháp lý:
+ Chị A, 28 tuổi, nhận thức bình thường
+ Có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý

Dạng phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật
Câu 1: Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật sau? Chủ thể thực hiện
pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm” – Khoản 1 Điều 197 BLHS 2015 sửa
đổi bổ sung 2017
Bài giải
- Gỉa định: Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Gt: Vì giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn cảnh mà
nhà nước dự liệu trước. Ở đây chủ thể là người quảng cáo, đk hoàn cảnh
là quảng cáo gian dối còn về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm
- Quy định: Không quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ ( khi đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, mà
chưa được xóa án tích.)
Gt: Quy định là bộ phận nêu lên cách thức xử sự mà nhà nước đặt ra cho
chủ thể khi ở vào điều kiện hoàn cảnh của giả định. Ở đây là không quảng
cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ
- Chế tài: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Gt: chế tài là biện pháp cưỡng chế NN áp dụng khi chủ thể ko thực hiện
đúng yêu cầu của quy định, ở đây là chế tài hình sự phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm.
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật
- Giải thích: Tuân thủ PL là kiềm chế không thực hiện những hoạt động
pháp luật cấm ở đây là kiềm chế không quảng cáo gian dối về hàng hóa
dịch vụ
Câu 2: Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật sau? Chủ thể thực
hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” Khoản 1 Điều 248 BLHS 2015 sửa đổi bổ
sung 2017
Bài giải
- Gỉa định: Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức
nào
Gt: Vì giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn cảnh mà
nhà nước dự liệu trước. Ở đây chủ thể là người sản xuất, đk hoàn cảnh:
sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
- Quy định: Cấm sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
Gt: Quy định là bộ phận nêu lên cách thức xử sự mà nhà nước đặt ra cho
chủ thể khi ở vào điều kiện hoàn cảnh của giả định. ở đây là Cấm sản
xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
- Chế tài: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Gt: chế tài là biện pháp cưỡng chế NN áp dụng khi chủ thể ko thực hiện
đúng yêu cầu của quy định, ở đây là chế tài hình sự ở đây là phạt tù từ 02
năm đến 07 năm
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật
Giải thích: Tuân thủ PL là kiềm chế không thực hiện những hoạt động
pháp luật cấm ở đây là kiềm chế không sản xuất trái phép chất ma túy
dưới bất kỳ hình thức nào
Câu 3: Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau? Giải thích?
“Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trong
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc làm việc
cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt
Nam và được pháp luật bảo vệ.” (K2 Đ 150 - BLLĐ 2019).
Bài giải
- Gỉa định: Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt
Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ
cao hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam
Gt: Vì giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn cảnh mà
nhà nước dự liệu trước. Ở đây chủ thể là Công dân Việt Nam, đk hoàn
cảnh: làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc làm việc cho
cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam
- Quy định: phải tuân theo pháp luật Viêt Nam và được pháp luật bảo vệ
Quy định: Bộ phận này đưa ra quy tắc xử sự buộc chủ thể xử sự theo
Câu 4: Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật
nào? Vì sao?
“Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
(Khoản 1 Điều 258 BLHS sửa đổi 2017)
Bài giải
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật
Giải thích: Vì tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các
chủ thể kiềm chế không tiến hành những gì mà pháp luật ngăn cấm
- Gỉa định: Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác
nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Gt: Vì giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn cảnh mà
nhà nước dự liệu trước. Ở đây chủ thể là người nào, đk hoàn cảnh là dụ
dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy
- Quy định: Cấm dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Gt: Quy định là bộ phận nêu lên cách thức xử sự mà nhà nước đặt ra cho
chủ thể khi ở vào điều kiện hoàn cảnh của giả định. Ở đây là Cấm dụ dỗ,
xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy
- Chế tài: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Gt: chế tài là biện pháp cưỡng chế NN áp dụng khi chủ thể ko thực hiện
đúng yêu cầu của quy định, ở đây là chế tài hình sự, ở đây là phạt tù từ
01 năm đến 05 năm
Câu 5: Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau và giải thích? Chủ
thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm
chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm” (Điều
282, Bộ luật Hình sự 2015)
Bài giải
- Gỉa định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn
khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy
Gt: Vì giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn cảnh mà
nhà nước dự liệu trước. Ở đây chủ thể là người nào, đk hoàn cảnh là
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm
đoạt tàu bay hoặc tàu thủy
- Quy định: Cấm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác
nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy
- Gt: Quy định là bộ phận nêu lên cách thức xử sự mà nhà nước đặt ra cho
chủ thể khi ở vào điều kiện hoàn cảnh của giả định. Ở đây là Cấm dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt
tàu bay hoặc tàu thủy
- Chế tài: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Gt: chế tài là biện pháp cưỡng chế NN áp dụng khi chủ thể ko thực hiện
đúng yêu cầu của quy định, ở đây là chế tài hình sự, ở đây là phạt tù từ
07 năm đến 15 năm
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật
- Gt: Tuân thủ PL là kiềm chế không thực hiện những hoạt động pháp luật
cấm ở đây là không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn
khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy
Câu 6: Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau và giải thích?
Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì
sao?
“Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị,
phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” (Điều 285, Bộ luật Hình sự 2015)
Bài làm
- Gỉa định: Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ,
thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
Gt: Vì giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn cảnh mà
nhà nước dự liệu trước. Ở đây chủ thể là người nào, đk hoàn cảnh là sản
xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có
tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
- Quy định: Cấm sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết
bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
Gt: Quy định là bộ phận nêu lên cách thức xử sự mà nhà nước đặt ra cho
chủ thể khi ở vào điều kiện hoàn cảnh của giả định. Ở đây là Cấm sản
xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có
tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
- Chế tài: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
- Gt: Chế tài là biện pháp cưỡng chế NN áp dụng khi chủ thể ko thực hiện
đúng yêu cầu của quy định, ở đây là chế tài hình sự, ở đây là phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật
Gt: Tuân thủ PL là kiềm chế không thực hiện những hoạt động pháp luật
cấm ở đây là không sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ,
thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
Câu 7: Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật sau
“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với
Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội: bảo vệ Nhân
dân và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013)
Bài giải
- Gỉa định: “Lực lượng vũ trang nhân dân, Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và
Nhà nước”
Gt: Phần giả định trong trường hợp này nêu lên quan hệ xã hội mà quy
phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của
quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân
- Quy định: “tuyệt đối trung thành, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và
trật tự, an toàn xã hội: bảo vệ Nhân dân và thực hiện nghĩa vụ quốc tế
Phần quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của chủ thể
tuyệt đối trung thành, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất
- Chế tài: không có
Câu 8: Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật sau, vì sao?
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng
ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
(Điều 127 BLDS 2015
Bài giải
- Gỉa định: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa, cưỡng ép
Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu sự
điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự
do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
- Quy định: “có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu”
Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng
được nêu ở phần giả định.ở đây là quy định chủ thể được phép yêu cầu
tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.
- Chế tài: không có
Câu 9: Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật, Giải thích? chủ
thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh
khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.” (Điều 13, BLHS năm 2015, sửa
đổi bổ sung 2017)
Bài giải
- Gỉa định: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích
thích mạnh khác
Gt: Vì giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn cảnh mà
nhà nước dự liệu trước. Ở đây chủ thể là Người phạm tội, đk hoàn cảnh
là trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
- Quy định: thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
Vì quy định ở đây nêu lên cách thức xử xự mà chủ thể phải thực hiện đó
là phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành ở phần giả định.
- Chế tài: không có
- Hình thức thực hiện pháp luật: Thi hành pháp luật
Gt: Chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là phải chịu trách
nhiệm hình sự khi phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất
kích thích mạnh khác
Câu 10: Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật? Giải thích? chủ
thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ
rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. (Khoản 1, Điều 13, BLHS năm
2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Bài giải
- Gỉa định: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị
đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện
Gt: Vì trong phần giả định trên đã nêu lên chủ thể là người nào, điều kiện
hoàn cảnh là đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo
sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
- Quy định: Cấm đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa
lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện
Gt: Trong phần quy định đã nêu lên cách thức mà chủ thể không được
thực hiện đó là không được đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho
người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
- Chế tài: thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm”
Nêu hình phạt mà chủ thể phải thực hiện là bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật
Gt: Chủ thể thực kiềm chế bản thân không làm những điều mà pháp luật
cấm không được đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe
dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Câu 11: Phân tích cấu trúc của quy phạm pl sau và giải thích :

“Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm” (Khoản 1 điều 171 BLHS)

- Chủ thể trong QPPL trên thực hiện PL ở hình thức nào? Vì sao?

Bài giải

- Giả định: Người nào cướp giật tài sản của người khác

Vì GĐ là bp chỉ rõ ai,ở đâu,khi nào sẽ được áp dụng bởi QPPL,ở đây là


người nào, điều kiện hoàn cảnh là cướp giật tài sản của người khác

- Quy định: không được cướp giật tài sản của người khác

Vì QĐ là bp chỉ rõ chủ thể được làm gì,ko được làm gì,phải làm gì hoặc
phải làm ntn?ở đây là ko được làm hvi trên

- Chế tài: thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Vì CT là bp nêu lên biện pháp tác động của NN,ở đây là bị phạt từ 01 năm
đến 05 năm

- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật

- Giải thích: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật
kiềm chế không thực hiện những hoạt động mà pháp luật cấm hoặc không
được pháp luật cho phép,ở đây là ko được cướp giật tài sản của người khác

Câu 12: Phân tích cấu trúc của QPPL sau, giải thích :
“ Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận”
(K1 Đ35 LHNGĐ)

- Chủ thể trong QPPL trên thực hiện PL ở hình thức nào? Vì sao

Bài giải

- Giả định: Việc chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản chung

Gt: giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn cảnh mà nhà
nước dự liệu trước. Ở đây là việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung do vợ chồng
- Quy định: Do vợ chồng thỏa thuận

Gt: Vì QĐ là bp chỉ rõ chủ thể được làm gì,ko được làm gì,phải làm gì
hoặc phải làm ntn?ở đây là hvi được làm trên

- Hình thức thực hiện pháp luật: Sử dụng pháp luật
- Giải thích: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện quyền tự do pháp lý của mình, ở đây là hv được phép,do vc thỏa
thuận (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành)

Câu 13: Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật và giải thích?

Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt
tù từ 02 năm đến 07 năm. (K1 Điều 248 VBHNBLHS 2017)

Bài giải
- Giả định: “Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình
thức nào”
Gt: vì giả định là bộ phận nêu lên điều kiện, hoàn cảnh tình huống sự
kiện,đối tượng tác động mà pháp luật dự liệu trước. trong tình huống
trên sự kiện có thể xẩy ra là người nào đó sản xuất trái phép chất ma túy
- Quy định: “Không sản xuất trái phép chất ma túy”
Gt: Vì bộ phận này nêu cách thức xử sự của các chủ thể ở bộ phận giả
định. Và ở quy phạm này nói lên rằng các chủ thể đã nêu không được sản
xuất ma túy trái phép
- Chế tài: “thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”
Gt: vì bộ phận này nêu hậu quả pháp lý bất lợi khi làm không đúng phần
quy định. Ở quy phạm này nếu chủ thể đã nêu ở giả định cướp giật tài
sản của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm đến 5 năm

Câu 14: Phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật sau?
Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh
rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch (K2 điều 13
LDL2017)

Bài giải

- Giả định: Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch

Gt: vì bộ phận giả định nêu lên đối tượng, sự kiện, tình huống mà pháp
luật dự liệu, trong quy phạm này đối tượng là tổ chức, cá nhân quản lý
khu du lịch, điểm du lịch

- Quy định: Phải có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo
vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.

Gt: Vì bộ phận quy định nêu lên cách thức xử sự cho các chủ thể ở phần
giả định. Trong trường hợp này các chủ thể ở phần giả định phải có biện
pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho
khách du lịch

- Hình thức thực hiện PL: Thi hành pháp luật


- Vì thi hành pháp luật là các chủ thể phải làm những gì pháp luật yêu cầu.
Trong trường hợp này là phải có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức
bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch

Câu 15: Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật sau? Chủ thể thực hiện
pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?

“Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”
(K1 Đ 152 – Luật sửa đổi BLHS 2017)

Bài giải

- Giả định“Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi”

Giải thích: chủ thể là người nào, điều kiện hoàn cảnh là đánh tráo người dưới 01
tuổi

- Quy định: “Cấm đánh tráo người”

Giải thích: không được phép đánh tráo người dưới 01 tuổi

- Chế tài: “bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”

Giải thích: phải chịu hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”

- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật
- Giải thích Vì tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó kiềm
chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm

Câu 16: Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật sau? Giải thích?

“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức
trưng cầu ý dân.” (Điều 29 Hiến pháp 2013)

Bài giải

- Giả định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên”

Giải thích: chủ thể là công dân, điều kiện hoàn cảnh là đủ 18 tuổi có khả
năng nhận thức điều khiển hành vi

- Quy định: “Có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”

Giải thích: công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu
ý dân

- Chế tài: không có

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Các bước làm bài tập chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
GỒM 4 BƯỚC + 1 PHẦN KẾT LUẬN (Lưu ý: Không phải bài tập thừa
kế nào cùng đầy đủ 4 bước; tùy từng bài thừa kế cho thể 2 bước hoặc 3 bước

▪ Bước 1: Xác định di sản thừa kế


▪ Bước 2: Chia di sản thừa kế theo di chúc
▪ Bước 3: Chia di sản thừa kế theo pháp luật
▪ Bước 4. Tính 2/3 một suất thừa kế cho những người thuộc điều 644 BLDS
2015
▪ Một số lưu ý chung khi chia thừa kế

Bước 1: Xác định di sản thừa kế


Một số dạng phổ biến:
1. Tài sản chung vợ chồng: X => Chia đôi (X/2).
2. Tài sản chung với bồ: X=> Chia 4 (X/4).
(Trước hết lấy X chia đôi. Nhưng phần chia đôi không phải của riêng người chết
mà của người chết chung với vợ (hoặc chồng) vì đây là tài sản hình thành
trong thời kỳ hôn nhân của người chết với vợ (hoặc chồng) nên thuộc sở
hữu chung => do đó phải tiếp tục lấy con số này chia đôi => Chốt lại chia 4)
3. Nếu trong tình huống cho như sau: AB là vợ chồng, tài sản chung là X; A chung
sống như vợ chồng với C, tài sản chung của AC là Y. A chết, xác định di sản thừa
kế của A = (X + Y/2) : 2.
4. Đề có tình tiết còn nghĩa vụ tài sản chưa trả thì cần xác định nghĩa vụ đó là của
chung vợ chồng hay của riêng người chết. Nếu là nghĩa vụ của riêng người chết
thì phải được trừ vào di sản thừa kế của người chết;
5. Tiền mai táng được lấy từ di sản thừa kế của người chết. Nếu đề bài cho tiền
mai táng lấy từ tài sản chung của vợ chồng thì cần cộng lại để xác định tài sản
chung của vợ chồng khi chưa trừ đi tiền mai táng.

