You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KING TẾ - LUẬT

----

BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU: BTTHNHĐ (PHẦN CHUNG)

MÔN: NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG


GV: Cô Lê Thị Diễm Phương

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV MÃ LỚP


1 Huỳnh Minh Phát K205010688 212DS0305
2 Nông Thị Hậu K205012024 212DS0305
3 Nguyễn Hoàng Ngân K205010684 212DS0305
4 Phạm Công Khánh K205012030 212DS0305
5 Ngô Thị Ngọc Quỳnh K205010695 212DS0305
6 Lê Tấn Đạt K205012020 212DS0305
7 Trần Hạo Nhiên K205010687 212DS0305

Tp. Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 3 năm 2022


MỤC LỤC

VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG. 5

1. Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
(thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015? 5

2. Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
giữa BLDS 2005 và BLDS 2015? 7

3. Trong bản án về BTTH do dùng Facebook nêu trên, theo Tòa án, các căn cứ làm phát
sinh trách nhiệm BTTHNHĐ đã hội đủ chưa? Vì sao? 9

4. Theo anh/ chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? 10

VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH VỀ TỔN THẤT TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG. 12

1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được bồi
thường? 12

2. Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được bồi
thường không? Vì sao 13

3. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần
của BLDS 2015 trong các vụ việc trên. 14

4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng
BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần. 15

5. Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khỏe vừa
bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm. 16

6. Theo Tòa án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau hay không? 17

7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án số 31 về khả
năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân cùng 1 chủ thể cùng bị xâm
phạm. 17
VẤN ĐỀ 3: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG KHI ĐÃ ĐƯỢC ẤN ĐỊNH 19

1. Những khác biệt cơ bản giữ thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế
và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế. 19

2. Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi thường không
còn phù hợp với thực tế. 20

3. Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000 đồng của phía bị thiệt
hại có được chấp nhận không? Vì sao? 20

VẤN ĐỀ 4: XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG GÂY
THIỆT HẠI) 21

1. Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS, trách nhiệm
dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp nào? 21

2. Trong bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định chính xác
được người gây thiệt hại cho bà Khánh hay không? 23

3. Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh
Hải liên đới bồi thường? 23

4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới.
24

Căn cứ vào Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ
được xác định là bà Lan. Cụ thể: “Hành vi trực tiếp gây ra thương tích cho bà Huệ là
Nguyễn Huệ Lan”. 24

6. Trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt
hại cho bà Hộ 24

7. Hướng giải quyết trong Quyết định số 226/2012/DS-GĐT đã có tiền lệ chưa? Nếu có,
nêu tóm tắt bản án đó 25

8. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm
liên đới về Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT 25

10. Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu? 26
11. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải. 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28


BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU

VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG.

1. Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015?

Căn cứ theo quy định của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 của Hội
đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS
2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng1:

“...về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh
khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.

1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.

1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành
vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại”.2

Cụ thể hơn về các quy định trên:3

a/ Phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Bởi bồi thường thiệt hại có ý nghĩa nhằm phục hồi, bù đắp lại những tổn thất đã xảy
ra hay có cách hiểu khác là sự giảm sút, mất mác lợi ích mà người bị thiệt hại phải chịu (Ví

1
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức-Hội
luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 5 và tiếp theo, tr.57-58.
2
Nghị quyết số 03 /2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng (Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP).
3
Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội luật
gia Việt Nam 2021, Chương 5, tr.377-383.
dụ: Ông A lái xe tông vào nhà của B làm hỏng cửa rào và các chậu cây; chi phí sửa chữa
cửa rào và các chậu cây bị vỡ là 15 triệu đồng). Thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt
hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

b/ Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật thể hiện sự hành động hoặc không hành động theo quy định
của pháp luật mà điều đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác: không
làm những điều pháp luật bắt buộc phải làm và làm những việc mà pháp luật không cho
phép. Hành vi vi phạm pháp luật trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải thỏa mãn
hai điều kiện: vi phạm pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể được pháp luật bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại có thể tồn tại ở dạng hành động (Ví dụ A
chạy xe máy tông vào B) và ở dạng không hành động (Ví dụ A không cứu B trong tình
trạng nguy hiểm dù A có khả năng thực hiện). Tuy nhiên, không phải hành vi gây thiệt hại
nào cũng được xem là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, nó bao gồm một số trường hợp như hành vi gây thiệt hại trong giới hạn phòng vệ
chính đáng (Đ 594 BLDS 2015), hành vi gây thiệt hại phù hợp với yêu cầu tình thế cấp
thiết (K3, Đ 171 BLDS 2015), …

c/ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại
thực tế.

Mối quan hệ nhân quả được hiểu là thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp
luật gây ra, hay hành vi trái pháp luật đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Ví dụ như ông A
say xỉn, lạc tay lái nên tông vào nhà ông B làm sập cửa rào nhà ông B, mối quan hệ nhân
quả ở đây thể hiện chính việc ông A uống rượu bia khi tham gia giao thông dẫn đến thiệt
hại là sập của rào nhà ông B, đây là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại.

Lưu ý đến trường hợp xem xét yếu tố lỗi.

Đối với quy định của Luật cũ, BLDS 2005 thì yếu tố lỗi được xem là căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được quy định tại khoản 1, Điều 604:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài
sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Thế nhưng,
tại BLDS mới 2015 thì lại không còn quy định rõ ràng về yếu tố lỗi này, căn cứ vào khoản
1, Điều 584 BLDS 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì yếu tố lỗi vẫn có thể được xem xét là căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể được quy định tại khoản 4,
Điều 601 và khoản 2, Điều 603 BLDS 2015:

“4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người
đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường
thiệt hại”.

