You are on page 1of 9

CHƯƠNG 3.

CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI THAM GIA TỐ
TỤNG

1. NHẬN ĐỊNH

1. Chánh án có quyền quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa.
- Nhận định này là Sai.
- Vì đối với việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa thì thẩm quyền
quyết định thay đổi thuộc về Viện trưởng Viện Kiểm sát.
CSPL: Khoản 1 Điều 49 và Khoản 1 Điều 52 Luật TTHC.
2. Chánh án TAND không thể là người tiến hành tố tụng nếu có con ruột
là người khởi kiện trong VAHC.
- Nhận định này là Đúng.
- Vì để đảm bảo tính vô tư khách quan trong xét xử thì người tiến hành tố tụng là
người không có mối quan hệ nào đối với người khởi kiện kể cả người bị kiện.
CSPL: khoản 1 Điều 45, khoản 1 Điều 46 Luật TTHC.
3. Chánh Thanh tra tỉnh VL có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích cho
người bị kiện là Chủ tịch UBND tỉnh VL trong VAHC.
- Nhận định này là Sai.
- Vì Chánh Thanh tra tỉnh VL là người đứng đầu làm việc trong cơ quan Thanh tra.
Mà Chánh Tranh tra tỉnh do Chủ tịch tỉnh bổ nhiệm nên nếu Chánh Thanh tra làm người
bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị kiện là Chủ tịch UBND tính VL thì không đảm bảo
tính vô tư khách quan trong trong xét xử vụ án này.
CSPL: Điểm c Khoản 2 Điều 61 Luật TTHC.
4. Chánh thanh tra tỉnh KG có thể làm người đại diện theo ủy quyền cho
người bị kiện là chủ tịch UBNDTỉnh KG tham gia tố tụng trong vụ án hành
chính.
- Nhận định này là Sai.
- Vì chánh thanh tra chỉ được làm người đại diện tố tụng trong vụ án hành chính khi
họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan mình hoặc với tư cách là
người đại diện theo pháp luật. Cho nên trong trường hợp này chánh thanh tra Tỉnh KG
không thể làm người đại diện theo ủy quyền cho chủ tịch UBND Tỉnh KG bởi hai cơ
quan này khác nhau.
CSPL: khoản 3, 7 Điều 60 Luật TTHC.
5. Khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã chết mà quyền và nghĩa
vụ của họ chưa được thừa kế thì Toà án đình chỉ giải quyết VAHC.
- Nhận định này là Sai.
- Vì theo luật này quy định trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng
khác thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ chứ không phải là đình
chỉ luôn giải quyết vụ án hành chính.
CSPL: Điều 58, điểm d khoản 1 Điều 143 Luật TTHC.
6. Khi người khởi kiện là cá nhân chết thì Toà án tạm đình chỉ giải quyết
VAHC.
- Nhận định này là Sai.
- Vì trường hợp khi người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền không được thừa
kế thì Toá án sẽ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính chứ không phải là tạm
đình chỉ nữa. Tùy từng trường hợp
CSPL: Điều 59, điểm a khoản 1 Điều 143, điểm a khoản 1 Điều 141 Luật TTHC.
7. Kiểm sát viên có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng trong
VAHC.
- Nhận định này là Đúng.
- Căn cứ theo khoản 8 Điều 43 Luật TTHC 2015 Kiểm sát viên có quyền kiểm sát
lại hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng, yêu cầu kiến nghị cơ quan tổ chức có
thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. Có nghĩa rằng
nếu Kiểm sát viên xét thấy người tiến hành tố tụng trong vụ án hành chính có hành vi vi
phạm pháp luật thì được quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng.
CSPL: khoản 8 Điều 43 Luật TTHC.
8. Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là
người thân thích với Thư kí Tòa án trong cùng một vụ án.
- Nhận định này là Sai.
- Căn cứ theo Điều 50 Luật TTHC năm 2015 quy định về những trường hợp Kiểm
sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng, theo đó Kiểm sát viên phải tiến hành từ chối hoặc
bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp mà điều luật này quy định và theo Điều
45 của luật này thì nếu Kiểm sát viên là người thân thích của đương sự không phải là
người thân thích của Thư kí tòa án.
