You are on page 1of 53

1

TÀI LIỆU MÔN HỌC

KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

GV: PHẠM NGỌC LAN


2
3

Tiếng Việt thời @


Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chát internet của thanh niên Việt
Nam.
Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” – nhưng chỉ trong mụt số
trường hợp đặc biệt thui! Như vậy lối viết của mình sẽ nhẹ hơn, dễ chịu hơn, thân thiện
hơn... chắc các bạn hiểu ý của mình rùi!
Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì
văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun – mình
không mún làm người khác bùn đâu!
Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ
“n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí – nhưg cũg
có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!
Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất
nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy – khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số
từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi).
Có ai đồg ý với mìn rằg 2 chữ “q” và “u” xấu lắm hôg? Chữ “w” đẹp hơn nhiều
chứ! Nếu chát yahoo và có người viết 2 chữ ấy thì mìn sẽ nói lun: “Trùi ui, cái gì mà wê
thế!” – để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ.
Việc thay 2 chữ xấu bằg mụt chữ đẹp cũg rất lô-gíc đấy! Ví dụ, 2 chữ “ch” ở cúi
mụt số từ nhìn rất rườm rà, làm hỏg cả câu lun! Túm lại, mìn cực kỳ hôg thík! Sút ngày
“ch”, “ch”, “ch”, trùi ui, lík kík lắm, lại còn cũ rík nữa, thui thay bằg chữ “k” đi, để lối
viết của mìn sẽ kík thík hơn!
Tiếg Việt cũg hay dùg chữ “gì”. Cái gì? Món gì? Phố gì? Chúa ui, chán wá đi
mất! Hai chữ “g” và “i" đứg cạnh nhau nhìn rất “béo”! Trái lại, chữ “j” đứg ở mụt mìn
nhìn rất “gầy”, rất “người mẫu”! Thui, yêu “chữ mẫu” đi, yêu chữ béo làm j???
Nói về tìn yêu, khi viết “anh yêu em” mụt số cô gái Việt Nam sẽ thấy xấu hổ, đặc
biệt là nhữg ai hôg tự tin lắm về cảm xúc của bạn trai mìn. Các bạn gái ơi, hãy thay 2 chữ
“ye” xấu xí bằg mỗi chữ “i" xin xắn đi! Viết “em iu anh” thì đỡ rủi ro hơn nhiều (hoặc cứ
viết “iu an wá trời lun!” cho máu) – bạn trai nhận lời iu thì tốt, hôg iu thì cũg hôg sao cả,
cứ bảo là nói đùa thui!
Way lại với chuyện nguyên âm, mìn hôg hiểu tại sao mụt số người vẫn cứ cho rằg
chữ “ă” đẹp hơn chữ “e”!?? Kệ nhữg người đó chứ, họ kiêu lém, cổ hủ lém!
Nhưg hôg fải chữ “ê” lúc nào cũg đẹp. Câu “em không biết” chả có j hay cả. Trái
lại, câu “em hôg bít j đâu” nghe dễ thươg lém! Các bạn hỉu hôg? Mìn fải cố gắg để nói
nhẹ chứ, đặc bịt là với fái íu. Nói cứg wá với mụt cô mìn thík thì – chít!
4

Nè! Ai bảo 2 chữ “a” và “y” lúc nào cũg wan trọg? Ai bảo 2 chữ “ph” lúc nào cũg
lúi cún? (Hôg fải mìn!) Fí thế! Ái bảo chữ “c” lúc nào cũg hay hơn chữ “k”? Có rất nhìu
trườg hợp khác nữa mà fải thay chữ xấu bằg chữ đẹp, rất tiếk mìn hôg có đủ thời jan để
jải thík hít!
Kác nguyên và fụ âm ở trên được jải wyít xog, mìn sẽ bắt đầu tập trug vào việc
viết tắt (vt). Bh cg~ n` ng nói rg vt wá n` k tốt lém. Nhưg thui – vđề k fải là vt có tốt h k,
vđề là fải vt ntn!!!
Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG dzô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho
rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg
dzô dzuyên tí j! Ở ngoài Bắc nè ai cg~ thík nói “1, 2, 3 dzô”!!! Thiệt nghen! 
Chuyện “1,2,3 dzô” nhắc lại 1 đìu khác nữa: mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi
vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui!
Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui! Và có ai hỏi số dt thì mìn sẽ trả lời
ngay: 6677028!
Nhưg kon số hôg có tìn cảm. Bh làm tn để lối vít kủa mìn đầy tìn cảm nhỉ?? Hay
là cho mụt số từ miêu tả tiếg khóc, tiếg kười vô nhỉ! Nhưg mìn nin chọn n~ từ j? Huhu,
mìn hôg bít đâu! Hix hix, khó wé! Ukie, để ngày mai mìn sẽ trả lời mọi ng nghen! Hihi!!!
Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có
hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt!   hihi! Sao?   Bạn hôg
tin hà?   Bạn k tin Mr. Joe tội nghịp hả?   Bùn kừi wá nhỉ!   Mìn hôg nói dzối đâu
nhá! 
kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn
KủA MìN mỤt ChÚt.  FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ
KủA nG` kHáC cHứ!   gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!!  Hihi!!!!
bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ!  cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô
dẦu (hihi!!!) vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!!   Huhu!!!nHìN mỤt
đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!!   ĐẹP dzà mAn LuN! 
XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi!   DzUi wÁ,
tHíX LéM!   NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT
tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn?   ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế! 
Kekekekekekekekekekekeke!!!!! 
5

Bài tập 1: Chọn đáp án đúng


1. a. Sắc son b. Sắt son
2. a. Xâm lược b. Xâm lượt
3. a. Ẩu đả b. Ẩu đã
4. a. Sán lạn b. Xán lạn c. Sáng lạng
5. a. Lủng củng b. Lũng cũng
6. a. Trăn trối b. Trăng trối
7. a. Vẩn vơ b. Vẫn vơ
8. a. Trà đạp b. Chà đạp
9. a. Xả thân b. Xã thân c. Sả thân
10. a. Xả hơi b. Xã hơi
11. a. Tại chổ b. Tại chỗ
12. a. Lảo đảo b. Lão đão
13. a. Sửa chửa b. Sửa chữa
14. a. Nửa đời b. Nữa đời
15. a. Bác sỉ b. Bác sĩ
16. a. Liêm sỉ b. Liêm sĩ
17. a. Mộc mạt b. Mộc mạc
18. a. Nghỉ ngơi b. Nghĩ ngơi
19. a. Nghỉ ngợi b. Nghĩ ngợi
20. a. Xỉ nhục b. Sĩ nhục c. Sỉ nhục
21. a. Rặng cây b. Dặng cây
22. a. Rỏ ràng b. Rõ ràng
23. a. Xã hội b. Xả hội
24. a. Mổi người b. Mỗi người
25. a. Hướng dẩn b. Hướng dẫn
26. a. Cái muỗng b. Cái muổng
27. a. San sát b. Xan xát
28. a. Giử gìn b. Giữ gìn
6

29. a. Tỉ mỉ b. Tỉ mĩ c. Tỷ mỷ
30. a. Sát nhập b. Sáp nhập c. Xát nhập
31. a. Mải mê b. Mãi mê
32. a. Mải mải b. Mãi mãi
33. a. Củ rích b. Cũ rích c. Cũ rít
34. a. Bầu bỉnh b. Bầu bĩnh
35. a. Hàng gắng b. Hàn gắn c. Hàn gắng
36. a. Hửu ích b. Hữu ích
37. a. Diển đạt b. Diễn đạt
38. a. Nổi niềm b. Nỗi niềm
39. a. Nổi giận b. Nỗi giận
40. a. Lí lẻ b. Lí lẽ
41. a. Lẻ loi b. Lẽ loi
42. a. Sáng láng b. Sán láng
43. a. Bổng nhiên b. Bỗng nhiên
44. a. Nhẹ bổng b. Nhẹ bỗng
45. a. Bay bổng b. Bay bỗng
46. a. Bẻ bàng b. Bẽ bàng
47. a. Lảnh đạo b. Lãnh đạo
48. a. Lẩn lộn b. Lẫn lộn
49. a. Lẩn tránh b. Lẫn tránh
50. a. Dể dàng b. Dễ dàng
51. a. Bản ngả b. Bản ngã
52. a. Ngả lòng b. Ngã lòng
53. a. Ngả nghiêng b. Ngã nghiêng
54. a. Ngả ngửa b. Ngã ngửa
55. a. Lảng tai b. Lãng tai
56. a. Lảng quên b. Lãng quên
57. a. Lảng tránh b. Lãng tránh 
7

58. a. Lảng đảng b. Lãng đãng


59. a. Lãng mạn b. Lãng mạng
60. a. Lan man b. Lang mang
61. a. Lừa phỉnh b. Lừa phĩnh
62. a. Lay lắt b. Lay lắc
63. a. Sắc thuốc b. Xắc thuốc c. Sắt thuốc
64. a. Phượng vỉ b. Phượng vĩ
65. a. Dử kiện b. Dữ kiện
66. a. Kiên nhẩn b. Kiên nhẫn
67. a. Lể phép b. Lễ phép
68. a. Giúp đở b. Giúp đỡ
69. a. Bải bỏ b. Bãi bỏ
70. a. Viên mãn b. Viên mãng c. Diên mãng
71. a. Vợ lẻ b. Vợ lẽ
72. a. Gây gỗ b. Gây gổ
73. a. Kỷ sư b. Kỹ sư
74. a. Dã man b. Dã mang c. Giã man
75. a. Sử dụng b. Xử dụng
76. a. Tỉnh thức b. Tĩnh thức
77. a. Tỉnh lặng b. Tĩnh lặng
78. a. Đổ đạt b. Đỗ đạc c. Đỗ đạt
79. a. Nồng nàn b. Nồng nàng
80. a. Dao động b. Giao động
81. a. Ngủ cốc b. Ngũ cốc
82. a. Tắc nghẻn b. Tắc nghẽn
83. a. Giường ngủ b. Dường ngủ
84. a. Tranh dành b. Tranh giành
85. a. Mả lực b. Mã lực
86. a. Dây nhợ b. Giây nhợ
8

87. a. Sẳn sàng b. Sẵn sàng


88. a. Mưa dông b. Mưa giông
89. a. Máu mủ b. Máu mũ
90. a. Giáo mác b. Dáo mác
91. a. Dáo dác b. Giáo giác
92. a. Chẻ củi b. Chẽ củi
93. a. Lầm lổi b. Lầm lỗi
94. a. Chửa bệnh b. Chữa bệnh
95. a. Bảo lụt b. Bão lụt
96. a. Mâu thuẩn b. Mâu thuẫn
97. a. Lửng thửng b. Lững thững
98. a. Vẻ vang b. Vẽ vang
99. a. Lổ chổ b. Lỗ chỗ
100. a. Viển vông b. Viễn vông
101. a. Loang lổ b. Loang lỗ
102. a. Bản án b. Bảng án
103. a. Án ngữ b. Áng ngữ
104. a. Bản đen b. Bảng đen
105. a. Bàn quang b. Bàng quan
106. a. Bàn hoàng b. Bàng hoàng
107. a. Bản lảng b. Bảng lảng
108. a. Ăn năn b. Ăn năng
109. a. Chất phác b. Chất phát
110. a. Trau chuốc b.Trau truốt c. Trau chuốt
111. a. Xuôi khiến b. Xui khiến
112. a. Chiệu đựng b. Chịu đựng
113. a. Dàn bầu b. Giàn bầu
114. a. Dản dị b. Giản dị
115. a. Dàn hòa b. Giàn hòa
9

116. a. Buồn tuổi b. Buồn tủi


117. a. Đi sứ b. Đi xứ
118. a. Dương buồm b. Giương buồm
119. a. Dàn trải b. Giàn trải
120. a. Che dấu b. Che giấu
121. a. Bánh dày b. Bánh giày
122. a. Dày xéo b. Giày xéo
123. a. Dằn vặt b. Giằn vặt
124. a. Thúc dục b. Thúc giục
125. a. Dĩ vãng b. Dĩ dãng
126. a. Dường như b. Giường như
127. a. Để dành b. Để giành
128. a. Tranh dành b. Tranh giành
129. a. Tiêu giao c. Tiêu dao
130. a. Dao du b. Giao du
131. a. Xúc tích b. Súc tích
132. a. Hàm xúc b. Hàm súc
133. a. Ẩn dật b. Ẩn giật
134. a. Dằng xé b. Giằng xé
135. a. Dai nhân b. Giai nhân
136. a. Dai thoại b. Giai thoại
137. a. Dai sức b. Giai sức
138. a. Dèm pha b. Gièm pha
139. a. Diễu cợt b. Giễu cợt
140. a. Dọng điệu b. Giọng điệu
141. a. Dòng giống b. Giòng giống
142. a. Dòng chảy b. Giòng chảy
143. a. Huênh hoang b. Huyênh hoang
144 a. Dậm chân b. Giậm chân
10

145. a. Sợi dây b. Sợi giây


146. a. Phút dây b. Phút giây
147 a. Dãy chết b. Giãy chết
148. a. Đắn đo b. Đắng đo
149. a. Khuôn phép b. Khuông phép
150. a. Xúc vật b. Súc vật
151. a. Đặc cọc b. Đặt cọc
152. a. Đặc san b. Đặt san
153. a. Sâu xa b. Sâu sa
154. a. Xáo trộn b. Xáo chộn
155. a. Lăn nhục b. Lăng nhục
156. a. Lăn chiêng b. Lăng chiêng
157. a. Man mác b. Mang mác
158. a. Màn bạc b. Màng bạc
159. a. Chủ trương b. Chủ chương
160. a. Màn nhĩ b. Màng nhĩ
161. a. Màn trời chiếu đất b. Màng trời chiếu đất
162. a. Màn hình b. Màng hình
163. a. Sum họp b. Xum họp
164. a. Lãn công b. Lãng công
165. a. Trung thủy b. Chung thủy
166. a. Ngặc nghèo b. Ngặt nghèo
167. a. Ngào ngạc b. Ngào ngạt
168 a. Chuy lãnh b. Truy lãnh
169. a. Sơ xuất b. Xơ xuất
170. a. Bước ngoặc b. Bước ngoặt
171. a. Móc ngoặc b. Móc ngoặt
172. a. Trung thành b. Chung thành
173. a. Tan tác b. Tan tát
11

174. a. Tan thương b. Tang thương


175. a. Tàn trữ b. Tàng trữ
176. a. Tàn phai b. Tàng phai
177. a. Tàn tật b. Tàng tật
178. a. Điêu tàn b. Điêu tàng
179. a. Tần số b. Tầng số
180. a. Thẳng thắn b. Thẳng thắng
181. a. Trăn trở b. Trăng trở
182. a. Trằn trọc b. Trằng trọc
183. a. Vuông vắn b. Vuông vắng
184. a. Ăn lẩu b. Ăn lẫu
185. a. Lăn kính b. Lăng kính
186. a. Lăn tay b. Lăng tay
187. a. Bền chặc b. Bền chặt
188. a. Chặc chẽ b. Chặt chẻ c. Chặt chẽ
189. a. Hắc hiu b. Hắt hiu
190. a. Đắc đỏ b. Đắt đỏ
191. a. Con lươn b. Con lương
192. a. Vô vàn b. Vô vàng
193. a. Vươn lên b. Vương lên
194. a. Vươn vấn b. Vương vấn
195. a. Vắn tắc b. Vắn tắt
196. a. Bế tắc b. Bế tắt
197. a. Bủn xỉn b. Bủng xỉnh
198. a. Chuyên nghành b. Chuyên ngành
199. a. Bỉ cực b. Bĩ cực
200. a. Dữ dằng b. Dữ dằn
201. a. Diềng mối b. Giềng mối c. Riềng mối
202. a. Xuềnh xoàng c. Xuyềnh xoàng
12

