You are on page 1of 16

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT DÂN SỰ
Đề bài 20:
Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm liên quan đến tranh chấp về hợp đồng
vay tài sản mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong bản
án là chưa phù hợp, và giải quyết các yêu cầu ở cuối:

LỚP : 4623
NHÓ
: 06
M
MSSV : 462345 - 462357

Hà Nội, 06/2022

1
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 16/06/2022
Nhóm số: 04 Lớp: N01.TL1 Khóa: 46
Tổng số thành viên của nhóm: 12 Có mặt:
Nội dung: Bài tập nhóm môn Luật Dân Sự Đề bài: 03
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm:

S MSSV Họ và tên Đánh SV Đánh giá của giáo viên


T giá của kí
T SV tên

A B C Điểm Điểm GV ký
số chữ tên

1 462346 Ngô Phương Thảo X


2 462347 Phạm Minh Thảo X
3 462348 Hoàng Đức Thịnh X

4 462349 Nguyễn Thị Minh X


Thư

5 462350 Phạm Thùy Trang X

6 462351 Vũ Quỳnh Trâm X

7 462352 Nguyễn Thị Ánh X


Tuyết

8 462353 Nguyễn Thị Hải X


Yến

2
9 462354 Nguyễn Thị Hải X
Yến

1 462355 Lê Minh Huyền X


0

1 462356 Nguyễn Đức Kiên X


1

1 462357 Lê Huy Thuận X


2

Kết quả bài viết:………………. NHÓM TRƯỞNG

Giáo viên chấm thứ nhất:………..

Giáo viên chấm thứ hai:…………

Kết quả thuyết trình:………….


Giáo viên cho thuyết trình:……..

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................5
NỘI DUNG.............................................................................................5
I. Câu 1: Tóm tắt nội dung vụ việc:....................................................5
1. Đương sự hai bên:.......................................................................5
2. Nội dung vụ án:...........................................................................6
3. Phán quyết của tòa án:................................................................7
II. Câu 2: Những phán quyết mà Toà án đưa ra chưa phù hợp:..........7
III. Câu 3: Quan điểm của nhóm về việc giải quyết tranh chấp phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành:.................................................11
IV. Câu 4: Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành:......13
KẾT LUẬN...........................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................18

BẢNG CHÚ THÍCH

BLTTDS Bộ luật Tố Tụng Dân Sự

BLDS Bộ luật Dân Sự

Nxb Nhà xuất bản

4
LỜI MỞ ĐẦU

Trong pháp luật dân sự, tranh chấp hợp đồng vay tài sản là một trong
những loại tranh chấp xảy ra nhiều nhất và có mức độ ngày càng phức tạp.
Nguyên nhân của loại tranh chấp này là xuất phát từ những xung đột giữa
quyền và lợi ích của các bên đương sự phát sinh trong quá trình vay và cho
vay tài sản. Những năm gần đây, số lượng các vụ tranh chấp liên quan đến
hợp đồng vay gần như chiếm phần lớn trong các tranh chấp dân sự. Tuy
nhiên, thực tiễn khi áp dụng điều luật và giải quyết loại tranh chấp này vẫn
đang tồn tại những bất cập. Trong đó có những quyết định của tòa án tại các
phiên xét xử sơ thẩm còn nhiều điểm chưa phù hợp dẫn đến những bản án này
đã xảy ra sai sót. Bởi vậy, sau đây, nhóm chúng em đã sưu tầm một bản án sơ
thẩm về giải quyết “tranh chấp hợp đồng vay tài sản”, cụ thể là Bản án số
102/2021/DS-PT ngày 09/11/2021 của Tòa án Nhân Dân tỉnh Sóc Trăng làm
mục tiêu nghiên cứu và thảo luận các yêu cầu của bài đã đặt ra.

