You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


--------------------

BÀI THẢO LUẬN THỨ NĂM

Bộ môn: TỐ TỤNG DÂN SỰ


Giảng viên:

LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT 44A1


NHÓM 11
STT Họ và tên MSSV
1 Lê Thị Hồng Đào (Nhóm trưởng) 1953401020032
2 Hồ Trường An 1953401020001
3 Lê Ngọc Quế Anh 1953401020005
4 Nguyễn Thị Phương Anh 1953401020012
5 Phạm Xuân Vân Chi 1953401020025
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2022.

BẢNG PHÂN CHIA NHIỆM VỤ NHÓM

STT Họ và tên MSSV NHIỆM VỤ

1 Lê Thị Hồng Đào 1953401020032 Nhận định 1, bài tập câu 1, bản án
câu 1
(Nhóm trưởng)

2 Hồ Trường An 1953401020001 Nhận định 2, bài tập câu 2

3 Lê Ngọc Quế Anh 1953401020005 Nhận định 3, bản án câu 2, tổng


hợp bài

4 Nguyễn Thị Phương Anh 1953401020012 Nhận định 4, bản án câu 3

5 Phạm Xuân Vân Chi 1953401020025 Nhận định 5, tóm tắt bản án, bản
án câu 4
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5
CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

I. PHẦN NHẬN ĐỊNH:


1. Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
SAI
Vì theo khoản 1 điều 91 BLTTDS thì khi đương sự đưa ra yêu cầu mà rơi vào các
điểm a, b, c khoản 1 điều 91 BLTTDS thì không có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ mà
bên bị yêu cầu sẽ phải cung cấp chứng cứ.

2. Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
ĐÚNG
Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm nhưng sẽ bị
giới hạn lại trong những trường hợp quy định tại khoản 4 điều 96 BLTTDS 2015, cụ
thể trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết
định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu,
chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có
lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu,
chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự
giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải
quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên
tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của
việc giải quyết vụ việc dân sự.

3. Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.


SAI
CSPL: khoản 2 Điều 102 BLTTDS 2015 và khoản 2 Điều 2 Luật Giám định tư pháp
2012.
Theo khoản 2 Điều 102 BLTTDS 2015, chủ thể có thẩm quyền trưng cầu giám định là
Tòa án. Căn cứ trưng cầu giám định là khi có đơn yêu cầu của đương sự hoặc khi xét
thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định.
Tuy nhiên khoản 2 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
có quy định: “Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. Mà theo Điều 46 BLTTDS 2015, Cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự bao gồm:
“1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên”.
Do đó, ngoài Tòa án thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khác
được quy định tại Điều 46 BLTTDS 2015 đều có quyền trưng cầu giám định.

4. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự


SAI
Vì theo Điều 100 BLTTDS 2015 thì chỉ trong trường hợp có yêu cầu của đương sự
hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì
Thẩm phán mới tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với
người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau. Nên không phải đối
chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự

5. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng
cứ thay đương sự.
SAI.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2015 Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động
thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn
cứ và hợp pháp. Trong trường hợp không thể tự mình thu thập chứng cứ, Đường sự có
quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu chứng cứ căn cứ điểm e khoản 1 Điều 97 chứ
không được nhờ Viện kiểm sát làm công việc này. Còn Viện kiểm sát chỉ thu thập tài
liệu chứng cứ để đảm bảo cho việc thực hiện quyền kháng nghị của mình theo thủ tục
phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm (khoản 6 Điều 97 BLTTDS 2015).

