You are on page 1of 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


__________________
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2021

QUAN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA ĐẠI DIỆN ỦY QUYỀN


CỦA BỊ ĐƠN ĐINH THỊ MỸ VÂN
(Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ “Tranh chấp chia thừa kế”
tại TAND Q. Đống Đa, Hà Nội)

Kính thưa Hội đồng xét xử!


Chúng tôi, các luật sư T. H. P. và H. T. T. Q. thuộc Công ty luật N.C. (Đoàn Luật
sư thành phố Hà Nội) là đại diện ủy quyền của bà Đinh Thị Mỹ Vân, bị đơn trong vụ
án, trước yêu cầu cầu khởi kiện của 06 đồng nguyên đơn (ông Mai Thế Phái, bà Vũ Thị
Yên, bà Mai Thanh Nga, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, bà Nguyễn Thị Ngọc Lương, bà
Nguyễn Thị Ngọc Long). Chúng tôi xin trình bày quan điểm để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho bị đơn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hôm nay, như sau:

Các đồng nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản thừa kế là
nhà đất của gia đình bà Đinh Thị Mỹ Vân tại địa chỉ: số 15 Xã Đàn, Tổ 50 phường
Phương Liên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội trên cơ sở Di chúc của cụ Mai Thị Đạt lập
ngày 21/3/2011 tại VPLS Khánh Hưng (19 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trong đó,
Di chúc có định đoạt các kỷ phần thừa kế đối với nhà đất cho 06 đồng nguyên đơn.

Quan điểm của bị đơn chúng tôi là không có cơ sở để xem xét yêu cầu khởi kiện
chia thừa kế theo di chúc của các đồng nguyên đơn. Đề nghị HĐXX không chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của các đồng nguyên đơn, vì Di chúc ngày 21/3/2011 của cụ Mai Thị
Đạt vô hiệu nên không có cơ sở để nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế theo Di chúc.

Thời điểm cụ Đạt lập di chúc ngày 21/3/2011 cần áp dụng quy định của BLDS
2005 về thừa kế theo Di chúc để xem xét giải quyết yêu cầu khởi kiện chia thừa kế theo
di chúc của các đồng nguyên đơn. Theo đó, chúng tôi có quan điểm đánh giá như sau:

Điều 652 BLDS 2005 quy định về Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng
ép;

1
- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc
không trái quy định của pháp luật.

Theo đó, chúng tôi xin chứng minh di chúc ngày 21/3/2011 của cụ Mai Thị
Đạt vi phạm cả 02 điều kiện để đảm bảo di chúc hợp pháp theo Điều 652 BLDS
2005 nêu trên. Cụ thể như sau:

