You are on page 1of 3

Trả lời câu hỏi:

4) Điều 58-BLDS2015: Quyền của người giám hộ


1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho
những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của
người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy
định tại khoản 1 Điều này.
Điều 57-BLDS 2015: Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người
được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa
vụ sau đây:
a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ
quy định tại khoản 1 Điều này.
1) Trong quyết định trên, TANDTC đã xác định năng lực hành vi dân
sự của ông Chảng như sau:
Tại “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ
ngày 18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa Trung ương-Bộ Y tế
xác định ông Chảng: “…Không tự đi lại được. Tiếp xúc khó, thất vận
ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải. Rối loạn cơ tròn kiểu trung
ương, tai biến mạch máu não lần 2. Tâm thần: Sa sút trí tuệ. Hiện tại
không còn đủ năng lực hành vi lập di chúc. Được xác định tỉ lệ mất
khả năng lao động do bệnh tật là 91%...”
2) Theo TANDTC thì bà Bích không phải là người giám hộ, dựa trên
quy định của PL và thực tế cho thấy rằng bà Chung mới là người có
đủ điều kiện để làm người giám hộ cho ông Chảng. Hướng giải quyết
của TANDTC như vậy là rất đúng vì qua kiểm tra xác minh của
UBND phường Yên Nghĩa, thành phố Hà Nội(nay là thủ đô Hà Nội)
và công văn số 62 ngày 21/01/2020 của Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xác định rằng Giấy chứng
nhận kết hôn – Đăng kí lại” ngày 15/10/2001 do bà Bích xuất trình
trước đó là không đúng thực tế. Như vậy, tại thời điểm TA giải quyết
vụ tranh chấp thì bà Bích không phải là vợ hợp pháp của ông Chảng.
Ngoài ra có minh chứng cho thấy rằng bà Chung chung sống với ông
Chảng từ năm 1975, có đám cưới, có con chung. Do đó có căn cứ xác
định bà Chung và ông Chảng có chung sống với nhau như vợ chồng
trước ngày 03/01/1987. Vì vậy bà Chung được công nhận là vợ hợp
pháp của ông Chảng.
5) Theo quy định TANDTC, trong vụ án trên người được giám hộ của
ông Chảng được quyền tham gia vào việc chia di sản thừa kế theo
khoản c, mục 1, điều 58 BLDS 2015 quy định về Nghĩa vụ của người
giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, có quyền: “Đại diện cho
người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và
thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”.
Hướng xử lí của TANDTC về vấn đề vừa nêu trên là hoàn toàn đúng.
Vì Tòa án sơ thẩm đã không xử lí triệt để vụ án khi xác định sai người
giám hộ của ông Chảng, phân chia tài sản không đúng thực tế,.. là ảnh
hưởng đến quyền lợi hợp pháp của ông Chảng trong vụ án chia tài sản
chung và chia thừa kế; không đảm bảo công sức đóng góp của bà
Chung.

You might also like