You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ SỐ 2

MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

I. PHẦN THÔNG TIN HỌC VIÊN


Họ và tên học viên: Lê Thị Hải Bình
Ngày sinh: 11/02/2003
Lớp: K45D Luật học

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM: tô đỏ câu trả lời mà anh/chị chọn


Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng theo quy định của pháp luật
hiện hành:
A) Quyền sử dụng đất mà vợ/chồng nhận chuyển nhượng trong thời kì hôn
nhân là tài sản chung nếu không có thoả thuận khác.
B) Tiền trợ cấp thai sản là tài sản riêng nếu không có thoả thuận khác.
C) Tiền trúng thưởng sau khi mua xổ số là tài sản chung nếu không có thoả
thuận khác.
D) Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản chung nếu không có
thoả thuận khác.
Giải thích: vì căn cứ khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và
gia đình 2014, trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài
sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi
chia tài sản là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vậy nhận định này là sai.
Câu 2. Có mấy cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước
ngoài:
A) 1
B) 2
C) 3
D) 4
Giải thích:
Cơ quan UBND cấp xã (khoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2015/ND-CP)
Cơ quan UBND cấp huyện (điểm a khoản 2 Điều 7 và Điều 37, Luật Hộ
tịch 2014)
Cơ quan UBND cấp tỉnh (khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Nghị định
126/2014/ND-CP)
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác
được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau
đây gọi là Cơ quan đại diện). Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Nghị định
126/2014/ND-CP
Câu 3. Ông M và bà N đăng ký kết hôn năm 2017 và sống với nhau trong căn
nhà là tài sản mua trước thời kỳ hôn nhân của ông M (nơi ở duy nhất của gia
đình). Hành động nào sau đây của ông M là đúng:
A) Bán ngôi nhà cho ông H không cần có sự đồng ý của bà N
B) Bán ngôi nhà cho ông H không cần có sự đồng ý của bà N nhưng phải
đảm bảo chỗ ở cho bà N
C) Bán ngôi nhà cho ông H bắt buộc phải có sự đồng ý của bà N
D) Không được bán ngôi nhà vì là chỗ ở duy nhất của gia đình
Giải thích: Căn cứ Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường
hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác
lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo
đảm chỗ ở cho vợ chồng. Vì vậy ông M có thể bán ngôi nhà không cần sự
đồng ý bà N nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho bà N.
Câu 4. Ông A và bà B chung sống năm 1980. Năm 2017, ông A và bà B yêu
cầu ly hôn, có tranh chấp về tài sản như sau:
Thửa đất số 24 diện tích 100m2 là đất ở. Nguồn gốc thửa đất là của cụ M (bố
ông A, để lại thừa kế cho ông A). Ông bà đã cho ông H thuê 100 triệu đồng/năm
(2016).
Nhận định nào sau đây là đúng:
A) Thửa đất là tài sản chung cuar ông A và bà B
B) Thửa đất số 24 và tiền cho thuê đất là tài sản riêng của ông A.
C) Số tiền 300 triệu cho thuê đất là tài sản riêng của ông A.
D) Ông A và bà B không phải vợ chồng hợp pháp nên thửa đất và tiền cho
thuê đất đều là tài sản riêng của ông A.
Giải thích: Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thửa
đất trên là tài sản ông A được thừa kế từ bố mình. Vì vậy đây là tài sản riêng
của ông A. Và tiền cho thuê đất là tài sản chung của ông A và bà B vì căn cứ
theo khoản 1 Điều 33 thì tài sản chung của vợ chồng gồm lợi tức phát sinh từ
tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Theo em, chưa có đáp án phù hợp.
Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng theo quy định của pháp luật hiện
hành
A. Hậu quả pháp lý của không công nhận là vợ chồng và huỷ kết hôn trái pháp
luật là giống nhau.
B. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là
thời điểm các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận thì được tính từ ngày
lập văn bản.
C. Vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận thì không phát sinh chế
độ tài sản theo luật định.