“2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác
thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì
phải liên đới bồi thường thiệt hại”.

2. Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?

BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm “Điều 584. Căn cứ phát sinh trách
bồi thường thiệt hại nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh của người khác mà gây thiệt hại thì phải
dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác.
thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi 2. Người gây thiệt hại không phải chịu
thường. trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong

2. Trong trường hợp pháp luật quy định trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự
người gây thiệt hại phải bồi thường cả kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có
quy định đó”. thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ


sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ
trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy
định tại khoản 2 Điều này”.

Theo đó BLDS 2015 đã có những điểm mới mẻ hơn, cụ thể:

Thứ nhất, ở BLDS 2005 yếu tố lỗi (lỗi cố ý hoặc vô ý) được sử dụng làm căn cứ đầu
tiên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn ở BLDS 2015 thì
không sử dụng yếu tố lỗi để làm căn cứ phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Sự thay đổi này có thể được hiểu là BLDS 2015 đang đi theo hướng người bị thiệt
hại không có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của bên gây ra thiệt hại, họ chỉ cần xác định
được là hành vi xâm phạm của người gây ra thiệt hại là đã có thể yêu cầu bồi thường. Về
trách nhiệm chứng minh lỗi sẽ thuộc về bên gây thiệt hại nếu họ muốn giảm mức bồi thường
hoặc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, BLDS 2015 đã bổ sung thêm căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là “tài
sản gây thiệt hại”. Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 584 BLDS 2015: Chủ sở hữu, người chiếm
hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đây là
một sự bổ sung hoàn toàn hợp lý bởi trên thực tế, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng
có thể phát sinh khi có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại.
Thứ ba, khi xác định chủ thể được BTTH, BLDS 2015 đã quy định theo hướng khái
quát hơn, không còn chia ra trường hợp cá nhân và pháp nhân hoặc chủ thể khác như BLDS
2005 nữa. Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 chỉ quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. “Người khác” ở đây có thể được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm cả cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác và như vậy đã bao hàm
được tất cả các loại chủ thể được BTTH như quy định tại BLDS 2005 trước đây.

Thứ tư, BLDS 2005 quy định người nào thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt
hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, BLDS 2015 lại quy
định thêm trường hợp ngoại lệ, đó là “trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định khác”. Đây là một quy định rất phù hợp, bởi vì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
về nguyên tắc là được đặt ra cho chính chủ thể có hành vi gây thiệt hại, nhưng có khi lại là
người khác.

3. Trong bản án về BTTH do dùng Facebook nêu trên, theo Tòa án, các căn cứ
làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ đã hội đủ chưa? Vì sao?

Các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ là hành vi xâm phạm của người
gây thiệt hại là ông Huy theo nhóm em là đã hội đủ, thỏa mãn các điều kiện:

(1) Có thiệt hại xảy ra.

Thực tế, thiệt hại thực tế xảy ra đó là về danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc đã
bị xâm phạm. Tòa án cho rằng: “Xét thấy việc ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm
chứng trên phương tiện thông tin được nhiều người truy cập đã gây ảnh hưởng danh dự của
bà Ngọc. Chẳng những vậy, từ những thông tin do ông Huy đăng tải về việc lộ đề thi, những
người truy cập thông tin đã đưa ra ý kiến nhận xét, trong số đó có những ý kiến nhận xét
có tính chất phê phán”4, vì thế hành vi trên đã làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của bà
Ngọc.

(2) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.

4
Bán án số: 20/2018/DS-ST “Vv tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm phạm” của Tòa án nhân
dân Quận 2, TP.Hồ Chí Minh.
Hành vi mà ông Huy đăng tải nội dung sai trái về người khác trên phương tiện thông
tin khi mà chưa được kiểm chứng và chưa được sự chấp nhận của đối tượng chính là hành
vi trái pháp luật.

Tòa án cũng đã nêu ra: “Xét về mặt nội dung, ông Huy không chỉ đăng tải thông tin
về việc đề thi bị lộ, mà còn khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc đã cho học sinh của mình chép
đề và lời giải phần Đọc – Hiểu trong đề thi vào 2 ngày trước thi. Từ cách sử dụng câu chữ
của ông Huy đủ để người đọc hiểu rằng chính bà Lẽ và bà Ngọc là những người làm lộ đề
thi. Căn cứ văn bản 27/GDĐT-TRH ngày 26/01/2018 của Sở giáo dục và Đào tạo Thành
phố Hồ Chí Minh và các tài liệu, chứng cứ khác mà Tòa án nhân dân quận 2 thu thập được,
có cơ sở để xác định không có sự việc lộ đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ Văn tại Trường
Trung học phổ thông Thủ Thiêm. Xét thấy việc ông Huy đăng các thông tin chưa được
kiểm chứng trên phương tiện thông tin được nhiều người truy cập đã gây ảnh hưởng danh
dự của bà Ngọc”. Do đó, hành vi gây thiệt hại của ông Huy là đăng các thông tin chưa được
kiểm chứng là hành vi trái pháp luật theo quy định tại Điều 34 BLDS 2015 về quyền được
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Trách nhiệm bồi thường chỉ được áp dụng khi xác định chính xác hành vi gây ra
thiệt hại là nguyên nhân của thiệt hại. Hành vi của ông Huy chính là nguyên nhân dẫn đến
danh dự của bà Ngọc bị xâm phạm và danh dự của bà Ngọc bị xâm phạm là kết quả tất yếu
từ hành vi sai trái của ông Huy. Căn cứ vào bản án trên, có thể thấy rằng thiệt hại về danh
dự và uy tín của bà Ngọc là do hành vi của ông Huy khi đăng tải thông tin sai sự thật về
việc bà Ngọc làm lộ đề thi lên Facebook, kéo theo sự chú ý, bình luận, chia sẻ thông tin sai
sự thật làm ảnh hưởng không tốt đến danh dự, uy tín của bà Ngọc. Nếu ông Huy không
thực hiện hành vi đó thì chắc chắn sẽ không gây ra thiệt hại cho bà Ngọc.