Ví dụ: AB là vợ chồng. Khi A chết tiền mai táng hết 50 triệu. Sau khi trừ tiền mai
táng, Tài sản chung của vợ chồng còn 850 triệu. Xác định di sản thừa kế của A
= (850 triệu + 50 triệu) : 2 – 50 triệu = 400 triệu.
6. Nếu đề bài cho tiền phúng viếng thì đây chỉ tính tiết bẫy => Không được cộng
vào di sản thừa kế vì khoản tiền này phát sinh sau khi người để lại di sản thừa kế
chết.
Bước 2: Chia di sản thừa kế theo di chúc
Những người sau không chia ở bước này:
1. Người không được chia thừa kế theo di chúc (trong di chúc người chết không
chia cho người này);
2. Người bị truất;
3. Người bị tước (Điều 621), trừ khi người lập di chúc biết rõ về hành vi của
những người này và trong di chúc vẫn cho hưởng;
4. Người được chia trong di chúc nhưng từ chối không hưởng;
5. Người được chia trong di chúc nhưng chết trước, chết cùng thời điểm với
người lập di chúc => Phần di chúc bị vô hiệu, nên phần di sản định đoạt cho những
người này được chia thừa kế theo pháp luật.
Bước 3: Chia di sản thừa kế theo pháp luật
(Lưu ý: Bước này chỉ có trong trường hợp: sau khi chia di sản theo di chúc thì
còn phần di sản thừa kế chưa được chia => Phần di sản thừa kế này được chia
theo pháp luật).
– Xác định những người thừa kế theo pháp luật được chia (chia theo hàng, ưu tiên
theo thứ tự hàng 1, hàng 2, hàng 3).
– Những người sau đây không được chia:
1. Người bị truất;
2. Người bị tước (Điều 621);
3. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;
4. Đối với người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di
sản (là con của người chết) thì cần chia làm 2 trường hợp:
▪ 4a: Những người này không có con => Không chia.
▪ 4b: Những người này có con => Tất cả những người con được thừa kế thế
vị chung nhau 1 suất.
Bước 4. Tính 2/3 một suất thừa kế cho những người thuộc điều 644
Bộ luật Dân sự 2015
– Những người được tính theo Điều 644:
1. Bố mẹ
2. Vợ chồng
3. Con: con chưa thành niên + con đã thành niên nhưng không có khả năng lao
động
– Những người trên rơi vào các trường hợp:
1. Không được hưởng thừa kế theo di chúc: người lập di chúc truất hoặc người
lập di chúc không truất nhưng người lập di chúc đã chia hết di sản thừa kế mà
không chia cho những người thuộc Điều 644;
2. Được hưởng di sản thừa kế (theo di chúc, theo pháp luật) nhưng phần hưởng
không đủ 2/3 một suất thừa kế theo luật => Được bù đủ 2/3 1 suất (lấy 2/3 1 suất
trừ đi số di sản họ đã được hưởng để tìm phần thiếu).
- Công thức tính: = 2/3 x (tổng di sản thừa kế : nhân suất)
Lưu ý: Nhân suất không bao gồm 3 nhóm người sau đây:
1. Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa
kế mà không có người thừa kế thế vị (nếu trường hợp họ có người thừa kế thế vị
thì vẫn tính như bình thường);
2. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;
3. Người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo Điều 621 (người bị tước);
Ví dụ: A có vợ là B, có 3 người con là C, D, E. A có mẹ là K. Tài sản chung của
vợ chồng AB là 1,8 tỷ. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B; K từ chối
không nhận di sản thừa kế.

– Tính 2/3 1 suất thừa kế theo Điều 644 cho B = 2/3 x 900 triệu : 3
= 200 triệu.
– Nguyên tắc rút bù:
+ Trước hết rút theo tỷ lệ của người hưởng thừa kế theo di chúc (nếu trong số
những người phải trích ra có người thuộc Điều 644 thì lưu ý vẫn phải đảm bảo
cho người này đủ 2/3 1 suất thừa kế theo luật).
+ Trường hợp rút của những người thừa kế theo di chúc không đủ thì rút tiếp tục
của những người thừa kế theo pháp luật.
* Kết luận: (tính toán ra số di sản thừa kế được hưởng của từng người thừa
kế. Nên thử lại bằng máy tính: cộng tổng những người được chia tk nếu bằng
di sản thừa kế thì khả năng đúng; nếu lệch với di sản thừa kế thì sai cần xem
lại).
Một số lưu ý chung khi chia thừa kế
1. Làm theo đúng trình tự các bước trên. Một số dạng bài có thể đảo lên tính 2/3
một suất thừa kế theo Điều 644 trước nhưng nếu các em không chắc chắn về kiến
thức thì không tự ý đảo. Với dạng bài tập mà chỉ có một dữ kiện: “A chết lập di
chúc truất quyền thừa kế của vợ (hoặc bố mẹ hoặc con chưa thành niên, con đã
thành niên nhưng không có khả năng lao động)” thì có thể đảo lên tính Bước 3
trước (tính cho người bị truất được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo Điều 644
trước). Phần còn lại chia đều cho những người thừa kế theo luật;
2. Không nên để kết quả phân số. Nên chia ra số thập phân.
3. Lý thuyết về làm tròn số (http://toanhocviet.com/lam-tron-so.html): Quy ước
làm tròn số
– Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại (Ví dụ:
Làm tròn số 12, 348 đến chữ số thập phân thứ nhất, được kết quả 12,3).
– Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số
cuối cùng của bộ phận còn lại (Ví dụ: Làm tròn số 0,26541 đến chữ số thập phân
thứ hai, được kết quả 0,27).