NỘI DUNG

I. Tóm tắt nội dung vụ việc:

Ngày 31 tháng 7 năm 2017 tại Tòa án nhân dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc
Trăng mở phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết việc dân sự thụ lý số:
55/2021/DS-ST ngày 08 tháng 4 năm 2021 về yêu cầu “Giải quyết tranh chấp
hợp đồng vay tài sản”:

1. Đương sự hai bên:

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1957; địa chỉ cư trú: Số 240/1,
ấp B, xã Đ, huyện K, tỉnh Sóc Trăng. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Bích T, sinh
năm 1973; địa chỉ cư trú: Số 575/1, ấp B, xã Đ, huyện K, tỉnh Sóc Trăng.

5
2. Nội dung vụ án:

Ngày 20/03/2014 âm lịch, bà L cho bà T vay 30.000.000 đồng thỏa


thuận mỗi tháng trả 2.500.000 đồng và trả trong 15 tháng (bằng 37.500.000
đồng là dứt nợ), sau đó bà T trả được 07 tháng (bằng 17.500.000 đồng), còn
20.000.000 đồng đến nay chưa trả (viết biên nhận nợ ngày 26/7/2014 âm
lịch). Vào ngày 22/03/2014 âm lịch, bà L cho bà Nguyễn Thị Bích T vay 30
chỉ vàng 24k, tính lãi 10 chỉ, thỏa thuận trả trong 40 tháng kể từ ngày vay (có
biên nhận); sau đó bà T trả được 10 chỉ vàng 24k, còn 30 chỉ vàng 24k đến
nay chưa trả. Ngày 13/7/2014 âm lịch, bà L cho bà T mượn 60.000.000 đồng,
hẹn 02 tháng trả nhưng đến nay cũng chưa trả (có biên nhận). Ngày
17/07/2014 âm lịch, bà L cho bà T mượn 10 chỉ vàng 24k (có biên nhận).
Tổng cộng bà T còn nợ bà L 80.000.000 đồng và 40 chỉ vàng 24k. Trong đơn
khởi kiện ban đầu, bà L yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà Nguyễn Thị Bích
T trả 80.000.000 đồng và 40 chỉ vàng 24k, nhưng trong quá trình giải quyết
vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, bà L xin rút một phần yêu cầu khởi kiện giảm
10.000.000 đồng (vì bà L xác định bà T đã trả trong khoản nợ theo biên nhận
ngày 26/07/2014 âm lịch) và giảm 10 chỉ vàng 24k lãi phát sinh. Yêu cầu
khởi kiện còn lại của bà L là buộc bà Nguyễn Thị Bích T trả số tiền
70.000.000 đồng và 30 chỉ vàng 24k.

Về phía bị đơn bà T thừa nhận các thỏa thuận vay tiền, vàng như bà L là
đúng, nhưng đến nay bà đã trả xong, không còn nợ bà L một khoản tiền, vàng
nào. Đối với lần lượt các khoản vay như: số tiền 30.000.000 triệu đồng vay
ngày 20/03/2014 âm lịch, 30 chỉ vàng 24k vay vào ngày 22/03/2014 âm lịch,
số tiền 60.000.000 đồng vay vào ngày 13/07/2014 âm lịch, 10 chỉ vàng vay
vào ngày 17/07/2014 âm lịch bà đã trả đủ theo thỏa thuận, nhưng các lần trả
bà không có làm giấy tờ gì. Bên cạnh đó bà T cho rằng việc bà L cho bà T

6
mượn 20.000.000 đồng vào ngày 26/07/2014 âm lịch là không có và giấy nợ
ngày 26/07/2014 âm lịch không phải chữ ký của bà.

3. Phán quyết của tòa án:

(1) Đình chỉ giải quyết một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đã rút,
về việc giảm bớt số tiền bị đơn phải trả là 10.000.000 đồng và 10 chỉ vàng 24k;

(2) Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: buộc bà T
trả cho bà L số tiền 60.000.000 đồng và 30 chỉ vàng được quy đổi bằng tiền
tại thời điểm xét xử theo đơn giá 5.000.000 đồng/chỉ vàng 24k là 150.000.000
đồng; tổng cộng là 210.000.000 đồng;

(3) Không chấp nhận phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn với số tiền
10.000.000 đồng;

(4) Quy định án phí đối với các bên.

