You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ

--------------------

Luật hợp đồng


Bản án số 69/2020/DS – PT ngày 03-3-2020 của Tòa án nhân
dân tỉnh Long An

V/v tranh chấp hợp đồng gia công, vay tài sản

Họ và tên: Lê Tấn Đạt

MSSV: K205012020

Lớp: 501

Giảng viên: PGS TS Dương Anh Sơn

1
MỤC LỤC
1. Tóm tắt bản án1 ........................................................... 3
1. Bình luận bản án ......................................................... 6
1.1 Quyền yêu cầu của nguyên đơn: ............................... 6
1.2 Trách nhiệm của bị đơn ............................................ 7
1.3 Bình quyết, quyết định của tòa án ............................ 8
2. Mở rộng bàn luận vấn đề ........................................... 9

1
Link bản án chi tiết: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta475288t1cvn/chi-tiet-ban-an
2
1. Tóm tắt bản án
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Tuấn H Bị đơn: Bà Nguyễn Thị N

Tại đơn khởi kiện 08-4-2019 nguyên đơn ông Nguyễn Tuấn H trình bày:

Vào khoảng tháng 9 năm 2017, ông H và bà N thỏa thuận về việc gia công
chạm khắc gỗ, hai bên chỉ thỏa thuận lời nói và không lập văn bản. Ông H là người
gia công chạm khắc gỗ theo yêu cầu bà N. Hai bên thỏa thuận thời gian trả nợ là khi
bà N có tiền sẽ trả, không có thời gian cụ thể. Tháng 4 năm 2018 ông H tính tiền
công chạm là 16.000.000 đồng, bà N trả 10.000.000 đồng còn thiếu 6.000.000 đồng
và tiếp tục chạm khắc tới tháng 8 năm 2018 sẽ hoàn thành. Từ tháng 4 đến tháng 8
năm 2018 bà N đã nhiều lần trả tiền nhiều lần nhưng không nhớ thời gian và cụ thể
tiền. Sau đó bà N nhiều lần tiếp tục nhờ ông H gia công thêm nhiều lần nữa và nợ
cộng vào phần tiền nợ lần trước. Những lần bà N trả ông H không nhớ rõ số tiền và
thời gian cụ thể do không có biên nhận. Sau tính toán thì bà N vẫn còn nợ ông H số
tiền chạm là 8.000.000 đồng.

Về phần vay tiền vào tháng 10 năm 2018 bà N tới gặp ông H tại trạm gỗ N1
(háng xóm ông H). Bà đã hỏi mượn ông H 1.000.000 đồng không có biên nhận. Lúc
vay tiền có ông N và ông N2 chứng kiến.

Về hợp đồng gia công vào tháng 4 năm 2018 bà N và ông H có làm hợp đồng
bằng văn bản (công việc qui định cụ thể trong hơp đồng), trong quá trình làm bàn
ghế Salong do thiếu gỗ khoảng tháng 8 hoặc tháng 9 năm 2018 ông N cùng con dâu

3
tới mua gỗ Lim của ông H với giá 7.500.000 đồng. Hai bên thảo thuận mua bán mà
không có giấy tờ. Có ông Phan Hữu N1 và ông N2 làm chứng.

Tổng cộng khoản nợ mà bà H nợ là 16.500.000 đồng, ông H giảm 500.000


đồng. Ông H yêu cầu bà N có trách nhiệm trả cho ông 16.000.000 đồng.

Bị đơn bà Nguyễn Thị N trình bày:

Về phần mua gỗ theo yêu cầu ông H: Bà N cho rằng bà đã cùng ông H đến trại
cưa mua 2 lần và đã giao cho ông H. Sau ông H nói thiếu gỗ nên bà đã mua 2 miếng
gỗ của ông Phan Hữu N1 giá 4.000.000 đồng và giao cho ông H và việc ông H trình
bày bà N mua thêm gỗ Lim là không đúng sự thật

Về phần vay mượn 1.000.000 đồng: Bà N không đồng ý với yêu cầu của ông
H do không có mượn tiền ông H