4. Theo anh/ chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao?

Theo nhóm, trong vụ việc trên, đã hội đủ ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng:
(1) Về thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại ở đây được xác định là thiệt hại về tinh thần mà bà Ngọc đã phải gánh chịu
do bị hiểu lầm bởi nội dung mà ông Huy đã đăng tải trên facebook. Cụ thể, một số người
tiếp nhận thông tin trên đã đưa ra những bình luận, ý kiến nhận xét không hay về bà Ngọc
dẫn đến nhân phẩm, danh dự của bà Ngọc bị ảnh hưởng. Ngoài ra, ông Huy không những
là đồng nghiệp mà còn giảng dạy bộ môn Ngữ Văn cùng bà Ngọc. Cho nên, thông tin mà
ông Huy đăng tải, ít nhiều sẽ được nhiều người tin tưởng cũng như được những người có
quen biết, có quan hệ xã hội với bà Ngọc, những người trong ngành biết đến và do đó sẽ
ảnh hưởng tới uy tín của bà Ngọc trong công việc. Vì những lý do trên thì có thể đáp ứng
để được xem là căn cứ về việc có thiệt hại xảy ra.

(2) Về hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.

Ông Huy đăng tải trên tài khoản facebook rằng “trọn vẹn đề và lời giải phần Đọc –
Hiểu trong đề thi đã được cô Lẽ và cô Ngọc cho học sinh chép đầy đủ vào tập Văn ở những
lớp mình dạy vào hai ngày trước khi thi”. Chưa bàn đến việc có lộ đề hay không, có sự việc
bà Ngọc cho học sinh biết đề và đáp án hay không, thì nội dung trên cho thấy rằng ông Huy
đã khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc là người làm lộ đề thi. Đồng thời, facebook là phương tiện
thông tin cá nhân được nhiều người truy cập, ngoài ra, với tư cách là một giáo viên, những
thông tin mà ông đăng tải sẽ được phần lớn đón nhận và tin tưởng. Ông Huy là một giáo
viên, đồng thời là một người thành niên đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Do đó, ông phải
biết và nhận thức được hành động đăng tải công khai thông tin này sẽ dẫn đến hậu quả là
ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của bà Ngọc.

Hơn nữa, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có liên quan, có thể xác định rằng không
có sự việc lộ đề kiểm tra. Những thông tin vào thời điểm ông Huy đã đăng tải là chưa được
kiểm chứng và sau cùng lại là sai sự thật.

Qua những việc trên thì ông Huy đã có hành vi trái pháp luật do xâm phạm nhân
phẩm, danh dự và uy tín của người khác

(3) Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm chứng trên phương tiện thông tin được
nhiều người truy cập đã gây ảnh hưởng danh dự của bà Ngọc và dẫn đến sự hiểu lầm của
những người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là những người thân thích, quen biết với bà Ngọc.
Thậm chí có những người để lại đưa ra những bình luận, ý kiến nhận xét không hay, phản
cảm, phê phán bà Ngọc nặng nề. Cho nên, hành động đăng tải thông tin chưa được xác thực
của ông Huy dẫn đến sự hiểu lầm cho những người khác, từ đó ảnh hưởng đến nhân phẩm,
danh dự của bà Ngọc.

VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH VỀ TỔN THẤT TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG.

1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần
được bồi thường?

Thứ nhất, xét về mặt chủ thể, trước đây theo quy định của BLDS 2005 người bồi
thường là “người xâm phạm” (Khoản 2 Điều 611 BLDS 20050 đã được thay bằng “người
chịu trách nhiệm bồi thường” (Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015). Sự thay đổi này đã mở rộng
các đối tượng phải bồi thường, bao hàm cả các đối tượng không phải là người xâm hại
nhưng lại là đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi thường trên thực tế. Ví dụ như việc cha
mẹ chịu trách nhiệm bồi thường cho con cái chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự
(Điều 606 BLDS 2005, Điều 586 BLDS 2015) hoặc trong trường hợp pháp nhân phải bồi
thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi đang thực hiện nhiệm vụ được pháp
nhân giao (Điều 618 BLDS 2005, Điều 597 BLDS 2015). Đặc biệt, sự thay đổi này còn bao
hàm cả vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổn thất tinh thần được gây ra khi chủ
thể gây thiệt hại không phải “người xâm phạm” mà là do tài sản, vật nuôi, cây cối, công
trình xây dựng, nguồn nguy hiểm cao độ … thì chủ sở hữu là người phải chịu trách nhiệm
phải bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Thứ hai, so với BLDS 2005 thì ở BLDS 2015, mức phạt bồi thường thiệt hại ở các
trường hợp đều có chiều hướng tăng lên nhằm nâng cao sự mạnh mẽ và tính răn đe của
pháp luật. Cụ thể, ở các trường hợp có quy định bồi thường tổn thất về tinh thần, mức phạt
bồi thường khi các bên không có sự thỏa thuận có sự thay đổi như sau:

+ Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm được
nâng lên từ “mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định” đến “mức tối đa không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định” (khoản 2 Điều 609 BLDS 2005 và khoản 2 Điều 592 BLDS 2015).

+ Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm được
nâng lên từ “mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định” đến “mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá
một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” (khoản 2 Điều 610 BLDS
2005 và khoản 2 Điều 591 BLDS 2015).

+ Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm hại được nâng lên từ “mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu
do Nhà nước quy định” đến “mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
(khoản 2 Điều 611 BLDS 2005 và khoản 2 Điều 592 BLDS 2015).

Việc thay đổi căn cứ tính mức bồi thường thiệt hại là “mức lương tối thiểu” ở BLDS
2005 bằng “mức lương cơ sở” ở BLDS 2015 chỉ thay đổi về câu từ nhưng xét về tính chất
thì hai mức trên chỉ là căn cứ dựa vào để tính mức bồi thường thiệt hại cụ thể, mức lương
cơ sở hiện nay được quy định tại Nghị quyết số 99/2015/QH13 của Quốc hội khóa 13 ngày
11/11/2015 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 là 1.210.000đ và được áp dụng từ
ngày 01/05/2016.

2. Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có
được bồi thường không? Vì sao

Căn cứ vào khoản 4, Điều 589 BLDS 2015 có quy định các “thiệt hại khác do luật
quy định” cũng thuộc trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, vì thế cũng có thể xem
tổn thất về tinh thần thuộc trường hợp kể trên. Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 585
BLDS năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định “thiệt hại thực tế phải được
bồi thường toàn bộ”. Với quy định này, thiệt hại trong thực tế bao nhiêu thì sẽ được bồi
thường bấy nhiêu và không phụ thuộc vào đối tượng bị xâm phạm nên hoàn toàn có thể áp
dụng cho tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm nếu tổn thất này tồn tại trong thực
tế.5

Bên cạnh đó, khi đề cập đến xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ - được xem là một
loại tài sản thì Luật sở hữu trí tuệ có đề cập đến tổn thất về tinh thần. Cụ thể căn cứ tại điểm
b khoản 1 Điều 204 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2019) về thiệt hại do hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luật này có có quy định: “thiệt hại về tinh thần bao gồm
các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần
gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng”. Như vậy xét trong BLDS
2015 không có quy định rõ về khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm nhưng trong Luật sở hữu trí tuệ đã cụ thể hóa hơn khi ghi nhận khả năng bồi thường
về loại tổn thất này.6

3. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn thất
tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên.

Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30 tháng 6 năm 2017 về việc tranh chấp về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm.

Phần nhận định của Tòa án có đoạn viết: “Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều
156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng xét xử sẽ áp dụng quy định
tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 để xác định mức bù đắp về tổn thất tinh thần”.

Bản án số 26/2017/HSST ngày 29 tháng 5 năm 2017.

“Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 584, Điều 585, Điều 586, Điều
589 và Điều 591 Bộ luật dân sự 2015: Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường chi phí
mai táng phí đối với người bị hại, bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm
phạm cho gia đình người bị hại Chu Văn D là 151.000.000 đồng”.

Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019

5
Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm - Kinh nghiệm từ pháp luật nước
ngoài”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, số 08(111)/2017, tr34-41.
6
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức-Hội
luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 71 và 71, tr476.
Tại mục [2.2] phần nhận định của Hội đồng xét xử có đề cập:

“Về bồi thường thiệt hại: Bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm làm rách màng trinh
của người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 02 tháng 25 ngày; là đã xâm phạm đến sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều
590 Bộ Luật Dân sự năm 2015, thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt
hại các khoản, gồm:... và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị
hại gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu
không thỏa thuận được thì mức tối đa cho người có sức khỏe bị xâm hại không quá năm
mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà
áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần.

Đối với Bản án số 31/2019/HS-PT, vụ việc trên xảy ra vào năm 2018, sau thời điểm
BLDS 2015 có hiệu lực, do đó việc áp dụng BLDS 2015 phù hợp với quy định của pháp
luật.

Những trường hợp xung đột về thời gian trong hai trường hợp trên (Bản án số
08/2017/DS-ST và Bản án số 26/2017/HSST) không được quy định trong Điều 688 BLDS
2015 về Điều khoản chuyển tiếp (Điều khoản này chỉ quy định vấn đề liên quan đến giao
dịch dân sự). Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, Tòa án đã áp dụng quy định chung về xung
đột pháp luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 để hợp lý hóa
quy định pháp luật.

Đối với bản án số 08/2017/DS-ST và bản án số 26/2017/HSST, việc Tòa án không


áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc liên quan đến tổn thất tinh
thần là hợp lý và mang tính nhân đạo cao, nhằm hướng đến bảo vệ quyền lợi cho người bị
hại cũng như gia đình người bị hại.

Bởi lẽ, căn cứ tại khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:
“Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành
có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm
pháp luật ban hành sau”.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về việc bù đắp tổn thất về tinh thần từ “mức tối đa không
quá ba mươi tháng lương tối thiểu” (Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005) thành “mức tối đa
không quá năm mươi lần mức lương cơ sở” (Khoản 2 Điều 590 BLDS 2015) để đảm bảo
quyền lợi cho người bị hại một cách xác đáng hơn. Việc áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 là
hoàn toàn hợp lý, đầy đủ căn cứ pháp lý chặt chẽ, rõ ràng hơn và có hậu quả pháp lý mang
tính chất mạnh hơn so với Bộ luật Dân sự 2005 nhằm răn đe đến hành vi trái pháp luật của
người gây thiệt hại cũng như đảm bảo người bị hại được bồi thường thỏa đáng hơn khi bị
xâm phạm, bởi lẽ, khoản tiền bồi thường thiệt hại là để bù đắp tổn thương tinh thần mà
người bị hại cũng như gia đình người bị hại phải gánh chịu, do đó, họ xứng đáng được nhận
khoản bồi thường nhiều nhất có thể.

5. Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức
khỏe vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm.