Cách rút tỉ lệ phần di sản của người được thừa kế theo


di chúc để bù cho người thuộc điều 644 Bộ luật Dân sự
2015
Ví dụ: A và B là người được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo Điều 644. A cần
được bù: 40 triệu; B cần được bù 80 triệu. Biết: C được hưởng thừa kế theo di
chúc là 70 triệu; D được hưởng thừa kế theo di chúc là 140 triệu và E được hưởng
theo di chúc là 210 triệu.
C1: Công thức rút = Phần di sản của người phải rút : (Tổng di sản thừa kế
của tất cả những người phải rút) x tổng số di sản cần rút bù cho người Điều
644.
Áp dụng vào bài tập:
Số phần di sản C rút = 70 : (70 + 140 + 210) x 120 = 20 triệu.
Số phần di sản D rút = 140 : (70 + 140 + 210) x 120 = 40 triệu.
Số phần di sản E rút = 210 : (70 + 140 + 210) x 120 = 60 triệu.
C2: Chia tỷ lệ: Trong bài này, trích bù từ phần di sản của C, D, E theo tỉ lệ
để bù cho A và B.
▪ C = 70 triệu
▪ D = 140 triệu
Lấy số lớn hơn chia cho số nhỏ nhất đề tìm tỉ lệ
▪ E = 210 triệu

=> Số phần của C = 70 : 70 = 1


phần => Số phần của D = 140 :
Tổng = 1 + 2 + 3 = 6 phần
70 = 2 phần => Số phần của E =
210 : 70 = 3 phần
– Tổng số di sản cần rút là: 40 + 60 = 120 triệu.
– Một phần tương ứng với số di sản cần rút là: 120 : 6 = 20 triệu.
=> Như vậy: C rút 20 triệu.
=> D rút = 20 x 2 = 40 triệu.
=> E rút = 20 x 3 = 60 triệu.

Cách chia thừa kế thế vị


Điều 652 về thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu
được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống.
– Ví dụ về thừa kế thế vị:
A có vợ là B, có 3 con chung là C, D, E. C có vợ là C1 và có 2 con chung là C2
và C3. Tài sản chung của AB là 1,8 tỷ đồng. A chết lập di chúc cho B hưởng 1/2
di sản; cho C hưởng 300 triệu đồng nhưng C chết cùng thời điểm với A.
Đối với loại bài tập này, các em thường sai ở chỗ: Các em sẽ lấy phần hưởng
theo di chúc của C là 300 triệu để chia thế vị cho C2, C3 luôn => Chia sai.
– Nguyên tắc làm:
+ Trường hợp người con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di
sản thừa kế => Phần di chúc này bị vô hiệu => Phần di sản này được chia theo
pháp luật;
+ Những người con của C được hưởng chung nhau 1 suất ở bước chia thừa kế
theo pháp luật.
– Ứng dụng:
* Xác định di sản thừa kế của A = 1.8 tỷ : 2 = 900 triệu.
* Chia di sản thừa kế của A theo di chúc:
– B = ½ x 900 triệu = 450 triệu.
– Mặc dù trong di chúc A định đoạt cho C 300 triệu nhưng C chết cùng thời điểm
với A nên phần di chúc này bị vô hiệu; do đó, phần di sản định đoạt cho C được
chia thừa kế theo pháp luật.
* Chia di sản thừa kế của A theo pháp luật:
– (C2 + C3) = D = = E = 450 triệu : 3 = 150 triệu => C2
= C3 = 150 triệu : 2 = 75 triệu.
Nguyên tắc chia thừa kế thế vị theo quy định của BLDS 2015
1. Trường hợp người con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để
lại di sản thừa kế => Phần di chúc này bị vô hiệu => Phần di sản này được
chia theo pháp luật;
2. Những người con của C được hưởng chung nhau 1 suất ở bước
chia thừa kế theo pháp luật.
CSPL: Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bài tập vận dụng