D. Vợ/chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản tự mình xác lập
giao dịch dân sự trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng thì giao
dịch đó vô hiệu.
Giải thích: căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình.
Câu 6. Trong trường hợp đăng kí kết hôn sai thẩm quyền, khi có yêu cầu
Toà án có thể ra quyết định gì?
A) Không công nhận quan hệ hôn nhân
B) Ly hôn
C) Huỷ kết hôn trái pháp luật
D) cả A, B, C đều đúng
Giải thích: Căn cứ Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đăng ký
kết hôn không đúng thẩm quyền sẽ bị thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn.
III. PHẦN TÌNH HUỐNG
Ông T và bà H chung sống như vợ chồng năm 1985. Sau khi tổ chức lễ cưới
theo phong tục, bà chuyển về ở với gia đình ông T. Năm 2017, ông T và bà H ly
hôn, có tranh chấp về tài sản như sau:
[1]. Tài sản thứ nhất: Thửa đất số 69 diện tích 1.000m2 là đất ruộng. Bà H và
ông T đều khai nguồn gốc thửa đất là của cụ M (bố ông T, chết năm 1986) để
lại thừa kế cho ông T. Bà H yêu cầu chia đôi giá trị quyền sử dụng đất trên
nhưng Ông T không đồng ý vì cho rằng Bà H làm dâu, vợ chồng không tạo lập
thêm tài sản gì nên đây là tài sản riêng của ông do bố ông để lại sau khi chết.
[2]. Tài sản thứ hai: Ngày 14/3/2017, trong khi chờ Tòa án ra quyết định ly
hôn thì ông T và bà H đã lập văn bản tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của
vợ chồng. Trong văn bản ông bà thống nhất: Bà H có quyền sử dụng thửa đất số
35 diện tích 300m2 là tài sản chung của ông T, bà H; Bà H phải đưa cho ông T
số tiền 200.000.000 đồng. Bà H đã làm thủ tục sang tên bà diện tích đất trên
nhưng vẫn không chuyển tiền cho ông T nên ông T yêu cầu tuyên bố văn bản
thoả thuận chia tài sản giữa ông và bà H vô hiệu. Bà H cho rằng 200 triệu trên
được trừ vào nợ chung của ông bà do bà đã vay bà T (có biên nhận vay) 400
triệu để đóng tiền chữa bệnh cho cháu M (sinh 1997, con chung của ông T và bà
H).
a. Giải quyết tranh chấp về tài sản [1] giữa ông T và bà H (2 điểm).
b. Giải quyết tranh chấp về tài sản [2] giữa ông T và bà H (2 điểm).
Bài làm:
A. Giải quyết tranh chấp về tài sản [1] giữa ông T và bà H:
Thứ nhất, ta xem xét quan hệ vợ chồng của ông T và bà H: Vì hai ông bà đã
chung sống như vợ chồng từ năm 1985, căn cứ điểm a Khoản 3 Nghị Quyết số
35/2000/NQ-QH10, trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước
ngày 03 tháng 01 năm 1987 thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp
pháp.
Thứ hai, tài sản thửa đất số 69 cả ông T và bà H đều khai đồng nhất là do cụ
M (bố ông T chết năm 1986) để lại thừa kế cho ông T và vợ chồng không tạo
lập thêm tài sản gì trên thửa đất đó. Vậy nên tài sản này ông T có trong thời kỳ
hôn nhân. Tuy nhiên vì đây là thửa đất ông T được thừa kế từ bố của mình nên
căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng
của vợ, chồng gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ
hôn nhân, vậy nên xác định thửa đất số 69 diện tích 1.000m2 thuộc quyền sử
dụng riêng của ông T.
Kết luận: Căn cứ theo khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì
nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn là tài sản riêng của vợ,
chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Vậy nên không chấp nhận yêu cầu
chia đôi giá trị quyền sử dụng đất của bà H. Tài sản trên thuộc tài sản riêng của
ông T.
B. Giải quyết tranh chấp về tài sản [2] giữa ông T và bà H:
Căn cứ điểm Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì biên bản thỏa thuận
trên bị vô hiệu. Vì văn bản thỏa thuận trên không công chứng, chứng thực nên
không có hiệu lực. Và khoản nợ 400 triệu đồng chữa bệnh cho cháu M là do
một mình bà H thực hiện không có sự đồng ý của ông T, vì vậy đây là khoản
nợ riêng theo căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nên không
công nhận khoản vay của ông T. Như vậy tài sản tranh chấp sẽ giải quyết chia
đôi theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

You might also like