Trong Bản án số 31, đoạn cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khoẻ vừa
bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm ở mục [2] phần Nhận định của Hội đồng xét xử:

“[2.1] Về hình phạt: Hành vi của bị cáo không chỉ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của người người bị hại, mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển
tâm sinh lý tự nhiên của trẻ em, là đối tượng được pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ, nên
cần xử lý nghiêm.

[2.2] Về bồi thường thiệt hại: bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm làm rách màng
trinh của người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 02 tháng 25 ngày; là đã xâm phạm sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại.”
6. Theo Tòa án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt
hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau hay không?

Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm được kết hợp với nhau. Cụ thể tại phần Nhận định của
Hội đồng xét xử:

“[2.2] Về bồi thường thiệt hại: Bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm làm rách màng
trinh của người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 2 tháng 25 ngày; là đã xâm phạm đến
sức khỏe danh dự nhân phẩm của người bị hại. Trong trường hợp này, theo quy định tại
Điều 590 BLDS năm 2015, thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người khi bị thiệt
hại các khoản, gồm: chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chi phí
hợp lý và một phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc; và một khoản tiền bù đắp
tổn thất về tinh thần mà người bị hại gánh chịu. ... Mặt khác ngoài quy định mức bồi thường
thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 như trên, thì bị cáo
phải bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm phạm cho người bị hại một
khoản tiền tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nhưng không quá 10 lần mức lương
cơ sở”.

Điều đó cho thấy Tòa án đã theo hướng cho kết hợp việc bồi thường thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm và việc bồi thường thiệt hại do nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm.

7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án số 31
về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân cùng 1 chủ thể cùng
bị xâm phạm.

Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án số 31 về khả năng kết hợp các loại
thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân cùng 1 chủ thể cùng bị xâm phạm là hợp lý. Mặc dù,
theo quy định pháp luật hiện hành hiện nay chưa có quy định nào về việc khi nhiều yếu tố
nhân thân đồng thời bị xâm phạm thì cả các đối tượng bị xâm phạm này có được kết hợp
với nhau hay không.

Cụ thể ở đây Hờ Miên không chỉ bị xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà
còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý bình thường của một cá nhân. Bị cáo Y Ký đã thực
hiện hành vi hiếp dâm và đe dọa người bị xâm phạm dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm và đặc biệt là tinh thần của người bị xâm phạm. Mà Hờ Miên là trẻ em dưới
16 tuổi là đối tượng được pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ nên cần được xử lý nghiêm.

Bên cạnh đó, mức tổn thất tinh thần mà người bị hại yêu cầu với số tiền 69.500.000đ
lại không vượt quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định tại Điều 590
BLDS 2015 cũng là phù hợp và được Tòa án ghi nhận. Còn khoản tiền công của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; khoản tiền do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm theo Điều 592 BLDS 2015, thì người bị hại không yêu cầu là đã có lợi cho
bị cáo.

Hơn nữa, khi lượng hình, án sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất của vụ án, xem xét
bị cáo là người dân tộc thiểu số, có trình độ học vấn thấp và áp dụng đầy đủ các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà bị cáo được hưởng, để phạt bị cáo mức án 07 năm 06
tháng tù là đã có cân nhắc trong quyết định hình phạt.

Nhóm cho rằng khi có nhiều yếu tố nhân thân bị xâm phạm thì việc bồi thường các
thiệt hại có thể kết hợp với nhau là có sự hợp lý. Dưới góc độ pháp lý, khi áp dụng quy định
chung, người gây ra thiệt hại cho người khác về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường (khoản 1 Điều
584 BLDS 2015) cho nên không có lý do gì cản việc kết hợp các loại thiệt hại này với nhau.
Tuy nhiên, không nên được áp dụng tùy tiện, trong trường hợp trên người bị thiệt hại là trẻ
em dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục cho nên thiệt hại có cả về sức khỏe và đặc biệt nghiêm
trọng về mặt tinh thần, danh dự, uy tín cho nên việc kết hợp các loại thiệt hại liên quan đến
yếu tố nhân thân là hợp tình, hợp lý. Do đó, Tòa án kết hợp các loại thiệt hại là đúng đắn.
Khi cùng kết hợp hai loại bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm bị xâm
phạm có thể giúp cho người bị hại bị tổn thất về tinh thần trong các vụ án xâm hại tình dục
được bồi thường số tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cao hơn, có thể giúp họ chữa trị những
tổn thương về tâm lý. Và việc kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân cùng bị
xâm phạm sẽ bảo vệ tốt quyền lợi chính đáng của người bị hại. Theo hướng nhìn nhận của
nhóm chúng em, hướng giải quyết của Tòa án là hoàn toàn hợp lý và thuyết phục ở điểm
kết hợp này, cần được duy trì và phát triển cho các hoàn cảnh tương tự, bởi lẽ, trong tình
huống của bán án trên người bị hại đã đồng thời bị người gây thiệt hại xâm phạm đến cả
hai đối tượng (Sức khỏe; Danh dự, nhân phẩm) được pháp luật đặc biệt quan tâm bảo vệ.

VẤN ĐỀ 3: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG KHI ĐÃ ĐƯỢC ẤN ĐỊNH

1. Những khác biệt cơ bản giữ thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với
thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế.