II. Những phán quyết mà Toà án đưa ra chưa phù hợp:

Thứ nhất, đối với phán quyết “Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn; buộc bà Nguyễn Thị Bích T trả cho bà Nguyễn Thị L số vàng 30
chỉ vàng 24k được quy đổi bằng tiền tại thời điểm xét xử theo đơn giá 5.000.000
đồng/chỉ vàng 24k là 150.000.000 đồng; tổng cộng là 210.000.000 đồng”, nhóm
chúng em cho rằng phán quyết này còn tồn tại điểm chưa phù hợp như sau: Đó
là Tòa đã quy đổi đối tượng vay nợ còn thiếu là vàng sang tiền với giá trị
tương ứng tại thời điểm xét xử, cụ thể là từ 30 chỉ vàng sang số tiền
150.000.000 đồng. Theo như bản án sơ thẩm, nhóm nhận thấy Tòa án đã căn
cứ vào Khoản 2, Điều 466 Bộ luật Dân Sự 2015 để quy đổi phần nợ vàng của
bà T sang khoản tiền 150.000.000 đồng. Về mặt pháp lý, khi đọc Điều khoản
trên, ta thấy rằng điều kiện để trả tiền thay vật với trị giá tương ứng tại địa
điểm và thời điểm trả nợ phụ thuộc vào khả năng trả bằng tiền hay vật của

7
bên vay và phải được sự đồng ý của bên cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế
trong 2 lần vay vàng, ngay từ ban đầu 2 đương sự đã thống nhất với nhau sẽ
vay vàng trả vàng (lần một vào ngày 22/03/2014 âm lịch, thỏa thuận vay 30
chỉ vàng, trả 40 chỉ trong đó 10 chỉ là lãi, đã hoàn trả 10 chỉ; lần hai vào ngày
17/07/2014 âm lịch, thỏa thuận vay 10 chỉ vàng, nguyên đơn khởi kiện đòi
hoàn trả 10 chỉ vàng và bị đơn khai đã trả đủ số tiền tương ứng với 10 chỉ, lần
vay vàng thứ hai này họ không có thỏa thuận với nhau về việc vay vật sẽ trả
đúng loại của vật. Do đó, trong trường hợp này, Tòa án đã đưa ra phán quyết
qua việc thu thập, xem xét, đánh giá chứng cứ không đầy đủ. Trong phiên sơ
thẩm, Tòa án đã không đánh giá toàn diện về các điều kiện được quy định
trong Khoản 2 Điều 466 mà đã vội đưa ra quyết định buộc bà T trả
150.000.000 đồng thay cho 30 chỉ vàng. Bởi lẽ đó, nhóm chúng em cho rằng
quyết định này của Tòa được đưa ra trên cơ sở chưa đủ để tìm ra sự thật
khách quan của vụ án và còn thiếu chặt chẽ trong áp dụng quy định của pháp
luật.

Thứ hai, đối với phán quyết “Không chấp nhận phần yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn đối với số tiền 10.000.000 đồng” chúng em thấy thật sự chưa phù
hợp. Nhóm xin phép được giải thích về nguồn gốc của số tiền 10.000.000 đồng đó
như sau: Theo như lời khai của bà L, vào ngày 26/07/2014 âm lịch, bà T vẫn còn
nợ bà số tiền 20.000.000 đồng có biên nhận nợ. Trong đơn kiện ban đầu, bà đã rút
đi yêu cầu khởi kiện với số tiền là 10.000.000 đồng từ khoản 20.000.000 đồng kia
vì bà L đã xác định bà T đã trả số tiền này trong khoản nợ theo biên nhận ngày
26/07/2014 âm lịch, còn lại 10.000.000 đồng. Tuy nhiên, về phía bị đơn lại phủ
nhận chữ ký trong giấy biên nhận ngày 26/07/2014 âm lịch lại không phải là của
mình nên Tòa án đã tuyên rằng: “Không chấp nhận phần yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn đối với số tiền 10.000.000 đồng”. Chúng em thấy điểm này chưa phù
hợp ở chỗ: Tòa đã tuyên xử dựa trên lời khai của một bên (bên bị đơn) mà chưa