1. Khi lập di chúc cụ Mai Thị Đạt không minh mẫn, sáng suốt
Kết luận này dựa trên các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, cụ Đạt tự xác định không có con đẻ, xác định con đẻ thành con
nuôi và quên con nuôi của mình:
Tại di chúc ngày 21/3/2011, cụ Đạt có lập có nêu: “Vợ chồng tôi không sinh
được người con nào. Chúng tôi có nhận Đinh Thị Mỹ Vân, sinh ngày 23/3/1947 làm con
nuôi nhưng không làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định của pháp luật”. Đây là tình
tiết quan trọng chứng minh cụ Đạt không còn minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc vì
không có người mẹ bình thường nào mang nặng đẻ đau lại xác định mình không có con,
lại nhớ nhớ mình không có con, lại coi đứa con mình sinh ra không phải của mình mà
chỉ là con được nhận nuôi. Việc chứng minh bà Vân là con đẻ của cụ Đinh Văn Thơm
và cụ Mai Thị Đạt thể hiện tại các tài liệu chứng cứ sau:
+ Giấy khai sinh bản chính số 351/1958, quyển số N.1958 do UBND quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội cấp
+ Bản sao Giấy khai sinh số 351 năm 1958 của Uỷ ban hành chính quận Bẩy
Mẫu, thành phố Hà Nội cấp ngày 29/4/1958;
+ Giấy khai sinh (bản sao) do UBND quận HBT, Hà Nội cấp ngày 07/2/2014
+ Phiếu cá nhân của công nhân viên chức về hưu ngày 15/8/1978 của cụ Mai Thị
Đạt. Trong đó phần hoàn cảnh gia đình cụ Đạt kê khai con đẻ là bà Vân và con nuôi là
bà Tiến.
+ Phiếu cá nhân của cụ Mai Thị Đạt được BV đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội xác
nhận ngày 12/7/1985.
+ Bảng gia đình vẻ vang
+ Hồ sơ lĩnh tiền tuất
Ngoài ra, tại các tài liệu chứng cứ Phiếu cá nhân năm 1978 và năm 1985 của cụ
Đạt còn thể hiện cụ Đạt và cụ Thơm còn có 01 người con nuôi là bà Trần Thị Phương
2
Tiến. Phần khai này kê khai như lý lịch đòi hỏi sự chính xác, trung thực; không phải
như quan điểm của luật sư nguyên đơn đưa ra là thích khai có nhiều con, khai bao nhiêu
cũng được. Điều này là sự suy diễn vô pháp, xúc phạm vong linh cụ Đạt. Không thể có
việc tự nhận ai đó là con nuôi và kê khai vào lý lịch của mình tự do, nhất là những
người Đảng viên, làm cán bộ càng trung thực, đòi hỏi sự chính xác theo quy định, chứ
không có sự bịa đặt, tùy tiện thích khai thì khai được. Luật sư có thể nói gì khi nghiên
cứu lời khai của bà Tiến, phù hợp chứng cứ Phiếu lý lịch cá nhân của cụ Đạt, có thể nói
gì khi nhìn thấy ảnh lễ tang mặc áo xô của người con chịu tang. Đã có nhiều vụ án
chúng tôi chứng minh, không có căn cứ pháp luật nhưng áp dụng tập quán như là nguồn
của pháp luật. Điều này quy định tại Điều 6 Luật HN&GĐ 2000, Điều 7 Luật HN&GĐ
2014: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì
tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định
tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng”. Chính phủ cũng đã
ban hành Nghị quyết số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số
điều của Luật HN&GĐ năm 2014 trong đó có quy định về tập quán và có danh mục tập
quán lạc hậu cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng. Điều này chứng minh pháp luật
Việt Nam cho phép áp dụng tập quán tốt đẹp theo truyền thống đạo lý của dân tộc nếu
không trái nguyên tắc pháp luật và không vi phạm điều cấm của pháp luật. Việc áp
dụng tập quán khi không có pháp luật điều chỉnh đã được quy định tại Điều 3 BLDS
2005 và Điều 5 BLDS 2015. Rất may bà Tiến không có mặt tại phiên tòa, nếu có không
biết bà Tiến sẽ bức xúc như thế nào về những đánh giá, suy diễn, tùy tiện, trái pháp luật
của phía nguyên đơn.
Do vậy, trong di chúc ngày 21/3/2011, việc cụ Đạt quên không xác định con nuôi
là bà Trần Thị Phương Tiến, xác định con đẻ Đinh Thị Mỹ Vân không phải con đẻ mà
lại là con nuôi, có con nuôi Trần Thị Phương Tiến nhưng không nhớ là những tình tiết
chứng cứ vật chất quan trọng chứng minh rằng cụ Đạt không còn minh mẫn, sáng suốt
vào thời điểm lập Di chúc ngày 21/3/2011 bởi sự không bình thường của một người mẹ
xét cả về góc độ pháp luật và đạo đức.
Thứ hai, cụ Mai Thị Đạt không nhớ tên các cháu ruột:
Hồ sơ vụ án và thực tế phản ánh cụ Đạt không có cháu nội, chỉ có bà Vân là con
đẻ duy nhất nên cụ chỉ có cháu ngoại là 03 con đẻ của bà Đinh Thị Mỹ Vân.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 653 BLDS 2005 thì Di chúc phải ghi rõ
họ tên người được hưởng di sản. Tuy nhiên, tại di chúc ngày 21/3/2011, cụ Đạt đã

3
không nhớ nổi tên các cháu của mình cho hưởng di sản của cụ. Theo đó, cụ Đạt đã định
đoạt tài sản cho các cháu ngoại của mình không đúng tên đệm:
+ Vũ Hoàng Việt cụ xác định là Vũ Ngọc Việt
+ Vũ Mạnh Cường cụ xác định là Vũ Ngọc Cường
Các anh Vũ Hoàng Việt và Vũ Mạnh Cường đều là con đẻ của bà Đinh Thị Mỹ
Vân và sinh sống cùng cụ Đạt trong 01 gia đình từ khi sinh ra đến khi cụ qua đời. Sinh
thời, cụ Đạt là người đặt tên cho các cháu, chăm sóc các cháu cùng vợ chồng bà Vân.
Những ngày cuối đời cụ Đạt chỉ ở với các cháu và được các cháu chăm sóc nuôi dưỡng
cho đến khi chết. Vì vậy, cụ có thể quên họ tên những người khác, nhưng không thể
quên những người cùng chung sống với mình và do mình đặt tên nếu như cụ thực sự
minh mẵn và sáng suốt. Việc cụ lập di chúc không nhớ được tên chính xác của các cháu
cho thấy cụ không còn minh mẫn, sáng suốt.
- Việc cụ Đạt lập Di chúc để lại tài sản cho nguyên đơn là người đã từng mâu
thuẫn như bị đơn nói “không đội trời chung” đi kiện nhau chia di sản tại Tòa án, đưa cụ
ra Công an (báo đưa tin), không đi lại quan hệ, sau này đến khi cụ chết cũng không có
phúng viếng… là không phải lẽ thường nên vấn đề năng lực chủ thể của cụ không minh
mẫn, sáng suốt là có cơ sở để tin.
- Ngoài ra, trong hồ sơ vụ án chứng minh cụ Đạt có tiền sử về tai biến mạch máu
não, thể hiện tại Bảng sao kê bệnh án ngày 29/11/2019 có đóng dấu xác nhận của Khoa
hồi sức tích cực bệnh viện Thanh Nhàn là nơi khám chữa bệnh thường xuyên của cụ
Đạt trước khi mất. Như vậy, cụ Đạt lập Di chúc ngày 21/3/2011 khi ở vào tuổi 90 với di
chứng tai biến não thì việc không còn minh mẫn là điều hoàn toàn có cơ sở.
Thứ ba, Cụ Đạt không nhớ địa chỉ chính xác địa chỉ cư trú.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 653 BLDS 2005 quy định di chúc phải
ghi rõ họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc, tức là nơi cư trú của cụ Đạt, cũng là
địa chỉ tài sản trong di chúc thừa kế.
Tuy nhiên từ năm 2008, UBND thành phố đã có quyết định số 45/2008/QĐ-
UBND ngày 11/7/2008 về việc đặt, đổi tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên
địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, nhà đất cụ Đạt định đoạt hiện là số 15 Xã Đàn chứ không
còn là nhà 83 tổ 27 (nay là Tổ 50) phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 653 BLDS 2005 quy định “Di chúc phải
ghi rõ di sản để lại và nơi có di sản”. Nhà đất là tài sản đặc định theo quy định của