203. a. Tính ngưỡng b. Tín ngưỡng


204. a. Mãn khóa b. Mãng khóa
205. a. Bằng hửu b. Bằng hữu
206. a. Căm phẫn b. Câm phẫn
207. a. Họp nhất b. Hợp nhất c. Hợp nhắc
208. a. Trùng lập c. Trùng lặp
209. a. Trao dồi b. Trau dồi
210. a. Sơ suất b. Sơ xuất c. Xơ xuất
211. a. Ủ rủ b. Ủ rũ c. Ũ rũ
212. a. Tối mịch b. Tối mịt
213. a. Khắc khe b. Khắt khe
214. a. Bạc mạng b. Bạt mạng
215. a. Tháo vát b. Tháo vác
216. a. Mằng cả b. Mặc cả c. Mặt cả
217. a. Ngả nghiêng b. Ngã nghiêng c. Ngả nghiên
218. a. Chẩn đoán b. Chuẩn đoán c. Chẩng đoán
219. a. Cá bông lao b. Cá bông lau
220. a. Chễm chệ b. Chiễm chệ c. Triễm trệ
221. a. Sảo quyệt b. Xảo quyệt
222. a. Sây sát b. Xây xát c. Sây xát
223. a. Bành chướng b. Bành trướng
224. a. Vinh thân phì da b. Vinh thân phì gia
b. Dinh thân phì da d. Dinh thân phì gia
225. a. Dơ cao đánh sẻ b. Giơ cao đánh sẽ
c. Giơ cao đánh sẻ c. Dơ cao đánh sẽ
226. a. cách mạng tháng 8 b. Cách mạng Tháng Tám
c. Cách Mạng Tháng Tám c. Cách mạng tháng Tám
227. a. chế độ phong kiến b. Chế độ Phong kiến
c. Chế Độ Phong Kiến d. chế độ Phong kiến
13

228. a. thế kỷ XX b. Thế Kỷ Hai Mươi


c. thế kỷ 20 c. thế kỷ Hai mươi
229. a. Nguyễn thị minh Khai b. Nguyễn Thị Minh Khai
c. Nguyễn thị Minh Khai c. Nguyễn thị-minh Khai
230. a. Rừng xà nu b. Rừng Xà Nu
c. Rừng Xà nu
231. a. Truyện kiều b. Truyện Kiều
b. Truyện-kiều
232. a. trường đại học Hoa Sen b. Trường Đại học Hoa Sen
c. Trường Đại Học Hoa Sen d. Trường đại học Hoa sen
233. a. Tp Hồ Chí Minh b. t.p. Hồ Chí Minh
c. T.P. Hồ Chí Minh c. TP Hồ Chí Minh
234. a. Nữu Ước b. Niu-oóc
c. New York d. Newyork
235. a. Huân chương Kháng chiến hạng I b. huân chương kháng chiến hạng 1
c. Huân Chương Kháng Chiến Hạng I d. Huân chương Kháng chiến Hạng 1
14

Bài tập 2: Gạch dưới những từ dùng chưa đúng và tìm từ thay thế.

1. Tôi sẵn sàng khuất phục khó khăn.


2. Người thợ săn bị một chú hổ tấn công.
3. Tỉnh Long An hân hạnh được đón tiếp Bộ trưởng và bà vợ đến tham dự lễ cắt băng
khánh thành cầu vượt mới.
4. Chúng ta càng nhân nhượng, bọn thực dân càng tiến tới, với dã tâm xâm lược biên giới
của chúng ta.
5. Đây là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết khó khăn của chúng ta hiện nay.
6. Bây giờ tôi sẽ đề cập đến vấn đề chính: Ban giám đốc cần phải công bố công khai kế
hoạch chi tiêu tháng vừa rồi.
7. Yếu điểm của mẫu xe mới là cốp xe quá nhỏ.
8. Mốt duỗi tóc hiện nay hấp dẫn rất nhiều bạn gái trẻ.
9. Vì trình độ còn thiếu sót, họ không quản lý được công ty.
10. Anh ta đã xâm phạm gia cư bất hợp pháp.
11. Tiêu đề của buổi hội thảo là phương pháp bình ổn thị trường.
12. Nhà văn phải xâm nhập thực tế để tích tụ vốn sống.
13. Trong suốt quá trình trưởng thành và lớn lên, con người cần có một thần tượng lý
tưởng để vươn tới.
14. Những thiệt hại do nạn ô nhiễm môi trường gây ra không thể kể bằng những số liệu
hay con số cụ thể.
15. Nhiều người dân vẫn có thói quen sử dụng phế thải không hợp lý, như tự tiện vứt rác
ra đường, xuống ao hồ…
16. Chị Sứ là một người phụ nữ anh hùng quá xá cỡ. Dù đang nằm trong sự thâm độc của
bọn giặc, nhưng chị không hề tiếc cái chết của mình, chỉ nghĩ đến đồng đội.
17. Họ nguyện chiến đấu đến cùng cho đến chết.
15

Bài tập 3: Sửa lại các câu dưới đây cho đúng.
1. Với tất cả những hiểu biết của anh và bạn bè đồng trang lứa, đều có chung nhận xét là
cuộc sống ở ký túc xá còn nhiều khó khăn quá.
2. Qua phong trào hành động vì người nghèo do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cho
thấy tinh thần lá lành đùm lá rách của con người Việt Nam.
3. Qua sự việc vàng tăng chóng mặt đến từng phút khiến nhiều người phân vân không
biết quyết định mua hay bán vào lúc này.
4. Mark Zuckerberg là người sáng lập ra mạng Facebook đó là trang mạng xã hội được
nhiều người sử dụng nhất thế giới. 
5. Tháng 12/2006, Vietnam Airlines từng yêu cầu hai hành khách là Nguyễn Thái Sơn,
trú tại Tây Hồ Hà Nội và Lâm Tấn Ngạn, trú tại quận 12, TP HCM. 
6. Cân nhắc những điều kiện của hợp đồng khiến cho Ban giám đốc quyết định lựa chọn
phương án thứ nhất.
7. Một người đi trên chiếc Kia Forte quay được cảnh đoàn siêu xe chạy trên đường cao
tốc cách đây khoảng một tháng và xuất hiện trên mạng tuần trước. 
8. Ý chí tự lập của anh trong mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh bình thường hay éo le.
9. Nhân dịp tôi đến cơ quan để xác minh lại một số chi tiết của câu chuyện trên báo.
10. Đang là Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Công an, chỉ vì bênh em gái, mà em gái Nẫm
lại là chúa hay cậy thế gào làng ăn vạ.
11. Trong lúc Ban thường vụ của chi họ Vũ Đình vừa ăn mít dai vừa xem xét những diễn
biến trong đời sống chính trị ở Giếng Chùa đã bước sang một giai đoạn mới và nhận định
là cán cân có lợi đạng nghiêng về phía ta. Thì đương kim Bí thư Đảng ủy Trịnh Bá Thủ
mặc dù bên ngoài vẫn rất nhũn nhặn với tất cả, vì anh thấy chiến thuật làm mềm lòng
người của anh xưa nay rất đắc đạo.
12. Kết hợp với công an tỉnh bạn, cả ba tên cướp đã bị bắt cách nơi chúng gây án hơn
1000km.
13. Là một sinh viên mới bước vào trường, ngay từ ngày đầu đã khiến tôi bị phân tán tư
tưởng.
14. Cũng con chó trên cắn anh Nguyễn Văn Bính, uống thuốc ông lang Hào đầy đủ, đến
nay vẫn còn sống.
15. Là một người đã gắn bó trên 40 năm với giảng đường đại học, xin giáo sư cho biết
nhận định của mình về chất lượng đào tạo đại học hiện nay.
16. Đây là bộ phim chống gián điệp Liên Xô nổi tiếng.
16

17. Hôm nay, chúng ta tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm ngày mất lần thứ 52 của Bác Hồ kính
yêu.
18. Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho vụ mùa.
19. Soi dạ dày bằng ống soi mềm. Kết hợp với sinh thiết hút niêm mạc dạ dày, sẽ giúp
cho việc chẩn đoán xác định bệnh.
20. Cũng theo Diario Sport, khi xác định sẽ đưa "đứa con lưu lạc" từ Arsenal trở lại mái
nhà xưa Barca trong hè này, từ hè năm ngoái Fabregas đã yêu cầu Barca dành riêng áo số
4 cho mình và khẳng định sẽ dùng họ Fabregas của anh, chứ không phải tên viết tắt
"Cesc" để in lên áo đấu.
21. Vì giá trong nước đang cao hơn thế giới hơn 1 triệu đồng một lượng, nếu không cho
nhập chính thức, nguy cơ nhiều đơn vị có chân rết ở vùng biên sẽ đi theo đường tiểu
ngạch và họ sẽ tiếp tục thao túng thị trường.
22. Đương kim vô địch đơn nam – hạt giống số bốn Murray rơi vào nhánh có nhiều đối
thủ dày dạn kinh nghiệm như David Nalbadian, Mikhail Youzhny, Feliciano Lopez và
nhất là Mardy Fish. (Hạt giống số sáu đang đạt phong độ cao, vào chung kết hai giải gần
nhất và là tay vợt số một nước Mỹ).
23. Các gia đình hiện đại có hiện tượng này nên xử lý như thế nào. Và đây có phải là tiền
đề hay nguyên nhân dẫn đến các xung đột và cuối cùng hậu quả là ly dị hay không.
24. Muốn bảo vệ môi trường, trước hết ta phải hiểu môi trường là gì?
25. Kẻ thù giết chết nhưng không giết được ý chí của họ.
26. Như vậy cần có biện pháp ngăn chặn nạn nói thách, cũng là một cách lừa đảo người
tiêu dùng mà thôi.
27. Để các em học sinh có những ngày hè bổ ích nên địa phương đã tổ chức nhiều điểm
sinh hoạt hè với nhiều hoạt động phong phú.
28. Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi, một ở Khe Sanh.
29. Bước vào phòng họp mà không chào hỏi ai, các khách mời sẽ nghĩ rằng anh coi
thường họ.
30. Trong lúc hàng nội địa đang bị tràn ngập bởi hàng ngoại.
31. Qua xác minh được biết công tác quản lý hộ khẩu đã có nhiều chuyển biến tốt.
32. Chàng dũng sĩ vung gươm lao về phía quái vật, miệng ngoác rộng nhe hàm răng nhọn
hoắt.
33. Là một viên chức bình thường, chai rượu ngoại đó có giá tương đương nửa tháng
lương của chị Hà.
17

34. Ở tuổi 61, khi quyết định bơi từ Cuba sang Mỹ, bà Nyad nói tôi chưa bao giờ nghĩ
mình sẽ trở lại với môn thể thao này, vì đó thực sự là một môn thể thao chỉ dành cho
thanh niên.
35. Siêu mẫu Lâm Chí Linh, người vừa tạo dựng tên tuổi với bộ phim Xích Bích.
36. Liên lạc với Ngọc Trinh bên Mỹ, cô cho biết hiện nay cô cùng các thí sinh Hoa hậu
Việt Nam Quốc tế đã bước vào vòng thi phụ.
37. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên vẫn giữ liên lạc với giáo sư để giúp đỡ trong
những vấn đề chuyên môn.
Bài tập 4: Thêm dấu câu vào các đoạn sau
1. Bộ đội đánh đồn giặc chết như ngả rạ.
2. Các đồng chí mải mê nghe Hảo nói quên cả giờ nghỉ.
3. Quân ta giật sập cầu tiêu diệt được 20 quân địch.
4. Con gái rượu của bố đâu rồi?
5. Xin ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn ông sẽ được lên thiên đàng.
6. Chính phủ Việt Nam cần đưa ra những kích thích ban đầu có ba lĩnh vực chủ chốt cần
thực hiện động tác trên đó là vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ bảo đảm cơ sở hạ tầng và xây
dựng khuôn khổ pháp lý.
7. Thu hút đầu tư nhưng cần nhớ ba điều một là phải có chính sách đầu tư sao cho ít gây
ảnh hưởng xấu cho nền văn hóa việc cả tin rằng đầu tư nước ngoài sẽ không làm văn hóa
bên ngoài tràn vào là điều không tưởng tuy nhiên mục tiêu không phải là ngăn chặn quá
trình này mà là khai thác mặt tốt và tìm cách hạn chế tác động xấu hai là phải xem xét
mối quan hệ giữa xã hội và kinh tế các nhà kinh doanh vì những lý do hoàn toàn kinh tế
thường không chú ý mấy đến tác động lớn hơn về mặt xã hội.
8. Để chuẩn bị làm thủ tục cho con trai tôi đi học tôi đang rất cần bản sao giấy khai sinh
có chứng thực của cháu cuối tháng sáu vừa qua nhà ngập nước do lũ quét giấy khai sinh
của con tôi bị nhòe mực tôi mang bản chính giấy khai sinh của cháu đi chứng thực tại xã
nhưng không được chấp nhận.
9. Đọc những câu chuyện cảm động và đáng phục về đất nước Nhật Bản sau cơn động đất
bỗng thấy đau lòng khi nhớ lại cảnh chen cướp diễn ra trong lễ hội đền Trần ở xứ ta ở lễ
hội đó bất luận già trẻ trai gái bất luận người bình dân hay người trí thức ai cũng đều
nháo nhào xô đẩy nhau để cướp cho kỳ được một cái ấn phương tiện thỏa mãn giấc mộng
phù hoa kết quả là đã có nhiều người ngộp thở ngất xỉu hoặc chí ít cũng thoát khỏi đám
đông trong cảnh thân tàn ma dại.
10. Ngay từ những phút đầu tiên của trận chung kết Copa America Uruguay đã tràn lên tổ
chức tấn công liên tục về phía đối thủ khung thành thủ môn Justo Villar đã không ít lần
18

chao đảo chỉ trong vài phút đầu tiên của hiệp 1 với sức mạnh tấn công như vũ bão chỉ ở
phút 12 của trận đấu Uruguay đã có bàn mở tỷ số nhờ công của tiền đạo Luis Suárez
khống chế tuyệt hay sau một tình huống bóng đập chân hàng thủ Paraguay nảy ra Suárez
có cú ra chân nhanh đưa bóng đi chéo góc rất hiểm hóc đập cột dọc bên trái khung thành
Paraguay đi vào lưới.
19

1. TIẾNG VIỆT VÀ VĂN BẢN TIẾNG VIỆT


1.1. Đôi nét về tiếng Việt
- Tiếng Việt trong đời sống
- Tiếng Việt trong các lý thuyết Việt ngữ học

1.2. Thể thức và yêu cầu của một số dạng văn bản tiếng Việt thường gặp
1.2.1. Văn bản hành chính:
Liên quan đến hành chính sự nghiệp, cung cấp thông tin và phục vụ cho sự vận hành của
bộ máy pháp quyền, yêu cầu chặt chẽ về thể thức trình bày: lề, cỡ chữ, font chữ, chỉ
mục...

1.2.2. Văn bản nghị luận:


Bàn luận xung quanh các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, tác động trực tiếp đến tư duy
và ý thức của người đọc.

1.2.3. Văn bản khoa học:


Bàn về những vấn đề khoa học, yêu cầu chặt chẽ về thể thức trình bày: lề, cỡ chữ, font
chữ, chỉ mục...

1.2.4. Văn bản nghệ thuật:


Một dạng văn bản đặc biệt, mang tính năng thẩm mỹ cao, dung hợp nhiều loại hình ngôn
ngữ khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu biểu hiện và khuấy động tình cảm thẩm mỹ.

1.3. Quá trình viết và phương pháp viết văn bản tiếng Việt
1.3.1. Quá trình viết
Viết không chỉ là tập hợp câu từ thành văn bản. Để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh và đạt
được tác dụng mong muốn, cần phải trải qua một số bước nhất định:
Sơ đồ 6 bước viết văn bản
20

Trước khi viết


BƯỚC 1: Chọn chủ đề
Trước khi bạn viết, cần phải xác định được một chủ đề cụ thể, hoặc một số ý
tưởng để bạn hình thành chủ đề cho mình.