- Trong trường hợp này Thư kí TA bị thay đổi.
CSPL: K3 Đ47.
CSPL: Điều 45, Điều 50 Luật TTHC 2015.
9. Một Thẩm phán không được tham gia xét xử trong VAHC nếu đã từng
là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Hội thẩm nhân dân.
- Nhận định này là Sai.
- Căn cứ theo điều 46 Luật TTHC 2015 quy định rằng Thẩm phán phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách
là Thẩm tra viên, Thư kí Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên mà không phải từ chối tiến
hành Tố tụng hoặc bị thay đổi với tư cách là Hội thẩm nhân dân.
CSPL: khoản 4 Điều 46 Luật TTHC 2015.
10. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của người mà họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Nhận định này là Sai.
- Quyền và nghĩa vụ của đương sự đương quy định cụ thể tại Điều 55, và người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được thực hiện hạn chế các khoản 1, 6, 9,
16,19 và 20 của Điều 55.
CSPL khoản 6 Điều 61, Điều 55 Luật TTHC 2015.
11. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn được tự mình khởi kiện
VAHC.
- Nhận định này là Sai.
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng hành chính của họ được xác định theo quyết
định của Tòa án. Vì vậy Tòa án có thể quyết định cho người đó tham gia tố tụng hoặc
không, và mức độ tham gia của họ dựa trên cơ sở chứng cứ y học.
CSPL: khoản 3 Điều 54 Luật TTHC 2015.
12. Cá nhân giữ chức danh có thẩm quyền đã ban hành QĐHC bị kiện đã
chuyển công tác sang cơ quan khác thì không phải là người bị kiện trong
VAHC.
- Nhận định này là Sai.
- Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành
chính. Vì vậy mặc dù người giữ chức danh có thẩm quyền đã ban hành QĐHC bị kiện đã
chuyển công tác sang cơ quan khác thì vẫn có thể là người bị kiện trong VAHC.
CSPL: khoản 9 Điều 3 Luật TTHC 2015.
13. Người đại diện của đương sự có thể làm người phiên dịch cho đương sự.
- Nhận định này là Đúng
- Theo khoản 1 Điều 64, trong trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân
thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói biết
được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được TA
chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.
CSPL: Khoản 1 Điều 64 Luật TTHC 2015.
14. Người làm chứng phải bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự
trong VAHC đó.
- Nhận định này là Sai.
- Theo khoản 1 Điều 62 LTTHC thì người làm chứng là chủ thể giúp cơ quan, người
tiến hành tố tụng làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, giúp cho việc giải quyết
VAHC được đi đúng hướng, khách quan và công bằng hơn. Như vậy người thân thích
của đương sự là người làm chứng trong VAHC nếu đáp ứng được các yêu cầu của luật
định về “Người làm chứng” thì vẫn được tham gia với vai trò là người làm chứng.
CSPL: Khoản 1 điều 62 Luật TTHC.
15. Thẩm phán không được từ chối khi được người có thẩm quyền phân
công tiến hành tố tụng trong VAHC.
- Nhận định này là Sai.
- Nhằm đảm bảo tính khách quan, vô tư trong việc giải quyết các VAHC và đảm
bảo niềm tin, hiệu lực của các quyết định tố tụng thì Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố
tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp đã được nêu rõ ở Điều 45, Điều 46, khoản 2
Điều 47 và khoản 2 Điều 50 Luật TTHC 2015.
CSPL: Điều 45, Điều 46, Khoản Điều 47, Khoản 2 Điều 50 Luật TTHC.
16. Thẩm phán không thể xét xử VAHC nếu đã tham gia xét xử vụ án đó
theo thủ tục sơ thẩm và đã ra bản án sơ thẩm.
- Nhận định này là Sai.
- Theo khoản 3 Điều 46 thì Thẩm phán đã tham gia giải quyết VAHC theo thủ tục
sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết
định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm,.. thì phải từ chối tiến hành tố
tụng VAHC đó hoặc bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu trường hợp thẩm phán đó là thành viên
của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao thì được tham
gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
CSPL: Điều 46 Luật TTHC.
