You are on page 1of 2

Tóm tắt Quyết định 22:

Nguyên đơn: anh Khánh, anh Tuấn, chị Vy


Bị đơn: ông Học, bà Mỹ
Ngày 31/12/2003, UBND huyện Lộc Ninh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
252,6m2 đất thổ chọ hộ bà Dung, thời điểm này hộ bà Dung gồm có bà Dung (chủ hộ) và
các con. Khi có tranh chấp, anh Khánh, anh Tuấn và chị Vy không thừa nhận ký vào Hợp
đồng ủy quyền được UBND thị trấn Lộc Ninh chứng thực ngày 27/07/2011 để ủy quyền
cho bà Dung được làm thủ tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, vì không đủ yếu tố giám định chữ ký của các anh,
chị Khánh, Tuấn, Vy nên Hợp đồng ủy quyền không có hiệu lực. Tòa án cấp sở thẩm xác
định tại thời điểm chuyển nhượng, cả bà Dung và vợ chồng ông Học, bà Mỹ đều nhận
thức được Hợp đồng ủy quyền ngày 27/7/2011 không đúng theo quy định của pháp luật,
nhưng hai bên vẫn kí kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 27/7/2011
dẫn đến hợp đồng vô hiệu là có căn cứ.
Quyết định: Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 96/2019/KN-DS
ngày 29/11/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo. Hủy Bản án sơ thẩm, phúc thẩm
và Quyết định giám đốc thẩm liên quan tới vụ án nêu trên.
Tóm tắt Quyết định 319
Nguyên đơn: Ông Trịnh Văn Vinh.
Bị đơn: Ông Đào Văn Lộc, Bà Hoàng Thị Lan.
Ngày 9/9/2005, vợ chồng ông Lộc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dung đất
có diện tích 953m2 cho ông Vinh với giá 120 triệu, đặt cọc trước 10 triệu. Ngày
17/7/2006 hai bên lập hợp đồng lại với nội dung vợ chồng ông Lộc chuyển nhượng cho
vợ chồng ông Vinh diện tích đất 953m2 với giá 100 triệu đồng, ông Vinh đã trả 45 triệu
đồng, sau 8 tháng ông Vinh phải trả tiếp 45 triệu đồng, nếu sai hẹn bên chuyển nhượng
có quyền hủy hợp đồng, số tiền 10 triệu còn lại trả đợt 3. Ông Lộc cam kết sau khi nhận
tiền đợt 2 sẽ giao “sổ đỏ” cho ông Vinh. Tuy nhiên sau đó ông Vinh không giao tiếp tiền
cho ông Lộc và ông Lộc cũng không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông
Vinh.
Quyết định: Diện tích đất là đất trồng lúa nên Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nêu trên không được chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng. Hợp
đồng giữa ông Lộc với ông Vinh bị vô hiệu. Ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½
chênh lệch giá của 45% giá trị thừa đất theo giá thị trường.
2.1. Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
Hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại
Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 và căn cứ theo khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 “1. Quy
định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được
áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.” thì giao dịch dân sự vô hiệu khi: vi phạm điều cấm
của pháp luật, trái đạo đức xã hội; người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện; giả tạo; bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; bị nhầm lẫn;
người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Một số hợp đồng mà
pháp luật quy định về hình thức hợp đồng thì hình thức hợp đồng phải theo quy định của
pháp luật là một điều kiện để có hiệu lực của hợp đồng. => Trường hợp hợp đồng vi
phạm các điều trên thì toàn bộ nội dung của hợp đồng bị vô hiệu.
Trường hợp vô hiệu từng phần được quy định tại Điều 130 BLDS 2015 “Giao
dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu
nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.”.
- VD: A ký hợp đồng bán thuốc và dụng cụ y tế với B, nhưng A chỉ đăng kí kinh
doanh thuốc. Do đó hợp đồng này vô hiệu phần nội dung liên quan đến dụng cụ y tế,
không ảnh hưởng tới hiệu lực về phần thuốc.
2.2. Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản
chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia
đình?
“…Trường hợp này, do các thành viên trong gia đình không có thỏa thuận về
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nên xác định quyền sử dụng
đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của các thành viên trong hộ gia đình theo
phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải quyết. Theo đó, phần quyền
sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng
quy định của pháp luật thì có hiệu lực. Còn phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các
anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự năm
2005”

You might also like