Về phần tiền chạm: Bà N có thuê ông H chạm cửa, bà có chở gỗ ra cho ông H
ngày 27-9-2017. Ngày 20-10-2017 thì hoàn thành, ông H có giao cho bà N với tiền
công 19.000.000 đồng. Bà N có thanh toán cho ông H 18.000.000 đồng thiếu
1.000.000 đồng, 10 ngày sau ông H chở số gỗ còn lại và bà N đã bàn giao xong
1.000.000 đồng còn lại. Ông H đã chạm thêm 9 miếng gỗ với tiền công 5.200.000
đồng, ông H bớt 200.000 đồng còn 5.000.000 đồng và bà N có yêu cầu trừ vào
31.000.000 đồng mà ông H nợ bà N còn 26.000.000 đồng (phần tiền 31.000.000 đồng
không liên quan tới hợp đồng gia công). Do đó về phần tiền chạm cửa bà N cho rằng
đã trả đủ cho nên bà N không đồng ý yêu cầu của ông H.

Về việc bà N thừa nhận có đồng ý trả cho ông H số tiền 22.000.000 đồng, đưa
trước 15.000.000 đồng, phần còn lại đưa sau (theo nội dung cuộc ghi âm). Bà N giải
thích nguyên nhân bà trả ông H 22.000.000 đồng là do ông H có lỗ nên bà tặng cho
ông H thêm 12.000.000 đồng. Hai bên đã thống nhất nội dung ghi âm nhưng khi tới
lấy bàn ghế thì ông H chỉ lấy 10.000.000 đồng nhưng vợ ông H không cho bà N chở

4
bộ bàn ghế salong. Vì vậy, hiện tại bà và ông H xảy ra thưa kiện nên bà N không
chấp nhận cho thêm 12.000.000 đồng nữa.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 47/2019/DS-ST ngày 28 tháng 10 năm 2019


quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Tuấn H và buộc bà Nguyễn
Thị N có nghĩa vụ trả cho ông Nguyễn Tuấn H số tiền 16.000.000 đồng.

Ngày 29-10-2019, bị đơn bà Nguyễn Thị N kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm,
yêu cầu xét phúc thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn

Tại phúc thẩm, nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, bị đơn không
rút yêu cầu kháng cáo.

Người bảo vệ quyền lợi và lợi ích bà N trình bày:

Ông H yêu cầu bà N trả 1.000.000 đồng tiền mượn; 8.000.000 đồng tiền chạm
và 7.500.000 đồng tiền mua thêm gỗ là không có căn cứ. Bà N đã thanh toán đủ theo
hợp đồng gia công là 36.000.000 đồng nên không còn nợ ông H. Bà N đã mua đủ gỗ
nên việc ông H mua thêm gỗ là không chính xác. Việc bà N mượn tiền đi chợ ông H
1.000.000 đồng là không chính xác. Đề nghị không chấp nhận đơn khởi kiện của ông
H.

Quan điểm của Viện kiểm soát ở giai đoạn phúc thẩm: Ông H yêu cầu bà N
trả số tiền còn thiếu 16.000.000 đồng gồm tiền chạm gỗ, tiền mua thêm cây và tiền
vay. Chứng cứ là cuộc ghi âm thể hiện bà N xin giảm 4.000.000 đồng. Tại phiên tòa
sơ thẩm, bà N thừa nhận đoạn ghi âm có bà. Tại biên bản hòa giải bà N nhận nợ
16.000.000 đồng. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện là đúng. Do đó giữ
nguyên bản án sơ thẩm.

Nhận định tòa án:

5
Tòa án đã xem xét các tài liệu liên quan bao gồm: bằng chứng là đoạn ghi âm
của ông H gửi và lời khai của hai bên nên đã có nhận định:

(1) Xác định bà N đã ký kết các hợp đồng khác sau khi ký kết hợp đồng
bằng văn bản hợp đồng gia công bộ salong dựa theo bằng chứng của ông H giao.
(2) Giữ nguyên bản án sơ thẩm và yêu cầu phúc thẩm không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của bà N.
(3) Ngoài ra, về phần án phí dân sự sơ thẩm trả lại ông H số tiền 412.500
đồng.
(4) Bà N được miễn án phí phúc thẩm.

Quyết định:

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà N.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H buộc bà N có trách nhiệm trả ông H
số tiền 16.000.000 đồng. Trường hợp trả chậm thì phải chịu thêm một phần lãi suất.