BƯỚC 2: Tập hợp ý tưởng


Khi đã có chủ đề, hãy xác định thật rõ ràng bạn sẽ viết những gì về chủ đề
ấy.

BƯỚC 3: Tổ chức ý tưởng


Khi đã xác định xong những ý tưởng của mình về chủ đề, hãy khoanh vùng
lại: bạn sẽ sử dụng ý tưởng nào trong văn bản và sẽ không sử dụng ý tưởng
nào? Sau đó, xác định bạn sẽ sử dụng những ý tưởng đó ở đâu trong văn bản:
ở phần mở đầu, phần khai triển hay phần kết luận?

Trong khi viết


BƯỚC 4: Viết
Sử dụng những ý tưởng và cấu trúc đã có để tạo lập văn bản.

Sau khi viết


BƯỚC 5: Kiểm tra cấu trúc và nội dung.
Đọc lại văn bản. Xác định chỗ nào cần thêm thông tin, chỗ nào cần xóa bớt,
chỗ nào cần thay đổi vị trí câu, đoạn, ý.

BƯỚC 6: Kiểm tra lỗi từ ngữ và ngữ pháp.


Xem lại có mắc lỗi chính tả, ngữ pháp hay diễn đạt nào không. Kiểm tra
những ngôn từ đã dùng, suy nghĩ xem có thể thay thế bằng từ ngữ hay cách
diễn đạt khác không.

1.3.2. Phương pháp viết


- Viết cái gì
Xác định rõ ràng nội dung cần viết, bạn sẽ tránh được sự lan man, thiếu tập trung. Trước
khi viết, hãy trả lời thật chính xác câu hỏi “Tôi đang viết về vấn đề gì? Vấn đề này có
những khía cạnh nào? Trong mỗi đoạn văn, tôi sẽ đi vào những khía cạnh nào?”
- Viết cho ai
21

Biết rõ về đối tượng sẽ đọc văn bản, bạn sẽ viết hiệu quả hơn. Những độc giả khác nhau
có kinh nghiệm sống, khác nhau, quan điểm khác nhau. Biết rõ quan điểm, kinh nghiệm
sống của độc giả, bạn sẽ có chiến lược phù hợp để thuyết phục họ.
- Viết để làm gì
Hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ mà văn bản cần đạt được, bạn sẽ vạch ra được hướng đi thích
hợp để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đó ngay trong quá trình viết văn bản. Mục tiêu
quảng bá, thông báo, thỏa thuận… sẽ đòi hỏi văn phong khác nhau, ngôn ngữ khác nhau.

2. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VIẾT


2.1. Xác định chủ đề:
Trước khi viết, cần phải xác định thật rõ mình sẽ viết về chủ đề gì. Chủ đề không nên quá
rộng mà cũng không nên quá hẹp.
Nếu chủ đề quá hẹp: Bạn sẽ không có đủ ý tưởng để viết.
Nếu chủ đề quá rộng: Bạn sẽ không biết tổ chức ý tưởng sao cho chặt chẽ, thuyết phục,
tập trung. Nếu chủ đề quá rộng, bạn hãy lựa chọn một phương diện nào đó của chủ đề và
tập trung vào đó.
Bài tập: Hãy thu hẹp các chủ đề sau đây sao cho phù hợp với một bài viết 2000 từ.
a. Bạn bè
b. Xe
c. Trường học
d. Bầu cử
e. Lịch sử

2.2. Tập hợp ý tưởng:


Sau khi đã có một chủ đề phù hợp, hãy nghĩ đến những gì bạn biết, bạn hiểu hoặc bạn
muốn nói xung quanh chủ đề đó. Hãy lấy một tờ giấy và ghi ra bất cứ ý tưởng nào bạn có
về chủ đề của mình.
Có 3 cách tập hợp ý tưởng: lập danh sách, viết tự do, lập sơ đồ.
Cách 1: Lập danh sách
Gạch đầu dòng, viết từng từ, ngữ hoặc câu ngắn xoay quanh chủ đề mà bạn đã chọn.
22

Đây là danh sách ý tưởng mà một bạn sinh viên lập ra, khi suy nghĩ về chủ đề “Bạo hành
trẻ em trong xã hội Việt Nam hiện nay”.

- Thương cho roi cho vọt


- Nguy hiểm đến tính mạng
- Gia đình không hạnh phúc
- Cha mẹ không hiểu biết về quyền trẻ em
- Quyền đi học
- Xóa mù chữ
- Luật không nghiêm
- Xã hội nhiều tệ nạn

Bài tập: Chia nhóm, lập danh sách ý tưởng cho các chủ đề sau:
a. Giá của căn hộ chung cư cao cấp
b. Thời trang của giới trẻ
c. Cách sử dụng hình phạt trong trường học
d. Đề thi tuyển sinh ĐH năm vừa qua
e. Tình trạng đường ngập năm nay
Cách 2: Viết tự do
Viết tất cả những gì chợt hiện ra trong đầu về chủ đề đã chọn.

Mọi người thường nói là muốn dạy dỗ trẻ em nghiêm khắc nên mới
đánh đập. Chỉ là ngụy biện. Bất lực không dạy được trẻ? Không phải
đứa trẻ nào bị đánh cũng hiểu ra và trở nên ngoan ngoãn hơn. Trẻ
ngày nay thường không có không gian chơi đùa vì đường phố quá chật
chội. Đánh trẻ thì trẻ sẽ thù hận và ghét người lớn. Nghe lời chỉ vì sợ bị
đánh. Muốn trẻ em nghe lời người lớn chăm chỉ học tập thì phải làm
cho trẻ thấy rằng đi học là niềm vui.

Bài tập: Chọn một chủ đề và viết tự do trong vòng 5 phút.


Cách 3: Lập sơ đồ
Ghi chủ đề ở giữa tờ giấy, sau đó biểu thị các ý chính bằng vòng tròn, biểu thị mối quan
hệ giữa các ý với nhau bằng đường thẳng nối các vòng tròn với nhau.
23

Trẻ thời nay dễ hư hỏng Dân trí thấp

Tư tưởng truyền thống


Người lớn thiếu ý thức

Nguyên nhân

BẠO HÀNH TRẺ EM Điểm tích cực?

Trẻ ghét người lớn

Chính sách?
Hậu quả Giải pháp

Dần dần trẻ không sợ nữa Tuyên truyền về quyền trẻ em


Vi phạm nhân quyền

Luật pháp

Lỏng lẻo, nhiều kẽ hở? Khó áp dụng

Bài tập: Chọn một chủ đề, vẽ sơ đồ ý tưởng và trình bày quan hệ giữa các ý tưởng.
24

2.3. Chỉnh sửa ý tưởng:


Ở bước tập hợp ý tưởng, bạn sẽ tập trung tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, chứ chưa có
thời gian và cũng chưa cần quan tâm đến việc soát xét xem ý tưởng nào là thích hợp và ý
tưởng nào chưa thật thích hợp để trình bày trong bài viết. Sau khi tập hợp ý tưởng xong,
bạn cần xem lại bản nháp ghi những ý tưởng của mình, chọn ra ý hay và thiết yếu, loại bỏ
ý thừa, không cần thiết
Nếu bạn dùng cách lập danh sách: hãy gạch bỏ các ý thừa, thêm vào các ý cần thiết.

- Thương cho roi cho vọt  tư tưởng truyền thống của người Việt
- Nguy hiểm đến tính mạng  thể chất: có thể nguy hiểm, tinh thần: ám ảnh lâu dài
- Gia đình không hạnh phúc  các nguyên nhân khác: xã hội, tập quán
- Cha mẹ không hiểu biết về quyền trẻ em
- Quyền đi học  không liên quan, bỏ
- Xóa mù chữ  nâng cao dân trí, tuyên truyền
- Luật không nghiêm
- Xã hội nhiều tệ nạn
- Ghét cha mẹ và càng chống đối

Nếu bạn dùng cách viết tự do: hãy gạch bỏ những câu hoặc chữ thừa, viết thêm ý khác ở
bên lề hoặc ở dưới.

Mọi người thường nói là muốn dạy dỗ trẻ em nghiêm khắc nên
“Thương cho roi
mới đánh đập. Chỉ là ngụy biện. Bất lực không dạy được trẻ?
cho vọt” không có
Không phải đứa trẻ nào bị đánh cũng hiểu ra và trở nên ngoan
nghĩa là đánh đập.
ngoãn hơn. Trẻ ngày nay thường không có không gian chơi đùa vì
Đánh trẻ còn gây đường phố quá chật chội. Đánh trẻ thì trẻ sẽ thù hận và ghét
ra tổn thương về người lớn. Nghe lời chỉ vì sợ bị đánh. Muốn trẻ em nghe lời người
thể chất và tinh
lớn chăm chỉ học tập thì phải làm cho trẻ thấy rằng đi học là
thần.
niềm vui.
Có cách nào để khắc phục tình trạng bạo hành trẻ em? Về phía
xã hội, phải thực thi pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.
Về phía cá nhân, phải nâng cao nhận thức về quyền trẻ em.

Nếu bạn dùng cách lập sơ đồ: hãy gạch chéo các ý thừa, vẽ thêm các ý cần thiết, chỉnh lại
quan hệ giữa các ý.
25

Trẻ thời nay dễ hư hỏng Dân trí thấp

Tư tưởng truyền thống


Người lớn thiếu ý thức

Nguyên nhân

BẠO HÀNH TRẺ EM Điểm tích cực?

Trẻ ghét người lớn

Chính sách?
Hậu quả Giải pháp

Dần dần trẻ không sợ nữa Tuyên truyền về quyền trẻ em


Vi phạm nhân quyền

Luật pháp

Lỏng lẻo, nhiều kẽ hở? Khó áp dụng

Bài tập: Chỉnh sửa các bản viết cũ.


Bài tập: Chỉ ra điểm mạnh và yếu của mỗi cách tập hợp ý tưởng. Tìm một cách phù hợp
nhất cho bản thân.
26

3. CẤU TRÚC ĐOẠN VĂN


3.1. Đoạn văn là gì

Động đất ở Nhật & chuyện khó coi ở ta

Người dân Nhật rất bình tĩnh, trật tự trong và sau trận động đất kinh hoàng. Tôi đã thấy rất
nhiều tờ báo cùng đăng tải một bức ảnh diễn tả cảnh những người Nhật quy củ xếp hàng nhận đồ
cứu tế. Dòng người xếp hàng nhiều đến nỗi người ta đã không thể đứng thành một hàng dọc, mà
phải “uốn” thành hình cong trong một trật tự đáng khâm phục.
Rồi ngay trên chính những trang báo này, chúng ta cũng đã nhìn thấy rất nhiều hình ảnh cùng
rất nhiều câu chuyện cảm động được chuyển về từ tâm chấn: một phụ nữ đã gọi lại một thanh
niên trên đường để tặng chiếc bánh mì, dù cửa hàng bánh của chị mỗi lúc một cạn kiệt; một em
nhỏ kiên quyết xếp hàng đợi đến lượt mình để lấy nước sạch, thay vì nhận ân huệ “nhường chỗ”
của những người đứng trên.
Đọc những câu chuyện cảm động và đáng phục về đất nước Nhật Bản sau cơn động đất, bỗng
thấy đau lòng khi nhớ lại cảnh chen cướp diễn ra trong lễ hội đền Trần ở xứ ta. Ở lễ hội đó, bất
luận già, trẻ, trai, gái, bất luận người bình dân hay người trí thức, ai cũng đều như thế cả: cứ
nháo nhào xô đẩy nhau để “cướp” cho kỳ được một cái ấn - phương tiện thỏa mãn giấc mộng phù
hoa. Kết quả là đã có nhiều người ngộp thở, ngất xỉu hoặc ít ra cũng thoát khỏi đám đông trong
cảnh “thân tàn ma dại”... Hãy thử đặt câu chuyện “động đất ở Nhật” và “cướp ấn đền Trần”
cạnh nhau. Nếu như động đất ở Nhật khiến con người phải đối diện với cảnh “một sống hai chết”
thì lễ hội đền Trần, đúng như tên gọi của nó là một ngày hội, và ở ngày hội ấy con người ta có thể
được thỏa mãn nhu cầu quyền lực - nhu cầu vật chất (ít ra là ở góc độ niềm tin). Vậy thì, xét ở
phương diện nguy kịch, rõ ràng động đất ở Nhật nguy kịch hơn nhiều so với lễ hội đền Trần ở ta.
Vậy nên, cái hoàn cảnh “động đất” đáng để người ta phải chen lấn, xô đẩy, thậm chí là phải
tranh cướp, giành giật hơn rất nhiều so với hoàn cảnh “lễ hội”. Ấy thế mà chính trong hoàn cảnh
đáng để chen lấn, giành giật, người ta lại thấy được sự quy củ, nề nếp; còn chính trong hoàn cảnh
tưởng như phải quy củ, nề nếp thì người ta lại thấy rõ sự bát nháo, vô tổ chức đến kinh hồn. Sự
tương phản này quả là dữ dội và... đau lòng.
Đặt ra hai câu chuyện trên là để đề xuất một giải pháp khắc phục tình trạng lộn xộn, bát nháo ở
lễ hội đền Trần nói riêng cũng như các lễ hội khác nói chung ở xứ mình. Đó là từ nay về sau, cứ
trước một lễ hội lớn, những nhà tổ chức nên đặt một màn hình công cộng ở nơi diễn ra lễ hội. Và
ở trên màn hình hãy chiếu đi chiếu lại những hình ảnh nề nếp, quy củ. Nhìn những hình ảnh ấy,
tất cả những người dự lễ hội ở ta có lẽ sẽ ngăn chặn được phần nào sự chen lấn.
Tất nhiên, phương pháp này chỉ đạt hiệu quả khi những người dự lễ hội có khả năng thức tỉnh
và khả năng xấu hổ - thức tỉnh trước những hình ảnh mình xem và xấu hổ nếu làm ngược lại
những hình ảnh đó.
Còn giả như đến ngay cả khả năng thức tỉnh và khả năng xấu hổ ấy cũng không còn nữa thì
thôi, xin miễn bàn!
(Trích và biên tập từ báo Tuổi trẻ)
27

Về hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn, bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng
và kết thúc bằng dấu chấm.
Về nội dung: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, có tính độc lập tương đối đối với
tổng thể văn bản.
Bài tập:

Hồn quê từ đô thị


Tiến trình phát triển của xã hội kéo theo quá trình đô thị hóa, tạo nên những thay đổi, những
giằng xé, những nỗ lực lớn lao về phía trước của mỗi con người đô thị là một quy luật tất yếu
không tránh khỏi. Kiến trúc cũng không nằm ngoài những quy luật đó. Tuy nhiên, ký ức hay sự
quay về trong cuộc kiếm tìm những gì đã mất là một điều gì đó dường như rất đỗi thường trực
trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam.
Cuộc tìm kiếm đó bắt đầu từ khi gia chủ - cũng là một kiến trúc sư - đã tận dụng được xác
khung của một ngôi nhà Rường (một loại nhà ở dân gian ở Miền Trung) để tạo một không gian
phù hợp. Các chi tiết kiến trúc, trang trí được tận dụng từ những khung gỗ, kèo, vách gỗ... đã bỏ
đi. Toàn bộ ngôi nhà chủ yếu sử dụng chất liệu gỗ và gạch trần nhằm mang đến các giác mộc
mạc, thân thiện. Trong đó, hiệu quả ánh sáng cũng được phát huy khi ánh sáng được bố trí ở
những vị trí thích hợp nhằm khai thác tối đa những ưu điểm từ hệ khung kết cấu gỗ xưa và từ các
chất liệu gỗ, gạch trần... mang lại. Điểm nhấn chính là một khoảng sân tương đối lớn dành cho
cây xanh để cải tạo vi khí hậu, đồng thời như là một khoảng đệm, một không gian chuyển tiếp
giữa bên ngoài và bên trong. Đây cũng là nơi thư giãn, nới tiếp khách chính.
Sau một ngày làm việc, được quay về, được bình yêu dưới mái nhà thong thả nghe một bản
nhạc, nhìn cây lá đong đưa theo nhịp gió hay nhẩn nha tán gẫu cùng vài người bạn đến chơi cũng
là một sự hoài nhớ, những bước chân ký ức đi tìm gốc gác của một mái nhà tâm tưởng.
Theo Nhà Đẹp

Tìm cấu trúc đoạn văn trên: chủ đề là gì, ý chính là gì, có những ý nào hỗ trợ cho ý chính.

