You are on page 1of 3

Bài tập 1:

A thuê một chiếc xe ô tô của công ty X (do N làm Giám đốc) để đi du lịch nhưng
sau đó lại sử dụng chở B đi trộm cắp tài sản của công ty Z (do M làm chủ tịch
Hội đồng quản trị). Vụ việc bị quần chúng nhân dân phát hiện và báo cáo với cơ
quan công an. CQĐT khởi tố VAHS, khởi tố bị can đối với A, B và làm bản kết
luận điều tra đề nghị truy tố. VKS hoàn thành cáo trạng và Tòa án đã quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
Câu hỏi:
1. Xác định tư cách tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong vụ án
trên tại phiên tòa sơ thẩm?
- CSPL: Điều 34, Điều 55 BLTTHS 2015 (sđ, bs 2021).
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 34 BLTTHS 2015 (sđ, bs 2021), cơ quan THTT gồm:
CQĐT, VKS, TA.
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 60 BLTTHS 2015 (sđ, bs 2021) b ị can là người hoặc
pháp nhân bị khởi tố về hình sự, do đó bị can là A và B.
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 62 BLTTHS 2015 (sđ, bs 2021), bị hại là cá nhân trực
tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về
tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra, do đó bị hại là công ty Z, do M
làm người đại diện theo pháp luật.
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 65 BLTTDS 2015 (sđ, bs 2021), người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án hình sự, do đó người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là
công ty X, do N làm đại diện.
2. Sau khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, phát hiện D (Hội thẩm
nhân dân) tham gia trong Hội đồng xét xử là anh em kết nghĩa với A, nên M đã
đề nghị thay đổi D. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này? Ai
có thẩm quyền giải quyết?
- CSPL: Khoản 3 Điều 49, Khoản 2 Điều 50 và Khoản 2 Điều 53 BLTTHS 2015,
Điểm c Khoản 4 Mục I Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành
một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 49 về các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người
có thẩm quyền THTT, theo đó, việc D (Hội thẩm nhân dân) tham gia trong Hội đồng
xét xử là anh em kết nghĩa với A là một căn cứ rõ ràng cho rằng D có thể không vô tư
trong quá trình xét xử vụ án của A là bị can vì giữa họ có mối quan hệ thân thiết, anh
em kết nghĩa (Khoản 3 Điều này).
- Căn cứ theo Điểm c Khoản 4 Mục I Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP: “Có căn cứ rõ
ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các
trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình
sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia,
quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm
phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội
thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị
hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng
chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau,
có mối quan hệ về kinh tế.....
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi
làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm
phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau.”
- M là người đại diện theo pháp luật cho công ty Z - bị hại trong vụ án này nên hoàn
toàn có quyền đề nghị thay đổi D, căn cứ Khoản 2 Điều 50 BLTTHS 2015.
Vì đây là đề nghị thay đổi phát sinh trước khi mở phiên tòa nên việc thay đổi Hội
thẩm sẽ do Chánh án hoặc Phó Chánh án TA được phân công giải quyết vụ án này
quyết định, theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 BLTTHS 2015.
3. Tại phiên tòa sơ thẩm, phát hiện luật sư F (người đã tham gia bào chữa cho A
từ khi khởi tố bị can) là con nuôi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nên Kiểm
sát viên đã đề nghị phải thay đổi luật sư F. Đề nghị của Kiểm sát viên có hợp lý
không? Tại sao?
Đề nghị thay đổi người bào chữa (Luật sư F) của Kiểm sát viên là chưa hợp lý, vì:
- Theo điểm a khoản 4 Điều 72 BLTTHS thì người bào chữa không được bào chữa
khi là người tiến hành tố tụng vụ án, là người thân thích của người đã hoặc đang tiến
hành tố tụng vụ án đó. Xét thấy luật sư F là con nuôi của Thẩm phán chủ phiên tọa
thì luật sư F không có quyền bào chữa, Kiểm sát viên có thể đề nghị thay đổi luật sư
F theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015.
- Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP tại Điểm b Khoản
1 Mục 2 thì: “Trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người
đại diện hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa và nay vẫn tiếp tục nhờ người
đó bào chữa thì cần phải xem xét người đó có quan hệ thân thích với người nào
(Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án) được phân công tiến hành tố tụng trong vụ
án hay không. Nếu có quan hệ thân thích với người nào đó được phân công tiến
hành tố tụng trong vụ án, thì cần phân công người khác không có quan hệ thân thích
với người được nhờ bào chữa thay thế tiến hành tố tụng và cấp giấy chứng nhận
người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó”. Xét tình huống trên thì luật sư F
đã là người đã tham gia bào chữa cho A từ giai đoạn khởi tố bị can, nên trong
trường hợp này thì cần phải phân công, thay đổi người tiến hành tố tụng khác không
có quan hệ thân thích với luật sư F.
Bài tập 6:
Chị A đi bộ trên đường, đến trước cửa hàng gốm sứ của anh M thì có chiếc xe
máy do B (19 tuổi) chở C (17 tuổi) chạy từ phía sau tới. C ngồi đằng sau nhanh
tay giật lấy túi xách của chị A và đẩy chị A ngã vào kệ trưng bày của cửa hàng
làm vỡ một số đồ trên kệ. Khi đó, H là người mua hàng đã chứng kiến toàn bộ sự
việc. Sau khi trả chiếc xe máy lại cho bố của C (ông X), B và C kiểm tra chiếc túi
của chị A thì thấy có một sợi dây chuyền vàng cùng một khoản tiền mặt. Hai
người chia nhau số tài sản này. B lấy sợi dây chuyền tặng cho người yêu mình là
chị D. Vụ việc được tố giác và CQĐT đã ra quyết định KTVAHS, khởi tố bị can
với B, C.
Câu hỏi:
1. Xác định tư cách tham gia tố tụng của A, B, C, D, M, H, X?
- A là người bị hại. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản
hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa
gây ra.Trong trường hợp trên A bị đẩy ngã và bị giật túi xách. CSPL: Khoản 1 Điều
62 BLTTHS 2015.
- B, C là bị can. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Vì CQĐT đã ra
quyết định KTVAHS, khởi tố bị can với B, C. CSPL: Khoản 1 Điều 60 BLTTHS
2015.
- D là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì D được B tặng sợi dây chuyền đ ã
cướp được, trong khi đó D không biết nguồn gốc dây chuyền là ở đâu, nhưng khi
khởi tố vụ án thì D có nghĩa vụ phải trả lại sợi dây chuyền đó. CSPL: Khoản 1 Điều
65 BLTTHS 2015.
- M là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì trong trường hợp trên cửa hàng
gốm sứ của M đã bị B, C gián tiếp làm vỡ một số đồ trên kệ trưng bày nên M có có
quyền lợi bị xâm phạm. CSPL: Khoản 1 Điều 65 BLTTHS 2015.
- H là người làm chứng. Bởi vì khi đó, H là người mua hàng đã chứng kiến toàn bộ
sự việc. CSPL: Khoản 1 Điều 66 BLTTHS 2015.
- X là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì xe của X đã bị C lấy để thực hiện
hành vi phạm tội và trên thực tế X không biết điều đó, nên quyền lợi của X cũng bị
xâm phạm. CSPL: Khoản 1 Điều 65 BLTTHS 2015.
2. Nếu B và C cùng không yêu cầu người bào chữa thì CQĐT xử lý như thế nào?
- Nếu B (19 tuổi) không yêu cầu người bào chữa thì B có thể tự bào chữa cho mình
theo quy định của Điểm h Khoản 2 Điều 60 BLTTHS 2015.
- Nếu C (17 tuổi) không yêu cầu người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho C theo quy định ở Điểm b Khoản 1
Điều 76 BLTTHS 2015.
3. Nếu VKS phát hiện điều tra viên trong vụ án trên là anh rể của B thì VKS giải
quyết như thế nào?
- CSPL: Khoản 2 Điều 34, khoản 3 Điều 49, điểm a khoản 1 Điều 51, điểm e khoản
2 Điều 41 BLTTHS 2015, Điểm a Khoản 4 Mục I Nghị quyết 03/2004 NQ-HĐTP về
việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định
chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
- Trong trường hợp Điều tra viên trong vụ án là anh rể của bị can B thì đây được
xem là trường hợp có thể cho rằng Điều tra viên có thể không vô tư trong khi làm
nhiệm vụ điều tra vụ án. Do đó trường hợp này thuộc một trong các trường hợp phải
thay đổi điều tra viên. Trong trường hợp trên, áp dụng điểm e khoản 2 Điều 41
BLTTHS 2015 thì Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động điều tra (Cụ thể: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân) yêu cầu Thủ trưởng Cơ
quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra thay đổi Điều tra viên trên.

You might also like