You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM
KHOA LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------- -----------------

BÁO CÁO THAM DỰ PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH


Vụ án: DÂN SỰ SƠ THẨM CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Ngày 8 tháng 3 năm 2024

LỚP : 232_71LAWS40414_04
DANH SÁCH NHÓM SỐ 5

STT Đánh giá


theo DS lớp Họ và tên MSSV Ký tên
%

36 Trần Ngọc Yến Nhi 2273801070215 100%


5 Trần Nguyễn Minh Anh 2273801070021 100%
Nguyễn Phạm Minh
51 2273801070288 100%
Thi
70 Đoàn Lê Thuý Vy 2273801070373 100%
25 Vũ Ngọc Mai 2273801070156 100%
35 Nguyễn Thị Yến Nhi 2273801070212 100%
9 Trương Khánh Châu 2273801070035 100%
6 Tăng Nhã Ân 2273801070025 100%

BÀI LÀM
I. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN
1.1 Thời gian, địa điểm
- Thời gian: Ngày ...07.. tháng ..09.. năm .2017...
+ Bắt đầu:.14.. giờ..00.. phút.
+ Kết thúc: .15.. giờ..08.. phút.
- Địa điểm: Phòng xử án Học viện Cảnh sát Nhân dân quận Bắc Từ Liêm, Thành
phố Hà Nội
1.2 Người tiến hành tố tụng

1/5
- Thẩm phán chủ toạ phiên toà: Bà Nguyễn Vũ Phương Linh
- Các hội thẩm nhân dân:
+ Ông Nguyễn Chí Trung
+ Bà Nguyễn Thị Thảo
- Thư kí toà án: Ông Hoàng Kim Hùng.
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Quận Bắc Từ Liêm: Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh
1.3 Người tham gia tố tụng
I.3.1 Đương sự
- Nguyên đơn: Chị Trần Phương Thảo. Sinh năm: 1973
- Bị đơn: Anh Trần Văn Lực. Sinh năm: 1964
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thu Hoà. Sinh năm: 1940
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
+ Chị Trần Thị Nét. Sinh năm: 1959
+ Chị Bùi Thu Hằng. Sinh năm: 1971
I.3.2 Những người tham gia tố tụng khác
- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: LS Nguyễn Thị Bích Thuỷ
- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn: LS Trần Thị Hải Anh
1.4 Tóm tắt nội dung vụ án
Hướng dẫn: Phần tóm tắt nội dung vụ án, sinh viên phải trình bày được nội dung cơ bản
của vụ án và nêu rõ yêu cầu của các đương sự (tối đa 10 dòng).
Vụ án dân sự sơ thẩm chia di sản thừa kế. Tại toà án nhân dân quận Bắc Từ Liêm thành
phố Hà Nội. Giữa bị đơn là Trần Văn Lực và bà Nguyễn Thu Hoà (mẹ) và nguyên đơn là
Trần Phương Thảo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan Trần Thị Nét và Bùi Thu Hằng
(vợ của bị đơn Trần Văn Lực) .
Yêu cầu của các đương sự: Trần Thu Thảo: Chia di sản thừa kế của ông Trần Xuân Lai
(cha) là toàn bộ thửa đất và căn nhà hai tầng theo quy định của pháp luật và nhận lại tiền
đã đóng góp xây nhà giá trị tương đương 50 triệu đồng. Trần Văn Lực: Chia di sản nhà
và đất của ông Trần Xuân Lai, không chia theo thừa kế vì bỏ công đóng góp xây nhà
nhiều hơn và không chấp nhận trả 50 triệu đồng cho Trần Phương Thảo. Bà Nguyễn Thu
Hoà (mẹ): Xin nhận đất và thanh toán tiền mặt cho tất cả người thừa kế.

II. NHẬN XÉT VAI DIỄN THẨM PHÁN


- VỀ PHONG CÁCH DIỄN ÁN
(Nhận xét về trang phục, giọng nói, phong cách nói, sự tự tin….)