17. Thanh tra viên có thể là người đại diện trong TTHC.
- Nhận định này là Sai. ĐÚNG
- Luật TTHC 2015 quy định cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện
kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án không được làm người đại diện trong tố tụng hành
chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của
họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
CSPL: khoản 7 Điều 60 Luật TTHC 2015.
18. Trong những người tham gia tố tụng, chỉ có người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự mới có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án.
- Nhận định này là Đúng.
- Người tham gia tố tụng gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên
dịch thì chỉ có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mới có quyền
nghiên cứu hồ sơ vụ án.
CSPL: Điều 55, Điều 60, điểm b khoản 6 Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64 Luật
TTHC 2015.
19. Trong TTHC, Kiểm sát viên được phân công tiến hành tố tụng có quyền
kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.
- Nhận định này là Sai.
- Trong TTHC, Kiểm sát viên chỉ có quyền đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát
có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật chứ không
có quyền kháng nghị bản án án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.
CSPL: khoản 7 Điều 43 Luật TTHC 2015.
20. Viện trưởng VKSND luôn có quyền thay đổi Kiểm sát viên nếu có căn
cứ rõ ràng cho rằng Kiểm sát viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Nhận định này là Sai.
- Tại phiên tòa thì việc thay đổi Kiểm sát viên là Hội đồng xét xử quyết định sau khi
nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Vì vậy, Viện trưởng VKSND chỉ có quyền
thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa, tại phiên tòa thì việc thay đổi Hội đồng
xét xử quyết định.
CSPL: Điều 52 Luật TTHC 2015.
2. BÀI TẬP
Bài 1: Bà M, sinh năm 1958 có địa chỉ tại thôn N, xã v, huyện Đ, thành phố H.
Năm 2003 bà M chuyển nhượng một phần là 82m2 đất cho ông L và ông L đã được
UBND huyện Đ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần diện tích đất còn lại
của bà M chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 13/06/2017,
Chủ tịch UBND xã V ban hành Quyết định số 141/QĐ-UBND về việc xử phạt vi
phạm hành chính bà M với nội dung: phạt 5 triệu đồng và buộc tháo dỡ công trình
xây dựng trái phép. Ngày 26/07/2017, Chủ tịch UBND xã V ra quyết định số
150/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính đối với M. Ngày 20/7/2017, UBND xã V đã tổ chức cưỡng chế.
Không đồng ý, bà M khởi kiện VAHC đến Tòa án có thẩm quyền và được thụ lý
theo quy định pháp luật.
a. Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án trên?
- Đối tượng khởi kiện trong vụ án trên có thể là Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính số141/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND xã V. quyết định số 150/QĐ-UBND, hoặc
cả 2 qđ. (vì đề bài không rõ ràng)
CSPL: khoản 1 Điều 3, khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015.
b. Hãy xác định thành phần và tư cách của những cơ quan, người tiến hành tố
tụng trong vụ án trên?
- Cơ quan tiến hành tố tụng là:
+Tòa án nhân dân huyện Đ với tư cách là cơ quan xét xử vụ án hành chính trên.
+ Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng kiểm
sát việc tuân theo pháp luật.
CSPL: khoản 1 Điều 36 Luật TTHC 2015.
- Người tiến hành tố tụng:
+ Chánh án TAND huyện Đ.
+ Thẩm phán TAND huyện Đ.
+ Hội thẩm nhân dân huyện Đ.
+ Thẩm tra viên.
+ Thư kí Tòa án.
+ Viện trưởng VKSND huyện Đ.
+ Kiểm sát viên.
CSPL: khoản 2 Điều 36 Luật TTHC 2015.
c. Hãy xác định thành phần và tư cách của những người tham gia tố tụng trong
vụ án trên.
Các chủ thể tham gia tiến hành tố tụng là:

- Người khởi kiện: bà M sinh năm 1958 có địa chỉ tại thôn N, xã v, huyện Đ, thành
phố H.
