You are on page 1of 16

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


----------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI:
Bình luận thực trạng áp dụng pháp luật nước
ngoài khi giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế
tại Toà án Việt Nam hiện nay.

NHÓM: 02
LỚP: 4530
LỚP THẢO LUẬN: N01-TL2

Hà Nội, 2022

0
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 27/4/2022.
Địa điểm: Trang Web học trực tuyến của trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 02 Lớp: N01 - TL2
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
+ Có mặt: 10
+ Vắng mặt: 0. Có lý do: 0 Không lý do: 0
Tên bài tập: Đề bài: Bình luận thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài
khi giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại Toà án Việt Nam hiện nay.
Môn học: Tư pháp quốc tế
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm số 02. Kết quả như sau:
Đánh giá của giáo
Đánh giá của SV
SV viên
MSSV Họ và tên
ký tên Điểm Điểm GV
A B C
(số) (chữ) ký tên

453011 Bùi Đức Huy Huy


453012 Chu Ngọc Hân Hân


453013 Thiều Thị Thảo Nga Nga


453014 Nguyễn Hoàng Hà Hà


453015 Nguyễn Thảo Nguyên Nguyên


453016 Bùi Lê Thảo Linh Linh


453017 Vũ Phạm Phương Anh Anh


453018 Đinh Bạt Bảo Kiên Kiên


453019 Nguyễn Ngọc Huyền Huyền


453020 Nguyễn Việt Linh Linh

Kết quả điểm bài viết: …………. Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2022

1
- Giáo viên chấm thứ nhất:……..
NHÓM TRƯỞNG
- Giáo viên chấm thứ hai: ……….
Huy
Bùi Đức Huy
Kết quả điểm thuyết trình: ………….
Giáo viên cho thuyết trình:…………….
Điểm kết luận cuối cùng:…………….
Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................3

NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Về áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc tư pháp
quốc tế ở Việt Nam..........................................................................................3
1. Áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế...4
2. Mục đích và nguyên tắc áp dụng ..................................................................5
3. Sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ
việc tư pháp quốc tế ở Việt Nam.......................................................................6
II. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các
vụ việc tư pháp quốc tế tại Toà án Việt Nam hiện nay................................7
1. Thực trạng thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ
việc tư pháp quốc tế tại Toà án Việt Nam.........................................................7
2. Đánh giá việc áp dụng ..................................................................................8
3. Những tồn tại, hạn chế ..................................................................................9
III. Một số kiến nghị......................................................................................12

KẾT LUẬN....................................................................................................12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................13

MỞ ĐẦU

3
Hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu khách quan của quá
trình toàn cầu hóa các mối quan hệ dân sự- kinh tế- thương mại, hôn nhân và
gia đình, là một vận động nhưng đồng thời cũng là thách thức gay gắt đối với
mọi quốc gia.

Việc quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tất yếu dẫn đến việc
phát sinh ngày càng nhiều mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc
các lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình. Để điều chỉnh
các mối quan hệ này, ở những mức độ khác nhau, pháp luật các nước đều
thừa nhận và cho phép áp dụng luật nước ngoài. Nói cách khác, áp dụng pháp
luật nước ngoài là một tất yếu, khách quan trong tư pháp quốc tế. Tuy nhiên,
áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là một vấn đề phức tạp và khó khăn, đặc
biệt là tại Tòa án Việt Nam hiện nay. Sau đây, nhóm 2 xin nghiên cứu và trình
bày nội dung: Bình luận thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải
quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại Toà án Việt Nam hiện nay.

NỘI DUNG

I. Về áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc tư pháp
quốc tế ở Việt Nam

1. Áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc tư pháp quốc
tế

Áp dụng pháp luật nước ngoài là hoạt động thi hành pháp luật quốc gia
thông qua việc áp dụng quy định của pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Các trường hợp liên quan đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài1

- Thứ nhất, khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật
nước ngoài: quy phạm xung đột là quy phạm dẫn chiếu luật hoặc quy phạm

1
1.Giáo trình Tư pháp quốc tế / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Chủ biên: Trần Minh Ngọc, Vũ Thị Phương
Lan ; Nguyễn Thái Mai … xuất bản 2019

4
chọn luật áp dụng, chính vì vậy khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến thì luật
nước ngoài phải được áp dụng.

- Thứ hai, khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước
ngoài. Giống như quy phạm xung đột thông thường, quy phạm xung đột
thống nhất dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì phải áp dụng pháp luật nước
ngoài, bởi quy phạm xung đột thống nhất tuy không do nhà nước xây dựng
nên nhưng do nhà nước thỏa thuận xây dựng nên cùng với một hoặc nhiều
nước khác, hoặc do nhà nước chấp thuận tham gia.