Căn cứ điểm c, d Mục 2.2 Phần I Về những quy định chung của Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn
áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng:

“c) Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau
đây:

- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt
hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế
trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ
hoặc phần lớn thiệt hại đó.

d) Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi
về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện
không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả
năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp
với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…”

Giảm mức bồi thường do thiệt Thay đổi mức bồi thường không
hại quá lớn so với khả năng kinh còn phù hợp với thực tế
tế

Chủ thể có Người chịu trách nhiệm bồi Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt
quyền yêu cầu thường thiệt hại. hại.
Mức bồi Chỉ giảm so với ban đầu. Có thể tăng hoặc giảm.
thường

Yếu tố tác động Do yếu tố chủ quan tác động: do Do yếu tố khách quan tác động:
thu nhập không ổn định, không sự thay đổi giá cả, thị trường, tình
có tài sản,.... trạng sức khỏe theo hướng tốt lên
hoặc xấu hơn,....

2. Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi thường
không còn phù hợp với thực tế.

Căn cứ điểm d khoản 2.2 Điều 2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân
sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì có các điều kiện để thay đổi mức
bồi thường không còn phù hợp với thực tế:

+ Có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả và mức bồi
thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó.

+ Có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại
cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó.

+ Có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.

+ Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại yêu cầu.

3. Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000 đồng của
phía bị thiệt hại có được chấp nhận không? Vì sao?

Về nguyên tắc, khi mà các bên đã thỏa thuận hợp pháp với nhau thì một bên không
thể đơn phương thay đổi, căn cứ vào khoản 2 Điều 3 BLDS 2015: “...Mọi cam kết, thỏa
thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện
đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Nếu dựa vào quy định này thì các đã
có thỏa thuận với nhau về mức bồi thường và có cam kết “không yêu cầu khiếu nại gì về
sau”, vì thế một trong các bên không được yêu cầu về mức bồi thường mới nếu không được
bên còn lại đồng ý. Bên cạnh đó thì quy định này còn buộc Tòa án “tôn trọng” mức bồi
thường mà các bên đã thỏa thuận7.

Tuy nhiên, trong quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có đề cập đến việc
một bên có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường đã ấn định trước đó, cụ thể tại khoản 3
Điều 585 BLDS 2015: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt
hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường”. Đồng thời, theo cách lý giải về “mức bồi thường không
còn phù hợp với thực tế” tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP mà nhóm chúng em đã đề cập
tại Câu 1, 2 Vấn đề 3 thì chúng em đánh giá tình huống của bà Muối nên được phép chấp
nhận yêu cầu bồi thường thêm. Bởi vì sau khi thỏa thuận với nhau về mức bồi thường thì
tình trạng thương tật của bà Muối trở nên nặng hơn, phát sinh chi phí mới là điều trị tháo
khớp. Chính sự việc này đã làm cho mức bồi thường được thỏa thuận ban đầu không còn
phù hợp với tình hình thực tế. Vì thế dựa vào những quy định của pháp luật mà nhóm chúng
em đã nêu trên thì bà Muối hoàn toàn có đủ cơ sở để yêu cầu bồi thường thêm. Tuy nhiên,
về con số bồi thường thêm 70.000.000 đ cần được xem xét kỹ, nó phải là những chi phí
thực tế phát sinh theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 và tình hình khi tế, khả năng chi
trả của Nghĩa mà Tòa án sẽ quyết định con số 70.000.000 đ này là đã phù hợp hay chưa.

VẤN ĐỀ 4: XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG GÂY
THIỆT HẠI)

1. Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS,
trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp
nào?

Các căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại:

Thứ nhất, cùng gây ra thiệt hại.8

7
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức-Hội
luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 48, 49 và 50, trang 349.
8
Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội luật
gia Việt Nam 2021, Chương 5, tr.389-390.
Theo Điều 587 BLDS 2015, vấn đề bồi thường thiệt hại liên đới chỉ đặt ra đối với
trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại. Bên gây thiệt hại phải là nhiều người cùng
gây thiệt hại. Như vậy, điều kiện “cùng gây thiệt hại” là là căn cứ để phân biệt giữa trách
nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới và trách nhiệm bồi thường thiệt hại riêng rẽ.

Thứ hai, hành vi của nhiều người cùng gây ra thiệt hại.

Những người cùng gây ra thiệt hại phải có sự thống nhất về hành vi. Tức là, phải tồn
tại hành vi gây thiệt hại của nhiều người. Mỗi người có thể thực hiện một hoặc vài hành vi
theo sự bàn bạc trước đó, nhưng phải có đầy đủ hành vi của nhiều người thì thiệt hại mới
xảy ra. Trên thực tế, có những trường hợp những người gây ra thiệt hại cùng thống nhất ý
chí với nhau về hành vi gây thiệt hại dù họ không thống nhất và cũng không mong muốn
hậu quả xảy ra. Chẳng hạn, ba người khai thác đá đã cùng thống nhất ý chí để thực hiện
hành vi lăn tảng đá mà họ khai thác được xuống chân núi nơi họ khai thác. Khi tảng đá lăn
xuống vô tình khiến một người bị tử vong. Mặt khác, có trường hợp những người gây thiệt
hại cùng thống nhất với nhau cả về việc thực hiện hành vi trái pháp luật, cả về hậu quả xảy
ra. Ví dụ, nhiều người cùng bàn bạc và cùng nhau thực hiện hành vi cướp tài sản của một
người khác. “Cùng gây thiệt hại” được hiểu là hành vi của những người gây thiệt hại đều
là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào hành vi của từng người là
nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại.

Sự thống nhất về mặt hành vi của nhiều người cùng gây ra thiệt hại xét về mặt hình
thức thì các hành vi gây thiệt hại của nhiều người được coi là thống nhất, là trường hợp các
hành vi được thể hiện trên cơ sở khách quan và đã gây thiệt hại cho người khác. Ngoài ra,
hành vi của nhiều người cùng gây thiệt hại không cần có yếu tố thống nhất về mặt ý chí,
mà chỉ có sự thống nhất do cùng có hành vi gây thiệt hại gây ra.

Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng
gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức
độ nhưng cùng đem lại hậu quả là gây thiệt hại cho người khác. Thiệt hại xảy ra chính là
kết quả trực tiếp, tất yếu từ những hành vi của những người gây thiệt hại. Xét trong mối
quan hệ nhân quả này thì hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã gây
ra một tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại, do đó những người thực hiện hành vi này
phải cùng nhau bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại.

Tóm lại, “cùng gây thiệt hại” được hiểu là tổng hợp hành vi của nhiều người diễn ra
dưới dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên kết, tương hỗ và cùng gây ra thiệt hại
cho đối tượng bị thiệt hại. Do đó, một thiệt hại do nhiều người cùng gây ra thì họ phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại khi bên gây thiệt hại gồm có nhiều người và họ
cùng gây thiệt hại.

2. Trong bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định
chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh hay không?

Trong bản án số 19, vào khoảng 18 giờ ngày 23/02/2001 anh Hải đến nhà chị Hiền
mua thuốc lá và sau đó hai bên có lời qua tiếng lại dẫn đến xô xát, giằng co giữa chị Hiền,
chị Tám và anh Hải dẫn đến gây thiệt hại về tài sản của bà Khánh đó là bể một số trứng và
gãy hai chiếc ghế gỗ.9

Thiệt hại về tài sản của bà Khánh xảy ra trong quá trình xô xát, giằng co của 3 người
là chị Hiền, chị Tám và anh Hải vì thế 3 người sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do đó khó xác định chính xác ai là người gây ra thiệt hại cho bà Khánh.

3. Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền
và anh Hải liên đới bồi thường?

Đoạn của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải
liên đới bồi thường: “Về phần thiệt hại tài sản, bà Khánh trước đây yêu cầu 324.000đ (ba
trăm hai mươi bốn ngàn đồng), nhưng sau đó yêu cầu 800.000đ (tám trăm ngàn đồng) và
yêu cầu anh Hải phải bồi thường cho bà toàn bộ số tiền này. Xét thiệt hại về tài sản của bà
Khánh do xô xát giữa chị Tám và chị Hiền với anh Hải đã dẫn đến là hai chiếc ghế gỗ bị
gãy chân và các loại bánh, trứng tại quán bà Khánh bị đổ, bể…trong quá trình xô xát là có

9
Bản án số: 19/2007/DS-ST "Vv yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản bị xâm hại" của toà án nhân dân
Thành phố Pleiku-tỉnh Gia lai.
thật. Do vậy, cần buộc những người này liên đới bồi thường cho bà Khánh, tuy nhiên bà
Khánh chỉ khởi kiện yêu cầu đối với anh Hải, do đó Tòa án chỉ xem xét phần trách nhiệm
của anh Hải, buộc anh Hải phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho bà Khánh bằng 1/3 số
tiền bà yêu cầu là 267.000đ (hai trăm sáu mươi bảy ngàn đồng)”.10

4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm
liên đới.

Theo nhóm, hướng giải quyết nếu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới là phù
hợp. Theo như vụ việc nêu trên, chị Hiền, chị Tám và anh Hải có “đôi chối qua lại dẫn đến
xô xát, giằng co với nhau và làm bể một số trứng và gãy 2 chiếc ghế gỗ của bà Khánh” vì
thế khó có thể cho rằng số trứng và 2 chiếc ghế gỗ bị hư hỏng là do hành vi của cả ba người
gây ra hay là có khả năng khác là thiệt hại này chỉ do một trong ba người gây ra. Tuy nhiên
khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì Tòa án theo hướng “thiệt hại về tải sản của
bà Khánh là do xô xát giữa chị Tám và chị Hiền với anh Hải dẫn đến là 02 chiếc ghế gỗ bị
gãy chân và các loại bánh, trứng tại quán bà Khánh bị đổ, bể… trong quá trình xô xát là có
thật…” Do đó mà ba người sẽ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại này cho bà
Khánh và hướng giải quyết như vậy của Tòa án là có sự hợp lý và thuyết phục.11

5. Trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, ai là người trực tiếp gây ra thiệt hại cho
bà Hộ

Căn cứ vào Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, người trực tiếp gây thiệt hại cho bà
Hộ được xác định là bà Lan. Cụ thể: “Hành vi trực tiếp gây ra thương tích cho bà Huệ là
Nguyễn Huệ Lan”.

6. Trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, ai là người phải liên đới bồi thường
thiệt hại cho bà Hộ

Căn cứ vào Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT, người phải liên đới bồi thường thiệt
hại cho bà Hộ được xác định là ông Bảo: Cụ thể “ [...] việc bà Hộ bị thương tích dẫn đến

10
Bản án số: 19/2007/DS-ST "Vv Yên cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản bị xâm hại" của toà án nhân dân
Thành phố Pleiku-tỉnh Gia lai.
11
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức-Hội
luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 115-118, trang 801-802.
hỏng mắt có quan hệ nhân quả của ông Bảo. Do đó cần buộc ông Bảo phải cùng chịu trách
nhiệm dân sự [...]”

7. Hướng giải quyết trong Quyết định số 226/2012/DS-GĐT đã có tiền lệ chưa?


Nếu có, nêu tóm tắt bản án đó

Hướng giải quyết trong Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT đã có tiền lệ.