- Người bị kiện: Chủ tịch UBND xã V.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông L.
CSPL: Điều 53 Luật TTHC 2015.
Bài 2: Ông Nguyễn Văn S cư trú tại thôn D, xã Q, huyện S, tỉnh H lái xe thuê
cho gia đinh chị Ngô Thị P (cùng xã). Khoảng 9h00 sáng ngày 21/7/2017, theo chỉ
đạo của chị Ngô Thị P, ông S lái xe ô tô BKS 29C-080XX chở gạch vụn, bê tông vỡ
từ gia đình ông M ở thôn X, xã Q, huyện S, tỉnh H ra đổ ở rìa đường thôn X thì bị
Công an xã Q ra lập biên bản và thu giữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến xe. Ông S
đồng ý với nội dung biên bản. Ngày 02/8/2017, ông S nhận được Quyết định số
98/QĐ-XPVPHC ngày 28/7/2017 về việc xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch
UBND xã Q. Không đồng ý, ông S đã khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền và được
thụ lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, chị P cũng có đơn yêu cầu trả lại toàn bộ
giấy tờ xe mang tên của mình.
a. Hãy xác định thành phần và tư cách của những cơ quan và người tiến hành
tố tụng trong vụ án trên
- Cơ quan tiến hành tố tụng là:
+ Tòa án nhân dân huyện S với tư cách là cơ quan xét xử vụ án hành chính trên.
+ Viện kiểm sát nhân dân huyện S với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật.
CSPL: khoản 1 Điều 36 Luật TTHC 2015.
- Người tiến hành tố tụng:
+ Chánh án TAND huyện S.
+ Thẩm phán TAND huyện S.
+ Hội thẩm nhân dân huyện S.
+ Thẩm tra viên.
+ Thư kí Tòa án.
+ Viện trưởng VKSND huyện S.
+ Kiểm sát viên.
CSPL: khoản 2 Điều 36 Luật TTHC 2015.
b. Hãy xác định thành phần và tư cách của những người tham gia tố tụng trong
vụ án trên?
- Người khởi kiện: ông Nguyễn Văn S cư trú tại thôn D, xã Q, huyện S, tỉnh H.
- Người bị kiện: Chủ tịch UBND xã Q.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: chị Ngô Thị P.
CSPL: Điều 53 Luật TTHC 2015.
c. Tại phiên tòa sơ thẩm, Luật sư T bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ông S
yêu cầu thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Thư ký phiên tòa vì cho rằng họ
có mối quan hệ yêu đương nên không đảm bảo sự vô tư khách quan của vụ án. Yêu
cầu của Luật sư T được giải quyết như thế nào?
Yêu cầu của Luật sư T sẽ không được giải quyết. Vì theo tình huống thì “T cho rằng
Thẩm phán và Thư ký có mối quan hệ yêu đương” ý kiến này là sự chủ quan của Luật sư
T chớ không hề đưa ra bằng chứng nào để chứng minh họ có mối quan hệ yêu đương.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký toà án không liên quan và không
thể ảnh hưởng tới phán quyết của Thẩm phán. Do đó, yêu cầu của Luật sư T sẽ không
được chấp thuận.
CSPL: Điều 38, 41 Luật TTHC 2015 .
Xem Điều 8 Nghị quyết 02/2011 (xem tham khảo vì hết hiệu lực).
Việc Luật sư T cho rằng, họ có mối quan hệ yêu đương thì không có căn cứ rõ ràng
và mối quan hệ này, nếu mà Luật sư T muốn yêu cầu thay đổi Thẩm phán chủ toạ phiên
toà và Thư ký phiên toà vì lý do yêu đương thì có thể xảy ra 2 trường hợp:
TH1: Nếu như Luật sư T có căn cứ rõ ràng để chứng minh được là họ thực sự yêu
đương thì Hội đồng xét xử, Toà án có thể chấp nhận.
TH2: Nếu Luật sư T này không có căn cứ để chứng minh được là họ yêu đương thực
sự thì yêu cầu này không được chấp nhận.
CSPL: Khoản 8 Điều 45 Luật TTHC năm 2015.

You might also like