3.2. Tổ chức đoạn văn:


3.2.1. Viết câu chủ đề:
Câu chủ đề tốt phải đáp ứng các yêu cầu: ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề.

Bài tập: Viết câu chủ đề cho các đoạn văn sau.
28

……………………………………. Mục đích bình ổn giá là hỗ trợ cho đối tượng chính là
người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn do bão giá của lạm phát. Nhưng nhà nước đã
thực hiện cho mọi đối tượng thu nhập khác nhau, vì không thể phân biệt thu nhập của
người mua. Người mua thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến, thủy hải sản nhiều
chắc không phải là người có thu nhập thấp. Người dân nghèo ở huyện Cần Giờ, Củ Chi,
Bình Chánh - TP HCM sao có điều kiện mua thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế
biến, thủy hải sản hằng ngày. Họ được thụ hưởng từ chính sách hỗ trợ của bình ổn giá là
không đáng kể. Bình ổn giá sữa bột cho người già, những gia đình nghèo chắc mua
không là bao nhiêu. Bình ổn giá thuốc chữa bệnh, người bệnh đến các hiệu thuốc mua
thuốc làm sao biết thuốc nào bán theo giá bình ổn, thuốc nào không, giá bình ổn là bao
nhiêu? Ai kiểm soát giá thuốc bán bình ổn tại các hiệu thuốc, ai đảm bảo rằng các cửa
hàng thuốc sẽ không vi phạm cam kết?

……………………………………. Hầu như ngày nào tôi - chủ một thuê bao di động trả
trước của mạng Mobifone cũng nhận được ít nhất một tin nhắn của Tổng đài với các
chương trình quảng cáo: khuyến mãi, nhạc chuông, dịch vụ mới, ...và tuốt tuồn tuột các
chương trình mà Nhà mạng muốn khách hàng biết đến. Điều này là lẽ đương nhiên trong
chiến dịch kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên điều đáng nói là các tin nhắn nội
dung giống nhau nhưng lặp lại liên tục, dù công việc không đến nỗi quá bận bịu và vất
vả nhưng sao tôi đâm ra chán nản và stress với kiểu thông báo liên tục và lặp lại của
Nhà mạng này quá. Chiến lược họ đưa ra là muốn nhắc nhở khách hàng nhưng với kiểu
nhắc nhở thái quá này tôi cho rằng đó là một kiểu khủng bố tin nhắn của Nhà mạng thì
đúng hơn.

3.2.2. Phát triển ý trong đoạn văn


Có ba cách phát triển ý thường gặp: chi tiết hóa, giải thích, cho ví dụ.

Khói đen có chứa nhiều hạt carbon, đó là dấu hiệu cho thấy quá trình cháy diễn ra
không hoàn hảo, thiếu không khí hoặc thừa nhiên liệu diesel, động cơ làm việc không ổn
định và tiêu tốn nhiên liệu. Khói đen thường xuất hiện ngay khi đạp ga nhưng sẽ mất sau
đó vài giây. Bạn dễ dàng bắt gặp hiện tượng này trên những chiếc xe bus cỡ lớn sử dụng
máy dầu. Lái xe đạp ga để tăng tốc khi bắt khách hoặc ở giao lộ, nhiên liệu diesel được
bổ sung để xe tăng công suất và tốc độ, nhưng ngay lập tức gió không đủ, hỗn hợp thừa
nhiên liệu và khói đen xuất hiện. Sau vài giây động cơ làm việc ổn định, khói đen sẽ biến
mất. Nhưng nếu xe vẫn xả khói đen liên tục khi chạy trên đường, có thể động cơ đã gặp
một trong các vấn đề sau đây: Thứ nhất, tắc lọc không khí, đường ống không đủ thông
thoáng hoặc turbo tăng áp làm việc kém hiệu quả, thiếu ôxy để đốt cháy hết nhiên liệu,
khiến sinh ra khói đen, hãy vệ sinh sạch lọc gió trước khi đi tìm nguyên nhân khác. Thứ
hai, máy dầu còn xả khói đen khi sử dụng sai nhiên liệu. Không hiếm những trường hợp
sử dụng sai nhiên liệu hoặc sử dụng nhiên liệu có chất lượng kém do lái xe thiếu kinh
nghiệm hoặc cách làm việc tắc trách của nhân viên cây xăng. Một nguyên nhân nữa là
do hệ thống phun nhiên liệu gặp trục trặc, diesel không được xé tơi do vòi phun kém
29

hoặc áp suất phun không đảm bảo, sai thời điểm phun hoặc phun quá dài làm nhiên liệu
cháy không hoàn toàn.
(VnExpress)

Nhiều sản phẩm máy tính mới đã và đang chạy đua công nghệ với máy tính bảng. Ông
Quốc Khánh, giám đốc kinh doanh công ty Đạt Khang giới thiệu dòng máy tính để bàn
có kích thước gọn bằng cuốn sổ tay của hãng Zotac, Đài Loan. Ông Khánh cho biết, đây
là dòng máy tính sử dụng bộ xử lý tiết kiệm điện của Intel hoặc AMD, trong máy đều có
tích hợp phần xử lý đồ hoạ rời trên bo mạch chủ, có cổng HDMI để nối máy tính trực
tiếp vào tivi LCD. Biến máy vi tính thành một đầu máy xem phim độ nét cao hoặc truy
cập mạng trực tiếp trên tivi, điện năng tiêu thụ chỉ từ 50 – 90W tối đa, giá khoảng 9 –
10,5 triệu đồng/bộ máy. Hãng Sony giới thiệu dòng máy tính xách tay mới cho doanh
nhân với lớp vỏ carbon, trọng lượng chỉ 1,2kg, màn hình 13,3 inch, độ phân giải 1920 x
1080px, cấu hình mạnh Intel Core I7 và có thêm phần thân cắm rời gọi là power media
dock tích hợp phần xử lý đồ hoạ rời, có chức năng nối thêm ba màn hình máy tính, tạo
nên một không gian làm việc rộng rãi. Từ đó, cho phép mỗi màn hình hiển thị một công
việc như: xem chứng khoán, lướt web, xem phim, kiểm tra email cùng lúc… Giá khoảng
64 triệu đồng/máy. Ông Anh Nguyện, giám sát kinh doanh của tập đoàn bán lẻ máy tính
Antec (Úc) cho biết: “Nhằm đa dạng các sản phẩm công nghệ mới, Antec đã giới thiệu
mẫu máy tính Gigabyte Booktop 3 trong 1 cho người tiêu dùng tại Việt Nam”. Đây là
mẫu máy tính bảng gọn nhẹ, có màn hình cảm ứng xoay 360 độ, kết hợp bàn phím và một
đế cắm đứng đặt trên bàn, có thể dùng đế cắm kết hợp với màn hình, bàn phím và chuột,
để dùng như một máy tính để bàn. Hãng HP và MSI cũng bắt đầu giới thiệu dòng máy
tính All-in-one cao cấp có cấu hình mạnh, sử dụng màn hình 21 – 23 inch, điều khiển
cảm ứng đa điểm, có tích hợp đồ hoạ rời, đáp ứng được các nhu cầu giải trí xem phim,
chơi game 3D và tiết kiệm điện 50% nếu so với một hệ thống máy tính để bàn cùng cấu
hình.
(Sài Gòn tiếp thị)

Nhật Bản lo ngại Trung Quốc sẽ gia tăng các hoạt động hải quân ở biển Đông và Thái
Bình Dương, theo báo cáo quân sự thường niên được Nhật Bản công bố hôm nay, 2.8.
“Dựa vào quá trình hiện đại hóa hải quân và không quân Trung Quốc trong những năm
gần đây, tầm ảnh hưởng của nước này chắc chắn sẽ mở rộng ra ngoài các vùng biển kế
cận”, báo cáo viết. Vùng biển mà Nhật Bản tin rằng họ sẽ chạm trán với hải quân Trung
Quốc bao gồm “biển Hoa Đông, Thái Bình Dương cũng như biển Đông”. Nhật Bản vốn
có tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc tại một số hòn đảo ở biển Hoa Đông. Theo
Reuters, nước này dự kiến gia tăng số lượng tàu ngầm từ 16 chiếc lên 22 trong một kế
hoạch được các chuyên gia quân sự đánh giá là hành động chủ yếu để đáp trả tham vọng
tàu sân bay của Trung Quốc. “Sách trắng” của Nhật Bản cũng bày tỏ lo ngại về quá
trình tăng cường lực lượng vũ trang nhanh chóng của Trung Quốc và sự thiếu minh bạch
của nước này trong các chi tiêu quốc phòng.
(Thanh niên)
30

Bài tập: Thực tập phát triển ý theo 3 cách trên.

3.2.3. Viết câu kết luận


Bài tập: Hãy tìm câu kết luận ở các đoạn văn trên, nếu không có thì thử viết câu kết luận.
Bài tập: Thực tập viết đoạn văn và biên tập đoạn văn.

Hướng dẫn cách biên tập:

Tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm ở một công ty khá lớn, nhưng sau
một năm tôi nhận ra rằng công việc này không phù hợp với mình.

Bạn nên nói rõ hơn


Tôi không có được nhiều kinh nghiệm cũng như điều kiện để phát triển và
thăng tiến sau này.

Bạn chưa giải thích tại sao công việc đó nhàm chán.
Đây là một công việc nhàm chán, bộc lộ rõ nhất những điểm khuyết điểm của
tôi trong khi những ưu điểm tôi có được thì không dùng để làm gì cả.
Những ưu điểm nào? Bạn có thể diễn đạt bằng cách khác được không?

Sức khỏe của tôi không được tốt, khả năng giao tiếp còn hạn chế và đặc biệt
là tôi không biết nhậu, mà trong môi trường làm việc của tôi hiện tại thì đó là
những điều cần thiết. Nên dùng từ khác

Nơi tôi làm là một vùng quê hẻo lánh, không bạn bè, người thân, trong khi tôi
lại yêu thích môi trường năng động, đông đúc như ở thành phố.

Có lẽ tôi đã không chọn đúng công việc phù hợp với bản thân.
Lặp lại câu chủ đề.
31

4. MIÊU TẢ VÀ TRẦN THUẬT


4.1. Miêu tả
Đặc trưng của đoạn văn miêu tả là sự hiện diện dày đặc của các tính từ (chỉ kích cỡ, hình
dáng, màu sắc, chất liệu, cảm giác...)

Ngắm Honda GL Pro 1600 ở Sài Gòn

Những năm cuối thế kỷ 20, sở hữu một chiếc Honda GL là niềm mơ ước của nhiều thanh
niên lúc bấy giờ. Xe có động cơ khỏe, sử dụng côn tay và tiếng ống xả mạnh mẽ.

Một chiếc Honda GL Pro 1600 còn nguyên bản được người chơi xe tại Sài Gòn sưu tầm.
Những năm 90 của thế kỷ trước, loại môtô trên 150 phân khối của Honda, GL Pro 1600
khá thịnh hành và luôn được săn đón bởi đây là những mẫu xe mang đậm chất nam tính.
Chúng luôn tạo được ấn tượng bởi vóc dáng khỏe khoắn, động cơ bền bỉ, đặc biệt là âm
thanh mạnh mẽ phát ra từ cụm ống xả.
GL Pro được thiết kế liền mạch, từ chi tiết bình xăng gọn gàng và liền với phần thân xe,
cho đến phần yên liền khối dành cho hai người ngồi. Xe có tay lái cao và rộng, phù hợp
với tư thế ngồi thẳng, khá thoải mái. Đèn pha ở phần đầu xe hình chữ nhật, khỏe khoắn
hơn với cụm đồng hồ kép đặt phía trên cũng được thiết kế hình khối vuông vắn. Ở phía
đuôi xe, cụm đèn hậu, đèn xi-nhan hai bên cũng được thiết thế vuông thành sắc cạnh.
Honda GL Pro 1600 trang bị động cơ 156,7 phân khối xi-lanh đơn, 4 thì, làm mát bằng
gió. Mẫu xe nguyên bản sử dụng hệ thống khởi động bằng giò đạp. Chiếc xe cân bằng và
chắc chắn này có khả năng tăng tốc tốt, phù hợp khi lưu thông trên đường trường bởi
32

động cơ mạnh và bền bỉ. Công suất cực đại 13,8 mã lực tại vòng tua máy 8.500
vòng/phút. Xe sử dụng hộp số 5 cấp.
Chiều cao yên tính từ mặt đất 772 mm. Bình xăng 8 lít và tổng trọng lượng 114 kg. Chiếc
xe vang bóng một thời vẫn được nhiều người chơi xe sưu tầm, giữ gìn như kỷ vật của một
thời trai trẻ.
(Theo VnExpress)

4.2. Trần thuật


Đặc trưng của đoạn văn trần thuật là từ chỉ diễn tiến.

Chấm điểm Uruguay (3-0) Paraguay: Song sát Suarez – Forlan


Uruguay đã có một trận đấu tuyệt hay trước Paraguay với sự tỏa sáng của bộ đôi Luis
Suárez và Diego Forlan.
Ngay từ những phút đầu tiên của trận Chung kết Copa America, Uruguay đã tràn lên tổ
chức tấn công liên tục về phía đối thủ. Khung thành thủ môn Justo Villar đã không ít lần
chao đảo chỉ trong vài phút đầu tiên của hiệp 1.
Với sức mạnh tấn công như vũ bão, chỉ ở phút 12 của trận đấu Uruguay đã có bàn mở tỷ
số nhờ công của tiền đạo Luis Suárez. Khống chế tuyệt hay sau một tình huống bóng đập
chân hàng thủ Paraguay nảy ra, Suárez có cú ra chân nhanh đưa bóng đi chéo góc rất
hiểm hóc đập cột dọc bên trái khung thành Paraguay đi vào lưới.
Có bàn thắng sớm, Uruguay tiếp tục chơi thanh thoát và duy trì áp lực dồn dập lên
khung thành Paraguay. Đã có vô số các cơ hội được tạo ra, nổi bật nhất vẫn là những
pha xử lý của tiền đạo đang khoác áo CLB Liverpool, Suárez và Diego Forlan.
Phút 42 trận đấu, hậu vệ của Paraguay mắc sai lầm khi để Arévalo Rios cướp được bóng
ngay trước vạch 16m50. Nhận đường chuyền thuận lợi từ Rios, Diego Forlan không bỏ
lỡ cơ hội nâng tỷ số lên 2-0 cho Uruguay bằng 1 cú sút trái phá.
Phút 90, khi Paraguay đã dồn toàn bộ đội hình lên hòng kiếm bàn rút ngắn cách biệt,
Uruguay bất ngờ cướp được bóng tổ chức phản công nhanh. Luis Suarez tung đường
chuyền bằng đầu cho Forlan phá bẫy việt vị lao xuống đối mặt thủ môn Justo Villar dứt
điểm ấn định chiến thắng đậm đà 3-0 cho Uruguay.
Trận này, Paraguay cũng đã tạo ra được một vài tình huống nguy hiểm về phía Uruguay
nhưng các chân sút của Paraguay đều tận dụng không thành công.
Với Uruguay, không chỉ có một thế trận tấn công hoàn toàn áp đảo, đội bóng này còn tổ
chức phản công nhanh cực tốt sau mỗi lần Paraguay tấn công.
33

Luôn tỏa sáng trong mỗi đợt lên bóng của Uruguay, Luis Suarez đã chơi tuyệt hay trận
này và được Goal.com cho 8.0 điểm và chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trận. Ghi một cú
đúp, Diego Forlan cũng được 8.0 điểm.
Thắng trận 3-0, Uruguay đã chính thức trở thành nhà vô địch của Copa America.
(Theo Bongda.com.vn)

5. BÌNH LUẬN
5.1. Sự kiện và ý kiến
- Sự kiện là thông tin có thể kiểm chứng để biết đúng hay sai (Bộ phim dài 2 tiếng).
- Ý kiến là điều bạn nghĩ về một đối tượng nào đó (Bộ phim đó không hay).
Sự kiện có thể chứng minh là đúng hay sai, ý kiến không thể chứng minh là hoàn toàn
đúng hay sai mà chỉ có thể có nhiều người đồng ý hay không.
Ý kiến thường chứa đựng đánh giá cá nhân (tốt/xấu, hay/dở, nên/không nên…)
Sự kiện được sử dụng để hỗ trợ cho ý kiến, làm rõ tại sao mình lại có ý kiến như thế,
chứng minh ý kiến của mình là đúng.