8
xem xét tính xác thực của chứng cứ, cụ thể là chưa tiến hành những hoạt động
giám định, kiểm tra chữ ký mà chỉ nghe lời của một bên để đưa ra phán quyết, từ
đó đưa ra những phán quyết bất lợi, ảnh hưởng đến lợi ích của một bên đương sự
(nguyên đơn Nguyễn Thị L), gây nên sự bất công, thiếu công bằng trong quá trình
xử án.

III. Quan điểm của nhóm về việc giải quyết tranh chấp phù hợp với
quy định của pháp luật hiện hành:

Thứ nhất, đối chiếu với Điều 466 Bộ luật Dân Sự 2015, ta thấy rằng để
đưa ra quyết định khách quan nhất về việc bị đơn cần trả nợ cho nguyên đơn
bằng vật (vàng) hay tiền, Tòa cần được cung cấp căn cứ về khả năng trả nợ
của bị đơn và ý kiến của nguyên đơn. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên,
trong quá trình Tòa án giải quyết tranh chấp, bị đơn không hề đưa ra lời khai
hay bằng chứng thuyết phục nào cho thấy mình không đủ khả năng trả đúng
vật (vàng) cùng loại, đúng số lượng, chất lượng cho nguyên đơn (bà L), còn
nguyên đơn cũng không khẳng định rằng mình đồng ý để bên vay trả tiền thay
cho vàng. Mà việc kiểm chứng khả năng trả nợ của bên vay là 1 trong những
chi tiết quan trọng để Tòa án đưa ra nhận định, quyết định đảm bảo quyền
cũng như lợi ích hợp pháp, tôn trọng ý chí của bên cho vay. Chính vì vậy, ở
trường hợp này Tòa án cần hỗ trợ 2 đương sự trong việc yêu cầu bổ sung
thêm bằng chứng làm cơ sở giúp Tòa án suy xét sự thật khách quan của vụ án.
Cơ sở pháp lí cho cách giải quyết này là Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Tố Tụng
Dân Sự 20151, trách nhiệm hỗ trợ ở đây không phải là Tòa án phải nghĩa vụ
thực hiện thay nhiệm vụ của đương sự. Trên thực tế có thể có một vài trường
1
Điều 6, BLTTDS 2015: Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu
cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền
và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh
chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

9
hợp, đương sự không có khả năng nhận thức, thu thập hoặc không đánh giá
được mức độ cần thiết và quan trọng của từng loại chứng cứ. Lúc này, Tòa có
thể hỗ trợ định hướng, hướng dẫn đương sự trong công tác thu thập, cung cấp
chứng cứ. Nhóm xin đề ra một số cách xử lý như: Tòa có thể yêu cầu bà T
trình bày hoàn cảnh của mình kèm bằng chứng xác minh; nếu xét thấy bà T
không thể tự chứng minh cho hoàn cảnh của mình thì yêu cầu bà T nhờ đến
sự hỗ trợ của các nhân chứng khác có liên quan,…Khi đã chắc chắn về điều
kiện không thể trả nợ bằng đúng vật (vàng) của bị đơn, Tòa án mới xét đến sự
chấp thuận của nguyên đơn về việc quy đổi trị giá của vàng ra số tiền tương
ứng. 2 điều kiện trên chính là 2 điều kiện cần và đủ để Tòa án đưa ra quyết
định buộc bị đơn phải trả số tiền tương ứng thay cho đối tượng vay ban đầu
của hợp đồng vay là 30 chỉ vàng.