- Thứ ba, khi các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài: Đây là
trường hợp các bên thỏa thuận lựa chọn, là trường hợp mà luật nước ngoài
được áp dụng không do các quy phạm luật dẫn chiếu.

- Thứ tư, khi các cơ quan có thẩm quyền xác định luật nước ngoài là hệ
thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất. Thông thường, việc xác định luật
áp dụng để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế sẽ do các quy phạm xung đột
quy định. Tuy nhiên nếu các trường hợp trên đã được xem xét mà vẫn không
xác định được luật áp dụng thì sẽ lựa chọn áp dụng luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất theo xác định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

2. Mục đích và nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết
các vụ việc tư pháp quốc tế

Trước hết, việc áp dụng pháp luật nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi của
thực tế khách quan. Yếu tố nước ngoài ở đây là một trong ba yếu tố: chủ
thể (hai bên không cùng quốc tịch hoặc ít nhất một bên là người Việt Nam
định cư ở nước ngoài); khách thể của quan hệ ở nước ngoài; căn cứ xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.

Khi xuất hiện quan hệ tư pháp quốc tế thì hiện tượng xung đột pháp
luật sẽ xảy ra vì khi đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp
dụng để điều chỉnh. Việc thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài

5
hay không hoàn toàn thuộc về chủ quyền của các quốc gia. Tuy nhiên, trong
xu hướng hiện nay, với mục đích tăng cường, củng cố và thúc đẩy sự phát
triển bền vững các mối quan hệ quốc tế, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận
khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài.

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân theo các nguyên tắc:

Thứ nhất, áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài.
Điều này được hiểu là áp dụng cả hệ thống luật nước ngoài được viện dẫn, hệ
thống luật nước ngoài được cơ cấu như thế nào, bằng những loại nguồn pháp
luật nào đều phải được áp dụng mà không được loại bỏ một cách tùy tiện.

Thứ hai, giải thích, áp dụng theo pháp luật nước nơi ban hành, nghĩa là pháp
luật nước ngoài phải được áp dụng và giải thích như nó được áp dụng và giải
thích ở chính nước nơi nó được ban hành.

Thứ ba, hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái trật tự
công. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam cũng phải được xác
định trong phạm vi nhất định, đó là phải luôn xuất phát và trên cơ sở của chủ
quyền quốc gia, sự bình đẳng chủ quyền với các quốc gia khác và đồng thời
phải đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với
những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa và nền tảng pháp luật
của nước mình2.

Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Nga. Sau 10 năm chung
sống tại Nga, họ trở về Việt Nam sinh sống, được một năm sau thì họ nộp đơn
xin ly hôn tại Tòa án địa phương có thẩm quyền nơi cư trú tại Việt Nam
trường hợp hai vợ chồng là hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở Nga.
Họ có bất động sản và động sản tại Nga..

Trong trường hợp trên Tòa án Việt Nam sẽ phải tính đến việc áp dụng
pháp luật nước ngoài trong chừng mực để bảo vệ quyền lợi của vợ chồng
2
[ Phạm Thị Hồng Đào ( 2016), Áp dụng pháp luật nuớc ngoài tại VN - những lợi ích và bất lợi của VN
khi tham gia Công ước Viên 1980, Bộ Tư pháp ]

6
trong trường hợp họ ly hôn. Khi áp dụng pháp luật nước ngoài,cụ thể ở đây là
Nga, Tòa án Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện, cơ sở và thể thức pháp lý
nhất định ,nhưng phải bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng pháp luật nước
ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật
của Việt Nam.

3. Sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các
vụ việc tư pháp quốc tế ở Việt Nam

Đáp ứng xu thế tất yếu đòi hỏi thực tế khách quan đáp ứng việc củng
cố, tăng cường và mở rộng quan hệ đa phương, đa diện của quốc gia với nước
ngoài, Việt Nam cũng thừa nhận và cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài
để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế mà quốc gia có liên
quan, thể hiện sự đối xử của quốc gia với luật nước ngoài là ngang tầm quan
trọng với luật trong nước, qua đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của các đương sự cũng như thúc đẩy sự phát triển của giao lưu dân sự quốc tế,
góp phần thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia. Tuy
nhiên, việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam cũng phải được xác
định trong phạm vi nhất định đồng thời phải đảm bảo hiệu quả của việc áp
dụng pháp luật nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của chế
độ xã hội chủ nghĩa và nền tảng pháp luật của nước mình.3

II. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các
vụ việc tư pháp quốc tế tại Toà án Việt Nam hiện nay

1. Thực trạng thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các
vụ việc tư pháp quốc tế tại Toà án Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam cũng đã có một số quy định về vấn đề áp dụng
pháp luật nước ngoài trong một số văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật

3
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1919

7
dân sự 2015 (Chương XXV), Luật thương mại 2005 (Điều 5), Luật hôn nhân
và gia đình (Điều 101),… Theo đó, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp
dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt
Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp
dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong
hợp đồng nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt
Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở lý thuyết và dường như
chỉ được khai thác chủ yếu dưới góc độ nghiên cứu, giảng dạy mà lại được áp
dụng rất hạn chế. 
Trong năm 2020, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số
132/TANDTC-HTQT ngày 27/8/2020 yêu cầu các Tòa án cấp tỉnh, Tòa án
cấp cao báo cáo về việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong quá trình giải
quyết vụ việc dân sự và đề xuất các biện pháp, giải pháp tháo gỡ, khó khăn,
vướng mắc, bất cập (nếu có). Theo báo cáo của 63 Tòa án cấp tỉnh và 03 Tòa
cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, thì từ năm 2016 đến
tháng 8 năm 2020, các Tòa án đều chưa tiếp nhận bất kỳ đơn khởi kiện, đơn
yêu cầu nào mà sau khi thụ lý, thì Tòa án phải áp dụng pháp luật nước ngoài
để giải quyết.
Trong những năm vừa qua, các Tòa án Việt Nam đều áp dụng pháp luật
của Việt Nam để giải quyết, xét xử vụ việc tư pháp quốc tế. Trên thực tế khi
có vụ việc tư pháp quốc tế xảy ra, nếu các bên không có thỏa thuận gì về pháp
luật điều chỉnh thì Toà án Việt Nam có xu hướng áp dụng luôn pháp luật Việt
Nam để giải quyết. Thậm chí, có trường hợp tòa án Việt Nam thụ lý nhưng
liên quan đến một vấn đề được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài thì lại từ
chối thẩm quyền giải quyết. Chẳng hạn, vụ việc toà án nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh từ chối thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp xảy ra giữa công ty
Kolon (Hàn Quốc) và công ty Vinafood (Việt Nam) về vấn đề bồi thường liên
quan đến hợp đồng mua bán một số lượng phân bón, xuất xứ Hoa Kỳ giữa hai
công ty. Hay tại hội thảo “Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân thân và

8
quan hệ tài sản trong Tư pháp quốc tế”, thẩm phán Ngô Thị Minh Ngọc đã
thừa nhận rằng: “Chúng tôi chưa bao giờ áp dụng pháp luật nước ngoài khi
giải quyết tranh chấp dân sự hay li hôn”.4
Đây là vấn đề cần khắc phục bởi việc áp dụng pháp luật nước ngoài
trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột có thể bảo vệ tốt hơn quyền và
lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp. Song song với đó, khi áp dụng
pháp luật nước ngoài để giải quyết vấn đề phát sinh cần phải luôn gắn với
việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
bảo đảm sự an ninh, ổn định chế độ xã hội chủ nghĩa và nền tảng pháp luật
của nhà nước ta.
2. Đánh giá việc áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc
tư pháp quốc tế tại Toà án Việt Nam

Có thể lý giải vấn đề Tòa án Việt Nam chưa áp dụng pháp luật nước
ngoài để xét xử, giải quyết vụ việc dân sự trong 18 năm vừa qua như sau: Các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà Tòa án Việt Nam đã thụ lý, giải
quyết, xét xử chủ yếu liên quan đến bất động sản tại Việt Nam. Việc Tòa án
áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết các vụ việc liên quan đến bất động
sản có tại Việt Nam cũng như vụ việc ly hôn nêu trên là đúng với quy định
của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp
trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.5
3. Những tồn tại trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết
các vụ việc tư pháp quốc tế tại tòa án việt Nam hiện nay
Trong thực tiễn xét xử tại tòa án, chưa có vụ án nào tòa án Việt Nam áp
dụng pháp luật nước ngoài. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khách quan và
chủ quan. Trước hết các quy định hiện hành trong pháp luật Việt Nam về khả
năng áp dụng pháp luật nước ngoài chưa đầy đủ và đủ chi tiết cho việc áp
dụng trên thực tế trong khi đó chưa có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao
4
 Kỷ yếu hội thảo quyền nhân thân và tài sản trong Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp
5
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/ap-dung-phap-luat-nuoc-ngoai-trong-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-
su-co-yeu-to-nuoc-ngoai