5.2. Từ chỉ ý kiến


Có nhiều cách nêu ý kiến trực tiếp, ví dụ Theo tôi, Tôi nghĩ rằng, Tôi cho rằng… nhưng
chỉ khi nói mới nên dùng. Khi viết, nhất là văn báo chí, không nên dùng vì nó khiến
người đọc có cảm tưởng người viết thiếu tự tin. Tốt hơn nên dùng những từ chỉ ý kiến
trung tính như: có thể, nên, phải, cần…

Để nhận ra cái biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử


Trong kỳ thi đại học vừa qua, điểm thi môn sử thấp một cách thảm hại. Nói chung chỉ độ
4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yếu là
điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ một thí sinh có điểm 5 là cao nhất. Vẫn biết chuyện dạy
sử và học sử từ trước đến nay đã có nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng một kết quả như năm
34

nay thực sự làm cho xã hội xôn xao, và làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục, các nhà
sử học, các thầy giáo, học sinh và cha mẹ học sinh.
Đây là chuyện hết sức nghiêm túc, nên cũng phải nói với nhau rất nghiêm túc
Hãy coi trọng các giá trị tinh thần
Những biến chuyển thời đại đòi hỏi hơn bao giờ hết phải coi trọng khoa học xã hội nhân
văn, trong đó có sử và môn sử (và cả môn văn nữa, mà kết quả vừa rồi cũng chẳng hay
ho hơn mấy). Đứng trước những vấn đề như vậy, cách đây mấy năm, trường đại học
Harvard của Mỹ đã rà soát lại toàn bộ chiến lược của họ, và nghiêm khắc nhận ra, mặc
dù đã cố gắng rất nhiều, họ vẫn còn coi trọng chưa đủ các môn xã hội nhân văn và quyết
chuyển hướng mạnh mẽ hơn nữa vào các môn ấy. Bởi vì đối với bất cứ xã hội nào, ở bất
cứ thời đại nào, khi khoa học kỹ thuật công nghệ càng phát triển thì càng khẩn thiết hơn,
chính khoa học xã hội nhân văn là hết sức cần thiết để giữ cái nền bền chắc cho xã hội
và con người. Nó làm cho con người dẫu có khoa học công nghệ cao đến đâu, vật chất
nhiều đến đâu, cũng vẫn còn là con người chứ không phải là những cái máy khô cằn,
nhất là những cái máy chỉ biết hau háu làm ra tiền và nhai tiền. Nó giữ cho nhân loại
còn là nhân loại, chứ không là một đống những vật tinh xảo mà vô cảm và vô lương. Một
xã hội quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn là một xã hội suy đồi. Một nền
giáo dục trong thực tế liệt khối C xuống hạng bét, để cho “chuột chạy cùng sào mới vào
khối C”, là một nền giáo dục bế tắc. Và đừng nói rằng điều đó không liên quan gì đến tội
ác gia tăng trong xã hội, và cả trong học đường, làm nhức nhối toàn xã hội. Tất nhiên,
vấn đề ở đây lớn hơn vấn đề giáo dục, lớn hơn vấn đề của ngành giáo dục, nhưng muốn
nói gì thì nói, ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm chính. Bởi vì nó được sinh ra, xã hội
bỏ tiền mồ hôi nước mắt ra nuôi nó, là để nó làm trước hết công việc ấy: giữ cái nền
bình ổn lâu dài vững chãi cho xã hội, cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Quả đã đến lúc cần rà soát lại một cách căn bản toàn bộ chiến lược của nền giáo dục
này; và câu hỏi căn bản, đầu tiên là: nó định chế ra máy hay đào tạo ra người? Nếu đào
tạo ra người thì nhất thiết không vì bất cứ lý do gì có thể để mặc cho khối C lủi thủi như
vậy, không thể coi kết quả thảm hại của thi sử năm nay là bình thường. Bởi vì đấy không
chỉ là chuyện kết quả học sử, thi sử như thế nào, mà là dấu hiệu con người coi nhẹ các
giá trị tinh thần và nhân văn!
Nhìn vào lõi của vấn đề
Mấy hôm nay nhiều người đã bàn tán xôn xao về sự cố này, và nhiều ý kiến đã tập trung
vào cách dạy và học sử. Chắc đều đúng. Tuy nhiên hình như cũng chưa đến lõi của vấn
đề. Hẳn ai cũng biết trong các môn học ở trường hiện nay, bị học sinh sinh viên chán
nhất, ghét nhất, do đó cũng học kém nhất, học một cách đối phó nhất, kết quả tất cũng tệ
nhất là môn sử và môn văn – cùng một vài môn khác thuộc cái gọi là “chương trình
cứng”. Vì sao? Rất đơn giản vì đó là những môn bị chính trị hoá nhiều nhất, nặng nề
nhất! Chính trị chắc chắn không có gì là xấu, trái lại là khác. Học chính trị là quá cần
thiết, và có thể dạy thật hay. Nhưng sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị, không thể
và hoàn toàn không nên lẫn lộn, dùng cái này để làm cái kia, đem cái này làm công cụ
cho cái kia. Mỗi môn có chức năng riêng không thể thay thế của nó để làm nên con
người ra người.
35

Học sử, học văn như thế, thú thật đến tôi cũng chán ghét, và đi thi chưa chắc đã được 0,5
điểm như thí sinh tội nghiệp vừa rồi.
Gần đây, giáo sư Ngô Việt Trung, viện trưởng viện Toán học Việt Nam, đã nói rất thẳng
thắn: Phải tách khoa học ra khỏi thế quyền. GS Hoàng Tuỵ thì nói: Phải “thế tục hoá”
nền giáo dục của chúng ta. Ai cũng biết cuộc cách mạng về giáo dục ở châu Âu đưa đến
nền giáo dục hiện đại rực rỡ ngày nay, là kết quả tuyệt vời của cuộc đấu tranh thế tục
hoá giáo dục, giải phóng giáo dục ra khỏi kiềm chế lâu dài của nhà thờ. Cần hiểu lời
Hoàng Tuỵ trong ý nghĩa đó.
Nhân nói chuyện sử, xin kể điều này, ở Pháp có một tổ chức do các nhà sử học độc lập
lập ra, tên là CVUH (Comité de Vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch
là Ủy ban Cảnh giác đối mặt với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng. Vậy đó,
lịch sử luôn rất dễ bị lợi dụng, thậm chí bóp méo, cắt xén, cắt nghĩa tuỳ tiện bởi các thế
lực khác nhau nhằm làm công cụ cho những mục đích phi lịch sử. Ở nhà trường, cảnh
giác với lợi dụng này càng phải ráo riết hơn. Học lịch sử cũng tuyệt nhiên không cần
nhớ thuộc lòng đến mụ mị bất cứ ngày tháng phiền phức và vô ích nào, khi chúng ta
đang sống trong thời đại chỉ cần nhẹ tay nhấp chuột là ra tất cả. Học sử là để có cái mà
không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ
lùng và tất yếu của lịch sử, để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân
độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

NGUYÊN NGỌC
(Theo Sài Gòn Tiếp thị)

6. SO SÁNH
So sánh là chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hoặc nhiều đối tượng.
So sánh đặc biệt cần thiết đối với báo chí.

6.1. Tổ chức đoạn văn so sánh


Có hai cách tổ chức đoạn văn so sánh:
So sánh toàn cục: nêu các đặc điểm chính ở đối tượng A, sau đó vừa nêu các đặc điểm
chính ở đối tượng B vừa so sánh với đối tượng A.
So sánh từng điểm: nêu và so sánh điểm tương đồng/ tương phản thứ nhất ở đối tượng A
và B, rồi điểm thứ hai…

So sánh 3 máy tính bảng: HP TouchPad, Motorola Xoom và iPad


Ba máy tính bảng HP TouchPad, Motorola Xoom, iPad tuy có kiểu dáng gần giống nhau,
nhưng giữa chúng có khá nhiều khác biệt về cả phần cứng lẫn phần mềm.
36

Nếu bỏ qua kích thước màn hình chạm 10 inch, cả ba máy tính bảng HP TouchPad (vừa
ra mắt vào ngày 9/2/2011), Motorola Xoom (sẽ ra mắt vào cuối tháng này), và Apple
iPad đều có những khác biệt đáng kể.
Về kích thước và trọng lượng, TouchPad gần giống iPad, màn hình 9,7 inch, độ phân
giải 1024x768 pixel. Motorola Xoom có màn hình lớn hơn (10,1 inch) và độ phân giải
cao hơn (1280x800 pixel).
Touchpad dùng bộ xử lý Snapdragon 2 nhân của hãng Qualcommn. Xoom cũng có bộ xử
lý 2 nhân, nhưng dùng chip Tegra 2 của Nvidia. Chỉ iPad dùng bộ xử lý A4 1 nhân.
iPad có 256MB RAM, trong khi TouchPad và Xoom đều có 1GB RAM. Bộ xử lý tốc độ
cao sẽ giúp máy tính bảng mở ứng dụng và xử lý tác vụ nhanh hơn, RAM giúp việc xử lý
đa nhiệm hiệu quả hơn.
TouchPad sẽ có 2 phiên bản 16GB và 32GB, còn Xoom chỉ một phiên bản 32GB. iPad có
3 phiên bản 16GB, 32Gb và 64GB. Chỉ Xoom hỗ trợ khe gắn thẻ nhớ SD Card mở rộng.
Hiện TouchPad chỉ ra mắt phiên bản Wi-Fi, phiên bản 3G sẽ có sau một thời gian.
Ngược lại, Xoom sẽ ra mắt phiên bản 3G, còn phiên bản Wi-Fi sẽ ra mắt sau. iPad có cả
2 phiên bản Wi-Fi và 3G.
Motorola cho biết Xoom sẽ hoạt động trên mạng Verizon, trong khi iPad hoạt động với
mạng AT&T.
TouchPad chỉ có 1 camera phía trước hỗ trợ thoại có hình (video call). Xoom có 2
camera (1 phía trước, 1 phía sau), trong khi iPad không có camera nào. iPad không
được trang bị loa stereo và con quay hồi chuyển như TouchPad và Xoom.
Một điểm khác biệt đáng chú ý của 2 đối thủ iPad là: TouchPad có thể sạc pin không cần
dây, dùng với phụ kiện; và Xoom có thể chiếu phim HD.
Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất giữa 3 máy tính bảng này là hệ điều hành.
HP TouchPad là máy tính bảng đầu tiên chạy hệ điều hành WebOS - hệ điều hành của
Palm, và hiện Palm thuộc về HP. TouchPad có cách thức tổ chức các ứng dụng theo
nhóm (card-stack) tương tự trên điện thoại thông minh Palm.
Motorola Xoom dùng hệ điều hành Android 3.0 (tên mã Honeycomb). Hệ điều hành này
được Google thiết kế dành riêng cho máy tính bảng, với giao diện mới, nhiều khác biệt
so với giao diện của các phiên bản Android hiện tại.
iPad dùng hệ điều hành iOS, quen thuộc với bất kỳ ai từng dùng qua iPhone hay iPod
Touch.
iPad là máy tính bảng tiên phong, vì vậy hiện nay có trên 60.000 ứng dụng tương thích
với iPad. TouchPad và Xoom cũng có thể dùng các ứng dụng hiện có dành cho điện
thoại thông minh chạy WebOS hay Android. Tuy nhiên các ứng dụng này có thể sẽ không
thể hiện hết tính ưu việt trên màn hình lớn, độ nét cao của máy tính bảng.
Một điểm khác biệt cũng khá quan trọng, đó là giá cả. iPad hiện có giá thấp nhất là 499
đô la Mỹ (499USD, ~ 10 triệu đồng). Xoom có thể sẽ có giá từ 799 đô la Mỹ (799USD,
~16 triệu đồng), HP hiện chưa công bố giá TouchPad.
37

Tuy nhiên, ở đây chúng ta đang so sánh TouchPad và Xoom với iPad phiên bản đầu. Sắp
tới Apple ra mắt iPad 2 với nhiều cải tiến đáng giá.

(Theo PCWorld)

6.2. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu – một dạng đặc biệt của so sánh

Ưu và nhược của nhà lệch tầng

Bản chất nhà lệch tầng là sự khác biệt về cao


độ giữa các tấm sàn hoặc các không gian. Vì
vậy, làm nhà cao tầng cần phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, chẳng hạn như tính chất sử dụng không
gian, sở thích cá nhân, nhân khẩu trong gia
đình, diện tích...
38

Có thể xuất phát từ sự cảm thấy đơn điệu trong những không gian nhà ống vốn đều và thẳng,
nên người ta muốn thay đổi, nhất là khi điều kiện mặt bằng chật hẹp hoặc bị gò bó vào một
khuôn khổ nhất định thì việc thay đổi các cao độ sẽ mang lại dáng vẻ lạ lẫm, mới mẻ cho
không gian, đồng thời kèm theo nhiều ưu điểm khác.
Ưu điểm đầu tiên của nhà lệch tầng là giải quyết được vấn đề thông thoáng (khi kết hợp với
cầu thang, giếng trời) vì các tấm sàn không kéo dài suốt mà thay đổi và tạo những ống hút
gió xiên giữa tầng này với tầng kia (tất nhiên phải có lối cho gió vào). Thứ hai, tầm nhìn
giữa các tầng đa dạng, phong phú, khả năng quan sát và đi lại thoải mái, không nhàm chán.
Cầu thang sau khoảng chục bậc lại có thể đi vào được một tầng. Do đó, đa số các ngôi nhà
lệch tầng đều có chung cảm giác "là lạ", tạo cảm giác căn nhà như có nhiều không gian,
nhiều tầng và nhiều sự hấp dẫn. Ưu điểm tiếp theo là sử dụng không gian hữu dụng hơn,
chẳng hạn những khu phụ để xe, kho, phòng cho người giúp việc... đặt nơi tầng trệt không
cần cao, bên trên là phòng khách hoặc bếp. Lệch tầng, có thể làm cao độ trần tùy thích,
không giống như nhà thẳng tầng có chiều cao "cứng".
Thế nhưng, nhà lệch tầng cũng có không ít nhược điểm. Thứ nhất là tổng thể ngôi nhà về
mặt giao thông bị chia ra bởi các cao độ khác nhau nối với nhau bằng cầu thang nên gây
một số bất tiện, chẳng hạn như cứ ra khỏi cửa phòng là phải lên xuống cầu thang, nhất là
với nhà nhỏ. Điều này không phù hợp với người cao tuổi, trẻ em hoặc người tàn tật. Nếu
không làm toilet riêng theo từng tầng thì xảy ra tình trạng từ tầng này phải lên tầng kia dùng
toilet. Về cao độ, nhà lệch tầng có thể sẽ không phù hợp với một số quy hoạch có bắt buộc
khống chế chiều cao từng tầng. Nhược điểm nữa là ở nhà lệch tầng, tỷ lệ chiếm chỗ của ô
cầu thang và các chiếu nghỉ thang luôn lớn. Về mặt cơ động và đa năng hóa không gian, nhà
lệch tầng cũng không linh hoạt bằng nhà thẳng tầng vì không gian bị giới hạn khi đi lại, chỉ
phong phú trong điểm nhìn. Ngoài ra, khi thiết kế và thi công nhà lệch tầng đòi hỏi tính toán
kỹ cốt cao độ và bậc thang. Một số nhà thầu thường tận dụng lý do này để tính giá thi công
lệch tầng cao hơn.
Trong trường hợp nhà hẹp và dài, lệch tầng có thể kết hợp với không gian cầu thang để
thông thoáng chiếu sáng cho phần giữa nhà. Nhưng với dạng mặt bằng ngắn hoặc gần
vuông, làm thẳng tầng hoặc áp dụng kiểu cầu thang thay đổi vị trí sẽ có tiện lợi về diện tích.
(Theo Nhà Đẹp)