Bài 1: Ông Hùng và bà Lan kết hôn với nhau sinh được 4 người con là
Cường (1978), Hải (1980), Đức (1986) và Hồng (1991, bị thiểu năng trí tuệ
bẩm sinh). Sau thời gian chung sống ông Hùng cặp bồ với bà Mai sinh được
một đứa con là Long (1997). Cướng kết hôn với Thu sinh được hai con là
Minh (2005) và Mến (2007). Năm 2019, ông Hùng và anh Cường trên
đường về quê bị tai nạn và qua đời. Trước khi chết ông Hùng có để lại di
chúc cho bà Mai 500tr, Long 300tr. Em hãy chia thừa kế của ông Hùng và
anh Cường trong tình huống trên biết tài sản chung của ông Hùng và bà
Lan là 2 tỷ, Tài sản riêng của ông Hùng là 300tr, tiền mai táng cho ông Hùng
là 30tr. Tài sản riêng của Cường là 500tr

Bài giải
- Năm 2019, ông Hùng chết, mở thừa kế lần 1, Chia di sản của ông Hùng
Di sản ông Hùng = 2 tỷ/2 + 300-30 = 1270tr
Theo di chúc ông Hùng để lại di sản cho Mai và Long: Mai =500tr, Long =
300tr
Vậy di sản còn lại chia theo pháp luật là: 1270 – (500+300) = 470tr
Thep Đ 651, Đ 652
Lan=(Minh+Mến)=Hải=Đức=Hồng=Long=470/6 = 78,33tr
Theo Đ 644: Lan = Hồng = 2/3*1270/6 = 141,1tr
Vậy cả Lan và Hồng mỗi người thiếu: 141,1-78,33 = 62,77tr
Tổng Lan và Hồng thiếu: 62,77*2 = 125,54tr
Số phần di sản bà Mai rút: (500:800)*125,54 = 78,46tr
Số phần di sản Long rút: (300:800)*125,54 = 47.08tr
Kết thúc thừa kế lần 1: Mai được hưởng 500 – 78,46 = 421,54tr
Long được hưởng 300 – 47,08 + 78,33 = 331,25tr
Lan được hưởng 141,1tr
Hải được hưởng 78,33tr
Đức được hưởng 78,33tr
Hồng được hưởng 141,1tr
Minh = Mến được hưởng 78,3/2 = 39,15tr
- Cường chết, mở thừa kế lần 2, Chia di sản của Cường
Di sản Cường = 500tr
Do Cường không để lại di chúc nên theo Đ 650 di sản của Cường được
chia theo pháp luật
Theo Đ 651
Lan = Thu = Minh = Mến = 500/4 = 125tr
Kết thúc thừa kế lần 2: Lan được hưởng 125tr
Thu được hưởng 125tr
Minh được hưởng 125tr
Mến được hưởng 125tr
Bài 2: A kết hôn với B sinh được ba con là X, Y, Z. X lấy vợ là K sinh được hai
con là P và Q. Năm 2019, A và X trên đường đi công việc bị tai nạn và chết
cùng thời điểm. Trước khi chết A để lại di chúc cho bốn mẹ con là B, X, Y, Z
toàn bộ tài sản, X không để lại di chúc. Hãy chia thừa kế của ông A và X trong
tình huống trên biết tài sản chung của A và B là 2 tỷ, tài sản riêng của A là
200tr, tiền mai táng của ông A là 30tr, tài sản riêng của X là 500tr
Bài giải
- Năm 2019, A chết, mở thừa kế lần 1, Chia tài sản của ông A
Di sản ông A: 2 tỷ/2 + 200 – 30 = 1170tr
Theo di chúc: B=X=Y=Z=1170/4 = 292,5tr
Tuy nhiên do X chết cùng thời điểm với A nên theo Đ 650 BLDS 2015
thì 292,5tr sẽ quay trở lại là di sản của A và chia theo pháp luật
Theo Đ 651, 652 BLDS 2015
B=(P+Q)=Z=Y=292,5/4 = 73,125tr
P=Q=73,125/2=36,6tr
- Chia tài sản của X
Di sản của X = 500
Do X không để lại di chúc nên tài sản của X được chia theo pháp luật
Theo pháp luật Đ 651, 652
B = K = P = Q= 500/4 = 125tr
Kết luận
- Năm 2019, kết thúc thừa kế lần 1, A chết, chia di sản của ông A:
B = Y = Z = 292,5 + 73,125 = 365,625tr
P = Q = 36,6tr
- Kết thúc thừa kế lần 2, X chết, Chia di sản của anh X:
B = K = P = Q = 125tr
Bài 3: Ông Huy kết hôn với bà Linh sinh được 2 người con chung là Nga (40
tuổi), Hùng (25 tuổi), Nga có chồng là Dũng và sinh được hai người con là Tuấn
(5 tuổi) và Phương (2 tuổi). Năm 2016, ông Huy và chị Nga bị tai nạn giao
thông và cùng chết. Ông Huy và chị Nga chết đều không để lại di chúc. Biết
trong quá trình chung sống ông Huy và bà Linh có tạo lập được căn nhà trị giá
600tr đồng, tiền mai táng của ông Huy hết 40tr đồng. Tài sản chung của chị Nga
và anh Dũng là 800tr đồng, chị Nga có 1 số tiết kiệm trị giá 100tr, tiền mai
táng hết 40tr
Anh/chị hãy căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 để chia di
sản thừa kế trong trường hợp trên
Bài giải
- Năm 2016, ông Huy chết, mở thừa kế lần 1, Chia di sản của ông Huy
Di sản ông Huy: 600/2 – 40 = 260tr
Do ông Huy không để lại di chúc nên theo Đ 650 ta chia tài sản của
ông Huy theo pháp luật
Theo pháp luật, Đ 651
Linh = Nga = Hùng = 260/3 = 86,67tr
Do chị Nga chết cùng lúc với ông Huy nên theo Đ 650 phần di sản định đoạt cho
chị Nga được chia thừa kế theo pháp luật
Theo Đ 651
Linh = (Tuấn+Phương) = Hùng = 86,67/3 = 28,89tr
Do chị Nga chết, nên theo Đ 652, Tuấn và Phương được thế vị
Tuấn = Phương = 28,89/2=14,445tr
- Năm 2016, chị Nga chết, mở thừa kế lần 2, chia di sản của chị Nga
+ TH1: Số tiền tiết kiệm là của chung chị Nga và chồng
Di sản chị Nga: 800/2 + 100/2 – 40 = 410tr
Do chị Nga chết không để lại di chúc nên theo Đ 650 di sản của chị Nga
được chia theo pháp luật
Theo pháp luật Đ 651:
Linh = Dũng = Tuấn = Phương = 410/4= 102,5tr