II. PHẦN BÀI TẬP:


Bài tập 1: Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Anh Tuấn sửa nhà. Sau
đó, nhà chị Mai bị nứt. Theo chị Mai, nhà của chị bị nứt là do việc sửa nhà của anh
Tuấn gây ra. Chị yêu cầu anh bồi thường 50 triệu đồng nhưng anh không đồng ý (vì
cho rằng nhà chị Mai bị nứt do nhà chị được xây dựng trên nền móng yếu). Chị Mai đã
khởi kiện anh Tuấn đến Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu Tòa án buộc anh Tuấn phải bồi
thường thiệt hại là 50 triệu đồng. Tòa án thụ lý vụ án, trưng cầu giám định theo yêu
cầu của chị Mai (anh Tuấn không đồng ý việc giám định này), chi phí giám định là 5
triệu đồng. Kết quả giám định xác định: nhà chị Mai có 2 vết nứt, do tác động của việc
sửa nhà của anh Tuấn. Hỏi:
1. Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?
Trường hợp này là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải dựa vào điều kiện
của pháp luật nội dung (BLDS), chị Mai phải chứng minh những vấn đề sau:
+ Có hành vi vi phạm pháp luật
+ Có thiệt hại thực tế xảy ra
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại thực tế
xảy ra.
Chị Mai yêu cầu anh Tuấn bồi thường 50 triệu đồng thì chị Mai phải cung cấp các
chứng cứ chứng minh cho việc mình bị thiệt hại 50 triệu đồng. Cụ thể, chị Mai có thể
đưa ra kết quả thẩm định căn nhà hư hỏng bao nhiêu %, đưa ra hóa đơn mua nguyên
vật liệu, hợp đồng ký kết với bên sửa chữa nhà, băng ghi âm, ghi hình,...

2. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn
bồi thường cho chị Mai số tiền 50 triệu đồng. Chi phí giám định đương sự nào
chịu?
- Chi phí giám định sẽ do anh Tuấn nộp.
- Kết quả giám định đã cho thấy nhà chị Mai có hai vết nứt do tác động từ việc
sửa nhà của anh Tuấn. Tòa án sơ thẩm cũng đã chấp nhận yêu cầu của chị Mai, buộc
anh Tuấn bồi thường 50 triệu đồng. Điều đó chứng minh được các yêu cầu của chị Mai
là có căn cứ, do đó ta áp dụng Khoản 2 Điều 161 BLTTDS là người không chấp nhận
yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám
định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám
định là có căn cứ, như vậy ta xác định người có nghĩa vụ nộp chi phí giám định là anh
Tuấn.

III. PHẦN BẢN ÁN:


- Bản án số 15/2018/DS-ST;
*TÓM TẮT BẢN ÁN:
Đây là vụ kiện tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm giữa
nguyên đơn là chị Lê Thanh H và đồng bị đơn ông Lê D và Lê C.
Theo trình bày của chị H, khi ông Lê D (quản lý chợ) tìm đến hàng cá của chị để
thu tiền, chị có đưa cho ông D 5000 đồng và than chợ ế, ông D sau đó xé 5000 đồng ,
ném vào mặt chị và chửi bới chị. Vì quá tức giận chị chửi lại và bị ông D xông vào
đánh liên tiếp ở mặt và đầu. Sau đó, ông C (anh ông D) cầm ghế xông vào đánh vào
vai chị H. Hai người đánh liên tiếp làm chị bị thương tích ở vùng mặt và đầu. Chị bị
bất tỉnh ngã xuống đất, được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện quốc tế điều trị
15 ngày. Chị H khởi kiện yêu cầu ông Lê D và ông Lê C phải liên đới bồi thường thiệt
hại cho chị với tổng số tiền là 47.576.000 đồng.
Trong quá trình giải quyết tại tòa án, ông D thừa nhận giữa ông và chị H có xảy
ra xô xát, nhưng do chị H chửi hỗn nên ông đã tát chị 1 cái, tuy nhiên không biết lý do
vì sao chị H ngã xuống và được mọi người đưa đi bệnh viện. Ông không đồng ý với
yêu cầu bồi thường của chị, chỉ chấp nhận liên đới với ông C bồi thường cho chị 10
triệu đồng.
Ông C trình bày do thấy em ruột của mình là ông D bị chị H chửi bằng những lời
lẽ thô tục nên ông chỉ lấy cái ghế nhựa nhỏ đánh vào vai chị 1 cái rồi bỏ đi. Giống như
ông D, ông C chỉ đồng ý liên đới với ông D bồi thường cho chị 10 triệu đồng.
Tòa án xác định hành vi đánh người của ông D và C là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến việc chị H phải nằm viện điều trị 15 ngày. Xem xét các thiệt hại về thể chất, tinh
thần cũng như thiệt hại khác của chị H trong khi chị nằm viện điều trị 15 ngày, Tòa án
quyết định ông D và C phải liên đới bồi thường thiệt hại cho chị H số tiền tổng cộng là
25.591.000 đồng. Tuy nhiên chị H cho hay sự việc xảy ra có một phần lỗi là do chị
tương ứng với 10% tổng số tiền bồi thường thiệt hại nên số tiền cuối cùng mà ông C
và D phải liên đới bồi thường cho chị là 23.031.900 đồng.

1. Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?


Theo quy định tại điều 93 BLTTDS 2015 thì chứng cứ trong vụ việc dân sự là
những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình
cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục
do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết
khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có
căn cứ và hợp pháp.
Chứng cứ có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung, hoạt động tố
tụng dân sự nói riêng. Để tiếp cận sự thật khách quan và làm sáng tỏ nội dung vụ việc
thì phải có chứng cứ. Đương sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình khi làm phát sinh vụ việc dân sự và trong quá trình chứng minh có nghĩa vụ
phải cung cấp chứng cứ (trừ những trường hợp quy định tại các điểm a, b,c khoản 1
điều 91 BLTTDS 2015 thì không cần phải cung cấp chứng cứ). Tòa án nhân dân khi
quyết định về hướng giải quyết vụ việc dân sự phải căn cứ vào chứng cứ do các chủ
thể chứng minh cung cấp để làm cơ sở chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của
các bên trong các tranh chấp hoặc yêu cầu.
- Nguyên tắc xác định chứng cứ:
Xác định chứng cứ là việc Tòa án công nhận và sử dụng những thông tin, tài liệu làm
căn cứ để giải quyết các vụ việc dân sự. Các thông tin, tình tiết, sự kiện chỉ được công
nhận là chứng cứ khi được cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá và sử dụng.
Việc xác định chứng cứ được quy định tại Điều 95 BLTTDS 2015 như sau:
+ Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao
có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung
cấp, xác nhận.
+ Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm
theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu
âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về
xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
+ Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện
tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
+ Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
+ Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu
được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị
khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời
tại phiên tòa.
+ Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm
định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu
việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ
được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến
hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng,
chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều
kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

2. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể nào?


Theo khoản 1 điều 91 BLTTDS 2015 thì đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng
cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp quy
định tại các điểm a, b, c khoản 1 điều 91 BLTTDS 2015.
Ngoài ra theo khoản 2 điều 91 BLTTDS 2015 thì đương sự phản đối yêu cầu của
người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao
nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.
Như vậy, nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp này thuộc về các đương sự sau:
● Nguyên đơn: Chị Lê Thị Thanh H
● Người có quyền, nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thị H1
● Bị đơn: ông Lê D và ông Lê C

3. Trong tình huống trên, nguyên dơn phải chứng minh những vấn đề gì?
Chứng cứ cần sử dụng để chứng minh là chứng cứ nào?
Trong tình huống trên, nguyên đơn phải chứng minh:
- Có thiệt hại thực tế xảy ra
- Hành vi trái pháp luật
- Mối quan hệ nhân quả từ hành vi trái pháp luật của bị đơn dẫn đến thiệt hại cho
nguyên đơn
Theo Điều 590 BLDS 2015 thì khi sức khỏe bị xâm phạm, bà H sẽ được bồi thường
những khoản tiền sau đây:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị.
Ngoài ra chị H còn có thể được bồi thường tổn thất về tinh thần theo khoản 2 điều 590
BLDS 2015.
Như vậy chứng cứ dùng cần sử dụng để chứng minh là: các loại hóa đơn hợp lệ
về chi phí thuốc men, phục hồi, cấp cứu, tiền viện phí mà nguyên đơn đã thanh toán,
các trang sao kê tiền lương (nguồn thu nhập) thể hiện mức lương của chị H, mức tiền
lương của người chăm sóc chị H trong thời gian điều trị.

4. Việc ông D thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình có phải là tình tiết,
sự kiện không phải chứng minh không?
Theo nhóm em, Việc ông D thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình không phải là
tình tiết sự kiện cần chứng minh. Căn cứ theo khoản 1 Điều 92 BLTTDS 2015 thì
hành vi đánh người trái pháp luật của ông D đã được ghi nhận trong biên bản lấy lời
khai chị H của Tòa án và ông D cũng đã thừa nhận mình có thực hiện những hành vi
trái pháp luật mà chị H đề cập, do đó tình tiết này không cần phải chứng minh.

----------HẾT----------

You might also like