You are on page 1of 2

Thảo luận bản án

Tóm tắt bản án:


Bản án số 42/2017/DS-PT ngày 27/9/2017 V/v: Yêu cầu mở lối đi qua BDSLK,
yêu cầu tháo dỡ công trình trên đất, yêu cầu huỷ một phần giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của TAND tỉnh Lạng Sơn.
Nguyên đơn: Bà Hoàng Thị D sở hữu thửa đất số 267 bị vây bọc bởi các BDS
thuộc các thửa số 305 (chủ sở hữu là Lý Văn P), 304 (chủ sở hữu là Lý Văn S), 309 (chủ
sở hữu Vương Văn Q). Hiện nay thửa sổ 267 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, nhưng đã được quy chủ đứng tên.
Bị đơn: Lý Văn S vào năm 2016 xây dựng nhà để xe bịt kín đường vào thửa đất số
267, bà Hoàng Thị D khởi kiện yêu cầu anh Lý văn S mở lối đi hợp lý cho gia đình bà,
phá dỡ 2 bức tường anh Lý Văn S đã xây yêu cầu huỷ một phần giấy chứng nhận của sử
dụng đất của hộ anh Lý Văn S.
Tại bản án dân sự sơ thẩm, Toà án xử:

1. Buộc ông S phải mở lối đi qua BĐS thửa đất số 304 cho hộ gia đình bà D với tổng
diện tích mở là 20.6 m^2:( cụ thể phía tây đông nam bắc đưa bản phác thảo vào)
2. Bà D có nghĩa vụ bồi thường giá trị 20.6 m^2 đất cho anh S với số tiền
2.060.000đ.
3. Buộc ông S phải tháo dỡ 2 bức tường để mở lối đi cho bà D.
4. Không chấp nhận yêu cầu của bà D về việc đề nghị Toà án tuyên bố huỷ 1 phần
giấy chứng nhận quyền sử đất của anh S đối với thửa số 304. Đề nghị UBND
huyện L điều chỉnh giảm diện tích 20.6 m^2 đất trong giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của hộ ông S.

Ngày 25/7/2017 ông S kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo: Không
đồng ý nội dung bản án sơ thẩm liên quan đến việc bồi thường về giá trị đất và 2 bức
tường gạch do anh Lý Văn S đã xây. Ông S yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm buộc bà D
phải bồi thường cho anh giá trị đất mở lối đi là 13.000.000đ và bồi thường 2 bức tường
gạch chỉ do anh xây như giá do Hội đồng định giá vào ngày 20/4/2017.

Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm:

1. Buộc ông S phải mở lối đi cho bà D với tổng diện tích mở lối đi qua và vị trí giới
hạn chiều dài chiều rộng của lối đi như quyết định của cấp sơ thẩm.
2. Buộc anh S phải tháo dỡ 2 bức tường để. mở lối đi chung cho bà D. Bà D không
phải đền bù 2 bức tường cho anh S.
3. Bà D có nghĩa vụ bồi thường giá trị 20.6 m^2 đất cho ông S với số tiền
2.060.000đ. Kể từ ngày án có hiệu lực thi hành và có đơn yêu cầu thi hành án của
anh S, nếu bà D chậm trả tiền cho ông S phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương
ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
4. Về án phí: Anh S phải chịu án phí dân sự phúc thẩm là 300.000đ.
Các vấn đề thảo luận:

(1) Hiện nay thửa số 267 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng
đã được quy chủ đứng tên lưu văn T. Vậy đây là trường hợp người quản lý sử
dụng bất động sản vây bọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với
bất động sản đó, nhưng họ (hộ gia đình hoặc cá nhân) đang quản lý sử dụng bất
động sản đó ổn định, không tranh chấp thì tòa án có thụ lý giải quyết yêu cầu khởi
kiện của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc không?
(2) BLDS năm 2015 chỉ quy định vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng,của lối đi do
các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các
bên, chứ không quy định cụ thể như thế nào là thuận tiện và hợp lý. Vậy tại sao ở
cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm buộc ông S mở lối đi với tổng diện tích là 20.6m^2
và vị trí chiều dài chiều rộng như đã nêu ở trên.
(3) Tại sao có mức đền bù khác nhau giữa quyết định của Toà án (2.060.000), với
mức đền bù khi ông S kháng cáo (13.000.000)?

Hướng giải quyết các vấn đề:

(1) Bản án trên đã cho thấy việc tuyên buộc của tòa án phải mở lối đi qua bất động sản
liền kề không phụ thuộc vào người quản lý, sử dụng bất động sản đó đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa. (Điều 236 BLDS 2015: “ Người
chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu,
trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan có quy định khác -> Nếu bà D
chiếm hữu miếng đất này trên 30 năm thì miếng đất nghiễm nhiên là thuộc quyền
sở hữu của bà D, việc yêu cầu này dù không có quyền sở hữu là hoàn toàn đúng
luật.)
(2) BLDS năm 2015 chỉ quy định vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng,của lối đi do
các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các
bên, chứ không quy định cụ thể như thế nào là thuận tiện và hợp lý. (bất cập về lối
đi thuận tiện và hợp lý).
(3) Theo đề xuất của một số nhà làm luật, trong trường hợp này cần áp dụng giá đất
theo thị trường là hợp lý nhất, bởi chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền khi
phải mở lối đi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền qua bất động sản của
mình sẽ dẫn đến quyền sử dụng, khai thác bất động sản của họ bị hạn chế, xét cho
cùng họ vẫn là bên bị thiệt thòi nhiều hơn, vì vậy, nếu áp dụng giá theo bảng giá
của ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền. (bất cập về vấn đề đền bù)

You might also like