7. LẬP DÀN Ý VĂN BẢN


7.1. Dàn ý và các yêu cầu của dàn ý
Dàn ý bắt đầu bằng luận điểm chính, sau đó là tổ chức của các luận cứ theo trình tự, cuối
cùng là kết luận.
Viết dàn ý sẽ giúp bạn:
- nhận thức rõ trước khi viết rằng mình sẽ phải viết gì trong từng phần;
- tổ chức bài viết rõ ràng, tập trung và khoa học;
- không bỏ qua điểm quan trọng nào cả.
Dàn ý phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
39

- chặt chẽ (các ý chính phải theo đúng trình tự, các ý hỗ trợ luận cứ cũng phải theo
đúng trình tự)
- tập trung (các ý chính phải làm rõ cho luận điểm chính, các ý nhỏ phải làm rõ cho ý
chính, các chi tiết phải làm rõ cho ý nhỏ)

7.2. Cách tổ chức một dàn ý chặt chẽ


Chọn cách tổ chức phù hợp với dạng văn bản
Trần thuật: trình tự thời gian
Miêu tả: trình tự vị trí, hình dáng, kích cỡ…
So sánh: trình tự luận điểm
Bình luận: trình tự theo tầm quan trọng
Bài tập: Tìm luận điểm chính, các ý lớn, ý nhỏ và chi tiết trong văn bản sau. Vẽ lại dàn ý.

Hãy nói lời xin lỗi


Sống ở VN, nhiều lần tôi bị hụt hẫng trong những tình huống chỉ nhận được những cái
ngoảnh mặt làm ngơ, sự im lặng thay vì lời xin lỗi làm dịu lòng.
Tuần trước trên đường đi ăn tiệc, tôi đã tấp vào một trạm xăng bên đường để đổ xăng.
Nhân viên trạm xăng vô ý bơm quá đầy và làm xăng văng vào áo mới tôi đang mặc. Quá
bất ngờ tôi không còn nói được gì, chỉ nhìn chằm chằm vào mặt anh ấy.
Người nhân viên lúc đó cũng không nói gì và vờ làm ngơ, chăm chăm đổ xăng cho xe
khác. Tôi cảm thấy thật sự giận dữ và bối rối, tại sao anh ấy không nói lời xin lỗi?
Lần khác khi ăn phở, tôi tình cờ phát hiện miếng nilông nhỏ trong tô phở. Khi tôi nói
chuyện này với người phục vụ và quản lý quán phở, họ chỉ nhìn chằm chằm vào tôi. Sau
đó, họ mang cho tôi một tô phở khác nhưng chẳng buồn nói xin lỗi hay tỏ vẻ hối tiếc.
Với thái độ dửng dưng của nhân viên phục vụ và người quản lý, tôi chẳng muốn ăn nữa,
chỉ tính tiền ra về và tự hứa sẽ không bao giờ trở lại quán phở đó nữa. Tôi tự hỏi không
biết nhân viên trong quán phở có cùng nhau xem xét lại tai nạn nói trên để rút kinh
nghiệm?
Nhiều năm sống ở VN, tôi nhận thấy người Việt không muốn thừa nhận mình sai và nói
lời xin lỗi. Mặc dù rõ mười mươi là lỗi của mình, họ cũng chỉ phản ứng bằng cách im
lặng, lảng tránh, thậm chí cãi lại thay vì thú nhận lỗi lầm của mình trước mặt người
khác.
Tôi đã vướng vào một vụ đôi co vì đối phương không muốn nhận mình đã sai. Lần đó tôi
đi bệnh viện và phải điền đơn bảo hiểm để được miễn giảm khi thanh toán. Mặc dù tôi đã
điền đơn rồi nhưng nhân viên ở quầy cứ khăng khăng là tôi chưa làm.
Sau đó tôi phát hiện cô nhân viên vô tình để quên đơn tôi đã điền đâu đó. Tại sao cô ấy
phải tranh cãi với tôi thay vì thừa nhận mình đã làm mất đơn, rồi nói lời xin lỗi và nhẹ
nhàng đề nghị tôi điền đơn lại?
40

Từ nhỏ bố mẹ đã dạy tôi nói lời xin lỗi khi làm điều gì sai. Ngược lại, họ cũng xin lỗi tôi
khi họ sai. Tôi lớn lên trong môi trường mà mọi người nói lời xin lỗi để bày tỏ sự quan
tâm, tình thương yêu và tôn trọng lẫn nhau. Thật vậy, dạy xin lỗi phải được bắt nguồn từ
gia đình, nhà trường. Thế nhưng theo tôi thấy ở VN, nhiều người lớn luôn muốn chứng tỏ
mình đúng và ít khi xin lỗi trẻ nhỏ. Như vậy thì làm sao làm gương cho trẻ và dạy trẻ thói
quen nói xin lỗi?
Tôi công nhận đây là do sự khác biệt văn hóa mà gốc rễ, theo tôi, có thể là nỗi sợ mất
mặt của người Việt. Ở phương Tây chúng tôi cũng coi trọng thể diện của mình nhưng
không đến nỗi giả vờ, làm ngơ sai phạm của mình để tổn thương người khác.
Theo tôi, không có gì xấu khi lầm lỗi và nói lời xin lỗi vì mọi người thường đứng lên từ
sai lầm của mình và của người khác nữa. Biết nhận lỗi sẽ làm quan hệ giữa con người
với con người trở nên tốt đẹp hơn.
Hãy thử tưởng tượng nếu có va quẹt trên đường và một hoặc hai bên nói xin lỗi trước thì
sẽ không có những vụ tranh cãi, làm tắc nghẽn giao thông. Trong công ty, thay vì đổ lỗi
cho nhau thì hãy mạnh dạn thừa nhận lỗi của mình để quan hệ đồng nghiệp tốt hơn, công
việc trở nên thuận lợi hơn.
Nếu bạn làm điều gì sai, hãy nhìn nhận và nghĩ xem lần sau bạn làm tốt hơn bằng cách
nào. Né tránh lỗi lầm của mình hay đổ cho người khác càng làm bạn mất mặt hơn với
nhiều người.
ALISON R. BISHOP (người Mỹ) - PHƯƠNG THÙY ghi
(Theo Tuổi trẻ)

8. MỞ ĐẦU VÀ KẾT LUẬN


8.1. Mở đầu
Đoạn mở đầu tốt:
- Chiếm không quá 1/5 chiều dài văn bản.
- Thu hút sự chú ý của độc giả
- Nêu rõ chủ đề và thông tin nền
- Nêu quan điểm chính của tác giả về vấn đề
Đoạn mở đầu không tốt:
- Không nói rõ chủ đề.
- Đưa ra quá nhiều hoặc không đủ thông tin về chủ đề.
- Không nêu rõ luận điểm
Để viết đoạn mở đầu hấp dẫn, bạn có thể:
- Đưa ra những sự kiện hay thống kê gây chú ý
- Kể lại một câu chuyện hay
41

- Đưa ra một trích dẫn thú vị

8.2. Kết luận


Đoạn kết luận tốt:
- Tóm tắt được các ý lớn trong bài
- Nhấn mạnh luận điểm chính
- Có thể nói thêm về điều bạn muốn độc giả thực hiện.

9. TÓM TẮT VĂN BẢN


9.1. Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản:
- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, dứt khoát lược bỏ các thông tin không cần thiết đối với mục
đích tóm tắt.
- Phản ánh trung thành các luận điểm, tư tưởng chính của văn bản gốc, không được thêm
thắt hay xuyên tạc.
- Tránh sử dụng lại nguyên vẹn các câu chữ của văn bản gốc.

9.2. Một số kỹ thuật tóm tắt văn bản


- Tìm hoặc tự xác định chủ đề của từng phần hoặc từng đoạn trong văn bản, xác định chủ
đề chung và nội dung hạn định về chủ đề của văn bản.
- Bằng một hoặc vài câu thích hợp, diễn giải lại chủ đề, chú ý làm nổi rõ những nội dung
hạn định về chủ đề.
- Diễn giải và liên kết các nội dung đã có thành một văn bản hoàn chỉnh, ngắn gọn, sử
dụng những từ ngữ liên kết thích hợp.
Bài tập: Tóm tắt văn bản sau trong vòng 30 chữ.

Nhiều trẻ chết oan vì cha mẹ quên dạy kỹ năng tự vệ

Sau tai nạn đuối nước thương tâm của 4 em nhỏ ở Từ Liêm, Hà Nội, dư luận xót xa,
trách đơn vị công thiếu trách nhiệm, không lập rào chắn. Tuy nhiên, đây cũng là bài học
cảnh tỉnh các bậc phụ huynh sớm dạy con nhận biết và tránh xa nơi nguy hiểm.
Sau rằm tháng bảy, 4 em nhỏ rủ nhau đi tắm rồi chết đuối dưới ao nước công trình đang
thi công (không có biển báo) tại huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là hai cặp anh em, trong
đó, cháu nhỏ nhất 11 tuổi, cháu lớn nhất đã 14 tuổi.
"Trong sự việc đau lòng này, ngoài nguyên nhân khách quan như đơn vị thi công không
có rào chắn, cắm biển báo, thì có thể thấy một phần do các em thiếu kỹ năng tồn tại một
42

cách hợp lý, như nhận biết được mối nguy hiểm và bảo vệ mình trước những hoàn cảnh
hoặc sự việc tiềm ẩn rủi ro", nhà giáo Đặng Thị Lệ Thủy, Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng
sống Smile's House (Hà Nội) nhận xét.
Theo nhà giáo, lửa, nước, điện, nước sôi, người lạ, những tệ nạn, trò chơi không lành
mạnh... là những hoàn cảnh và sự việc tiềm ẩn rủi ro. Người lớn phải giúp trẻ có nhận
thức rõ ràng và có kỹ năng quản lý bản thân thì mới có những ứng xử đúng trong hoàn
cảnh. Tuy nhiên, thực tế, không ít phụ huynh chưa chú ý tới điều này.
Mỗi lần chở con đi học bằng ô tô, chị Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) thường thót tim khi thấy
con lao như cắt từ trong xe ra ngoài đường hay chạy xuống đuôi xe để sang đường, khi
mẹ vừa đỗ xuống. Một người bạn chứng kiến việc này đã nói với chị: “Sao lại để bọn trẻ
làm như vậy, chúng có thể bị tông bất cứ lúc nào”. Chị Ngọc than thở: “Biết vậy nhưng
mắng bao lần mà chúng có chịu nghe đâu”.
Nhiều trẻ rất thích thú lội nước khi trời mưa, bố mẹ chỉ hò hét con “không được nghịch”
hay “bẩn quá”… mà quên không nói cho con biết rằng, dưới làn nước đục ngầu kia có
rất nhiều nguy hiểm rình rập: con có thể bị kim tiêm, mảnh sành, mảnh kính đâm phải,
hay ngã vào cống nước, hố ga…
Nhà giáo Đặng Thị Lệ Thủy cho biết, những trường hợp trên có thể dễ dàng bắt gặp
hằng ngày, hằng giờ ở xung quanh ta. Thực tế, trẻ em ở nước ta, nhất là ở các thành phố,
kỹ năng tự bảo vệ rất kém, mà lỗi chính là ở người lớn.
"Xã hội càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mối nguy. Bố mẹ thường sợ hãi, lo lắng, tìm
cách ngăn cấm gay gắt con trước các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ vì sao và
hậu quả có thể xảy ra. Điều này khiến trẻ, do tâm lý lứa tuổi vốn ham khám phá, lại càng
tò mò. Trẻ sẽ không thể hiểu những từ chung chung khi bị người lớn mắng như 'nghịch
dại', 'nguy hiểm'... ", bà chia sẻ.
Bên cạnh đó, các phụ huynh thường có thói quen làm hộ con mọi việc và cho rằng mình
sẽ luôn bảo vệ con trước những tình huống rủi ro. Thực tế, bố mẹ không thể luôn bên
cạnh con, nên hãy hướng dẫn trẻ có thể tự phục vụ mình, nhận biết được những gì nguy
hiểm cần tránh. Chẳng hạn, khi trẻ đã lớn, thay vì pha sữa cho chúng, hãy hướng dẫn
con biết rót nước nóng sao cho không đầy quá, biết cầm cốc sao cho không bị bỏng, rồi
cách sử dụng dao để không làm đứt tay...
Khi trẻ còn nhỏ cần dạy con biết các mối nguy hiểm tránh xa: nước nóng, cháo nóng,
quạt đang quay, ổ điện... Ở tuổi này, trẻ chưa thể hiểu được những điều phức tạp nên cần
nói rõ ràng, đơn giản, chỉ ra cho con cụ thể, cái nào không được sờ vào, không được đến
gần, bằng hình ảnh chứ không chỉ bằng ngôn từ. Có thể cho trẻ nhìn thấy, cảm thấy sự
nguy hiểm bằng sự tiếp xúc trực tiếp dưới sự giám sát chặt chẽ.
Chị Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cậu con trai của chị rất hiếu động. Cháu thường
thích đến gần nồi cơm điện khi hơi bốc nghi ngút hay cho tay vào quạt khi cánh đang
quay. Nhắc nhở nhiều lần không được, chị đã dùng cách: Khi nồi cơm đang bốc hơi thì
cầm tay cu cậu dí vào gần, thấy nóng cháu rụt lại ngay và lần sau không dám bén mảng
tới đó nữa. Chị cũng thử tắt quạt và đợi khi cánh quay chậm lại thì cho tay cháu vào,
thấy bị đau, cháu sợ cũng không dám nghịch trò này nữa.
43

Nhà giáo Lệ Thủy cho rằng, cách dạy trực quan này rất hiệu quả với trẻ nhỏ bởi khi có
sự trải nghiệm trẻ sẽ phải tự rút ra bài học. Tuy nhiên, người lớn cần giám sát và chủ
động đảm bảo an toàn cho con khi áp dụng điều này, không để cho trẻ tự trải nghiệm bởi
có thể để lại hậu quả lớn."Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên bố mẹ phải
thực sự bắt tay ngay, thực hiện luôn từ khi trẻ còn nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi
mọi sự xảy ra rồi mới lo lắng, cuống cuồng. Để dạy được con cần kiên nhẫn điều này,
kiên nhẫn từng ngày, mất công chứ không chỉ là dặn dò xuông", nhà tâm lý nói. Bà cũng
cho biết, bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho con, cần dạy trẻ những điều đơn giản nhất,
từ những sinh hoạt hằng ngày, như khi bật bếp ga có mùi ra sao, lúc đó nên làm thế
nào... Bên cạnh đó, hằng ngày hãy cùng con chơi những trò chơi tình huống, đố con nói
gì, làm gì khi ở trong các hoàn cảnh khó khăn (lúc lạc đường, khi bị người lạ rủ đi chơi,
khi ở nhà một mình và có sự cố xảy ra...). Ngoài ra, mỗi câu chuyện, những tai nạn nhìn
thấy, nghe thấy trên các phương tiện truyền thông đều có thể biến thành bài học chia sẻ
với trẻ, giúp con hiểu trong tình huống đó nên làm gì, vì sao bị như thế... thay vì chỉ
mang ra làm câu chuyện phiếm giữa người lớn với nhau. Bà Thủy cũng cho rằng, các
trường học cũng nên có chương trình chính khóa về các kỹ năng cụ thể dạy trẻ cách tự
bảo vệ mình, quản lý bản thân.
(Theo VnExpress)