Về án phí: Trả ông H 412.500 đồng án phí ứng trước tại sơ thẩm và bà N được
miễn án phí cả sơ thẩm và phúc thẩm.

1. Bình luận bản án


1.1 Quyền yêu cầu của nguyên đơn:

Ông H yêu cầu bà N trả cho ông 16.000.000 đồng bao gồm phần tiền gia công
thêm, tiền vay và tiền mua gỗ.

Về phần tiền gia công thêm theo Điều 545, Điều 546 Bộ luật dân sự 2015 thì
ông H đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên gia công cụ thể ông đã hoàn thành việc
gia công đầy đủ, đúng hạn và đúng theo yêu cầu của bên yêu cầu gia công, nên ông
H hoàn toàn có quyền yêu cầu bà N trả nợ công đầy đủ cho mình nhằm đảm bảo
quyền lợi của bên gia công căn cứ theo khoản 1 Điều 552 Bộ luật dân sự 2015

6
Về phần tiền vay, căn cứ vào khoản 1 Điều 465 Bộ luật dân sự 2015 thì ông H
đã cho bà N vay tiền có trị giá 1.000.000 đồng với sự chứng kiến của ông N và N2,
có nghĩa là ông đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên cho vay nên việc ông đòi lại
khoản tiền mà cho mượn là việc đúng với quy định của pháp luật

Về phần mua gỗ thêm, ông H đã sử dụng toàn bộ số gỗ mà bà N mua thêm vào


công việc gia công

Mặc khác căn cứ vào Điều 401, Điều 542 Bộ luật dân sự 2015 thì ta có thể
thấy rõ rằng hợp đồng gia công giữa ông H và bà N đã được ký kết theo hình thức
thỏa thuận miệng và hai bên đã thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện, tự do ý chí không
có sự ép bức hay đe dọa xảy ra. Cho nên hợp đồng gia công giữa ông H và bà N là
hợp lệ theo qui định của pháp luật

Tuy nhiên có một điều bất cập xảy ra trong yêu cầu của ông H đó là vì hai
người đã có quen biết nhau trước đó cho nên việc giao kết hợp đồng chỉ diễn ra vào
đúng một lần, còn những lần sau chỉ thông qua lời nói, cùng với đó là đã không qui
định thời hạn trả nợ cụ thể mà thỏa thuận rằng “khi nào có tiền sẽ trả” và đặc biệt là
khi thỏa thuận cho vay, trả, mua bán hàng hóa đã không có biên nhận thanh toán và
khi bà N trả tiền ông H đã không nhớ rõ số tiền và thời gian cụ thể. Qua lý do trên
có thể thấy ông H đã có lỗi gián tiếp trong việc dẫn tới vụ tranh chấp này do bất cẩn
khiến cho bà N hiểu lầm về số tiền nợ phải trả, nhưng sau đó ông H có cung cấp
chứng cứ chứng minh hai bên chốt nợ thì bà N còn thiếu ông tiền.

Vì vậy từ những căn cứ trên tuy rằng ông H cũng có một phần lỗi nhỏ trong
vấn đề tranh chấp giữa hai bên nhưng do ông đã cung cấp đầy đủ chứng cứ để chứng
minh rằng bà N là người sai nên việc ông yêu cầu tòa án yêu cầu bà N trả ông số tiền
là 16.000.000 đồng là hoàn toàn hợp lý và có căn cứ

1.2 Trách nhiệm của bị đơn

7
Bà N đã phản bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông H, tuy nhiên phản bác
của bà N là hoàn toàn vô hiệu. Bà N phải trả toàn bộ số tiền mà bà nợ ông H khi đã
không thực hiện đúng như thỏa thuận hai bên cụ thể:

Thứ nhất: Căn cứ vào Điều 544 Bộ luật dân sự 2015 khi đã không thanh toán
đầy đủ số tiền mà hai bên thỏa thuận, đồng nghĩa bà N đã qui phạm nghĩa vụ của bên
đặt gia công và vi phạm vào qui định của hợp đồng gia công mà hai bên thỏa thuận
theo Điều 542 Bộ luật dân sự 2015.

