You are on page 1of 32

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


BỘ MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

CHỦ ĐỀ: SỐ 12

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP


LUẬT VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ
THỰC TIỄN THỰC HIỆN? CHO VÍ DỤ MINH HOẠ VÀ
PHÂN TÍCH VÍ DỤ ĐÓ?

Nhóm : 03

Lớp : N03.TL1
Hà Nội, năm 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm số: 02 Lớp: N03.TL1 Khóa: 46

Tổng số thành viên của nhóm: 16

Có mặt: 16

Vắng mặt: 0 Có lý do: Không lý do:

Chủ đề: số 12

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm. Kết quả như sau:

ĐÁNH
GIÁ CỦA ĐÁNH GIÁ CỦA GV
S
SV SV KÝ
T MÃ SV HỌ VÀ TÊN
TÊN GV
T ĐIỂM ĐIỂM
A B C (Ký
(số) (Chữ)
tên)
1 460516 Phạm Thị Thái Hòa
2 460517 Phạm Huy Hiếu
3 460518 Lê Thu Hiền
4 460519 Nguyễn Thị Hồng
5 460520 Trần Thu Hồng
6 460521 Kiều Thị Thanh Huyền
7 460522 Lê Thị Thu Huyền
8 460523 Trần Duy Hưng
9 460524 Bùi Thị Hương
10 460625 Vũ Thị Thanh Lam
11 460526 Đặng Thùy Linh
12 460527 Nguyễn Thùy Linh
13 460528 Phan Ái Linh
14 460529 Hà Thị Ngọc Loan
15 460530 Lê Hương Ly
16 460531 Trần Công Minh

Hà Nội, ngày tháng năm 2023


Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ......1
1. Khái niệm.................................................................................................................1
2. Ý nghĩa.....................................................................................................................2
3. Cơ sở khoa học.........................................................................................................2
II. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ
CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ..................................................................3
1. Quy định pháp luật tố tụng dân sự về chuyển vụ án dân sự.....................................3
2. Quy định pháp luật tố tụng dân sự về nhập vụ án dân sự.........................................6
3. Quy định pháp luật tố tụng dân sự về tách vụ án dân sự..........................................9
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN
SỰ...................................................................................................................................12
1. Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chuyển, nhập, tách
vụ án dân sự................................................................................................................12
2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chuyển, nhập, tách
vụ án dân sự................................................................................................................23
KẾT LUẬN........................................................................................................................25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................26
MỞ ĐẦU
BLTTDS Việt Nam năm 2015 đã có hiệu lực hơn 7 năm, có thể thấy rằng các quy
định của pháp luật tố tụng dân sự phải nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án một
cách nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
đương sự. Trong đó, các quy định về chuyển, nhập tách VADS góp một phần không nhỏ
trong việc đảm bảo các VADS được giải quyết đúng pháp luật. Do đó, việc xác định đúng
đắn các vấn đề liên quan đến chuyển, nhập tách VADS như: căn cứ, thẩm quyền, thời
điểm,…có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các quy định về chuyển, nhập tách
VADS hiện nay của BLTTDS quá cô đọng dẫn đến thực tiễn khi áp dụng các quy định
này Tòa án gặp rất nhiều vướng mắc.
Do đó, để có thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về các quy định chuyển, nhập,
tách VADS và những bất cập trong thực tiễn thực hiện quy định pháp luật, Nhóm 02 chọn
chủ đề: “Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về chuyển, nhập, tách vụ
án dân sự và thực tiễn thực hiện? cho ví dụ minh hoạ và phân tích ví dụ đó?”