Dưa trên Quyết định số 114/2006/DS-GĐT của Tòa án nhân dân tối cao: Dựa theo
hồ sơ của vụ án thì ông An là người chủ mưu, khởi xướng con cháu cùng gây ra thương
tích cho anh Hiền. Tại đơn khởi kiện, anh Hiền yêu cầu ông An phải bồi thường thiệt hại,
theo quy định tại Điều 616 BLDS 2005 thì “... nhiều người cùng gây thiệt hại thì những
người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại…”. Theo Tòa, anh Bằng (con trai
ông An) là người có lỗi cố ý cùng gây ra thiệt hại nên phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường
với ông An để bồi thường cho anh Hiền.

8. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm liên đới về Quyết định số: 226/2012/DS-GĐT

Theo nhóm hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến trách nhiệm liên đới về Quyết
định số: 226/2012/DS-GĐT là hoàn toàn hợp lý và có căn cứ. Cụ thể tại Quyết định số:
226/2012/DS-GĐT Tòa án đã quyết định ông Bảo phải liên đới cùng bà Lan bồi thường
thiệt hại cho bà Hộ.

Ở đây Tòa án đã đi theo hướng người “kêu”,”chủ mưu”,”khởi xướng” người khác gây ra
thiệt hại cũng được coi là người “cùng gây ra thiệt hại” cho dù họ không trực tiếp gây ra
thiệt hại cụ thể Tòa xét thấy ông Bảo là người đã khởi xướng, kêu gọi các con đánh bà Hộ
(tức ông đã thống nhất ý chí với chị Lan) nên phải buộc ông cùng liên đới chịu trách nhiệm
bồi thường với chị Lan. Hướng xác định này như vậy cũng cho thấy chỉ cần có sự thống
nhất ý chí về việc gây thiệt hại là đủ để coi là “cùng gây thiệt hại” làm phát sinh trách nhiệm
liên đới.12

12
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức -
Hội luật gia Việt Nam 2018, trang 798.
Ngoài ra với hướng đi này còn đảm bảo được quyền lợi của người bị hại là bà Hộ. Cụ thể,
bà Hộ có thể yêu cầu hoặc một mình chị Lan, ông Bảo hoặc cả hai người cùng bồi thường
cho bà theo như quy định tại khoản 1 Điều 288: ““Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều
người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người
có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Hay hiểu một cách đơn giản, với hướng đi
này nếu như bà Lan không đủ khả năng bồi thường cho bà Hộ thì bà Hộ có thể yêu cầu
phần bồi thường từ ông Bảo để bảo vệ lợi ích của bản thân.

9. Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi thường?

Theo Bản án số 19, trước đây bà Khánh đã yêu cầu bồi thường 324.000đ (ba trăm hai mươi
bốn ngàn đồng), nhưng sau đó bà yêu cầu 800.000đ (tám trăm ngàn đồng) và yêu cầu anh
Hải bồi thường cho bà toàn bộ số tiền này.

10. Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu?

Theo Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bằng ⅓ số tiền bà Khánh yêu
cầu là 267.000đ.

11. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải.

Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền mà anh Hải phải
bồi thường cho bà Khánh là chưa thực sự thuyết phục.

Cụ thể, Tòa án xác định chị Tám, chị Hiền và anh Hải phải liên đới bồi thường cho
bà Khánh. Nhưng trên thực tế, bà Khánh chỉ yêu cầu anh Hải bồi thường toàn bộ thiệt hại
với số tiền là 800.000 đồng và không yêu cầu chị Tám, chị Hiền phải bồi thường. Xét thấy
thì yêu cầu của bà Khánh là hoàn toàn hợp lý vì bà có yêu cầu một trong ba người có trách
nhiệm liên đới phải bồi thường toàn bộ thiệt hại theo khoản 1 Điều 288 Bộ luật dân sự 2015
có quy định: “Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có
quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ”. Tuy nhiên ở đây Tòa án lại không đi theo hướng yêu cầu anh Hải bồi thường
toàn bộ thiệt hại mà Tòa đã theo hướng đó là bà Khánh miễn nhiễm trách nhiệm cho chị
Tám và chị Hiền theo quy định tại khoản 4 Điều 288 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp
bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ
liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải
liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.” nên anh Hải chỉ phải bồi thường khoản tiền tương
ứng với phần nghĩa vụ của mình là 800.000/3 = 267.000đ (phần trách nhiệm của ba người
được coi là bằng nhau vì không xác định được mức lỗi của từng người, theo Điều 587 Bộ
luật dân sự 2015).

Tóm lại, theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa liên quan đến anh Hải là chưa thuyết
phục, phải giải quyết theo hướng anh Hải phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thì quyền lợi
chính đáng của bà Khánh sẽ được đảm bảo hơn. Cụ thể, bà Khánh sẽ được bồi thường số
tiền 800.000đ, thay vì ⅓ số tiền theo yêu cầu là 267.000đ theo như quyết định của Tòa án.
Với hướng giải quyết này sẽ giúp người bị thiệt hại được bồi thường kịp thời và đầy đủ
thiệt hại mà họ bị xâm phạm cho dù một trong những người gây ra thiệt hại không có khả
năng thực hiện trách nhiệm bồi thường.13

Nhóm mong rằng trong những vụ việc tương tự, chúng ta nên xem xét theo hướng thực
hiện yêu cầu của người bị hại, chứ không phải là miễn nhiễm trách nhiệm cho những người
còn lại, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho người bị hại.

13
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức -
Hội luật gia Việt Nam 2018, trang 804.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự 2005 số 33/2005/QH11.

2. Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13.

3. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về
việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.

4. Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb.Hồng Đức
- Hội luật gia Việt Nam 2021.

5. Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận
bản án, Nxb.Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ tư).

6. Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm
- Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, Trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 08(111)/2017, trang 34-41.
<https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu. vn/module/xemchitietbaibao?oid=e98cd674-ce3b-
4118-884d-58d49331ca7c>

You might also like