Thứ hai: Bà N đã vi phạm về nghĩa vụ trả nợ và vi phạm hợp đồng cho vay
mượn tài sản đã được thỏa thuận giữa hai bên căn cứ vào Điều 466 và Điều 463 Bộ
luật dân sự 2015 cụ thể bà N không có ý định trả cho ông H số tiền 1.000.000 đồng
mà trước đó đã mượn của ông H được qui định rõ tại Điều 440 Bộ luật dân sự 2015

Thứ ba: Hợp đồng giữa ông H và bà N không được thể hiện một cách rõ ràng
và đầy đủ khi đã không qui định rõ về mặt thời gian trả tiền cụ thể và không có biên
nhận nên đã dẫn đến tranh chấp giữa hai bên hợp đồng. Cho nên bà N cũng phải chịu
một phần trách nhiệm của mình khi đã không có biên nhận giao nhận tiền giữa hai
bên.

Thứ tư: Mặc dù người bảo vệ quyền lợi và lợi ích của bà N đã đưa ra những
lời khai để bảo vệ cho bà N tuy nhiên đấy đơn thuần chỉ là lời nói và không hề có
những bằng chứng hay chứng cứ gì để chứng minh rằng những lời khai đó đúng sự
thật, cho nên những lời khai này được coi là vô hiệu.

Vì những cơ sở trên, có đủ căn cứ khẳng định rằng bà N là người có lỗi và bà


N phải trả đủ số tiền là 16.000.000 đồng cho ông H

1.3 Bình quyết, quyết định của tòa án

Tòa án đã dựa trên những lời khai và các bằng chứng được cung cấp nên đã
quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm là bà N phải trả nợ cho ông H 16.000.000
8
đồng và phản đối kháng cáo của bà N là hoàn toàn hợp lý và có căn cứ theo qui định
khoản 1 Điều 308 Bộ Luật tố tụng dân sự.

Tuy nhiên theo quan điểm của cá nhân thì bà N nên phải chịu thêm một phần
trách nhiệm do đã vi phạm hợp đồng giữa hai bên qui định tại Điều 418 Bộ luật dân
sự 2015

Xét về thẩm quyền tranh chấp thì vụ tranh chấp này thuộc tranh chấp hợp đồng
dân sự theo qui định Điều 26, Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự thì việc hoàn toàn đúng
theo qui định pháp luật

Xét về thẩm quyền lãnh thổ thì cả bị đơn và nguyên đơn đều thuộc tỉnh Long
An nên vụ án này được xử lí tại Tòa án tỉnh Long An là hoàn toàn đúng theo qui định
pháp luật căn cứ Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự

Về án phí:

Tòa án đã trả tiền án phí tại sơ thẩm cho ông H với số tiền là 412.500 đồng do
sai sót lần trước của tòa án và bà N được miễn án phí là hoàn toàn hợp lý theo qui
định điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng
12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, giảm, miễn, thu, nộp,
quản lý và sử dụng án phí.

