You are on page 1of 5

9. ĐỀ THI LỚP DÂN SỰ K.

37
LUẬT DÂN SỰ PHẦN 1

Thời gian làm bài: 90 phút

(Chỉ được sử dụng Bộ luật dân sự năm 2005 2015)

Câu 1: Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý? (5 điểm)
(Mỗi nhận định không quá 8 dòng, phần dư không được tính điểm)

1.1 Người chưa thành niên có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ
[Lan] Nhận định này là ĐÚNG, vì :

Căn cứ Điều 19 BLDS 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ Điều 21 BLDS 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi ; và việc tự
xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của người chưa thành niên bị giới hạn theo các
nhóm tuổi sau :
- Người chưa đủ 6 tuổi.
- Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Do đó, người chưa thành niên có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.

1.2 Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc chết được giải quyết theo pháp luật
thừa kế.
[Lan] Nhận định này là SAI, vì :

Căn cứ Điều 69 BLDS 2015, tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích được người đang
quản lý theo Điều 65 BLDS 2015 thì vẫn tiếp tục quản lý tài sản của người đó và có các
quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 BLDS 2015.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài
sản của người bị tuyên bố mất tích được giao cho con thành niên hoặc ba, mẹ của người
bị tuyên bố mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì Tòa án chỉ định người
khác quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích.
Nên nhận định tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích được giải quyết theo pháp
luật thừa kế là sai.

1.3 Việc định đoạt tài sản của hộ gia định phải được các thành viên từ đã 15 tuổi trở lên đồng
ý
[Lan] chương VI- ‘hộ gia đình’ chưa học ?

1.4 Tài sản của Đoàn luật sự là tải sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của các thành viên Tổ
chức đó.
[Lan] chương VI- ‘tổ chức khác không có tư cách pháp nhân’ chưa học ?

1.5 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là một loại giấy tờ có giá theo phân loại tài
sản tại Điều 161 163 (tài sản) - BLDS năm 2005 => được sửa đổi bổ sung bởi Điều 105
BLDS 2015.
[Lan] Nhận định này là SAI, vì :

Căn cứ Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, giấy tờ có giá là bằng
chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu
giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Do đó, giấy CNQSDĐ không phải là loại giấy tờ có giá vì tờ giấy này không mang nghĩa vụ
trả nợ gì cả.

Câu 2 (1.5 đ):


A là chủ sở hữu cho B thuê xe ô tô của mình. B đem xe (có giấy tờ về chủ quyền xe kèm theo)
cầm cố cho C lấy tiền tiêu xài và bỏ trốn, C bán chiếc xe này cho D. D không biết sự việc nên
đã mua xe đúng với giá thị trường. Nếu A kiện đòi lại xe thì phải giải quyết như thế nào? Giải
thích?

[Lan] :

Do A cho B thuê xe ô tô của A : nên B sử dụng ô tô của A là chiếm hữu có căn cứ PL.

B đem xe (có giấy tờ về chủ quyền xe kèm theo) cầm cố cho C lấy tiền tiêu xài và bỏ trốn => C
bán chiếc xe này cho D và D không biết sự việc nên đã mua xe đúng với giá thị trường => D
được xem là chiếm hữu động sản ngay tình.
Giao dịch mua bán xe ô tô phải đăng ký quyền sở hữu; và giao dịch mua bán xe giữa C và D
chưa được đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước do anh A mới là chủ sở hữu của
chiếc xe => nên căn cứ Điều 168 và Khoản 2, Điều 133 BLDS 2015 thì giao dịch mua bán xe
giữa C và D bị vô hiệu ; và anh A có quyền đòi lại chiếc ô tô của mình.

Câu 3 (3.5 d):


Ông Cường và bà Tâm là vợ chồng, có hai con là Nam và Hiếu. Anh Nam có vợ là Như, có con
là Toàn. Anh Hiếu có vợ là Thảo, có con là Huy và Linh, Ông Cường có lập đi chúc với nội dung
để lại ½ di sản của mình cho Toàn, Huy Và Linh, Nam cũng lập di chúc định đoạt toàn bộ tài
sản của mình cho Toàn. Ngay 25/3/2008 anh Nam chết. Hơn một năm sau, ông Cường chết.
Sau cái chết của Cường, phát sinh ra tranh chấp nội bộ gia đình về tài sản của Nam và Cường.