9
về vấn đề này. Các quy định hiện hành chưa tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ
và rõ ràng cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Một số tồn tại hạn chế có thể kể đến như:
Thứ nhất, tâm lý e ngại của Thẩm phán nếu phải áp dụng pháp luật
nước ngoài khi giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại tòa án Việt Nam
hiện nay
Qua khảo sát, có thể nói rằng tâm lý chung của một số các Thẩm phán
của Việt Nam là có phần e ngại nếu phải áp dụng pháp luật nước ngoài để giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, Thẩm phán của
Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bởi lẽ, trên thực tế, vấn đề e ngại áp dụng
pháp luật nước ngoài cũng là tình hình chung của nhiều Thẩm phán các nước
Châu Âu -những nước mà việc áp dụng pháp luật nước ngoài không phải là
hiện tượng cá biệt. Theo kết quả khảo sát của Viện Luật so sánh của Thụy Sỹ
năm 2011 thì phần lớn Thẩm phán tại các quốc gia Châu Âu đều trả lời không
muốn áp dụng pháp luật nước ngoài.6
Việc Thẩm phán có tâm lý e ngại áp dụng pháp luật nước ngoài để giải
quyết vụ việc dân sự có cả nguyên nhân sau đây:
- Pháp luật nước ngoài có thể khác biệt với pháp luật Việt Nam
- Bản dịch tiếng Việt nội dung pháp luật nước ngoài chưa rõ ràng.
- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài có nhiều khó khăn. Bởi lẽ, cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam không có cơ sở pháp lý cũng như nguồn
lực để ban hành văn bản diễn giải về nội dung pháp luật nước ngoài.
Như vậy, qua sự phân tích, đánh giá, so sánh nêu trên, việc xác định,
thu thập, cung cấp, áp dụng nội dung pháp luật nước ngoài của đương sự cũng
như Tòa án có thể gặp nhiều khó khăn, bất cập nếu phát sinh trên thực tế.
Thứ hai, Theo quy định tại Điều 667 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp pháp
luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng

6
  Swiss Institute of Comparative Laws, “The application of Foreign Law in civil matters in the EU member
states and its perspectives for the future”, 2011.

10
phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó”, trong trường
hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau, thì
việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.

Như vậy, theo quy định nêu trên của BLDS, chỉ trong trường hợp có
cách hiểu khác nhau về nội dung pháp luật nước ngoài cụ thể, thì việc áp dụng
nội dung đó của pháp luật nước ngoài phải tuân theo sự giải thích của cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài ban hành. Tuy nhiên, thực tế có thể có nhiều
quy định của pháp luật nhưng không có sự giải thích của cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài về nội dung pháp luật cụ thể đó với lý do chủ yếu là không
phát sinh nhiều “cách hiểu khác nhau” về nội dung pháp luật đó.
Như vậy, vấn đề đặt ra là Tòa án sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài thế
nào trong các trường hợp sau đây:
- Không có sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về
nội dung pháp luật nước ngoài;
- Giữa đương sự hoặc giữa đương sự với Tòa án không có “cách hiểu
khác nhau” về nội dung pháp luật nước ngoài
Về các vấn đề này, có ý kiến cho rằng Tòa án chỉ cần căn cứ bản dịch
ra tiếng Việt của nội dung pháp luật nước ngoài để áp dụng nhưng việc căn cứ
bản dịch để áp dụng có nhiều rủi ro khi chất lượng bản dịch không bảo đảm.
Bên cạnh đó, kể cả trường hợp bản dịch ra tiếng Việt có chất lượng tốt, thì
việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng không hề dễ dàng. Bởi lẽ, tương tự
pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài cũng có những quy định hết sức
khái quát, trìu tượng nên việc hiểu đúng nội dung pháp luật nước ngoài cụ thể
đó là một thách thức lớn cho Thẩm phán. Đặc biệt, trong trường hợp án lệ của
Tòa án nước ngoài được coi là sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền nước
ngoài, thì việc áp dụng án lệ đó không hoàn toàn dễ dàng. Bởi lẽ, Thẩm phán
phải có sự hiểu biết cơ bản lý luận về án lệ của các nước thông luật để vận