4
BLDS, phải bảo đảm chính xác. Do vậy, xét về pháp lý thì nhà đất để lại thừa kế không
chính xác, xét về năng lực chủ thể của người lập di chúc cho thấy có dấu hiệu không
minh mẫn, sáng suốt.
Như vậy, cụ Đạt lập Di chúc ngày 21/3/2011 khi ở vào tuổi 90 với di chứng tai
biến não và quên con đẻ, quên con nuôi, không nhớ tên các cháu ngoại là các cháu duy
nhất gắn bó từ khi còn nhỏ với mình… đó là các căn cứ rõ ràng có cơ sở để xác định cụ
lập di chúc trong tình trạng không còn minh mẫn, sáng suốt để làm chủ hành vi pháp lý
đơn phương của mình. Vì vậy việc lập di chúc này không đáp ứng điều kiện về chủ thể
của Người lập di chúc theo quy định tại Điều 647 BLDS 2005.
2. Việc lập Di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Điều này dựa trên các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, cụ Đạt lập di chúc ở tuổi 90, sức khỏe bị tai biến, sa sút về trí tuệ là
thực tế. Các thừa kế bị đơn là người trực tiếp chăm sóc, phụng dưỡng cụ cho biết cụ
không tự mình làm được những việc sinh hoạt thông thường như ăn uống, tắm giặt…
nên việc cụ đi một mình đi từ nhà đến VPLS Khánh Hưng để lập di chúc, là không phù
hợp.
Thứ hai, các bị đơn có đưa ra thắc mắc và hoàn toàn có lý khi cho rằng ngay gần
nhà có UBND phường, có văn phòng luật sư nhưng cụ không lập Di chúc ở đó mà lại
đến VPLS Khánh Hưng ở rất xa để lập.
Thứ ba, tại phiên tòa, nguyên đơn không xuất trình được phiếu nộp tiền thù lao
lập di chúc để chứng minh cụ Đạt tự mình nộp tiền, qua đó để chứng minh cụ Đạt minh
mẫn, sáng suốt, không bị người khác dẫn dụ, ép buộc khi lập di chúc. Luật sư có thể
cho rằng không phiếu thu không lưu quá 05 năm, nhưng Biên bản tiêu hủy chứng từ kế
toán (tức tiêu hủy phiếu thu đó) phải là 10 năm theo quy định tại Điều 13 Nghị định số
174/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Hơn nữa, Hóa đơn GTGT cho dịch vụ pháp lý của
luật sư là loại tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm theo quy định tại Điều 13
Nghị định 174 nêu trên. Điều này cũng phù hợp với sự việc Di chúc của cụ được giao
cho nguyên đơn giữ (theo trình bày của luật sư nguyên đơn tại phiên tòa), nguyên đơn
là người liên hệ với luật sư để công bố di chúc.
Thứ tư, về việc công bố di chúc cũng không phải ý nguyện của cụ Đạt, vì không
có tài liệu chứng minh việc này. Theo luật sư nguyên đơn nói rằng cụ nhờ miệng, tuy
nhiên đây là việc thực hiện vượt quá dịch vụ pháp lý của luật sư theo quy định về Hợp
đồng dịch vụ pháp lý tại Luật luật sư, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật

5
sư Việt Nam. Hơn nữa, việc công bố di chúc được quy định chặt chẽ tại Điều 647
BLDS, trong đó quy định những chủ thể có quyền công bố di chúc là: nếu di chúc bằng
văn bản lưu trữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên có quyền công
bố di chúc; trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người
được chỉ định công bố di chúc. Văn phòng LS Khánh Hưng không có tài liệu chứng cứ
chứng minh được rằng cụ Đạt chỉ định công bố di chúc, nên việc gửi văn bản cho
những người thừa kế, cho Công ty Phúc Anh (là bên thuê nhà) yêu cầu có mặt tại VPLS
Khánh Hưng để công bố di chúc là trái quy định của pháp luật. Điều 647 BLDS cho
phép trường hợp không có người công bố di chúc thì những người thừa kế có thể cử
người công bố di chúc. Vậy vì sao 6 đồng nguyên đơn có Di chúc lại không thực hiện
theo luật? Phải chăng việc này có sự liên quan đến sự bất minh trong việc lập Di chúc
của cụ Đạt?
Thứ năm, chúng tôi cho rằng việc nguyên đơn có dấu hiệu ép buộc cụ Đạt lập Di
chúc là có cơ sở, vì trong Di chúc, 6 đồng nguyên đơn – những người được thừa kế là
cháu họ, là em dâu, là chắt họ của cụ Đạt được nêu tên cực kỳ chính xác, trong khi các
cháu ruột của cụ Đạt đã sinh sống, ăn ở với cụ từ khi sinh ra, gần gũi với cụ hàng ngày,
hàng giờ thì lại không được ghi chính xác tên. Điều này là không logic. Vấn đề này
chúng tôi xin nêu để HĐXX bằng niềm tin nội tâm của người phán xử có sự đánh giá,
xem xét giải tỏa những điều phi logic, trái đạo lý này mà phía bị đơn đang đặt ra trong
vụ án.
Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy sự bất minh, khuất tất liên quan đến các tài liệu
lập Di chúc, đó là: đơn của cụ Thơm, hồ sơ bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
mang tên cụ Đạt do anh Vũ Ngọc Quang cất giữ bị mất, nhưng lại có trong tay nguyên
đơn. Đặc biệt có những tài liệu quan trọng lại bị mất, dù đều được cất cùng chỗ với các
loại giấy tờ mà nguyên đơn hiện có trong tay để đi kiện, đó là:
- Bản chính liên quan đến giấy tặng cho của cụ Thơm – cụ Đạt cho anh Quang;
- Hồ sơ kê khai xin cấp GCN QSD đất năm 1996 mang tên anh Quang còn lưu
01 bộ sau khi đã nộp cho UBND phường;
- Hóa đơn nộp thuế đất, các giấy tờ liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng
đất…
Vậy thử hỏi, cụ Đạt có đủ minh mẫn, sáng suốt, hiểu biết pháp luật để biết cái gì
dùng cho lập di chúc, cái gì không cần, vì các tài liệu này mâu thuẫn nhau và trực tiếp
ảnh hưởng đến quyền định đoạt tài sản của cụ Đạt hay không?

6
3. Nội dung Di chúc ngày 21/3/2011 trái quy định của pháp luật:

a) Di chúc không tuân theo quy định về người làm chứng Di chúc:

- Tại Điều 656 BLDS 2005 quy định: “… những người làm chứng xác nhận chữ
ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”. Như vậy, với quy định này,
điều luật bắt buộc những người làm chứng phải có xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của
cụ Đạt vào di chúc ngày 21/3/2011.

- Kiểm tra Di chúc ngày 21/3/2011, chúng tôi nhận thấy: Bản di chúc có 02
người làm chứng là ông Lê Văn Đài và ông Nguyễn Chí Đại, đồng thời có xác nhận của
tổ chức hành nghề luật sư là VPLS Khánh Hưng do Luật sư Lê Văn Đài, Trưởng Văn
phòng luật sư làm đại diện. Tuy nhiên, tại trang 03 của Di chúc có Mục E “Việc ghi
chép, soạn thảo và người làm chứng” sau đó có chữ ký của người ghi chép là ông Trần
Văn Toàn, có 02 người làm chứng (người làm chứng thứ nhất là ông Lê Văn Đài và
người làm chứng thứ hai là ông Nguyễn Chí Đại) thì không có bất kỳ nội dung xác nhận
nào của những người làm chứng này bảo đảm điều kiện luật định là có người làm chứng
phải có nội dung “xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc” là cụ Mai Thị Đạt
như quy định bắt buộc tại Điều 656 BLDS 2005. Tại phần xác nhận của tổ chức hành
nghề luật sư ở trang 04 của bản di chúc thì toàn văn nội dung xác nhận của luật sư Lê
Văn Đài cũng không có bất kỳ nội dung nào xác nhận chữ ký của cụ Mai Thị Đạt tại
bản Di chúc theo quy định.