2/5
• Trang phục: trang trọng, lịch sự, trau chuốt và có sự đầu tư
• Giọng nói : rõ ràng, rành mạch, âm lượng vừa đủ, đanh thép, tạo cho người nghe cảm
nhận được sự uy quyền của Thẩm phán.
• Phong cách nói: tự tin, chuyên nghiệp, đĩnh đạc
• Thái độ : Trang nghiêm , đúng mực, bình tĩnh, vai diễn xuất sắc
- VỀ TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN
(Nhận xét về việc thực hiện trình tự, thủ tục có vi phạm không? Nếu vi phạm thì vi phạm
như thế nào? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.)
- Về thực hiện trình tự các bước rất rõ ràng, các bước đều liên kết với nhau, lập luận trình
tự của thẩm phán, chủ tọa phiên tòa chính xác, đầy đủ.
 Bước 1: Thụ lý vụ án (Thầm phán đọc thụ lý vụ án)
- Căn cứ khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 điều 35, khoản 1 Điều 39, điều 146, 147,
157, 165, 184, 185, 271, 273, 280 BLTTDS 2015.
- Điều 100, 203 Bộ Luật đất đai 2013.
- Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 1959.
- Điều 149 , 210, 213, 219, 611, 613, 614, 649, 650, 651, 660 và điểm d khoản 1
Điều 688 BLDS 2015.
- Thụ lý số 10/2017 TLSTTS ngày 12/04/2017
 Bước 2: Chuẩn bị xét xử (Thẩm phán giới thiệu)
- Đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án dân sự số 10/2017 TLSTTS ngày 12/04/2017 về
Kiện chia di sản thừa kế theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 08/2017 WĐXXSĐDS
ngày 30/06/2017 giữa nguyên đơn Chị Trần Thị Phương Thảo; bị đơn Anh Trần Văn
Lực, Bà Nguyễn Thu Hòa.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chị Trần Thị Nét, Chị Bùi Thu Hằng.
- Thời gian mở phiên tòa 14 giờ 00 phút ngày 07/09/2017; địa điểm: phiên tòa
phòng xử án Học viện cảnh sát nhân dân phường Phủ Nhuế quận Bắc Từ Liêm Hà Nội.
- Những người tiến hành tranh tụng: thẩm phán chủ tọa phiên tòa Bà Nguyễn Vũ
Phương Linh; các hội thẩm nhân dân Ông Nguyễn Chí Trung, Bà
Nguyễn Thị Thảo; thư ký phiên tòa Ông Hoàng Kim Hùng; đại diện viện kiểm sát tham
gia phiên tòa Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh.
- Những người tham gia tố tụng: nguyên đơn Chị Trần Phương Thảo, luật sư bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn Bà Nguyễn Thị Bích Thủy; bị đơn Ông
Trần Văn Lực, Bà Nguyễn Thu Hồng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị
đơn Bà Trần Thị Hải Anh.

3/5
 Bước 3: Mở xét xử vụ án
 Bước 4: Tranh luận vụ án
 Bươc 5: Hòa giải vụ án và tuyên án
 Bước 6: Kết thúc vụ án
- Thủ tục pháp lý không vi phạm, chủ tọa thực hiện đầy đủ các bước xét xử vụ án, trình tự
rõ ràng, chuẩn bị; kiểm tra và xem xét nghiên cứu hồ sơ kỹ càng. Nghiêm túc trong suốt
quá trình xử lý

III. NHẬN XÉT VAI DIỄN KIỂM SÁT VIÊN


- VỀ PHONG CÁCH DIỄN ÁN
(Nhận xét về trang phục, giọng nói, phong cách nói, sự tự tin….)
• Trang phục : gọn gàng, trang nghiêm
• Giọng nói: rõ ràng, rành mạch
• Phong cách nói : tự tin, chủ động
• Thái độ : trang nghiêm, nghiêm túc với vai diễn
• Bình tĩnh xử lý được các tình huống phát sinh ở Toà
- VỀ TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN
(Nhận xét về việc thực hiện trình tự, thủ tục có vi phạm không? Nếu vi phạm thì vi phạm
như thế nào? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.)
 Về trình tự, thủ tục:
- Kiểm soát viên thực hiện nhiệm vụ rõ ràng, tuân thủ quy định pháp luật.
- Việc thu thập chứng cứ, gửi quyết định và hồ sơ cho Viện Kiểm Soát đều được
thực hiện đúng thời hạn và theo quy định.
- Tư cách của các bên tham gia tố tụng được xác định chính xác, đảm bảo đúng thẩm
quyền.
- Hội đồng xét xử và các đương sự đều tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
trong phiên tòa sơ thẩm.
 Chị Thảo, Bà Hòa và Chị Nét đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật TTDS. Tuy
nhiên, Chị Hằng chưa thực hiện đúng quy định cụ thể như sau:
- Vắng mặt không lý do tại phiên tòa tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải ngày
13/06/2017. Hành động này ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án và vi phạm Khoản
16 Điều 70 Bộ luật TTDS năm 2015.
- Lưu ý: Đây là chi tiết quan trọng mà HĐXX cần lưu ý trong quá trình xét xử.
 Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát (VKS) về việc giải quyết vụ án:

4/5
Căn cứ vào tài liệu hồ sơ vụ án và nguyện vọng của các đương sự, VKS đề nghị:
 Về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế:
- Theo quy định, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông Lai đã hết. Tuy
nhiên, do các đương sự không yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án ra quyết định,
việc Tòa án thụ lý chia di sản thừa kế là đúng quy định.
- Căn cứ pháp lý: Điều 26, 35, 29, 147, 157, 184 Bộ luật TTDS năm 2015; Điều 203
Luật Dân sự năm 2013; Điều 149, 213, 219, 611, 612, 613, 614, 623, 649, 650, 651, 660
Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Giải quyết yêu cầu chia di sản:
 Chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của Chị Trần Phương Thảo.
 Xác định di sản thừa kế bao gồm:
- Thửa đất số 52 tờ bản đồ số 5 diện tích 48.7m2 tại địa chỉ số 54, đường 29, phường
H, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Căn nhà 2 tầng trên đất có giá trị 416.408.500 đồng.
 Chia di sản thừa kế đều cho 4 người đồng thừa kế thứ nhất, mỗi người được hưởng
104.102.125 đồng.
 Giao bà Hòa tiếp tục quản lý và sử dụng toàn bộ di sản, có trách nhiệm thanh toán
cho:
- Anh Lực, Chị Nét, Chị Thảo mỗi người 104.102.000 đồng.
- Chị Thảo thêm 34.205.000 đồng là giá trị tầng tum do chị xây dựng.
- Anh Lực không được hưởng giá trị tầng tum do không xuất trình được tài liệu
chứng minh.
 Về chi phí:
- Mỗi đồng thừa kế phải nộp án phí tương ứng với phần giá trị tài sản được hưởng.
- Đề xuất: Xem xét giảm án phí cho bà Hòa vì bà là người cao tuổi, có công với cách
mạng, sống lương thiện và mong muốn được hưởng phần di sản bằng hiện vật và nhà đất.
 Kết luận:
- VKS đề nghị HĐXX xem xét đưa ra quyết định phù hợp, đảm bảo tính nhân đạo và
thấu tình đạt lý.

IV. NHẬN XÉT VAI DIỄN NBV QUYỀN & LỢI ÍCH HP CỦA NGUYÊN ĐƠN
- VỀ PHONG CÁCH DIỄN ÁN
(Nhận xét về trang phục, giọng nói, phong cách nói, sự tự tin….)
• Trang phục : lịch sự, chỉnh chu, phù hợp với quy định

5/5
• Giọng nói: To, rõ ràng nhưng chưa truyền được cảm hứng cho người nghe, Phong cách
thiên về đọc văn bản hơn là lý luận, trình bày, chưa có đủ phong thái của 1 luật sư.
• Phong cách nói : Dứt khoát, nhấn nhá
• Thái độ : nghiêm túc với vai diễn, hoàn thành tốt vai trò trách nhiệm trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ (nguyên đơn).
• Phản biện kịp thời, bác bỏ các cáo buộc của bên bị đơn rất dứt khoát, có sự chuẩn bị tốt,
chỉnh chu về những lập luận, chứng minh, bảo vệ cho nguyên đơn.
- VỀ TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN
(Nhận xét về việc thực hiện trình tự, thủ tục có vi phạm không? Nếu vi phạm thì vi phạm
như thế nào? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.)
- Luật sư thể hiện sự chuyên nghiệp trong từng bước thực hiện, với sự chuẩn bị kỹ
càng về hồ sơ, bằng chứng và kiến thức pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn một
cách tốt nhất. Khả năng phản biện sắc bén của luật sư cũng tạo ấn tượng mạnh mẽ với
người xem.

V. NHẬN XÉT VAI DIỄN NGƯỜI BV QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HP CỦA BỊ ĐƠN
- VỀ PHONG CÁCH DIỄN ÁN
(Nhận xét về trang phục, giọng nói, phong cách nói, sự tự tin….)
• Trang phục : lịch sự, gọn gàng
• Giọng nói: Âm lượng vừa đủ, ngắt nghỉ rõ ràng, còn hơi vấp nhưng không đáng kể
• Phong cách nói : truyền được cảm hứng cho người nghe
• Thái độ : trang nghiêm, nghiêm túc với vai diễn
• Rất nhập vai, làm tròn trách nhiệm, tâm huyết bảo vệ bên bị đơn
- VỀ TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN
(Nhận xét về việc thực hiện trình tự, thủ tục có vi phạm không? Nếu vi phạm thì vi phạm
như thế nào? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.)
- Đây là một trường hợp thừa kế đơn giản và dễ dàng giải quyết. Thay vì đưa ra tòa
án, gia đình nên tự thương lượng để đạt được thỏa thuận chung. Nếu buộc phải đưa ra
tòa, tòa án sẽ luôn tôn trọng thỏa thuận đã được ký kết giữa các bên. Tuy nhiên, luật sư
phải tư vấn cho thân chủ về các điều nên và không nên nói, để tránh việc thông tin này có
thể được sử dụng làm bằng chứng trước tòa. Luật sư cũng cần nắm rõ tình hình của bị
đơn, bao gồm cả số tiền mà họ đã bỏ ra cho việc xây dựng nhà của bà Hòa. Việc không
có biên bản cuộc họp và chứng từ về cuộc họp gia đình cũng là một điểm cần lưu ý.
Hết./.

6/5

You might also like