10. TỔNG THUẬT VĂN BẢN


Đây là kỹ năng giới thiệu và trình bày lại những thông tin cơ bản rút ra từ văn bản gốc
cùng chủ đề hoặc có mối liên hệ nào đó với chủ đề.
Cũng như khi tóm tắt văn bản, việc lựa chọn các thông tin để đưa vào tổng thuật cũng
như thứ tự sắp xếp thông tin phụ thuộc rất nhiều vào mục đích cuối cùng mà việc tổng
thuật hướng tới.
Tổng thuật có thể được thực hiện một cách thuần túy khách quan hoặc có thể kèm theo sự
đánh giá chủ quan nào đó của người tổng thuật.
Các khâu chủ yếu của việc tổng thuật:
- Xác định bối cảnh của văn bản/loạt văn bản được lựa chọn làm đối tượng cho việc tổng
thuật. Nếu các văn bản gốc cùng bàn về một chủ đề nhưng lại ra đời vào những thời điểm
khác nhau thì cần xác định lai lịch, lịch sử vấn đề của đối tượng được tổng thuật.
- Đọc các văn bản gốc và tóm lược các ý cơ bản nhất.
- Vạch một dàn ý tóm tắt cho bài tổng thuật.
- Viết tổng thuật, chú ý vừa nêu các thông tin cơ bản trong từng văn bản gốc, vừa nêu rõ
mối liên hệ giữa các văn bản gốc với nhau.
Bài tập: Tổng thuật các bài viết trên báo nói về sự biến động của giá vàng trong tháng
vừa qua.
44

11. KIỂM TRA LỖI (proofreading)


11.1. Lỗi chính tả
Chính tả, hiểu một cách đơn giản, là cách viết chữ được coi là chuẩn. Chính tả là vấn đề
phổ quát đối với mọi thứ chữ viết ghi âm trên thế giới, do những nguyên nhân sau:
- Sự “trật khớp” giữa âm và chữ.
- Sự tồn tại song song của những biến thể phương ngữ khác nhau.
Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng những cách sau:
- Tập phát âm cho đúng.
- Tập thói quen tra từ điển mỗi khi gặp một từ mình không biết chắc chắn cách viết, và
ghi nhớ ngay sau khi tra.
- Dùng các mẹo chính tả (lưu ý các mẹo bao giờ cũng có ngoại lệ).
11.1.1. Lỗi về thanh điệu
Tiếng Việt có tất cả sáu thanh điệu, được ghi bằng năm dấu thanh (/\( ~ .), thanh ngang
không có dấu thanh. Hiện tượng ghi sai thanh điệu chỉ xảy ra ở hai thanh hỏi, ngã và phổ
biến ở người miền Trung, miền Nam.
Có thể khắc phục phần nào lỗi viết sai hỏi ngã bằng các mẹo sau đây:
a. Mẹo “Chị Huyền mang nặng ngã đau – Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành” –
áp dụng cho TỪ LÁY
Âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có thanh hỏi: bảnh bao, bỏ bê, da dẻ, dai
dẳng, dư dả, đon đả, gây gổ, hả hê, hở hang, lẻ loi, leo lẻo, mỏng manh, mở mang,
nể nang, nham nhở, nhỏ nhoi, thong thả, thơ thẩn, rủ rê, sa sả, vui vẻ, xây xẩm,
nông nổi v.v.. Lưu ý các trường hợp ngoại lệ: khe khẽ, lam lũ, ngoan ngoãn, trơ
trẽn, ve vãn…
Âm tiết có thanh sắc đi với âm tiết có thanh hỏi: bé bỏng, bóng bẩy, bướng bỉnh,
cáu kỉnh, cứng cỏi, gởi gắm, gắng gỏi, gắt gỏng, khấp khởi, kháu khỉnh, hắt hủi,
hóm hỉnh, hiểm hóc, hớn hở, lắt lẻo, lấp lửng, láu lỉnh, lém lỉnh, mát mẻ, mới mẻ,
nhắc nhở, nức nở, nhảm nhí, phấp phỏng, rải rác, rẻ rúng, rác rưởi, tấp tểnh, tỉnh
táo, thẳng thắn, thẳng thớm, thảm thiết, trắng trẻo, trống trải, vất vưởng, vớ vẩn,
vắng vẻ, xấp xỉ, xó xỉnh, xối xả...
Âm tiết có thanh huyền với âm tiết có thanh ngã: bão bùng, bẽ bàng, buồn bã,
còm cõi, chồm chỗm, dễ dàng, đẫy đà, hãi hùng, hỗn hào, hững hờ, kĩ càng, lỡ
làng, lững lờ, mùi mẽ, mỡ màng, não nề, não nùng, ngỡ ngàng, phè phỡn, phũ
phàng, rành rẽ, rõ ràng, rầu rĩ, rền rĩ, rũ rượi, sàm sỡ, sỗ sàng, sững sờ, sừng sững,
tầm tã, tẽn tò, trễ tràng, tròn trĩnh, vững vàng, vỗ về, vờ vĩnh, vòi vĩnh, vẽ vời,
xoàng xĩnh... Lưu ý các trường hợp ngoại lệ: bền bỉ, chàng hảng, chồm hổm, mình
mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, sừng sỏ.
Âm tiết có thanh nặng đi với âm tiết có thanh ngã: bụ bẫm, chễm chệ, chững
chạc, chặt chẽ, chập chững, dạn dĩ, doạ dẫm, dựa dẫm, đẹp đẽ, đĩnh đạc, gạ gẫm,
45

gãy gọn, gỡ gạc, gặp gỡ, gần gũi, giãy giụa, giặc giã, gọn ghẽ, hợm hĩnh, khập
khiễng, lạnh lẽo, lặng lẽ, lạc lõng, lọc lõi, não nuột, nhạt nhẽo, nhễ nhại, nhẵn
nhụi, ngặt nghẽo, nghễu nghện, ngỗ ngược, õng ẹo, quạnh quẽ, rộn rã, rộng rãi, rũ
rượi, sạch sẽ, thưỡn thẹo, vạm vỡ, vặt vãnh, vội vã... Lưu ý các trường hợp ngoại
lệ: gọn lỏn, nhỏ nhặt, vỏn vẹn.
Từ láy lặp vần thì thanh điệu ở 2 tiếng giống nhau: lã chã, lả tả, lải nhải, lảng
vảng, lẩm bẩm, lẩn thẩn, lẩy bẩy, lẽo đẽo, lõm bõm, lõng bõng, lỗ chỗ, lổm ngổm,
lởm chởm, lởn vởn, lủng củng, lững thững, lảo đảo, tẩn mẩn, tủn mủn, xởi lởi, cũ
kĩ, đủng đỉnh, hể hả, hổn hển, khủng khỉnh, lỏng lẻo, mũm mĩm, nhõng nhẽo, tủm
tỉm, thủng thỉnh...
b. Mẹo “Lãi-Lời-Lợi” và “Tản-Tán-Tan” – áp dụng cho một số TỪ ĐƠN GẦN
NGHĨA
Ðối với một số từ đơn âm, chúng ta cũng có thể dựa trên luật huyền-nặng-ngã và
hỏi-không-sắc đã trình bày để rút ra mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã.
Giữa các từ đơn âm đồng nghĩa hay gần nghĩa, nếu một từ có thanh huyền hay
thanh nặng thì từ còn lại có thanh ngã (Lãi-Lời-Lợi):
Ngã-Huyền (Lãi-Lời): chìa (ra) - chĩa; dầu - dẫu (cho); đầm - đẫm; đầy - đẫy;
mồm - mõm; ngờ - ngỡ; thòng - thõng;
Ngã-Nặng (Lãi-Lợi): cội - cỗi; đậu - đỗ; quậy - quẫy; cưỡng - gượng…
Ngã-Ngã (Lãi-Lãi): ngẫm - gẫm; rữa - vữa; hẵng - hãy; khẽ - sẽ…
Giữa các từ đơn âm đồng nghĩa hay gần nghĩa, nếu một từ có thanh sắc hay thanh
ngang (không dấu) thì từ còn lại có thanh hỏi (Tản-Tán-Tan):
Hỏi-Sắc (Tản-Tán): há - hả, hở, hẻ; lén - lẻn; rắc - rải; tốn - tổn; thoáng -
thoảng…
Hỏi-Ngang (Tản-Tan): can - cản (ngăn); chăng - chẳng, chả (ý phủ định); chưa -
chửa (phủ định); khan - khản (giọng nói); quăng - quẳng…
Hỏi-Hỏi (Tản-Tản): bổ - mổ; nhỏ - rỏ; xẻ - chẻ; phỏng - bỏng…
c. Mẹo “Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã” – áp dụng cho TỪ HÁN VIỆT
Các từ Hán Việt bắt đầu bằng chữ m, n, nh, v, l, d, ng thường viết dấu ngã (trừ
khoảng 20 ngoại lệ viết bằng dấu hỏi).
Mình: mẫn cảm, mãnh liệu, mẫu số, mãn khoá, miễn phí, minh mẫn, mẫu hệ, mẫu
giáo, mĩ thuật, mĩ lệ...
Nên: não bộ, truy nã, nỗ lực, phụ nữ…
NHớ: hòa nhã, nhãn hiệu, nhẫn nại, truyền nhiễm, thổ nhưỡng, nhũ mẫu, nhãn
quan, tham nhũng...
Viết: vãn hồi, vãng lai, vĩ đại, vĩ tuyến, viễn xứ, vĩnh viễn, viễn thị, vũ lực...
Là: lão hóa, lãnh đạo, lãnh tụ, lãng phí, lễ nghĩa, lũng đoạn, tích lũy, lữ khách, kết
liễu...
46

Dấu: dã man, hướng dẫn, dĩ vãng, dĩ nhiên, diễn viên, diễm lệ, dũng cảm, hoang
dã, dưỡng sinh...
NGã: bản ngã, ngôn ngữ, ngưỡng mộ, đội ngũ, nghĩa vụ, nghĩa trang...
Các từ Hán Việt bắt đầu bằng những chữ cái còn lại được viết bằng dấu hỏi:
A: ảo ảnh, ảm đạm, quan ải, ảnh viện...
Â: ẩn sĩ, ẩn số, ẩn dật, ẩm thực...
B: bảo vệ, bản lĩnh, dân biểu, bảng nhãn, biển thủ, biển lận... Ngoại lệ: bãi khóa
(và các từ cùng gốc: bãi công, bãi chức, bãi nhiệm…), bĩ cực, hoài bão, bão hòa.
C: cảm tình, cảnh cáo, cẩn thận, cổ tích, củng cố, cử hành, nghĩa cử... Ngoại lệ:
cưỡng bức, linh cữu.
Ð: đảm nhiệm, can đảm, đảo quốc, đảng phái, điển hình, đả kích, điểm chỉ, chỉ
điểm, Phật đản... Ngoại lệ: đãi ngộ, phóng đãng, hiếu đễ, đỗ trọng, đỗ quyên.
H: hải cảng (và các từ cùng gốc: hải quân, hải đảo, hải phận…), hảo hạng, hoan
hỉ, hiển vinh, hủ tục, pháo, hỏa tiễn (và các từ cùng gốc: hỏa lực, hỏa mai…),
hoảng hốt... Ngoại lệ: kinh hãi, hãm hại, hung hãn, kiêu hãnh, trì hoãn, hỗ trợ,
hỗn hợp, huyễn hoặc, hữu nghị, hữu hạn (và các từ cùng gốc: hữu ích, hữu dụng).
K: kỉ cương, kỉ luật, kỉ hà, kỉ niệm, kiểm điểm... Ngoại lệ: kĩ nữ, kĩ nghê, kĩ
thuật, kĩ năng, kĩ xảo, kĩ sư, kĩ lưỡng.
KH: khả ái, khả năng, khảo hoàn, khảo cổ, khẩn cấp, khỏa thân, khẩu khí, khiển
trách, khủng bố, khuyển nho...
PH: gia phả, phản chiếu, phản ánh, phẩm chất, phủ định... Ngoại lệ: Phẫn nộ,
phẫn uất, phẫn chí, phẫu thuật.
Ô: ổn định, ổn áp, ổn thỏa...
Q: quả cảm, quả phụ, quản lí, quản giáo, quảng cáo, quảng đại, quảng trường, quỷ
kế, quỷ quyệt v.v... Ngoại lệ: quẫn bách, quẫn trí, cùng quẫn, quỹ đạo.
S: sản sinh, sản vật, sở hữu, sủng ái, lịch sử... Ngoại lệ: suyễn, bác sĩ (và các từ
cùng gốc: nha sĩ, chiến sĩ, thi sĩ).
T: miêu tả, vận tải, tản cư, tẩu thoát, tử trận, phụ tử, tiểu tiết... Ngoại lệ: tiễn biệt,
hỏa tiễn, tiễu trừ, tĩnh mịch, tuẫn tiết.
TH: sa thải, thảm kịch, thảm họa, thản nhiên, thảng thốt, thảo mộc, thiểu số, thiển
cận... Ngoại lệ: mâu thuẫn, hậu thuẫn, phù thũng.
TR: triển khai, trở lực, trưởng giả, trưởng nam... Ngoại lệ: trữ lượng, tích trữ, ấu
trĩ.
U: ủng hộ, uổng mạng, uổng phí, uổng tử, uẩn khúc, uỷ nhiệm, uỷ viên, uỷ thác,
uyển chuyển...
X: xả thân, xảo trá, ngu xuẩn, xử lí, công xưởng. Ngoại lệ: xã hội (và các từ cùng
gốc: xã tắc, xã giao, xã trưởng)
Y: ỷ lại, ỷ thế, yểm hộ, yểm trợ, yểu mệnh, yểu tử, yểu tử...
47

11.1.2. Lỗi về vần


a. Lỗi ghi sai -iêu/-iu/-ưu
Vần –iu thường xuất hiện rất ít, chỉ trong một số từ như líu lưỡi, bĩu môi, địu con,
ỉu xìu, chịu đựng… và các từ láy âm như phụng phịu, đìu hiu, hắt hiu, dịu dàng,
kĩu kịt, chắt chiu, ngượng nghịu, khẳng khiu…
Không bao giờ có từ Hán Việt nào mang vần –iu, chỉ có thể viết với –ưu hay –iêu.
Ví dụ: trừu tượng, bưu điện, hưu trí, lưu lạc, sưu thuế, cừu hận, trường cửu, tả
hữu, cựu tổng thống, nghiên cứu…; hiếu chiến, diễu hành, hiệu trưởng, ngân
phiếu, tiêu thụ, chiếu chỉ, quan liêu…
b. Lỗi ghi sai -iêu/-ươu/-ưu
Vần –ươu thường xuất hiện rất ít, chỉ trong một số từ như bướu cổ, con hươu, con
khướu, uống rượu, ốc bươu.
Không bao giờ có từ Hán Việt nào mang vần –ươu.
11.1.3. Lỗi về phụ âm đầu
a. Lỗi ghi sai l/n
Mẹo âm đệm: n không bao giờ đứng trước âm đệm (các vần oa, oă, uâ, oe, uê,
uy). Ngoại lệ: noãn.
Mẹo láy âm: n không bao giờ láy âm với các âm đầu khác, chỉ có l mới có khả
năng này (lắp bắp, la cà, lẩm cẩm, lõm bõm, lu bù…)
b. Lỗi ghi sai tr/ch
Mẹo TRừng TRị - chỉ áp dụng cho từ Hán Việt: Các từ Hán Việt mang dấu nặng
và huyền chỉ đi với TR chứ không đi với CH (trịnh trọng, trạm xá, trị giá, chính
trị, trụy lạc, trục lợi, truyền thống, trầm tích, phong trào, lập trường…)
Mẹo láy âm: CH láy âm với các phụ âm khác (chơi bời, chèo bẻo, chói lọi, chình
ình, chênh vênh, chơi vơi, chạng vạng…), TR không có khả năng này (ngoại lệ:
trọc lóc, trót lọt).
c. Lỗi ghi sai s/x
Mẹo láy âm: X láy âm với các phụ âm khác (bờm xờm, xô bồ, búa xua, lao xao,
liểng xiểng, xoi mói, xích mích…), S không có khả năng này(ngoại lệ: sáng láng).
Mẹo từ vựng – chỉ áp dụng cho DANH TỪ: Tên các món ăn và đồ dùng nấu ăn
thường viết với x (xôi, lạp xưởng, xúc xích, bắp xào, xiên nướng thịt…). Các
danh từ còn lại thường viết với s, trừ các ngoại lệ sau: xe, xuồng, xoan, xoài, trạm
xá, xương, xắc, xưởng, xẻng, mùa xuân, bà xơ, thị xã.
d. Lỗi ghi sai r/d/gi
Mẹo âm đệm: R và GI không đứng trước âm đệm (oa, oă, uâ, oe, quê, uy), chỉ có
d là có khả năng này (dọa nạt, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất).
48

Mẹo láy âm “co ro bịn rịn”: R láy âm với B và C (bịn rịn, bủn rủn, bối rối, co ro,
cập rập), D và GI thì không.