NỘI DUNG

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ


1. Khái niệm
1.1. Khái niệm chuyển vụ án dân sự
Theo từ điển Tiếng việt, “chuyển” là hoạt động đưa một thứ gì từ nơi này đến nơi
khác. Trong pháp luật tố tụng dân sư, chuyển VADS là việc Tòa án đưa hồ sơ vụ án đã
được thụ lý mà không có thẩm giải quyết đến Tòa án có thẩm quyền theo đúng trình tự,
thủ tục pháp luật quy định.
Chuyển VADS thực chất là chuyển hồ sơ VADS sau khi Tòa án thụ lý vụ án bao
gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu,
chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm
sát về việc giải quyết VADS1.
1.2. Khái niệm nhập vụ án dân sự
Theo từ điển Tiếng việt, “nhập” là hành động gộp lại, hợp nhất hai hoặc nhiều sự
vật khác nhau lại thành một khối, một chỉnh thể. Trong pháp luật tố tụng dân sư, nhập
VADS là việc của Tòa án gộp hai hoặc nhiều vụ án đã được thụ lý độc lập thành một vụ
án để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Tòa án chỉ có thể tiến hành nhập VADS đối với hai hoặc nhiều vụ án độc lâp mà
1
Điều 204 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
1
không được nhập yêu cầu với vụ án.
1.3. Khái niệm tách vụ án dân sự
Theo Từ điển Tiếng Việt, “tách” là hành động làm cho sự vật rời nhau ra, không
còn gắn liền với nhau thành một khối. Trong pháp luật tố tụng dân sự, tách VADS là việc
Tòa án giải quyết các yêu cầu khác nhau trong một vụ án thành hai hoặc nhiều vụ án độc
lập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Việc tách vụ án thực chất là tách yêu cầu, khi mà yêu cầu của các đương sự trong
cùng một VADS không đúng hoặc việc giải quyết đồng thời nhiều yêu cầu trong cùng
một vụ án kéo dài thời gian giải quyết.
2. Ý nghĩa
2.1. Ý nghĩa của chuyển vụ án dân sự
Chuyển VADS giúp Tòa án bảo đảm việc thực hiện các quy định pháp luật về
thẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ của Tòa án. Không những vậy, quy định này còn
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; tạo điều kiện thuận lợi cho các
đương sự tham gia tố tụng.
2.2. Ý nghĩa của nhập vụ án dân sự
Nhập VADS giúp Tòa án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các yêu cầu của đương
sự; vừa đảm bảo hiệu quả tố tụng vừa rút ngắn thời gian theo đuổi việc kiện của các
đương sự tại Tòa án. Đồng thời, nhập VADS còn có thể tiết kiệm chi phí, nguồn lực của
Tòa án và các đương sự.
2.3. Ý nghĩa của tách vụ án dân sự
Tách VADS góp phần giúp Tòa án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn, triệt để các
yêu cầu của đương sự. Tách vụ án còn tạo điều kiện cho Tòa án có thể thuận lợi, nhanh
chóng giải quyết quan hệ pháp luật tranh chấp trong số nhiều quan hệ pháp luật trong
cùng vụ án, hạn chế phụ thuộc về tiền độ giải quyết quan hệ pháp luật này với quan hệ
pháp luật khác. Do đó, tách vụ án có thể tiết kiệm thời gian, chi phí cho đương sự khi phải
theo đuổi việc kiện VADS bao gồm nhiều yêu cầu khác nhau của các đương sự khác.
3. Cơ sở khoa học
3.1. Cơ sở khoa học của chuyển vụ án dân sự
Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự là một những nguyên tắc cơ bản tất yếu
của luật tố tụng dân sự (Điều 3 BLTTDS). Nguyên tắc yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan
phải tuân theo các quy định của Bộ luật này. Trong đó bao gồm Tòa án phải tuân thủ pháp
luật về thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm thẩm quyền