11
dụng tìm hiểu án lệ và áp dụng án lệ của Tòa án nước ngoài vào vụ việc cụ
thể.
Quy định trên cơ bản là hợp lý, tuy nhiên vẫn còn khá sơ sài. BLTTDS
2015 chưa giải thích hay đưa ra tiêu chuẩn cho “cơ quan, tổ chức, cá nhân có
chuyên môn”, việc cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài được thực hiện
dưới hình thức như thế nào cũng không được quy định. Ngoài ra, về quy trình
tố tụng, các chuyên gia này có thể tham gia trực tiếp tại phiên tòa để trình
bày, hay tranh luận về pháp luật nước ngoài hay không?... Đối với các cơ
quan chuyên môn của Việt Nam, Bộ luật cũng chưa nói rõ họ sẽ tự mình hay
thông qua cơ quan khác của nước ngoài để cung cấp pháp luật. Nếu được
cung cấp thông tin pháp luật nước ngoài từ chính quốc gia đó thì độ tin cậy sẽ
cao hơn. Tuy nhiên, để làm được điều này một cách thuận lợi thì cần phải có
Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước. Hiện nay, chúng ta
đã có khá nhiều Hiệp định, tuy nhiên, nội dung các Hiệp định không phải lúc
nào cũng đề cập đến việc cung cấp hay trao đổi thông tin pháp luật. Chẳng
hạn, Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào, Ba Lan có quy định về vấn đề này, nhưng nhiều
Hiệp định khác với Pháp, Trung Quốc, Triều tiên… lại không đề cập đến.
III. Một số kiến nghị

Một số kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật trong việc áp dụng
pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại Toà án
Việt Nam có thể kể đến như:

Thứ nhất, cần nâng cao chuyên môn của thẩm phán. Trong giới nghiên
cứu, có một số quan điểm cho rằng, thẩm phán là người có nghĩa vụ tìm hiểu,
xác định nội dung pháp luật nước ngoài, “về mặt logic, không thể yêu cầu
nguyên đơn và bị đơn có trách nhiệm chứng minh áp dụng pháp luật nước
ngoài bởi vì không phải chính họ viện dẫn việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
Chính vì vậy, do quy phạm xung đột Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng

12
pháp luật nước ngoài nên thẩm phán phải tìm hiểu nội dung pháp luật áp
dụng”7
Thứ hai, việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải đáp ứng một số tiêu
chí cơ bản sau: Các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cần áp dụng pháp luật
nước ngoài một cách thiện chí và đầy đủ; Pháp luật nước ngoài phải được giải
thích và thực thi về nội dung giống như ở nước ban hành ra nó; Cơ quan tư
pháp và cơ quan xét xử có thẩm quyền của một nước có trách nhiệm tìm hiểu
nội dung thực tế của pháp luật nước ngoài
Thứ ba, trong quá trình xây dựng Luật tư pháp quốc tế, cần chú ý quy
định xác định rõ chủ thể có quyền và trách nhiệm giải thích pháp luật nước
ngoài, cụ thể là thẩm phán giải quyết vụ việc, cũng là chủ thể có trách nhiệm
chọn cách thức giải thích phù hợp nhất theo hướng đảm bảo việc chọn pháp
luật do quy phạm xung đột dẫn chiếu phải đảm bảo tính khách quan.
Thứ tư, cần cải thiện chất lượng bản dịch tiếng Việt của nội dung pháp
luật nước ngoài .

KẾT LUẬN

Tóm lại, từ những phân tích trên, có thể khẳng định việc cần thiết phải
áp dụng luật nước ngoài để giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại Tòa án
Việt Nam hiện nay khá phức tạp, là một nhu cầu khách quan để bảo đảm lợi
ích, công bằng trong xã hội. Song việc áp dụng luật nước ngoài phải luôn gắn
liền với việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia, bảo đảm sự an ninh ổn định, chế độ xã hội chủ nghĩa và nền tảng
pháp luật của nhà nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
 Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 3 (331)/ Kỳ 1, Tháng 2/2017

13
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Chủ biên: Trần
Minh Ngọc, Vũ Thị Phương Lan ; Nguyễn Thái Mai … xuất bản 2019

2. Áp dụng pháp luật nuớc ngoài tại VN - những lợi ích và bất lợi của VN khi
tham gia Công ước Viên 1980, Bộ Tư pháp - Phạm Thị Hồng Đào ( 2016)

3. Kỷ yếu hội thảo quyền nhân thân và tài sản trong Tư pháp quốc tế, Nhà
pháp luật Việt Pháp

4.  Swiss Institute of Comparative Laws, “The application of Foreign Law in


civil matters in the EU member states and its perspectives for the future”,
2011.

5. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài - LÊ MẠNH HÙNG (Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế,
TANDTC)

6. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 3 (331)/ Kỳ 1, Tháng 2/2017

14
15

You might also like