Anh (chị) hãy chia thừa kế trong tỉnh huống này (kèm theo giải thích), biết rằng:

 Tài sản của Cường và Tâm là 900 triệu đồng, bà Tâm mai táng ông Cường hết 40 triệu
đồng
 Tài sản của Nam và Như là 360 triệu đồng.
 Di chúc của Cường và Nam đều hợp pháp
 Cha, mẹ ông Cường đều chết trước ông Cường

Bài giải [Lan]

Ngày 25/03/2008 anh Nam chết, có di chúc hợp pháp là để lại toàn bộ di sản cho Toàn (con
trai anh Nam).

Xác định di sản của anh Nam sau khi anh Nam chết: (lưu ý : do chưa học luật HNGĐ, nên
không nêu căn cứ pháp lý liên quan đến tài sản chung của vợ chồng chia đôi để xác định di
sản của anh Nam)
 Di sản của anh Nam = 360 tr : 2 = 180 tr

Căn cứ Điều 644 BLDS 2015 :

 3 người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của anh Nam: ông
Cường, bà Tâm, chị Như.
 Phần di sản thừa kế của mỗi người kể trên bằng 2/3 suất của những người thừa kế
theo PL nếu di sản được thừa kế theo PL.

Số người thừa kế theo PL (để tính suất thừa kế 2/3) : 4 người (ông Cường, bà Tâm, chị
Như, Toàn)

 Phần di sản thừa kế không phụ thuộc di chúc :


ông Cường = bà Tâm = chị Như = (180 tr : 4 người) x 2/3 = 30tr

Căn cứ Điều 659 và Điều 644 BLDS 2015, di chúc hợp pháp của anh Nam được chia sau khi
trừ đi phần di sản không phụ thuộc vào di chúc:
Toàn = 180tr – 30tr x 3 = 90tr

Vậy chia thừa kế phần di sản của anh Nam (180tr) như sau :
- ông Cường 30,000,000đ
- bà Tâm 30,000,000đ
- chị Như 30,000,000đ
- Toàn : 90,000,000đ

Hơn 1 năm sau, ông Cường chết, có di chúc hợp pháp là để lại 1/2 di sản cho Toàn, Huy và
Linh.

Xác định di sản của ông Cường sau khi chết: gồm phần tài sản của ông Cường trong tài sản
chung vợ chồng với bà Tâm và phần tài sản riêng được thừa kế khi anh Nam chết (lưu ý : do
chưa học luật HNGĐ, nên không nêu căn cứ pháp lý liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
và chia đôi để xác định di sản của ông Cường)
 Di sản của ông Cường = (900tr : 2) + 30tr = 480 tr

Căn cứ Điều 658 BLDS 2015 : di sản của ông Cường được dùng để ưu tiên thanh toán phí mai
táng 40tr :
 Di sản của ông Cường còn lại để chia thừa kế = 480tr – 40tr = 440tr

Căn cứ Điều 659 BLDS 2015, di chúc hợp pháp của ông Cường, ½ di sản của ông Cường được
chia cho :
 Toàn = Huy = Linh = (440tr : 2) : 3 = 73.333333tr
(Toàn = Huy = 73,333,333đ, và Linh = 73,333,334đ : làm tròn số)
Căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 650 BLDS 2015, ½ di sản còn lại của ông Cường không được
định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo PL.
 Di sản còn lại của ông Cường được chia theo PL = 440tr : 2 = 220tr.

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 651 và Điều 652 BLDS 2015, người thừa kế theo PL phần ½ di
sản còn lại của ông Cường : bà Tâm, anh Hiếu, Toàn (thừa kế thế vị phần của anh Nam do anh
Nam đã chết)
 bà Tâm = a. Hiếu = Toàn = 220tr : 3 = 73.333333tr
(bà Tâm = a.Hiếu = 73,333,333đ, và Toàn = 73,333,334đ : làm tròn số)

Căn cứ Điều 644 BLDS 2015 :


 1 người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Cường : bà Tâm.

 Phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của những người thừa kế theo PL nếu di sản được
thừa kế theo PL.

Số người thừa kế theo PL (để tính suất thừa kế 2/3) : 4 người (bà Tâm, anh Hiếu, Toàn
– thừa kế thế vị phần anh Nam)

 Phần di sản thừa kế không phụ thuộc di chúc : (440tr : 4 người) x 2/3 = 73.333333tr

Do bà Tâm đã được chia thừa kế của ông Cường là 73.333333tr không thấp hơn suất 2/3
của người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc, nên không cần trích rút thêm để trả
cho bà Tâm.

Vậy chia thừa kế phần di sản của ông Cường (440tr) sau khi đã trừ phí mai táng 40tr như
sau :
- bà Tâm 73,333,333đ
- a.Hiếu 73,333,333đ
- Toàn 146,666,666 đ (= 73,333,333đ + 73,333,333đ)
- Huy 73,333,333đ
- Linh 73,333,334đ

You might also like