2
theo loại việc, theo cấp và theo lãnh thổ. Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau khi thụ lý
vụ án, Tòa án mới phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyển của mình. Việc xác lập quy
định về chuyển VADS tại Điều 41 BTTDS năm 2015 nhằm bảo đảm việc thực hiện các
quy định về thẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ của Toà án.
3.2. Cơ sở khoa học của nhập vụ án dân sự
Nhâp VADS được quy định tại Khoản 1 Điều 42 BLTTDS năm 2015. Theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự, người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án giải quyết nhiều
quan hệ pháp luật, nhiều yêu cầu có cùng quan hệ pháp luật tranh chấp trong cùng vụ án.
Bên cạnh đó, có những quan hệ pháp luật tranh chấp có cùng tính chất, cùng đương sự có
thể giải quyết cùng lúc trong cùng vụ án nhưng vì thời điểm đương sự khởi kiện khác
nhau nên đã được thụ lý, giải quyết bằng những vụ án khác nhau. Nhằm bảo đảm kịp thời
quyền lợi ích hợp pháp của đương sự, rút ngắn thời gian giải quyêt vụ án, giảm bớt chi
phí nên Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định thẩm quyền của Tòa án về việc
nhập vụ án trong những trường hợp nhất định.
3.3. Cơ sở khoa học của tách vụ án dân sự
Tách VADS được quy định tại Khoản 2 Điều 42 BLTTDS năm 2015. Theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự, một VADS có thể bao gồm nhiều quan hệ pháp luật,
nhiều yêu cầu có cùng quan hệ pháp luật tranh chấp trong cùng vụ án. Tuy nhiên, vì nhiều
nguyên nhân, không phải khi nào Tòa án cũng giải quyết tất cả các yêu cầu, các quan hệ
pháp luật tranh chấp cùng lúc. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế, khi Tòa án đã thụ lý
nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp, nhiều yêu cầu của các đương sự trong cùng vụ án
không đúng hoặc việc giải quyết nhiều yêu cầu, nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp trong
vụ án cùng lúc sẽ làm kéo dài thời gian giải quyết án. Trong khi đó, có yêu cầu, quan hệ
pháp luật tranh chấp có thể được giải quyết trước mà không ảnh hưởng đến yêu cầu, quan
hệ pháp luật tranh chấp còn lại trong vụ án.
II. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ
CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ
1. Quy định pháp luật tố tụng dân sự về chuyển vụ án dân sự
1.1. Điều kiện chuyển vụ án dân sự
Căn cứ theo Điều 41 BLTTDS năm 2015 và quy định pháp luật về điều kiện thụ lý
vụ án tại Điều 189 đến Điều 192 BLTTDS năm 2015, để chuyển VADS cho Tòa án khác
giải quyết phải đảm bảo điều kiện sau:
Thứ nhất, đáp ứng điều kiện để thụ lý một VADS: (i) Người khởi kiện phải có
quyền khởi kiện và năng lực hành vi tố tụng dân sự, (ii) Sự việc chưa được giải quyết