Phía nguyên đơn có chứng minh bằng ảnh chụp cụ Đạt cùng 02 người làm chứng
tại VPLS Kháng Hưng, nhưng bức ảnh này không chứng minh cụ Đạt ký Di chúc.
Chúng tôi có quyền đặt giả thiết cụ Đạt đang ký Đơn yêu cầu luật sư, đăng ký giao dịch
cho vay tiền… hay giấy tờ khác mà không phải là Di chúc. Như vậy, việc làm chứng
chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc đã không thực hiện theo quy định tại Điều 656
BLDS 2005. Vi phạm điều này là vi phạm pháp luật, nên di chúc không có hiệu lực.

Chúng tôi khẳng định, di chúc ngày 21/3/2011 là chứng cứ mấu chốt để các đồng
nguyên đơn khởi kiện trong vụ án này nhưng đã không tuân thủ quy định của Di chúc
bằng văn bản có người làm chứng theo quy định tại Điều 656 BLDS 2005 như đã phân

7
tích trên, vì vậy nên di chúc này vô hiệu do không bảo đảm hình thức, nội dung của Di
chúc có người làm chứng theo quy định tại Điều 656 BLDS 2005 đã viện dẫn.

b) Di chúc vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 653 BLDS

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 653 BLDS 2005 quy định Di chúc phải ghi rõ “Họ,
tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá
nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản”, thì việc định đoạt cho anh Việt và anh
Cường hưởng di chúc bị vô hiệu bởi việc ghi họ và tên không chính xác, vì vậy cần phải
chia thừa kế theo pháp luật, như thế chỉ có người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất
được hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005.
c) Người lập Di chúc không có quyền định đoạt toàn bộ di sản:

Một là, cụ Đạt định đoạt phần di sản của cụ Đinh Văn Thơm:

Theo Hồ sơ vụ án thể hiện: Tại Phiếu cá nhân của công nhân viên chức về hưu
của cụ Mai Thị Đạt ngày 15/8/1978 BV Saint Paul, lời khai của bà Vân thể hiện cụ
Đinh Văn Thơm và cụ Mai Thị Đạt lấy nhau trước năm 1945. Do vậy, quan hệ hôn
nhân của 02 cụ chịu sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Nếu
nguyên đơn cho rằng tài sản thừa kế là của riêng cụ Đạt, không phải của cụ Thơm thì
căn cứ quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân & gia đình năm 1959 “vợ và chồng đều có
quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi
cưới”, cụ Thơm vẫn có quyền lợi trong khối tài sản tranh chấp thừa kế hiện nay. Tức là
di sản thừa kế là quyền sử dụng đất mà cụ Đạt định đoạt có ½ tổng giá trị tài sản thuộc
quyền định đoạt của cụ Thơm.

Xét thực tế, đủ cơ sở xác định quyền sử dụng đất thuộc di sản thừa kế hiện nay là
tài sản chung vợ chồng cụ Thơm và cụ Đạt. Điều này thể hiện tại:

+ Ý kiến trình bày của bị đơn về nguồn gốc đất của cụ Thơm trong hồ sơ vụ án
và tại phiên tòa chiều hôm qua 10/5/2021.

+ Phù hợp với sự thừa nhận của cụ Đạt tại Đơn khiếu nại ngày 12/12/1993: “Về
phần đất của vợ chồng tôi: Mai Thị Đạt, Đinh Văn Thơm: Chồng tôi là ông Đinh Văn
Thơm, là bộ đội kháng chiến chống Pháp thuộc quân khu Thủ đô… Được đơn vị cấp
giấy giới thiệu cho đi xin đất để làm nhà tạm mà ở. Được sự giúp đỡ của chính quyền
và Nông hội thực hiện chính sách hậu phương quân đội, năm 1958 cấp cho mảnh đất
vợ chồng tôi đã làm nhà vách đất để ở. Lúc bấy giờ có ông Phạm Văn Úc, ông Nguyễn

8
Hữu Thanh, ông Lý Thanh Tiến nguyên là Nông hội xã, ông Lý Văn Quảng nguyên là
Chủ tịch xã thời gian đó biết sự việc này… Tôi xin trình bày sự việc trên đây về đất đai
của mấy chị em chúng tôi là không có gì liên quan đến tài sản bố mẹ tôi để lại” (BL 28-
30).

+ Phù hợp với xác nhận của những người làm chứng Lý Văn Quảng, Phạm Văn
Úc, Nguyễn Hữu Thanh, Lý Thanh Tiến thuộc Nông hội và chính quyền địa phương
thời điểm vụ kiện năm 1993 do TAND quận Đống Đa thụ lý, giải quyết.

+ Ý kiến của bà Trần Thị Phương Tiến tại Đơn trình bày ngày 27/01/2021: “Sau
này, bố tôi là cụ Định Văn Thơm đi bộ đội về có làm đơn xin chính quyền địa phương
cấp đất và được cấp. Do vậy diện tích đất tranh chấp là của bố mẹ tôi…”.