Thứ hai, về vấn đề giám định tư pháp cụ thể là giám định chữ ký: Dựa
trên lời khai cung cấp bởi bị đơn Nguyễn Thị Bích T, chữ ký trong giấy biên
nhận ngày 26/07/2014 âm lịch được cung cấp bởi bà L không phải chữ ký của
bà. Tuy nhiên trong bản tường thuật vụ án cũng không trình bày cụ thể quá
trình giám định tư pháp mà cụ thể ở đây là giám định chữ ký nên không thể kết
luận vội vàng trường hợp này là giả mạo chữ ký và đây cũng chính là điểm bất
hợp lý. Bởi vì không thể kết luận thực hư tình tiết này nên không thể có những
quyết định pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích cho bên nguyên đơn nếu trong
trường hợp bị đơn nói dối hoặc ngược lại, không thể bảo vệ quyền và lợi ích
cho bên bị đơn nếu nguyên đơn thực sự giả mạo chữ ký. Căn cứ vào Khoản 1,
Điều 102, Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 20152 quy định về “Trưng cầu giám định
2
Điều 102, BLTTDS 2015: Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề
nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định
được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên
họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định.
Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định,
vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

10
chứng cứ”, theo đó trong trường hợp này bà L lẫn bà bà T đều có quyền yêu
cầu Tòa án giám định chữ ký trong giấy biên nhận ấy hoặc tự mình yêu cầu
giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối
yêu cầu của đương sự. Hoặc để đảm bảo không có sự sai sót gây nên bất lợi
cho cho cả hai bên đương sự thì chiếu theo Khoản 2 cũng tại điều khoản này,
Thẩm phán nên ra quyết định trưng cầu giám định và trong quyết định trưng
cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám
định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám
định.

IV. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành:

Thứ nhất, qua vụ án này, nhóm cho rằng cần phải bổ sung quy định và
hướng dẫn cụ thể căn cứ tính lãi của hợp đồng vay tài sản là vật theo hướng
quy đổi giá trị vật thành số tiền tương ứng tại thời điểm xét xử để làm căn cứ
tính lãi tương tự hợp đồng vay tiền theo Điều 468 Bộ luật dân sự. Trường hợp
lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản 1
Điều 468 thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực…Nhóm xin giải thích
rõ hơn về lý do nhóm đưa ra kiến nghị này như sau: Theo Điều 463, Bộ luật
Dân Sự 2015 đã chỉ rõ “chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định”. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 466 lần lượt quy định: “Bên vay tài sản
là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng
loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”; “Trường
hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã

3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu
của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu
tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung
trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan
đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không
chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.

11
vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.”. Theo đó,
nếu 1 bên vay tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người đó phải trả lãi
chậm trả và lãi trên nợ gốc quá hạn. Nhưng hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn
chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn về việc trả lãi trong trường hợp tài
sản là vật và quy đổi ra tiền. Nhóm cho rằng, vật hay tiền thì cũng đều là đối
tượng của hợp đồng vay tài sản căn cứ vào Điều 105, Bộ luật Dân Sự 2015 3.
Bởi vậy, qua bản án này, nhóm thấy rằng để đảm bảo công bằng thì đều cần
có hình thức răn đe riêng rõ ràng với việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, cụ
thể cần bổ sung thêm quy định về lãi chậm trả và lãi trên nợ gốc quá hạn đối
với đối tượng vay là vật và quy đổi ra tiền. Trên thực tế, cũng không có văn
bản quy phạm pháp luật nào cấm việc tính lãi đối với hợp đồng cho vay tài
sản là vật. Chính vì vậy, nhóm chúng em thấy rằng kiến nghị như trên là phù
hợp với điều kiện khách quan của thực tế để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp
và nghĩa vụ cho các chủ thể của hợp đồng vay.