+ TH2: Số tiền tiết kiệm là của riêng chị Nga
Di sản chị Nga: 800/2 +100 – 40 = 460tr
Do chị Nga chết không để lại di chúc nên theo Đ 650 thì toàn bộ di sản
định đoạt của chị Nga được chia theo pháp luật
Linh = (Tuấn+Phương) = Dũng = 460/3 = 153,33tr
Kết luận
- Năm 2016, kết thúc thừa kế lần 1, ông Huy chết, chia di sản của ông
Huy
Linh = Hùng = 86,67 + 28,89 = 151,56tr
Tuấn = Phương = 14,445tr
- Kết thúc thừa kế lần 2, Chị Nga chết, chia di sản của chị Nga
TH1: Linh = Dũng = Tuấn=Phương=102,5tr
TH2: Linh = Dũng = TuẤn = Phương = 151,56tr
Câu 4: Ông Sơn kết hôn với bà Mai sinh được 2 người con chung là Lan, My
(cả hai đã thành niên và có việc làm). Ông Sơn có mẹ già là bà Hồng. Năm
2016, ông Sơn bị bệnh nặng chết. Ông Sơn chết để lại di chúc cho trại trẻ mồ côi
X ½ tài sản. Biết trong quá trình chung sống ông Sơn và bà Mai có tạo lập được
căn nhà trị giá 1,2 tỷ đồng, ông Sơn có một số tiết kiệm của riêng 200tr, tiền
mai táng của ông Sơn hết 40tr
Anh/chị hãy căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 để chia di
sản thừa kế của ông Sơn trong trường hợp trên
Bài giải
- Năm 2016, ông Sơn chết, mở thừa kế, chia di sản của ông Sơn
Di sản ông Sơn: 1,2 tỷ/2 + 200 – 40 = 760tr
Theo di chúc ông Sơn để lại ½ di sản cho trại trẻ mồ côi X:
X = 760*1/2 = 380tr
Vậy di sản còn lại chia theo pháp luật là 760 – 380 = 380tr
Theo pháp luật Đ 651
Mai = Hồng = Lan = My = 380/4 = 95tr
Theo pháp luật Đ 644
Mai = Hồng = 2/3*760/4 = 126,67tr
Mai và Hồng mỗi người thiếu 126,67 – 95 = 31,67tr
Tổng Mai và Hồng thiếu: 31,67*2=63,34tr
Để bảo vệ quyền lợi cho bà Mai và bà Hồng thì:
X = 380 – 63,34 = 316,66tr
Kết luận
Năm 2016, kết thúc thừa kế, ông Sơn chết, chia di sản của ông Sơn
X = 316,66tr
Lan = My = 95tr
Mai = Hồng = 126,67tr
Câu 5: A và B kết hôn có hai con là C (25 tuổi) và D(23 tuổi) cả hai đều có
công việc ổn định. C kết hôn với H có con là Y. Ngày 11-12-2019 A và C cùng
chết trong 1 vụ tai nạn. Trước khi chết A có để lại di chúc cho mình D hưởng
toàn bộ di sản của mình. Biết rằng: Di sản của A là 600tr, A còn có một mẹ già
là M. C không để lại di chúc, tài sản chung của C và H là 700tr
Hãy căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015, chia di sản thừa kế trong trường hợp trên
Bài giải
- Ngày 11-12-2019, A chết, mở thừa kế lần 1, chia di sản của A
+TH1: Di sản là của riêng A
Di sản của A: 600tr
Theo di chúc A để lại toàn bộ tài sản cho D: D = 600tr
Theo pháp luật Đ 644 blds năm 2015
B = M = 2/3*600/4 = 100tr
Để bảo vệ quyền lợi cho M và B thì
D = 600 – 100*2 = 400tr
+TH2: Di sản là của chung 2 vợ chồng AB (cô nói không cần)
Di sản của A: 600/2 = 300tr
Theo di chúc A để lại toàn bộ di sản cho D: D = 300tr
Theo Đ 644 BLDS 2015
B = M = 2/3*300/4 = 50tr
Để bảo vệ quyền lợi cho M và B thì:
D = 300 – 50*2=200tr
- Ngày 11-12-2019, C chết, mở thừa kế lần 2, chia di sản của C
Di sản của C: 700/2=350tr
Do C chết cùng lúc với ông A và không để lại di chúc nên theo Đ 650 di
sản của C được chia theo pháp luật
Theo pháp luật Đ 651
B = H = Y = 350/3 = 116,67tr
Kết luận
- Ngày 11-12-2019, kết thúc mở thừa kế lần 1, A chết, chia di sản của A
TH1: D = 400tr
B = M = 100tr
TH2: D = 200tr
B = 50 + 300 =350tr
M = 50tr
- Ngày 11-12-2019, C chết, chia di sản của C: B = H = Y = 116,67tr
Câu 6: Ông Thủy kết hôn với bà Cung sinh được 2 con Rồng (1980) và Chép
(1982). Năm 2017 ông Thủy và bà Cung ly thân, ông sống như vợ chồng cùng
với bà Hậu. Năm 2018, ông Thủy chết để lại di chúc cho bà Hậu hưởng toàn bộ
di sản của mình. Tháng 5 năm 2019 bà Cung chết không để lại di chúc. Biết
rằng ông Thủy và bà Cung có tài sản chung là 700tr. Từ khi sống chung với bà
Hậu, ông có tài sản riêng là 200tr. Tiền mai táng cho ông Thủy hết 40tr. Căn cứ
vào Bộ luật Dân sự năm 2015 hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp trên
Bài giải
- Năm 2018, ông Thủy chết, mở thừa kế lần 1, chia di sản của ông Thủy
Di sản ông Thủy: 700/2 + 200 – 40 = 510tr
Theo di chúc ông Thủy để lại toàn bộ di sản cho bà Hậu: Hậu = 510tr
Thep pháp luật Đ 644 BLDS 2015
Cung = 2/3*510:3 = 113,33tr
Để bảo vệ quyền lợi cho bà Cung thì
Hậu = 510 – 113,33 = 396,67tr
- Tháng 5 năm 2019, bà Cung chết, mở thừa kế lần 2, chia di sản bà
Cung
Di sản bà Cung: 700/2 + 113,33 = 463,33tr
Do bà Cung chết không để lại di chúc nên theo Đ 650 toàn bộ di sản
của bà Cung sẽ được chia theo pháp luật
Theo Đ 651 BLDS 2015
Rồng = Chép = 463,33/2 = 231,665tr
Kết luận
- Kết thúc thừa kế lần 1, ông Thủy chết: Hậu = 396,67tr
Cung = 113,33tr
- Kết thúc thừa kế lần 2, bà Cung chết: Rồng = Chép = 231,665tr

