You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
LỚP HÀNH CHÍNH 45A2

BÀI THẢO LUẬN LẦN 1 MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4


STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Thị Bích Ngọc 2053801014169
2 Võ Thị Khánh Huyền 2053801014100
3 Nguyễn Hồng Tuyết Ngân 2053801014159
4 Nguyễn Kim Ngân 2053801014160
5 Võ Minh Khánh 2053801014106
6 Đặng Thị Huyền 2053801014096
7 Nguyễn Thị Tú Linh 2053801014128
8 Chiêu Tú Kiệt 2053801014115
9 Tạ Như Long 2053801014133

Nhóm trưởng: Võ Thị Khánh Huyền


Bài tập 1:
Trong lúc đang trộm cắp tài sản của D, A bị B phát hiện và đuổi theo nhưng không bắt được.
Một thời gian sau, B tình cờ biết được A đang cư trú tại phường X nên đã tố giác với cơ quan
công an nơi đây. Công an phường X tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển hồ sơ cho
CQĐT công an quận. Vụ án được khởi tố, Điều tra viên N là người được phân công trực tiếp
tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của Kiểm sát viên M. Vì A là người chưa
thành niên nên được chỉ định luật sư C làm người bào chữa. CQĐT nhận thấy A có nhiều tình
tiết giảm nhẹ, phạm tội ít nghiêm trọng, đã tự nguyện khắc phục hậu quả, nên quyết định
miễn TNHS và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Điều tra viên N được phân công chủ
trì việc hòa giải giữa bị can A, cha mẹ A và bị hại B. Trong biên bản hòa giải, các bên đã thỏa
thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại, bị can A xin lỗi người bị hại D.
1. Xác định tất cả các QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng điều chỉnh
của luật TTHS?
Đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều
tra, truy tố, xét sử và thi hành án hình sự.
Trong đó, Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng được
các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh trong đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được
pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện.
Như vậy, tình huống có tất cả 6 QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng điều chỉnh
của luật TTHS: - B tình cờ biết được A đang cư trú tại phường X nên đã tố giác với Công an phường
X. Làm phát sinh quan hệ xã hội giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Công an phường X)
với người tham gia tố tụng (B).
- Công an phường X tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra công
an quận. Làm phát sinh quan hệ xã hội giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Công an
phường X và Cơ điều tra công an quận). quan
- Điều tra viên N là người được phân công trực tiếp - đến tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự
kiểm sát của Kiểm sát viên M. Làm phát sinh quan hệ xã hội giữa những người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng (Điều tra viên N và Kiểm sát viên M).
- A là người chưa thành niên nên Cơ quan điều tra chỉ định luật sư C làm người bào chữa cho A.
Làm phát sinh quan hệ xã hội giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tung (Cơ quan tung (bi can
A). điều tra) với người tham gia tố
- Cơ quan điều tra thấy A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội ít nghiêm trọng, đã tự nguyện khắc
phục hậu quả nên quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng
đối với A. Làm phát sinh quan hệ xã hội giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Cơ quan
điều tra) với người tham gia tố tụng (bị can A).
- Điều tra viên N được phân công chủ trì việc hòa giải giữa bị can A, cha mẹ A và bị hại D. Làm
phát sinh quan hệ xã hội giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều tra viên N) với người
tham gia tố tụng (bị can A, cha mẹ A và bị hại D).
2. Xác định phương pháp điều chỉnh của Luật TTHS đối với từng QHXH
Có 2 phương pháp điều chỉnh: Phương pháp quyền uy: dùng để điều chỉnh những quan hệ giữa các
cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với những người tham gia tố trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự. tụng
Phương pháp phối hợp – chế ước: dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan và người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau.
Qua đó, ta có thể xác định được:
Quan hệ xã hội 1 được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.
Quan hệ xã hội 2 được điều chỉnh bởi phương pháp phối hợp – chế ước.
Quan hệ xã hội 3 được điều chỉnh bởi phương pháp phối hợp – chế ước.
Quan hệ xã hội 4 đuợc điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.
Quan hệ xã hội 5 đuợc điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.
Quan hệ xã hội 6 được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.
Bài tập 2:
A (là người nước ngoài) bị CQĐT tỉnh X khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội trộm cắp tài
sản. Trong quá trình tố tụng, A nhờ luật sư B bào chữa cho mình. Vì A không sử dụng được
tiếng Việt nên cơ quan có thẩm quyền đã nhờ C phiên dịch cho A. Sau khi kết thúc giai đoạn
điều tra, CQĐT đã làm bản án kết luận điều tra và đề nghị VKS truy tố A về tội trộm cắp tài
sản. VKS đã làm bản cáo trạng để truy tố A về tội danh trên. Sau đó Tòa án tiến hành xét xử
sơ thẩm và tuyên phạt A 05 năm tù.
1. Trong quá trình giải quyết vụ án trên có thể phát sinh quan hệ giữa những chủ thể nào?
Bị can: Bị can là A bởi vì theo khoản 1 Điều 60 BLTTHS thì bị can là người bị khởi tố về hình sự.
Trong tình huống này, A đã bị CQĐT khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội trộm cắp tài sản.
- Người bào chữa: A đã nhờ luật sư B bào chữa cho mình nên theo quy định tại khoản 1, điểm a
khoản 2 Điều 72 BLTTHS, luật sư B đã được người bị buộc tội là bị can A (điểm đ khoản 1 Điều 4
BLTTHS) nhờ bào chữa cho A.
- Người phiên dịch: cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu C làm người phiên dịch
cho A vì A không sử dụng được tiếng Việt (khoản 1 Điều 70 BLTTHS).
- Cơ quan tiến hành tố tụng: Viện kiểm sát, Tòa án (điểm b, điểm c khoản 1 Điều 34 BLTTHS).
2. Trong những quan hệ đó, quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS?
Đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS trong những quan hệ trên là:
- QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, người có thẩm quyền tiến hành điều tra với
người tham gia tố tụng gồm:
+ QHXH giữa cơ quan công an phường X và B.
+ QHXH giữa điều tra viên N và A, B, cha mẹ A
+ QHXH giữa CQĐT với A, B
+ QHXH giữa CQĐT với luật sư C.
QHXH giữa Cơ quan điều tra công an quận và VKS.
- QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, người có thẩm quyền tiến hành điều tra với
nhau gồm:
+ QHXH giữa cơ quan công an phường X và cơ quan điều tra công an quận.
+ QHXH giữa điều tra viên N và kiểm sát viên M.
3. Xác định phương pháp điều chỉnh đối với từng quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của
luật TTHS?
* Phương pháp quyền uy:
+ Quan hệ giữa A với cơ quan điều tra tỉnh X; với VKS; với Tòa án;
+ Quan hệ giữa B với cơ quan điều tra tỉnh X; với VKS; với Tòa án;
+ Quan hệ giữa C với cơ quan điều tra tỉnh X; với VKS; với Tòa
* Phương pháp phối hợp – chế ước.
+ Quan hệ giữa cơ quan điều tra với VKS
+ Quan hệ giữa Toà án với VKS

You might also like