Thứ hai, bổ sung Khoản 1, Điều 119, Bộ luật Dân Sự 2015 4 quy định về
“Hình thức hợp đồng”. Trong quá trình tiến hành tố tụng dân sự, hình thức
của hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là minh chứng xác minh
các mối quan hệ đã tồn tại giữa các bên, là căn cứ để giải quyết tranh chấp
nếu có phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện giao dịch. Tuy nhiên,
Bộ Luật Dân Sự 2015 chưa có bất kỳ quy định nào bắt buộc về hình thức cụ
thể đối với hợp đồng vay tài sản nào. Theo Khoản 1, Điều 119, Luật Dân Sự
2015 chỉ quy định về ba hình thức giao dịch dân sự nói chung và với hợp
3
Điều 105: Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản
hình thành trong tương lai.
4
Điều 119: Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp
luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực,
đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

12
đồng vay tài sản nói riêng bao gồm 3 hình thức, đó là bằng lời nói, bằng văn
bản, hoặc bằng hành vi cụ thể. Bởi vậy, theo kiến nghị của nhóm em, luật nên
quy định rõ hình thức hợp đồng tương ứng với mỗi giao dịch dân sự, đặc biệt
đối với những giao dịch dân sự có đối tượng giao dịch có giá trị lớn, hoặc nội
dung phức tạp, quá trình thực hiện lâu dài, hoặc các giao dịch có hậu quả
pháp lý pháp lý đặc biệt cần phải xác định rõ nội dung, mục đích của hợp
đồng hoặc cần quy định rõ trách nhiệm của các bên đặc biệt hơn so với quy
định của pháp luật…. thì các bên phải lập hợp đồng bằng hình thức văn bản.
Như vậy, cơ quan lập pháp và ban hành pháp luật cũng cần phải có những văn
bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện thành lập hợp đồng dưới hình
thức văn bản như sau: (1) số tiền cho vay lớn (cụ thể tối thiểu là 20.000.000
đồng), (2) các bên có thỏa thuận lãi hoặc hứa hẹn trả lãi, (3) các hợp đồng
được giao kết có ít nhất 1 bên chủ thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức hoặc
trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố, thế chấp, phát sinh hiệu lực
đối kháng với người thứ 3. Tuy nhiên, hợp đồng văn bản đôi khi không phù
hợp với xu thế phát triển, hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà các bên có
khoảng cách về địa lý. Theo đó, hình thức về hợp đồng cho vay tài sản có thể
văn bản, nhưng cũng có thể dưới dạng điện tử nhưng đều cần phải đảm bảo có
đầy đủ những tiêu chí là: Toàn bộ nội dung của hợp đồng được quy định trong
luật và chữ ký xác nhận của các bên.

Thứ ba, qua tranh chấp giữa bà T và bà L, nhóm chúng em xin đưa ra
kiến nghị bổ sung hướng dẫn cụ thể hơn quy định của Khoản 2, Điều 6 Bộ
luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015 về đảm bảo trách nhiệm hỗ trợ đương sự thu
thập, cung cấp chứng cứ của Tòa án. Theo đó, cần có văn bản hướng dẫn cụ
thể về việc Tòa án định hướng, hướng dẫn đương sự trong công tác thu thập,
cung cấp những chứng cứ mà đương sự không thể hoặc gặp khó khăn trong
quá trình thu thập. Trong những văn bản pháp luật ấy, nhóm kiến nghị bổ

13
sung quy định về các trường hợp mà trong đó Tòa án có nghĩa vụ áp dụng các
biện pháp pháp lý để thu thập, tài liệu, chứng cứ, bao gồm cả trường hợp
đương sự không có yêu cầu nhưng những thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thu
thập ấy lại có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Dù trách nhiệm
thu thập chứng cứ, chứng minh là nghĩa vụ của đương sự theo Khoản 1 Điều
6 Bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2015 nhưng trên thực tế lại luôn xuất hiện những
những tình huống các đương sự không có khả năng nhận thức và không có đủ
sự hiểu biết về pháp luật để tự thu thập chứng cứ, để từ đó tự chứng minh
hoặc yêu cầu Tòa án tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ mình trong quá trình thu thập và
xác minh chứng cứ. Nếu việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của Tòa
án thiếu đầy đủ và thiếu khách quan sẽ dẫn đến nhiều trường hợp bản án bị
tuyên thiếu tính chính xác, chưa đảm bảo được quyền hoặc nghiêm trọng hơn
là xâm phạm đến quyền và lợi ích của các đương sự. Chính vì vậy, nhóm thấy
rằng việc quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể về những trường hợp hỗ trợ
đương sự thu thập, cung cấp, giám định chứng cứ là điều vô cùng cần thiết để
thực thi công lý.