Câu 7: Ông A và bà B kết hôn sinh được hai người con là X (19 tuổi) và Y (8
tuổi). Năm 2020 do hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, ông A có yêu
chị C và sinh được bé D (tính đến tháng 1/2021 bé D 1 tuổi). Ngày 20/1/2021,
ông A bị bệnh nặng và qua đời, trước khi chết ông A để lại toàn bộ di sản của
mình cho D. Tháng 3/2021 do quá đau buồn bà B qua đời không để lại di chúc.
Biết rằng tài sản của ông A gồm một sổ tiết kiệm của riêng ông trị giá 500tr
đồng, ông A và bà B có chung 1 ngôi nhà trị giá 800tr, tiền mai táng cho ông
A hết 60tr. Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2015, hãy chia thừa kế trong trường
hợp trên
Bài giải
- Ngày 20/01/2021, ông A chết, mở thừa kế lần 1, chia di sản ông A
Di sản ông A: 800/2 + 500 – 60tr = 840tr
Theo di chúc, ông A để lại toàn bộ di sản cho D: D=840tr
Theo Đ 644 BLDS 2015
B=Y=2/3*840/4=140tr
Để bảo vệ quyền lợi của B và Y thì:
D=840-140*2= 560tr
- Tháng 3/2021, bà B chết, mở thừa kế lần 2, chia di sản bà B
Di sản bà B: 800/2 + 140 = 540tr
Do bà B chết không để lại di chúc nên theo Đ 650 BLDS 2015 thì toàn
bộ di sản của bà B được chia theo pháp luật
X=Y=540/2=270tr
Kết luận
- Kết thúc thừa kế lần 1, ông A chết: D=560tr
B=Y=140tr
- Kết thúc thừa kế lần 2, ông B chết: X=Y=270tr

You might also like