You are on page 1of 2

5.

Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể là người giám hộ
của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối cao như vậy có thuyết phục không, vì sao?

Theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Nguyễn Thị Chung không thể là người giảm hộ mà bà Nguyễn Thị Bích
mới là người giám hộ của ông Chảng. Hướng của tòa án nhân dân không thuyết phục.

- Vì Theo Khoản 1 Điều 62 của Bộ luật dân sự 2005 và Khoản 1 Điều 55 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Trường hợp chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

- Dựa vào Biên bản giám định khả năng lao động số 84/GĐYK-KNLĐ ngày 8/12/2007 và Giấy chứng
nhận kết hôn – đăng ký lại ngày 15/10/2001 do bà Bích cung cấp xác định bà Bích là vợ, người giám hộ
của ông Chảng là không đúng theo khoản 1, Điều 22, Điều 58, Điều 62 Bộ luật dân sự 2005.

- Theo Công văn số 31/UBND-TP ngày 08/03/2019 và Công văn số 62 ngày 21/01/2020 cho thấy ông
Chảng và bà Bích không phải là vợ chồng hợp pháp theo pháp luật quy định mà bà Chung mới là vợ hợp
pháp của ông Chảng. Do đó, bà Bích không đủ điều kiện được cử làm người giám hộ cho ông Chảng. Tuy
nhiên, mặc dù bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng nhưng tòa án lại không xác định.

Tòa án đã xác định không đúng người đại diện hợp pháp của ông Chảng trong vụ án chia tài sản chung và
chia thừa kế đã ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của Ông Chảng.

6. Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ (nêu
rõ cơ sở pháp lý).

Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ là:

Quyền của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ: Người giám hộ của người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự (CSPL: khoản 1, điều 58, bộ luật dân sự 2015)

+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người
được giám hộ.

+ Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người giảm hộ.

+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền
khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hạnh vi có quyền về tài sản của ngườ
được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong số các quy định tại khoản 1 điều 58 bộ luật Dân sự 2015
(CSPL: khoản 2 điều 58 bộ luật dân sự 2015)

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ:

Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (CSPL: khoản 1, điều 59,
bộ luật dân sự 2015)

+ Quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của mình.
+ Thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giảm hộ vi lợi ích của người được
giám hộ.

+ Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.

+ Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối
với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

7. Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộcủa ông Chảng có
được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ
của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.

Theo quy định và Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng, tức bà Chung
không thuộc hàng thừa kế theo điều 651 BLDS 2015 Điều 651 : Người thừa kế theo pháp luật của bộ Luật
Dân sự năm 20151. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,con nuôi của người
chết

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,em ruột của người
chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ôngngoại, bà ngoại

c)Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột
của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;
chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

You might also like