11.2. Lỗi viết hoa


Nguyên tắc viết hoa trong tiếng Việt được quy định như sau:
- Tên riêng Việt Nam bao gồm nhiều loại: tên người, biệt hiệu, bút danh, địa danh. Ðối
với tất cả các loại tên riêng này, phải viết hoa tất cả các chữ cái mở đầu của các âm tiết
trong tên gọi và giữa các âm tiết không gạch nối. Ví dụ: Nguyễn Văn Trỗi, Phạm Văn
Ðồng, Tố Như, Tố Hữu, Hàn Nội, Ðồng Nai, Cần Thơ v.v...
- Tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội:
Loại tên gọi này, nếu đầy đủ nhất, bao gồm bốn bộ phận:
a) Bộ phận chỉ sự phân cấp về mặt quản lý hành chính của nhà nước: Viện, Uỷ Ban, Sở,
Nhà Máy, Xí Nghiệp, Trường, Ban v.v...
b) Bộ phận chỉ chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, tổ chức: Thương mại,
Nông nghiệp, Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Sinh đẻ có kế hoạch v.v..
c) Bộ phận chỉ danh hiệu của cơ quan, tổ chức: Sao vàng, Chiến thắng, v.v..
d) Bộ phận chỉ nơi cơ quan trú đóng, phạm vi hoạt động của cơ quan: Hà Nội, Ðồng Nai,
Cửu Long, Huế v.v...
Ví dụ: Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM.
Nếu ở dạng không đầy đủ, loại tên gọi này chỉ có hai, ba bộ phận.
Ví dụ: Bộ Quốc phòng, Sở Giáo dục tỉnh Cần Thơ...
Ðối với loại tên gọi này, phải viết hoa chữ cái mở đầu của bộ phận (a) và (b); bộ phận (c)
và (d) nếu có, thì viết hoa theo cách viết hoa tên riêng Việt Nam như đã trình bày.
- Tên tác phẩm, văn bản:
Trong văn bản viết tay, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của tên gọi và đặt trong ngoặc kép.
Ví dụ: “Người mẹ cầm súng”, “Tắt đèn”, “Ðất nước đứng lên”, “Bến không chồng”...
- Tên riêng nước ngoài:
a) Nếu chữ viết trong nguyên ngữ theo hệ chữ cái Latin, thì viết nguyên dạng. Ví dụ:
New York, Paris, London, Washington, Victor Hugo, Shakespeare...
b) Nếu chữ viết trong nguyên ngữ không theo hệ Latin (như tiếng Nga, tiếng Thái, Ả Rập
...) thì viết theo hình thức Latin hoá chính thức. Ví dụ: Moskva, Maxim Gorky, Lev
Tolstoy, Lomonozov, Majakoski ...
c) Một số địa danh và tên người nước ngoài được viết theo cách đọc Hán - Việt đã dùng
nhiều thành thói quen thì viết theo hình thức quen dùng này, không phiên âm trực tiếp
49

hay viết nguyên dạng. Ví dụ: Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Ðức, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Ðào
Nha, Thuỵ Sĩ, Thụy Ðiển, Thái Lan, Phật Thích Ca, Mao Trạch Ðông ...

11.3. Lỗi viết tắt


Hiện nay cách viết tắt phổ biến là viết chữ cái đầu tiên của từng âm tiết trong những từ
hoặc cụm từ quen thuộc, có tần số xuất hiện cao.
Ví dụ: XHCN (xã hội chủ nghĩa), HĐND (Hội đồng nhân dân)…
Khi viết tắt, cần lưu ý mấy điểm:
a) Phải dùng mẫu chữ in hoa, trừ chữ cái viết phụ. Ví dụ: TT (Tổng thống), TTg (Thủ
tướng), TBT (Tổng bí thư)…
b) Sau chữ cái viết tắt không dùng dấu chấm, trừ trường hợp chữ viết tắt chỉ có một chữ
cái hay chữ viết tắt tên người. Ví dụ: Ô. (Ông); Q. (Quyền); P. (Phó); N.C (Nam Cao);
H.C.M (Hồ Chí Minh); M. Gorky.
c) Khi tên gọi xuất hiện lần đầu trong văn bản thì không được viết tắt, mà phải viết dạng
đầy đủ và ghi chú chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Từ lần xuất hiện thứ hai trở đi, ta mới viết
tắt.

11.4. Lỗi dùng từ


Yêu cầu đầu tiên và căn bản của việc dùng từ là phải đảm bảo tính chính xác, nghĩa là
phải đảm bảo được sự trùng khít, tương hợp sát sao giữa ý nghĩa của từ với nội dung
muốn biểu đạt.
- Nghĩa biểu niệm hay biểu vật của từ phải phản ánh đúng khái niệm, sự vật, hành động,
tính chất... mà người nói/người viết muốn đề cập đến.
- Nghĩa biểu thái của từ phải phù hợp với tình cảm, thái độ của người nói/viết đối với đối
tượng được đề cập đến; đồng thời nghĩa biểu thái của các từ phải tương hợp với nhau và
tương hợp với sắc thái ý nghĩa chung của cả câu văn. 
- Giá trị phong cách của từ phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản. 

11.4.1. Lỗi lặp từ


Ngoài những trường hợp lặp từ để nhấn mạnh, làm rõ ý nghĩa, hoặc để biểu hiện cảm xúc
cá nhân, thì lặp từ thường làm câu văn lủng củng, nặng nề, dài dòng.

11.4.2. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa


Thường do 2 nguyên nhân:
50

- Người viết không nắm được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán Việt và các thuật ngữ khoa
học.
- Người viết nhầm lẫn giữa các từ gần âm hoặc gần nghĩa với nhau.

11.4.3. Lỗi dùng từ sáo rỗng


Đây là lỗi sử dụng những từ ngữ có nghĩa vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội
dung muốn biểu đạt. Lỗi này thường do người viết muốn trau chuốt từ ngữ nhưng chưa
xác định được rõ ràng nội dung muốn biểu đạt.

11.4.4. Lỗi dùng từ sai phong cách văn bản


Từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản là những từ, ngữ mà giá trị  phong cách của nó
không phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản.  Lỗi này thường do người viết không
hiểu rõ giá trị phong cách của từ ngữ cũng như đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ
khác nhau. 

11.4.5. Lỗi kết hợp


Lỗi kết hợp là loại lỗi sử dụng những từ ngữ không tương hợp về nghĩa. Lỗi này thường
do tư duy của người viết thiếu mạch lạc.

11.5. Lỗi ngữ pháp


11.5.1. Lỗi về cấu tạo câu
a. Thiếu các thành phần nòng cốt
* Thiếu chủ ngữ
Ví dụ: Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên.
Ở ví dụ trên, “qua” kết hợp với “ba tháng rèn luyện” để tạo thành trạng ngữ chỉ thời gian,
“đã nâng cao trình độ của học viên” chỉ là vị ngữ. Vì vậy câu thiếu chủ ngữ. Lỗi này là do
sau khi viết trạng ngữ, người viết nhầm tưởng đó đã là chủ ngữ trọn vẹn.
Có 2 cách chữa:
Biến trạng ngữ thành chủ ngữ: Ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên.
Thêm chủ ngữ: Qua ba tháng rèn luyện, giảng viên đã nâng cao trình độ của học viên.
* Thiếu vị ngữ
Ví dụ: Quân đội ta từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa thế hiểm trở
của núi rừng.
Ở ví dụ trên, “quân đội ta” là chủ ngữ, “từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu
trên địa thế hiểm trở của núi rừng” là trạng ngữ chỉ thời gian. Lỗi này là do người viết
phát triển trạng ngữ quá dài và lầm tưởng trạng ngữ ấy đã là vị ngữ.
51

Có hai cách chữa:


Tách một phần trạng ngữ ra để biến thành vị ngữ: Quân đội ta lúc ấy chỉ là những toán
quân du kích chiến đấu trên địa thế hiểm trở của núi rừng.
Thêm vị ngữ: Quân đội ta, từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa thế
hiểm trở của núi rừng, đã lập được nhiều chiến công vẻ vang.
* Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
Ví dụ: Mặc dù đến cuối năm 1995 Bộ giáo dục mới ra quyết định bổ dụng hiệu trưởng. 
Ở ví dụ trên, vì có “Mặc dù” xuất hiện ở đầu câu, cụm chủ vị “Bộ giáo dục … hiệu
trưởng” chỉ là vế phụ của câu ghép chính phụ.
Có thể chữa bằng 2 cách dưới đây:
Biến vế phụ thành một kết cấu C-V hoàn chỉnh: Đến cuối năm 1995, Bộ giáo dục mới ra
quyết định bổ dụng hiệu trưởng.
Thêm một kết cấu C-V làm phần chính của câu ghép chính phụ: Mặc dù đến cuối năm
1995 Bộ giáo dục mới ra quyết định bổ dụng hiệu trưởng, nhưng mọi mặt hoạt động của
trường đã đi dần vào nề nếp từ giữa năm 1994.
b. Thiếu một vế của câu ghép
Ví dụ: Ông tuy xấu mã, người lùn và to ngang, đó là dấu hiệu của gấu.
Với kết từ “tuy”, đây là chỉ là vế phụ trong kết cấu “tuy… nhưng…”. Nguyên nhân dẫn
đến lỗi này là người viết mải phát triển ý phụ mà quên ý chính.
Có 2 cách chữa:
Bỏ kết từ “tuy”.
Thêm vế chính: Ông tuy xấu mã, nhưng rất có tài. Người lùn và to ngang, đó là dấu hiệu
của gấu.
11.5.2. Lỗi thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu
Ví dụ 1: Tuy chị rất nhân hậu, hiền lành, nhưng chị lại rất mực đảm đang.
Cặp kết từ tuy - nhưng chỉ quan hệ ý nghĩa trái ngược giữa 2 vế câu, nhưng trong ví dụ
trên 2 vế câu hoàn toàn không có ý nghĩa trái ngược.
Cách sửa: Thay cặp kết từ tuy-nhưng bằng cặp kết từ chỉ quan hệ tương hỗ.
Vừa nhân hậu, hiền lành, chị lại vừa rất mực đảm đang.
Ví dụ 2: Bị ngập nặng sau cơn mưa kéo dài 30 phút, người dân phải tìm cách che chắn
cửa để nước không tràn vào nhà.
Với quy chiếu như trên, người đọc dễ hiểu lầm “người dân” là chủ thể của trạng thái “bị
ngập nặng”.
Cách sửa: Biến trạng ngữ thành kết cấu C-V hoàn chỉnh.
52

Nhiều tuyến phố Hà Nội bị ngập nặng sau cơn mưa kéo dài 30 phút, người dân phải tìm
cách che chắn cửa để nước không tràn vào nhà.

11.6. Lỗi dấu câu


11.6.1. Ngắt câu sai quy tắc
- Không chấm câu khi câu đã kết thúc.
- Chấm câu khi câu chưa kết thúc.
11.6.2. Ngắt bộ phận câu sai quy tắc
- Không đánh dấu ngắt các bộ phận câu (phẩy, chấm phẩy, gạch ngang…) khi cần thiết.
- Ngắt bộ phận câu khi chưa đến chỗ ngắt.
11.6.3. Nhầm lẫn chức năng của các dấu câu
- Đánh dấu chấm hỏi sau những câu không phải câu hỏi
- Đánh dấu chấm than sau những câu không phải câu cầu khiến hay cảm thán
- Nhầm ngoặc đơn với ngoặc kép
- Dùng dấu chấm lửng, gạch ngang, chấm phẩy… tùy tiện

12. MỘT DẠNG VĂN BẢN KHOA HỌC ĐẶC BIỆT: LUẬN VĂN VÀ
TIỂU LUẬN
12.1. Cấu trúc của luận văn
Chương: cấp đề mục lớn nhất của luận văn, thường gồm các chương có đánh số thứ tự
như mở đầu, tổng quan tài liệu, vật liệu và phương pháp, kết quả, thảo luận, kết luận và
khuyến nghị; đồng thời có các thành phần tương đương với chương nhưng không đánh số
thứ tự chương như mục lục, các danh mục bảng, hình, kí hiệu và chữ viết tắt, danh mục
tham khảo, phụ lục.
Mục: cấp đề mục lớn nhất trong mỗi chương, thể hiện cấu trúc vấn đề trình bày trong
chương;
Tiểu mục: cấp đề mục con liền dưới mục, nhằm chia nhỏ các vấn đề trong mỗi mục sao
cho phù hợp với logic trình bày;
Ý lớn: nếu trong mỗi tiểu mục có nhiều ý lớn thì phân chia ra thành các đề mục con liền
dưới tiểu mục;
Ý nhỏ: nếu trong mỗi ý lớn còn cần phân biệt ra nhiều ý nhỏ thì chia thành các đề mục
con liền dưới ý lớn.
53

Trong mỗi cấp đề mục, nội dung được trình bày thành các đoạn văn để diễn đạt các vấn
đề chi tiết.
Các thành phần khác được sử dụng kết hợp với các bản văn là các yếu tố chèn không có
thuộc tính văn bản (hình ảnh, biểu đồ...), các bảng biểu số liệu, các danh sách liệt kê
(đánh số thứ tự hoặc đánh dấu kí hiệu), các biểu ghi cước chú và hậu chú...

12.2. Luận điểm chính


Luận điểm chính là ý chính của luận văn, nêu lên ý kiến của tác giả về chủ đề
Luận điểm đạt: đưa ra ý kiến có thể bàn bạc hoặc tranh luận.
Luận điểm không đạt: chỉ đưa ra sự kiện đã rõ ràng và đã được chứng minh, không thể
tranh luận được; hoặc đưa ra hai mặt của một vấn đề mà không ủng hộ bên nào.

12.3. Cách triển khai luận điểm chính


Triển khai dựa theo từng phương diện của vấn đề mà luận điểm chính nêu ra. Tránh trùng
lặp, lan man, hoặc đưa vào những phương diện không liên quan đến vấn đề cần bàn.
Bài tập: Tìm một luận văn hoặc tiểu luận trong thư viện và nhận xét về luận điểm chính
cũng như cách triển khai luận điểm chính trong luận văn hoặc tiểu luận đó.

You might also like