3
bằng một bản án hay quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật, (iii) Việc khởi kiện không
thuộc các trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật, (iv) Vụ
việc phải được khởi kiện đúng thẩm quyền của tòa án về loại việc, về cấp và về lãnh thổ,
(v) Đơn khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức theo Điều 189
BLTTDS năm 2015, (vi) Người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí, trừ trường hợp được
miễn hoặc không phải nộp án phí, (vii) Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải
cung cấp, giao nộp kèm theo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm.
Thứ hai, người khởi kiện đã khởi kiện theo đúng thẩm quyền theo loại việc nhưng
bị sai về cấp hoặc về lãnh thổ. Nhận thấy, tranh chấp dân sự được khởi kiện và thụ lý
đúng thẩm quyền của Tòa án mình trong việc xác định vụ việc dân sự khởi kiện, xác định
được tranh chấp phát sinh từ vụ việc là những vụ việc thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa
án. Tuy nhiên, sau khi thụ lý mới phát hiện trong phạm vi lãnh thổ, cấp Tòa án thì VADS
không thuộc thẩm quyền của mình, nên Tòa án phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc
dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Đây là điểm khác
biệt cơ bản với trả lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 192 BLTTDS năm 2015. Nếu
chuyển vụ án là do sai về thẩm quyền theo cấp hoặc lãnh thổ thì việc trả lại đơn là do
người gửi đơn gửi sai về thẩm quyền loại việc.
Thứ ba, về thời điểm phát hiện sai thẩm quyền về cấp hoặc về lãnh thổ: thời điểm
chuyển VADS là sau khi vụ việc dân sự được thụ lý, Tòa án mới phát hiện vụ việc đó
không thuộc thẩm quyền theo cấp hoặc theo lãnh thổ của mình thì phải ra quyết định
chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền. Thời điểm xác định là sau khi đã
thụ lý. Đây là điểm khác biệt cơ bản để tránh nhầm lẫn giữa chuyển vụ án và chuyển đơn
khởi kiện được thực hiện khi phát hiện sai thẩm quyền về cấp và về lãnh thổ trước khi thụ
lý vụ án.
Ví dụ 1: Bà H (địa chỉ tại xã Long Phước, Tp. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
khởi kiện ly hôn đối với Ông L (hộ khẩu thường trú tại Phường 4, quận Phú Nhuận, Tp.
HCM) tại Tòa án nhân dân Quận Phú Nhuận. TAND quận Phú Nhuận đã thụ lý hồ sơ vụ
án. Qua xác minh của Công an Phường 4, quận Phú Nhuận thì bị đơn ông L đã chuyển
đến tạm trú tại địa chỉ Phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Do
đó, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án nhân
dân thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương để giải quyết theo thẩm quyền.2
2
Theo Quyết định số: 479/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, tham khảo đường dẫn:
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta674704t1cvn/chi-tiet-ban-an
4
1.2. Thẩm quyền chuyển vụ án dân sự
Nội dung về thẩm quyền chuyển VADS được quy định tại Điều 41 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015. Điều luật quy định Tòa án là cơ quan có thẩm quyền trong việc ra quyết
định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án khác có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ
lý. Cụ thể, Chánh án Tòa án là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng về việc
chuyển vụ án. Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự do Thẩm phán được phân công
giải quyết vụ việc dân sự ký tên và đóng dấu của Tòa án. Sau khi quyết định thông qua
phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan.
1.3. Thời điểm chuyển vụ án dân sự
Căn cứ Điều 41 BLTTDS: “Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc
dân sự cho Tòa án có thẩm quyền...” Như đã đề cập ở trên thời điểm chuyển vụ án là sau
khi vụ án đã được thụ lý, Tòa án xem xét thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án khác có thẩm quyền.
Việc quy định về thời điểm chuyển vụ án là căn cứ để phân biệt giữa chuyển đơn
khởi kiện và chuyển VADS. Nếu việc chuyển đơn khởi kiện được thực hiện trước khi tòa
thụ lý vụ án; thì chuyển vụ án lại được thực hiện sau khi Tòa án đã thụ lý và xét thấy
không thuộc thẩm quyền của mình giải quyết mà thuộc thẩm quyền của Tòa án khác.
Thẩm phán là người có quyền chuyển đơn khởi kiện theo Điều 191 của bộ luật này.
1.4. Trình tự, thủ tục chuyển vụ án dân sự
Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự, thủ tục chuyển vụ án gồm 3 bước: xem xét
vụ án đã thụ lý, ra quyết định chuyển vụ án cho tòa khác có thẩm quyền và xóa tên vụ án
trong sổ thụ lý.
Tòa án sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp, trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một
Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được
phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định yêu
cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, chuyển đơn khởi kiện, trả đơn khởi kiện hoặc thụ lý
vụ án. Tuy nhiên, sau khi vụ án được thụ lý, hồ sơ vụ án được gửi đến Chánh án Tòa án
để phân công Thẩm phán giải quyết thì Chánh án hoặc Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án mới phát hiện không đúng thẩm quyền của Tòa theo lãnh thổ, theo cấp thì
Chánh án phải ra quyết định chuyển vụ án cho tòa khác có thẩm quyền giải quyết.
Đối với việc chuyển vụ án, theo quy định tại Khoản 1 Điều 41, như đã đề cập ở

