You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


--------------------

BÀI THẢO LUẬN THỨ HAI

Bộ môn: TỐ TỤNG DÂN SỰ


Giảng viên:

LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT 44A1


NHÓM 11
STT Họ và tên MSSV
1 Lê Thị Hồng Đào (Nhóm trưởng) 1953401020032
2 Hồ Trường An 1953401020001
3 Lê Ngọc Quế Anh 1953401020005
4 Nguyễn Thị Phương Anh 1953401020012
5 Phạm Xuân Vân Chi 1953401020025

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 03 năm 2022.


BẢNG PHÂN CHIA NHIỆM VỤ NHÓM

STT Họ và tên MSSV NHIỆM VỤ


1 Lê Thị Hồng Đào 1953401020032 Nhận định 1,2,3
(Nhóm trưởng)
2 Hồ Trường An 1953401020001 Nhận định 4, Bài tập
3 Lê Ngọc Quế Anh 1953401020005 Nhận định 5,6, tổng hợp bài
4 Nguyễn Thị Phương Anh 1953401020012 Nhận định 7,8
5 Phạm Xuân Vân Chi 1953401020025 Nhận định 9,10
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 2
CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

I. Nhận định
1. Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.
SAI 
CSPL: khoản 3 điều 68 BLTTDS 2015 
Vì trong một số trường hợp bị đơn không phải là người gây thiệt hại cho nguyên đơn
nhưng pháp luật quy định họ phải chịu trách nhiệm dân sự thay cho người gây thiệt hại
thì họ cũng là bị đơn. Ngoài ra, theo khoản 3 điều 68 BLTTDS 2015 thì ngoài nguyên
đơn thì bị đơn còn có thể bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện thay cho nguyên
đơn. Do đó, không phải lúc nào bị đơn cũng là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và
bị nguyên đơn khởi kiện.
2. Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
ĐÚNG 
CSPL: Điều 245 BLTTDS 2015
Vì theo khoản 1 điều 245 BLTTDS 2015 thì tại phiên tòa sơ thẩm thì trong Trường
hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu
phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.
Ngoài ra theo khoản 2 điều 245 BLTTDS 2015 thì tại phiên tòa sơ thẩm trong trường
hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố,
nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của
mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người bị khởi
kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn. Do đó, tư cách tố tụng của đương sự có thể
bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
3. Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.
ĐÚNG
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 87 BLTTDS 2015
Vì theo điểm b khoản 1 điều 87 BLTTDS 2015 thì một người không được đại diện cho
nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối
lập nhau. Như vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự
mà quyền và lợi ích hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với
nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.
4. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do Chánh án quyết định.
ĐÚNG
CSPL: khoản 1 Điều 56 BLTTDS 2015
Vì theo khoản 1 điều 56 BLTTDS 2015 thì trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết
định. Do đó việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do Chánh án quyết định.
5. Phó Chánh án TAND có thể trở thành người tiến hành tố tụng trong
TTDS. 
ĐÚNG
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 46 và khoản 2 Điều 47 BLTTDS 2015
Theo khoản 2 Điều 47 BLTTDS 2015, trong trường hợp Chánh án TAND vắng mặt,
Phó Chánh án TAND được Chánh án ủy nhiệm sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
Chánh án (trừ quyền kháng nghị quy định tại điểm g khoản 1 Điều 47). Mà theo điểm
a k2 Điều 46 BLTTDS 2015, Chánh án TAND là một trong số những người tiến hành
tố tụng, có nhiệm vụ, quyền hạn của người người tiến hành tố tụng trong TTDS, do đó
khi được Chánh án ủy nhiệm, Phó Chánh án có thể trở thành người tiến hành tố tụng
trong TTDS.
6. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18
tuổi trở lên. 
SAI
CSPL: khoản 3 Điều 69 BLTTDS 2015
Theo quy định tại khoản 3 Điều 69 BLTTDS 2015, cá nhân có năng lực hành vi tố
tụng dân sự đầy đủ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không thuộc trường hợp mất
năng lực hành vi dân sự hoặc các trường hợp mà pháp luật có quy định khác.
7. Người làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là đương sự.
SAI 
Vì quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh khi người yêu cầu giải quyết vụ việc nộp
đơn lên Tòa án yêu cầu giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, tại thời điểm này, tư cách tố
tụng của người nộp đơn chưa xuất hiện, chỉ khi nào Tòa án chấp nhận thụ lý vụ án thì
người nộp đơn lúc này mới có thể trở thành đương sự của vụ án.
Do đó, người làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự không được gọi là đương
sự.
8. Người chưa thành niên có thể tự mình tham gia tố tụng khi xét thấy cần
thiết.
ĐÚNG
CSPL: khoản 1 Điều 21 BLDS 2015, K6 Điều 69 BLTTDS 2015
Theo khoản 1 Điều 21 BLDS 2015 và K6 Điều 69 BLTTDS 2015 thì đối với người
chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao
động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng
về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. 
9. Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho
đương sự thì được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương
sự. 
SAI. 
CSPL: Điều 70 và khoản 6 Điều 76 BLTTDS 2015
Căn cứ Điều 70 và khoản 6 Điều 76 thì luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đương không được thay mặt đương sự thực hiện hết
các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ mà chỉ có thể thay đương sự thực hiện các
quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 16, 17, 18, 19 và 20 Điều 70. 
10. Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người
thân thích của người đại diện đương sự. 
SAI. 
CSPL: Điều 52 và Điều 53 BLTTDS 2015
Trường hợp thẩm phán là người thân thích của người đại diện đương sự không phải là
một trong số những trường hợp họ phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều
52 và 53 BLTTDS 2015. Tuy nhiên nếu có căn cứ họ không vô tư khách quan trong
khi làm nhiệm vụ căn cứ theo khoản 3 điều 52 BLTTDS 2015 thì họ phải bị thay đổi
hoặc từ chối tiến hành tố tụng.

II. Bài tập


TAND thành phố Y thụ lý một vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà T
(nguyên đơn) và bà H (bị đơn) và Chánh án đã phân công cho một Thẩm phán B giải
quyết. Sau đó, Thẩm phán B đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Một thời
gian sau, Thẩm phán B được điều chuyển công tác về TAND tỉnh P, nên Chánh án
TAND thành phố Y đã giao vụ án cho Thẩm phán khác giải quyết.
Sau phiên xử sơ thẩm của TAND thành phố Y, đương sự kháng cáo. Thẩm phán B
được phân công xét xử phúc thẩm vụ án này. Tại phiên tòa, đương sự yêu cầu thay đổi
Thẩm phán B. Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa để thực hiện việc thay đổi
Thẩm phán B.
Anh/ chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?
Trả lời
Trong trường hợp trên, Thẩm phán B đã tham gia giải quyết vụ án theo thủ tục sơ
thẩm. Tuy nhiên, Thẩm phán B đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án nhưng quyết định
này không thuộc một trong các quyết định tại khoản 3 điều 53 BLTTDS 2015 nên
Thẩm phán B không thể bị thay đổi. Do đó, Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa
để thực hiện việc thay đổi Thẩm phán B là chưa thuyết phục.
Tuy nhiên nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán B có thể không vô tư khách
quan khi làm nhiệm vụ thì Hội đồng xét xử có thể thay đổi Thẩm phán B theo quy
định tại khoản 3 Điều 52 BLTTDS 2015.

----------HẾT----------

You might also like