You are on page 1of 2

BÀN VỀ CONSIDERATION VÀ NGOẠI LỆ CỦA NÓ

Trong hai hệ thống pháp luật phổ biến trên thế giới: Common Law (Thông luật) và
Civil Law (Dân luật), thì hệ thống Common Law tồn tại một thuật ngữ pháp lý khá
khác biệt so với Civil Law trong quan hệ pháp luật về hợp đồng, đó là
“Consideration”.

Trong Common Law, “Consideration” là một trong bốn yếu tố để tạo nên một hợp
đồng có hiệu lực. Theo từ điển Collins, ““Consideration” là  sự trao đổi, hứa hẹn theo
đó mỗi bên được lợi và chịu thiệt. Trong luật Anh, yêu cầu có “consideration” trước
khi hợp đồng ràng buộc pháp lí. Các nhà bình luận và lí thuyết gia pháp lí nhấn mạnh
điều này dựa trên sự nhìn nhận hợp đồng là một món hời được trao đi đổi lại” 1. Tác
giả Phạm Duy Nghĩa nhận định “consideration” là “nghĩa vụ đối ứng” 2, hiểu một cách
đơn giản là lời hứa cho việc cam kết thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia hợp
đồng đối với nhau. Tức là khi một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, mà bên còn
lại chấp nhận giao kết hoặc hứa chấp nhận giao kết, thì giữa hai bên tồn tại
“consideration”, nghĩa là khi đó bên chấp nhận giao kết sẽ chịu sự ràng buộc rằng sẽ
phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nào đó đối với bên đề nghị. Còn nếu như
việc một bên đưa ra đề nghị, nhưng bên kia không hứa hẹn gì về việc sẽ chấp nhận đề
nghị thì lúc này giữa hai bên không tồn tại “consideration”, và bên đề nghị khi đó
cũng không bắt buộc phải thực hiện lời hứa nào cả. Trong pháp luật về hợp đồng Việt
Nam không bắt buộc phải có “consideration”, ta có thể xem xét một ví dụ: pháp luật
Việt Nam tồn tại hợp đồng đơn vụ, hợp đồng tặng cho là một ví dụ thuộc loại này, tuy
chỉ 1 bên có nghĩa vụ nhưng nó vẫn được xem là một loại hợp đồng, trong khi trong
Common Law, tặng cho không phải là hợp đồng, vì nó không có yếu tố
“consideration”. Theo như cách giải thích đã nói ở trên, trong tình huống này chỉ có
một bên hứa tặng cho và nghĩa vụ của người tặng cho là phải giao tài sản và chuyển
quyền sở hữu cho bên kia, bên còn lại có quyền nhận tài sản đó. Tuy nhiên, bên nhận
tặng cho không có một nghĩa vụ nào “đối ứng” với nghĩa vụ chuyển giao của bên tặng
cho, tức là “consideration” không tồn tại.

Tuy vậy, “consideration” cũng có ngoại lệ của nó, đó là học thuyết Promissory
Estoppel, theo đó, một lời hứa vẫn bị cưỡng chế thực thi khi người được hứa hẹn đã
tin tưởng một cách hợp lý vào lời hứa đó và bị thiệt hại do sự tin tưởng ấy. Sự thiệt hại
ở đây không nhất thiết phải là thiệt hại về mặt kinh tế (giá trị được bằng tiền), mà nó
cũng có thể thuộc về yếu tố tinh thần hoặc yếu tố khác. Trong thực tế đã xảy ra nhiều
trường hợp về ngoại lệ của “consideration”, chẳng hạn án lệ Glasbrook Bros v
Glamorgan CC 1925, theo đó chủ sở hữu mỏ than cho rằng do lực lượng cảnh sát chưa
đủ nên đồng ý trả tiền cho việc bảo vệ hầm mỏ đặc biệt sát sao hơn, sau đó họ chối bỏ

1
Stewart, William.J., Collins Dictionary of Law, Collins, London, The United of Kingdom, 2006, p.100
2
Phạm Duy Nghĩa, “Pháp luật chung về hợp đồng của Hoa Kỳ” trong bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại
Hoa Kỳ, Đào Trí Úc (Chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.189 và 190
trách nhiệm trả tiền vì cho rằng cảnh sát không làm gì hơn ngoài việc thực hành công
vụ. Phán quyết của Tòa là cảnh sát đã làm nhiều hơn ngoài thi hành công vụ, việc
cảnh sát có mặt thường xuyên hơn và làm những việc ngoài nghĩa vụ cần thiết của
cảnh sát thì được xem là đối ứng. Cho nên thỏa thuận này có hiệu lực và chủ mỏ than
phải trả tiền cho cảnh sát như đã hứa.

Họ và tên: Lương Diễm Thy

MSSV: K195022003

You might also like