+ Thể hiện tại Giấy thoả thuận nhà đất định đoạt khối di sản của cụ ông Đinh
Văn Thơm do cụ Đạt và bà Mỹ Vân lập ngày 27/8/2012. Thời điểm ngày 27/8/2012
này, cụ Đạt đã lập Di chúc (21/3/2011), tuy nhiên tại Thỏa thuận nhà đất cụ vẫn thừa
nhận quyền tài sản của cụ Thơm đối với nhà đất, nên để làm thủ tục cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất buộc phải khai nhận thừa kế của cụ Thơm.
Theo đó, cụ Đạt và bà Vân đã phải lập Giấy thoả thuận nhà đất định đoạt, phân chia
phần di sản của cụ ông Đinh Văn Thơm để lại trong khối tài sản chung vợ, chồng với cụ
Đạt. Theo đó bà Vân đã nhất trí để phòng Tài nguyên môi trường quận Đống Đa cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất mang tên cụ Mai Thị Đạt. Như
vậy, thời điểm lập di chúc 21/3/2011 chưa phân chia thừa kế của cụ Thơm, cụ Đạt tự
xác nhận đó là tài sản riêng của mình trong Di chúc, nhưng sau đó lại buộc phải kê khai
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền lợi cụ Thơm để lại thừa kế cho thấy sự
định đoạt của cụ Đạt đối với phần di sản thừa kế của cụ Thơm là hoàn toàn vô hiệu.
Như vậy, cụ Thơm mất ngày 22/4/1997, không để lại di chúc nên phần di sản
thừa kế của cụ Thơm trong khối tài sản chung của vợ chồng phải chia theo pháp luật
cho 03 người thừa kế theo pháp luật của cụ Thơm tại thời điểm mở thừa kế ngày
22/4/1997 gồm: cụ Mai Thị Đạt (vợ cụ Thơm), bà Đinh Thị Mỹ Vân (con gái) và bà
Trần Thị Phương Tiến (con nuôi). Do vậy, việc định đoạt di sản của cụ Thơm tại Di
chúc 21/3/2011 mà cụ Đạt lập tại VPLS Khánh Hưng là trái pháp luật nên vô hiệu.

Hai là, cụ Đạt định đoạt tài sản của vợ chồng bà Vân và các con bà Vân:

9
Tại Di chúc ngày 21/3/2011, Cụ Đạt định đoạt di sản thừa kế là quyền sử dụng
đất và ngôi nhà 05 tầng xây dựng trên thửa đất này. Tuy nhiên, căn cứ để xác định ngôi
nhà 05 tầng của cụ Đạt là không có cơ sở vì:

Nguyên đơn yêu cầu chia nhà trên đất và xác định nhà của cụ Đạt định đoạt tại di
chúc ngày 21/3/2011. Tuy nhiên, không có chứng cứ chứng minh việc cụ Đạt đưa tiền
cho bà Vân hay cụ Đạt bỏ tiền xây nhà này. Số tiền nguyên đơn cho rằng cụ Đạt bỏ ra
xây là từ tiền hưởng thừa kế năm 1996 là 10 cây vàng và diện tích 100m2 được chia
chung 03 chị em gái và bồi thường đất khi nhà nước thu hồi.
Hiện số vàng 10 cây, và diện tích đất 100m2 chưa chia, không có tài liệu chứng
cứ chứng minh việc cụ Đạt có số tài sản sau khi chia. Thỏa thuận năm 1994 chỉ thể hiện
sự định đoạt thống nhất chia, còn có biên bản giao nhận tài sản, biên bản phân chia là
chưa có. Nếu có tiền này thì bà Tiến không phải thốt lên “mẹ tôi tiền chữa bệnh còn
không có”. Tiền 830 triệu bồi thường thu hồi đất là cho cả gia đình 08 người, không
phải cụ Đạt.
Tuy nhiên số tiền được Nhà nước chi trả đền bù khi thu hồi một phần diện tích
đất này là 830.195.200 đ, nhỏ hơn rất nhiều chi phí đầu tư xây dựng ngôi nhà mà Tòa
án đã định giá. Hơn nữa, tại văn bản ngày 27/01/2021 bà Tiến cũng trình bày, ngôi nhà
do vợ chồng và các con bà Vân xây dựng, cụ Đạt không đủ tiền sinh hoạt, chữa bệnh thì
làm sao có tiền xây nhà.
Thực tế, vợ chồng bà Vân và các con của bà Vân là những người đã bỏ tiền của
mình ra và đi vay để đầu tư, xây dựng đã sử dụng tiền xây dựng ngôi nhà trên đất hiện
nay. Chi phí xây dựng ngôi nhà này đã được phía bị đơn giao nộp cho Tòa án là gần 5
tỷ đồng thể hiện tại văn bản sau:
1/HĐ kinh tế số 01/HĐMB ngày 28/9/2006 để mua sơn nội ngoại thất hết khoảng
hơn 50 triệu đồng;
2/Hoá đơn mua vật tư như bản lề và các loại phụ kiện nhôm kính ngày
22/11/2006 khoảng 34 triệu đồng do anh Việt mua;
3/Bản quyết toán vách và cửa kính phòng tắm do anh Việt thanh toán ngày
01/2/2007 cho anh Vũ Hoàng Viên là 23.3886.000 đ
4/HĐ cung cấp bê tông ngày 27/12/2005 cung cấp thời gian đổ bê tông từ ngày
29/12/2005 đến ngày 36/6/2006 là 37,5 tr iệu đồng; ngoài ra còn nhiều đợt đổ bê tồn
khác của công trình nhà 06 tầng này.