Thứ tư, nhóm xin được bổ sung Điều 102, Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự
2015, đầu tiên nhóm xin được kiến nghị bổ sung điều khoản mà trong đó, quy
định rõ ràng và cụ thể những tình huống mà Tòa án cho là quan trọng và cần
thiết để Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định hoặc những tình tiết có
ý nghĩa quan trọng để Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận
giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp
trình bày về các nội dung cần thiết. Nguyên nhân là bởi, nhóm cho rằng yếu
tố “cần thiết” khác nhau dựa vào cách nhìn nhận và đánh giá sự việc của mỗi
người, nó là quan điểm chủ quan của mỗi người. Trong quá trình hai bên
đương sự tham gia giải quyết tranh chấp có thể có những tình tiết quan trọng
mà 2 bên đương sự không để ý hoặc không ý thức được được, hoặc họ không

14
biết được những tình tiết nào là thực sự quan trọng để yêu cầu Tòa án tiến
hành thẩm tra, giám định. Theo đó, dựa vào điều khoản được kiến nghị bổ
sung này, hai bên đương sự có thể xác định phạm vi, thẩm quyền của Tòa án
trong nhiệm vụ giám định, thẩm tra chứng cứ nhằm mục đích bảo đảm hai
bên không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.

KẾT LUẬN

Các vụ án tranh chấp đã được Tòa án thụ lý giải quyết, tuy nhiên trong
quá trình xử án, áp dụng pháp luật và đi đến quyết định vẫn còn xảy ra những
sai sót nhất định. Trong đó, có những điểm chưa hợp lý nằm ở nội dung áp
dụng pháp luật, có những điểm chưa hợp lý nằm ở quy trình tiến hành tố tụng.
Bởi vậy, công tác ban hành luật và những văn bản áp dụng pháp luật có liên
quan nhằm hướng dẫn cụ thể cách thức mọi người áp dụng pháp luật để giải
quyết vấn đề là vô cùng quan trọng và cần được tăng cường chú trọng và nâng
cao hiệu quả. Các cơ quan nhà nước cần quan tâm hơn nữa về cơ chế bảo vệ
quyền và lợi ích của các bên đương sự khi tham gia giải quyết tranh chấp giao
dịch dân sự nói chung và trong tranh chấp hợp đồng vay nói chung, trong quá
trình tố tụng dân sự, tránh việc phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi từ phán
quyết không hợp lý của Tòa án. Ngoài việc hoàn thiện pháp luật, các cơ quan
nhà nước cũng cần phải nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của mình
để vận dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án phù hợp với tình hình thực
tiễn, hạn chế tối đa những sai sót không đáng có, góp phần nâng cao chất
lượng, uy tín, danh dự của nhánh Tư Pháp, bảo vệ công bằng lẽ phải, bảo vệ
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, giữ vững lòng tin với nhân dân,
hướng tới mục tiêu hoàn thiện pháp luật và bảo đảm cho pháp luật của nhà
nước Việt Nam - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng và hệ thống

15
tư pháp nước mình nói chung luôn được thực hiện một cách dân chủ, nghiêm
minh và công bằng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự 2015.

2. Bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2015.

3. Hình thức của hợp đồng (Sách chuyên khảo) – TS. Lê Minh Hùng.
Nxb Hồng Đức.

4. Trách nhiệm hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố
tụng dân sự – Ths. Nguyễn Thị Thu Sương – Ngày đăng bài: 28/01/2022 –
Ngày truy cập: 15/06/2022: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/trach-
nhiem-ho-tro-duong-su-thu-thap-chung-cu-cua-toa-an-trong-to-tung-dan-
su5760.html

16

You might also like