You are on page 1of 4

ĐỀ VIII:

Câu 1: Nhận định:


a. Người bị khiếm khuyết thể chất mà không thể tự mình viết di chúc thì có thể nhờ
người khác viết hộ di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Sai, vì:
+ CSPL: Khoản 3 Điều 630 BLDS 2015
+ Di chúc của người bị khiếm khuyết, hạn chế về thể chất không thể tự mình viết di
chúc thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải có công chứng
hoặc chứng thực.
b. Mọi pháp nhân có thể làm người giám hộ nếu được pháp luật quy định hoặc được
UBND cử, tòa án chỉ định.
- Sai, vì:
+ CSPL: Khoản 2 Điều 48, Điều 50 BLDS 2015
+ Chỉ có pháp nhân có đủ các điều kiện và nếu người được giám hộ là người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn mới có thể được làm người giám hộ.
c. Giao dịch dân sự bị tòa án tuyên bố vô hiệu thì giao dịch đó bị vô hiệu kể từ thời
điểm bị tòa án tuyên bố.
- Sai, vì:
+ CSPL: Khoản 1 Điều 131 BLDS 2015.
+ Theo đó, GDDS bị vô hiệu kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Do đó, không
làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền liên quan đến giao dịch.
d. Động sản là tài sản vô chủ hoặc là tài sản của người chết để lại mà không có người
thừa kế thì người phát hiện được xác lập quyền sở hữu.
- Sai, vì
+ CSPL: Điều 228 BLDS 2015
+ Người phát hiện động sản là tài sản vô chủ thì người đó có quyền sở hữu tài sản
đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.
+ CSPL: Điều 622 BLDS 2015
+ Tuy nhiên, tài sản của người chết để lại mà không có người thừa kế thì tài sản còn
lại sau khi đã được thực hiện nghĩa vụ về tài sản thuộc về Nhà nước.
Câu 2:
A mua được chiếc xe máy không rõ nguồn gốc từ năm 2007 – 2015, A bán xe máy lại cho B
(hàng xóm), có làm giấy tay, với giá 8 triệu đồng, B sử dụng xe đến năm 2018, thì bị công
an phát hiện xe có giấy tờ giả và xác định chiếc xe máy là của ông C bị mất trộm trước đây,
có giấy cớ mất được lập hợp lệ. Nay công an muốn cất giữ xe để trả lại cho C. B cho rằng,
dù có phải xe đó là của C hay không, thì bản thân B đã xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu,
nên đây là tài sản hợp pháp của B. Hỏi.
a. Lập luận của B có cơ sở pháp lý không? Vì sao?
b. Tranh chấp nên được giải quyết như thế nào? Vì sao?

Câu 3:
Ông Luân đã có vợ là bà Thanh và có một con là chị Hoa ở miền Bắc. Sau đó, ông Luôn
một mình vào miền Nam sinh sống và bắt đầu sống chung với bà Xuân từ năm 1976 sinh
được hai người con là chị Ngọc và anh M. Tài sản chung của ông Luân và bà Thanh ở miền
Bắc là căn nhà trị giá 2 tỷ đồng. Quá trình chung sống với bà Xuân, ông Luân và bà Xuân
có tạo lập nhà đất trị giá 7 tỷ đồng. Năm 2012, ông Luân có lập di chúc để lại toàn bộ tiền
để ở miền Nam cho bà Xuân và các con là Ngọc, M. Năm 2010, chị Hoa bị bệnh, nhưng
bệnh viện X xác định Bệnh này nếu điều trị khỏi thì không nguy hiểm đến tính mạng. 2017,
ông Luân chết do bệnh và tuổi già. Bà Thanh và chị Hoa để yêu cầu tòa án bác bỏ tư cách
thừa kế của bà Xuân, chị Ngọc, M. Phân chia tài sản của ông Luân cho bà Thanh và chị
Hoa theo pháp luật.
Bắc: L + T = H
1976: L + X = N + M
L + X = 7 tỷ
Bắc: L + T = 2 tỷ
2012: Luân di chúc toàn bộ tiền ở miền Nam cho X, N, M.
2017: L chết
T và H yêu cầu bác bỏ tư cách bà Xuân, chị Ngọc, M.

a. Xác định di sản của ông Luân để chia thừa kế cho những người thừa kế của ông
Luân. Giải thích.
- Do phần di sản của người chết được xác định bao gồm phần tài sản riêng của người chết
và phần tài sản của ngồi chết trong phần tài sản chung. Ở đây, do ông L và bà X sống
chung với nhau như vợ chồng ở miền Nam trước năm 1977 (năm BLDS 1959 có hiệu lực
ở miền Nam), nên quan hệ vợ chồng giữa ông L với bà T và giữa ông L với bà X đều
được công nhận:
+ Cơ sở pháp lý: điểm a Điều 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990.
➔ Phần tài sản chung của vợ chồng được chia đôi theo quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình 2014.
- Phần di sản của ông L được chia thừa kế:
+ Cơ sở pháp lý: Điều 612 BLDS 2015.
+ Phần di sản trong khối tài sản chung với T ở miền Bắc:
● 2 tỷ : 2 = 1 tỷ.
+ Phần di sản trong khối tài sản chung với bà X ở miền Nam:
● 7 tỷ : 2 = 3 tỷ 5.
➔ Do đó, phần di sản được chia thừa kế cho những người kế của ông L bao gồm:
+ Phần di sản chia theo di chúc: 3 tỷ 5.
● Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 650 BLDS 2015.
+ Phần di sản chia theo pháp luật:1 tỷ
● Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 650 BLDS 2015.

b. Yêu cầu của bà Thanh có cơ sở chấp nhận không. Giải thích vì sao. Cơ sở pháp lý.
- Yêu cầu của bà Thanh không có cơ chấp nhận, vì:
+ N và M là con đẻ của ông L, thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điểm
a khoản 1 Điều 651. Do đó, không thể yêu cầu tòa án hủy bỏ tư cách thừa kế của
N và M; trừ trường hợp N và M tự nguyện từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền
hưởng di sản.
+ Về phần bà X:
● Do ông L và bà X sống chung với nhau như vợ chồng ở miền Nam trước
năm 1977 (năm BLDS 1959 có hiệu lực ở miền Nam), nên quan hệ vợ
chồng giữa ông L với bà T và giữa ông L với bà X đều được công nhận:
○ Cơ sở pháp lý: điểm a Điều 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
19/10/1990.
○ Theo đó, nếu ở miền Nam, thì những người chung sống với
nhau như vợ chồng từ trước ngày 25/3/1977 thì tất cả những
người vợ đều chia được chia thừa kế.
➔ Không thể yêu cầu hủy bỏ tư cách thừa kế của bà X.
c. Chia di sản của ông Luân trong tình huống trên. Giải thích và nêu rõ cơ sở pháp lý
Bắc: L + T = H
1976: L + X = N + M
L + X = 7 tỷ
Bắc: L + T = 2 tỷ
2012: Luân di chúc toàn bộ tiền ở miền Nam cho X, N, M.
2017: L chết
- Do ông L chết để lại phần di chúc ở miền Nam cho X và M, N, nên phần tài sản trên được
chia theo di chúc:
+ CSPL: Khoản 1 Điều 650 BLDS 2015.
+ Phần di sản của ông ở miền Nam là 3 tỷ 5:
𝟑 𝒕ỷ 𝟓
● 𝟑
= 1.166.666.667

You might also like