10
5/Quyết toán HĐ lắp đặt cửa 122,563 triệu đồng …
6/HĐ thuê giám sát ngày 16/12/2005 của bà Vân ký thuê giám sát toàn bộ công
trình xây dựng với mức lương 2.500.000 đ/tháng cho người giám sát thi công.
7/Bản dự toán công trình tháng 9/2005 với dự toán các phần chính bao gồm:
+ Phần cọc: 496.620.000 đồng
+ Phần móng: 194.260.128 đồng
+ Kết cấu phần thân: 454.442.198 đồng
+ Phần kiến trúc: 1.501.672.385 đồng
- Nguồn tiền này một phần là tạm ứng của Công ty Phúc Anh, phần còn lại của
vợ chồng bà Vân, vợ chồng anh Quang chị Yên, của anh Việt và vay của bà Tiến để xây
dựng vì gia đình sử dụng tiền đền bù vào việc chăm sóc, thuốc men cho bà Đạt trong
những năm cuối đời. Và thực tế số tiền đền bù cũng không thể xây được ngôi nhà 6
tầng với giá trị xây dựng 5 – 6 tỷ đồng.
Số tiền cho thuê nhà gia đình bà Vân thu được đã phải chi trả nợ vay xây nhà, chi
trả các khoản tiền bỏ ra để sửa chữa cho phù hợp với nhu cầu thuê của đối tác. Một
phần sử dụng để phụng dưỡng, thuốc men, ma chay, cúng giỗ cho mẹ đẻ bà Mỹ (Vân)
là cụ bà Mai Thị Đạt. Phần còn lại dùng để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo định kỳ
hàng năm theo yêu cầu của người thuê nhà.
Nguyên đơn dựa vào Giấy phép tạm thời mang tên bà Đạt. Vấn đề này không
chứng minh người đứng tên trên Giấy phép xây dựng là người bỏ tiền xây dựng công
trình, thực tế các con, cháu cùng chung sống, cùng quản lý sử dụng đất có công trình
xây dựng thì họ là người bỏ tiền xây dựng. Thực tế được chứng minh, tại phần hỏi
chiều qua 10/5/2021, đại diện VKS hỏi bị đơn nhà Giấy phép cấp 02 tầng 01 tum, thực
tế xây 06 tầng, anh Quang là người trực tiếp ký thủ tục xử phạt xây dựng quá phép và
nộp tiền xử phạt hành chính về hành vi xây dựng vượt quá quy định của giấy phép.
Do vậy, việc nguyên đơn đòi chia thừa kế đối với nhà trên đất cũng như đòi tiền
thuê căn nhà do bị đơn xây dựng là hoàn toàn không có cơ sở chấp nhận. Đây cũng là
phần định đoạt vô hiệu về nội dung di chúc do cụ Đạt lập ngày 21/3/2011.
Ba là, nguồn gốc tài sản cụ Đạt định đoạt trong di chúc không phải là tài sản do
cụ Mai Thế Hoàn (đã chết năm 1957) tặng cho riêng, vì:

11
+ Căn cứ Đơn khiếu kiện chia thừa kế ngày 18/3/1993 và Đơn xin sử kiện chia
thừa kế ngày 25/4/1996, cụ Mai Thị Đạt và hai người chị em gái là cụ Mai Thị Chạc và
cụ Mai Thị Đĩnh – là những người con đẻ của cụ Mai Thế Hoàn (đã chết năm 1957) với
bà vợ cả của cụ Hoàn là Nguyễn Thị Oanh (đã chết năm 1967) cùng người cháu của cụ
Hoàn là Mai Thị Hiệp đã cùng làm Đơn yêu cầu chia thừa đối với tài sản thừa kế do cụ
Hoà (Bố bà Đạt) để lại. Tại 02 đơn khởi kiện này, các cụ Đạt, Chạc, Đĩnh và Hiệp đều
khẳng định cha/bác của các bà khi chết có để lại khối tài sản nhà 254 – tổ 32 phường
Phương Liên, quận Đống Đa và khi qua đời cũng như trước đó cha của các cụ không
cho ai cả, cũng chưa chia thừa kế tài sản cho bất cứ ai. Vì vậy, sau khi khởi kiện chia
thừa kế, các đồng thừa kế khác đã thống nhất chia thừa kế cho các cụ tại Biên bản chia
thừa kế giữa các đồng thừa kế ngày 20/5/1994, theo đó thể hiện có 03 người (Mai Thị
Đạt, Mai Thị Chạc, Mai Thị Hiệp) được nhận phần thừa kế là 100m2 đất trị giá bằng
tiền và 100 m2 đất bằng hiện vật, sau đó được TAND quận Đống Đa ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án số 08 vào ngày 18/5/1996. Như vậy, 100 m2 đất mà cụ Đạt được
chia trong vụ án chia thừa kế năm 1993-1996 không thuộc quyền định đoạt riêng của
một mình cụ Mai Thị Đạt mà là tài sản chung theo phần cùng các cụ Mai Thị Đạt, Mai
Thị Chạc, Mai Thị Hiệp.
+ Tại Bản tự khai ngày 8/9/2019, đại diện ủy quyền của nguyên đơn là anh Phạm
văn Tùng, khai nhận: “Nguồn gốc tài sản mà cụ Mai Thị Đạt để lại cho các đồng thừa
kế tại bản di chúc lập ngày 21/3/2011 là đất tại 83 tổ 27 (nay là 15 xã Đàn) là đất bà
Mai Thị Đạt được bố là cụ Mai Thế Hoàn tặng riêng, sau khi bà kết hôn với ông Đinh
Văn Thơm, dựa trên giấy xác nhận của Trưởng phòng địa bạ ký có dấu xác nhận của
Sở nhà đất Hà Nội ngày 01/4/1982” là không có cơ sở vì đây là tài sản chung của cả 04
cụ (cụ Đĩnh, Chạc, Hiệp và cụ Đạt), được Sở Nhà đất Hà Nội xác nhận tại văn bản
01/4/1982 như sau: “Theo tài liệu lưu trữ tại Sở nhà đất Hà Nội: Ngôi nhà số 27
phường Phương liên thuộc quận Đống Đa xây dựng trên một phần thửa đất số thửa
396-397-394 và 528 tại bản đồ số 7 Kim Liên đứng tên sở hữu của Mai Thị Đĩnh, Mai
Thị Chạc, Mai Thị Hiệp, Mai Thị Đạt”. Do vậy, sự xác nhận này là xác nhận ngôi nhà
số 27 xây dựng trên các phần diện tích của cả 04 thửa đất của 04 người chứ không xác
nhận nhà xây trên thửa đất của riêng cụ nào và là tài sản của riêng cụ nào.
d) Bị đơn Mai Thế Phái không được quyền hưởng di sản theo Di chúc:
Ngoài việc chứng minh di chúc vô hiệu, chúng tôi thấy rằng HĐXX có đặt vấn
đề nếu Di chúc được HĐXX chấp nhận để chia thì quan điểm của bị đơn về việc chia
bằng hiện vật, chia chung trong một khối như thế nào.

12
Vấn đề này chúng tôi cũng có quan điểm, Di chúc này không thể có hiệu lực toàn
bộ. Nếu có hiệu lực phần nào thì ông Mai Thế Phái không được quyền hưởng vì tại Di
chúc ngày 21/3/2011, cụ Đạt giao nghĩa vụ cho người hưởng di sản: “Cháu trai trưởng
họ Mai Thế Phái có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng từ khi tôi lập di chúc này cho đến
khi tôi qua đời” và “…có trách nhiệm tổ chức tang lễ, thờ cúng tôi”. Tuy nhiên, kể từ
ngày lập Di chúc, ông Phái không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng mà hoàn
toàn do gia đình bà Vân đảm trách, khi qua đời gia đình bà Vân là người tổ chức tang lễ
và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng (có ảnh chụp tang lễ chứng minh và các tài liệu liên
quan đến chi phí lễ tang cụ Đạt do gia đình bà Vân chi phí). Điều này phù hợp với lời
khai tại Bản tự khai của bà Tiến ngày 12/10/2021: “Khi bà Đật già yếu do bà Đinh Thị
Mỹ Vân chăm sóc đến khi cụ mất”.
Như vậy, chỉ cần xét riêng về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cụ Đạt từ ngày
lập Di chúc 21/3/2011 đến ngày cụ mất là ngày 30/12/2013 thì ông Mai Thế Phái đã
không thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy, thuộc trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 643 BLDS 2005: “Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng
người để lại di sản” là người không được quyền hưởng di sản.
Đề nghị: Từ những nội dung đã phân tích ở trên, đủ cơ sở xác định Di chúc
ngày 21/3/2011 của cụ Mai Thị Đạt vi phạm pháp luật, không bảo đảm năng lực
hành vi dân sự của chủ thể lập di chúc nên Di chúc vô hiệu toàn bộ. Đề nghị
HĐXX không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Trân trọng cảm ơn.

Các luật sư đại diện ủy quyền: T. H. P & H. T. T. Q

13
14

You might also like