2. Mở rộng bàn luận vấn đề

Bộ luật dân sự 2015 công nhận sự tồn tại của 3 hình thức giao kết hợp đồng
đó là: Hợp đồng giao kết bằng văn bản; hợp đồng giao kết bằng lời nói và hợp đồng
được thể hiện dưới một hành vi cụ thể qui định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015.
Hình thức hợp đồng được cho là vấn đề quan trọng nó được xem là nguồn chứng cứ
để xác minh các giao dịch dân sự giữa các bên từ đó xác định quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm giữa các bên đối với giao dịch đó. Trong cuộc sống trừ những loại giao
dịch mà pháp luật qui định hình thức bắt buộc, các giao dịch còn lại đều có thể được
9
lập bằng lời nói thường sẽ là những hợp đồng có giá trị không lớn, với những người
thân quen, mua bán hàng hóa,.. việc giao kết hợp đồng bằng lời nói có ưu điểm là
nhanh gọn, đơn giản và ít tốn kém nên được sử dụng rất phổ biến, cũng vì những tiện
lợi như vậy mà nhiều giao dịch đáng ra phải gia kết bằng văn bản chằng hạn như:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng vay tiền,.. nhưng để đơn giản
hóa các bên thường lập dưới hình thức lời nói, nên dẫn đến những tranh chấp giữa
hai bên. Ngoài những ưu điểm đã kể trên thì giao kết hợp đồng bằng lời nói có những
hạn chế và rủi ro sau: Đầu tiên là nội dung của hợp đồng không đầy đủ chi tiết, sơ
sài: Hầu hết các hợp đồng bằng hình thức này thường được thực hiện một cách chóng
vánh, nội dung thường chỉ xoay quanh vấn đề chính còn những nội dung về quyền,
nghĩa vụ, thời hạn hầu như không có. Một ví dụ như ở trường hợp của ông H và bà
N ở trên, cả hai chỉ xoay quanh nội dung cho vay tiền mà không quan tâm đến thời
hạn trả tiền hay quyền, nghĩa vụ của đôi bên nên đã xảy ra tranh chấp. Thứ hai: Khó
minh chứng khi xảy ra tranh chấp: Phần lớn việc xảy ra tranh chấp giữa hai bên đều
bắt nguồn từ điều này khi việc giao kết hợp đồng bằng lời nói thường sẽ không có
giấy tờ, người làm chứng sẽ gây ra hiểu lầm giữa đôi bên nên khi tranh chấp xảy ra
lớn đến mức phải ra tòa thường sẽ không có bằng chứng để chứng minh đòi lại quyền
lợi. Các bên khi ra tòa thường sẽ biện minh cho bản thân nên lời khai rất khác nhau,
không trùng khớp dẫn đến khó khắn trong việc xử lý, ví dụ: ông H và bà N do không
có biên nhận thu tiền, giấy tờ liên quan nên đã có hai lời khai hoàn toàn đối lập nhau,
trong khi ông H khai rằng bà N có nợ tiền mình thì bà N lại phủ nhận khiến tòa án
gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy mặc dù giao kết hợp đồng có thể giúp đôi bên giảm
thiểu chi phí tới mức tối đa nhưng nó lại tồn tại rất nhiều rủi ro và rất dễ xảy ra những
hiểu lầm giữa hai bên dẫn đến tranh chấp không đáng có. Để giảm thiểu tối đa những
rủi ro đó sau đây là một số lưu ý khi giao kết hợp đồng bằng miệng: Thứ nhất: Khi
giao kết hợp đồng bằng miệng thì nội dung thỏa thuận phải được đầy đủ. Tuy là giao
kết bằng miệng nhưng hai bên cũng phải làm rõ về những quyền, nghĩa vụ và thời
hạn, ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán gỗ bằng miệng, trong giao dịch A đã
10
giao kết với nội dung B phải giao gỗ đúng số lượng, chất lượng, giao trong 2 tháng
và trả tiền ngay lúc giao gỗ. Thứ hai: Nên có những bằng chứng như ghi âm, quay
phim, người làm chứng. Điều này rất quan trọng khi bạn muốn giao kết hợp đồng
bằng miệng những thứ này nhầm để đòi lại quyền lợi của bản thân khi xảy ra tranh
chấp giữa hai bên, ví dụ: A và B giao kết hợp đồng bằng miệng và có C làm chứng
và sẵn sàng đứng ra làm chứng nếu hai bên xảy ra tranh chấp. Thứ ba: Phải giữ lại
các giấy tờ có liên quan đến giao dịch: Tương tự như ghi âm, ghi hình thì khi giao
kết hợp đồng ta nên giữ lại những giấy tờ liên quan như biên nhận, biên lai để bảo
vệ quyền lợi cho bản thân.

Qua những điều trên thì việc ký kết hợp đồng bằng miệng có rất nhiều rủi ro
và nếu xảy ra tranh chấp thì thường rất khó xử lý vì sự nhanh gọn của nó. Vậy nên
muốn bảo vệ được quyền lợi của mình thì ta nên hạn chế tối đa các hợp đồng miệng
mà thay vào đó là lập hợp đồng bằng văn bản. Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ lưu ý thêm:
“Khi giao dịch, nên hạn chế tới mức tối đa các hợp đồng miệng để bảo vệ được chính
bản thân mình. Với loại hợp đồng này, càng cẩn trọng càng tốt. Nếu không có ghi
âm thì ít nhất phải có được người làm chứng”.2

2
Link tài liệu tham khảo: https://danluat.thuvienphapluat.vn/giao-ket-hop-dong-bang-mieng-lam-sao-de-bao-
ve-quyen-loi-171617.aspx

11

You might also like