You are on page 1of 5

Xác định phần di sản anh Tùng để lại

Giả sử, M có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc Y cho anh 100 triệu đồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 43, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản

được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng

cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu

cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu

riêng của vợ, chồng.”

Theo đó, 100 triệu đồng mà Y cho M được coi là tài sản riêng của M.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 213, BLDS 2015 quy định:

“1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong

việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản

chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định

của Tòa án.

5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp

luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ

tài sản này.”

Theo đó, giữa M và N chưa ly hôn theo quy định của pháp luật nên phần
tài sản của hai anh chị vẫn là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng có quyền
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khi một trong hai
người thực hiện giao dịch mà tài sản có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của bên kia.
Tài sản của vợ chồng có thể phân chia trong các trường hợp như vợ chồng ly hôn, khi
một bên vợ hoặc chồng chết, khi hôn nhân tồn tại thì tài sản chung của vợ chồng có thể
phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Phần tài sản phân chia sau khi M qua đời là: = 450 (triệu đồng)
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những chủ thể được quyền thừa
kế. Tài sản của người chết được gọi là di sản. Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản riêng của người chết trong tài sản chung với người khác.

Di sản mà M để lại là: 450 + 100 = 550 (triệu đồng)


- Phân chia phần di sản của M
Di chúc thể hiện mong muốn của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết. Ngoài di chúc được lập bằng văn bản, di chúc miệng cũng có thể được
coi là hợp pháp nếu đáp ứng một số điều kiện theo luật định.
Căn cứ pháp lý: Khoản 5, Điều 630, BLDS 2015

“5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối

cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc

miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng

thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận

chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Để di chúc bằng miệng có hiệu lực ngoài đáp ứng yêu cầu chung về di chúc còn có yêu
cầu cụ thể được quy định nêu trên.
Trong tình huống, việc M di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) là để lại
toàn bộ số tài sản của mình cho hai người là X (bạn thân từ nhỏ) và cô Y (vợ
cũ của M, đã ly dị) chưa đề cập đến tính hợp pháp của di chúc. Vì vậy, cần chia
thành hai trường hợp:
- Di chúc miệng của anh M hợp pháp.
- Di chúc miệng của anh M không hợp pháp.
TH1: Di chúc miệng của anh M hợp pháp.
Theo đó, giả sử trong trường hợp trên, là được những người làm chứng ghi chép lại và kí
tên, trong thời hạn 5 ngày đã có công chứng khi di chúc miệng được người di chúc thể
hiện ý chí cuối cùng. Khi đó, di chúc của anh M là hợp pháp.
Về nguyên tắc, nếu người chết để lại di chúc thì phải tôn trọng ý nguyện của người chết
và phân chia di sản. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có N, P và Q thuộc
đối tượng được hưởng thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là 2/3
một suất thừa kế theo pháp luật nên trường hợp này phải được giải quyết như sau:
Di sản của anh M = 550 triệu đồng
Giả sử chia theo luật, hàng thừa kế thứ nhất của anh M là chị N,P, Q
Một suất thừa kế theo luật là: : = 183,33 (triệu đồng)
Chị N, Y và X sẽ được hưởng thừa kế = 2/3 một suất thừa kế là:
Chị N = 183,33 x = 122,22 (triệu đồng)
P = 183,33 x = 122,22 (triệu đồng)
Q = 183,33 x = 122,22 (triệu đồng)
Số tiền này sẽ lấy từ phân tài sản mà anh Trịnh và cô Giang được hưởng.
Như vậy, anh X và cô Y được hưởng:
Y = X= (550 – 122,22 x 3) / 2 = 91, 67 (triệu đồng)
Vậy di sản của M được chia như sau:
Chị N = P = Q = 122,22 (triệu đồng)
Y = X = 91, 67 (triệu đồng)
TH2: Di chúc miệng của anh Tùng không hợp pháp
Theo đó, giả sử trong trường hợp trên, là được những người làm chứng không ghi chép
lại và kí tên hoặc trong thời hạn 5 ngày không có công chứng khi di chúc miệng được
người di chúc thể hiện ý chí cuối cùng. Khi đó, di chúc của anh M là không hợp pháp.
Căn cứ pháp lý: Điểm b, Khoản 1, Điều 650, BLDS 2015
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
b) Di chúc không hợp pháp;”
Theo đó, do di chúc miệng không hợp pháp nên di sản mà anh M để lại sẽ được phân
chia thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Điểm a, Khoản 1, Điều 651, BLDS 2015

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con

nuôi của người chết;”

Theo đó, chị N, P và Q đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và không ai thuộc
trường hợp không được nhận di sản thừa kế. Vì vậy, di sản sẽ được chia đều cho 3 người.
Chị N = P = Q = = 183,33 (triệu đồng)
Vậy di sản của anh M được chia như sau:
Chị N = P = Q = 183,33 (triệu đồng)
2. Giả sử ca phẫu thuật thành công, anh M ra viện khỏe mạnh bình thường, 5
tháng sau anh chết sau một cơn nhồi máu cơ tim, lúc này việc chia di sản của Tùng
có gì khác?
Phần tài sản mà anh M để lại đã được tính chi tiết trong câu 1 phía trên) = 550 triệu
đồng.
Cho rằng không thể qua khỏi, anh M di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) là
để lại toàn bộ số tài sản của mình cho hai người là anh X (bạn thân từ nhỏ) và cô
Y (vợ cũ của anh M, đã ly dị). Sau ca phẫu thuật thành công, anh M ra viện
khỏe mạnh bình thường, 5 tháng sau anh chết sau một cơn nhồi máu cơ tim.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 629, BLDS 2015 quy định

“2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh

mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.”

Theo đó, anh M có sức khỏe ổn định, còn sống và minh mẫn sau 5 tháng kể từ khi
phẫu thuật thành công vì vậy di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Do di chúc bằng miệng
mặc nhiên bị hủy bỏ. Vì vậy, tính đến thời điểm anh M qua đời vì nhồi máu cơ tim thì
anh M không để lại di chúc.
Căn cứ pháp lý: Điểm b, Khoản 1, Điều 650, BLDS 2015

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

Theo đó, di sản mà anh Tùng để lại sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Điểm a, Khoản 1, Điều 651, BLDS 2015.

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con

nuôi của người chết;”

Theo đó, chị N, P và Q đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và không ai thuộc
trường hợp không được nhận di sản thừa kế. Vì vậy, di sản sẽ được chia đều cho 3 người.
Chị N = P = Q = 183,33 (triệu đồng).
Vậy di sản của anh M được chia như sau:
Chị N = P = Q = 183,33 (triệu đồng).

You might also like