5
trên Chánh án là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định chuyển vụ án. Quyết định này phải
gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tuy nhiên để bảo đảm quyền lợi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan, pháp luật quy định họ có quyền khiếu nại khi cho rằng quyết định chuyển hồ sơ vụ
án đó không phù hợp với quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp
của mình. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định
này trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án
Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ án phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của
Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
Sau khi Chánh án Tòa án ra quyết định chuyển vụ án và giải quyết các khiếu nại từ
các bên (nếu có), Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Tòa án có thẩm quyền sau
khi nhận được quyết định chuyển việc án dân sự và hồ sơ vụ án, phải ghi vào sổ thụ lý và
tiếp tục giải quyết vụ án đó theo quy định của pháp luật.
1.5. Hậu quả pháp lý của chuyển vụ án dân sự
Thứ nhất, khi VADS được chuyển từ Tòa án đã thụ lý sang Tòa án mới có thẩm
quyền, hồ sơ vụ án sẽ chuyển từ Tòa án ban đầu sang Tòa án mới. Tòa án mới sẽ tiếp tục
xem xét và giải quyết vụ án theo quy trình pháp luật. Chuyển VADS chỉ làm thay đổi nơi
giải quyết vụ án theo đúng thẩm quyền cấp và lãnh thổ chứ không làm chấm dứt hoạt
động tố tụng đối với vụ án. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa chuyển VADS và đình chỉ
VADS được quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Đình chỉ giải quyết
VADS làm chấm dứt tất cả quá trình tố tụng.
Thứ hai, quyết định chuyển hồ sơ VADS có thể bị các đương sự, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan khiếu nại hoặc Viện kiểm sát kiến nghị. Do vi phạm trong chuyển
VADS là vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng nên VKS có quyền kiến nghị với quyết định
chuyển hồ sơ VADS khi có căn cứ cho rằng quyết định này là trái pháp luật. Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra
quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của
Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
2. Quy định pháp luật tố tụng dân sự về nhập vụ án dân sự
2.1. Điều kiện nhập vụ án dân sự
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 42 BLTTDS 2015 đã nêu ra hai trường hợp để
áp dụng việc nhập VADS:
Thứ nhất, việc nhập vụ án phải được tiến hành đối với 02 hay nhiều vụ án độc lập
đã được tòa án thụ lý trước đó. Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp liên

6
quan đến vụ án đã thụ lý, Tòa án muốn nhập vào vụ án để giải quyết thì phải thực hiện thụ
lý yêu cầu rồi mới nhập vào vụ án đang giải quyết.
Thứ hai, việc nhập vụ án và việc giải quyết trong cùng một vụ án phải bảo đảm
đúng pháp luật, tức là không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật riêng
rẽ đồng thời tòa án giải quyết được nhanh chóng, đúng đắn vụ án. Tuy nhiên, quy định
như vậy khá chung chung và không đưa ra được căn cứ cụ thể để Tòa án quyết định nhập
VADS. Vì vậy, xem xét các yêu cầu trong các vụ án được nhập vào phải đảm bảo phạm
vi khởi kiện được quy định tại Điều 188 BLTTDS có thể thấy được rõ ràng hơn căn cứ
nhập vụ án. Theo đó, chủ thể trong vụ án sau khi được nhập phải đảm bào một trong các
dạng: (i) một cá nhân, cơ quan, tô chức kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức
khác; (ii) nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức kiện một cá nhân, một cơ quan, một tố chức
khác. Đồng thời, các quan hệ pháp luật tranh chấp trong các vụ án được nhập vào phải
cùng loại quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc có thể là nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp
khác nhau nhưng chúng phải có liên quan với nhau. “Quan hệ pháp luật có liên quan với
nhau” ở đây để giải quyết trong cùng một vụ án khi việc giải quyết quan hệ pháp luật này
đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác hay việc giải quyết các quan hệ
pháp luật có cùng đương sự, về cùng loại tranh chấp quy định tại điều 26, 28, 30, 32
BLTTDS 20153. Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con A
đến khi con A đủ 18 tuổi sau khi ly hôn. B khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực
tiếp nuôi con. Tòa án có thể nhập hai vụ án này cùng giải quyết trong một vụ án.
Ngoài ra, nhập vụ án còn đặt ra đối với vụ án mà có nhiều người có cùng yêu cầu
khởi kiện cùng một cá nhân hoặc một cơ quan, tổ chức. Điều kiện này đặt ra giúp cho việc
giải quyết yêu cầu có thể nhanh chóng, rút ngắn thời gian vì bản chất các yêu cầu khởi
kiện này đều giống nhau về quan hệ pháp luật đang tranh chấp và đều có chung cùng một
chủ thể. Ngoài ra, việc nhập vụ án trong trường hợp này sẽ giúp cho việc giải quyết có thể
thuận tiện khi nhiều người yêu cầu thì có thể có nhiều chứng cứ chứng minh cho VADS
giúp việc giải quyết dễ dàng, thuận lợi hơn. Ví dụ: A vay B và C 1 khoản vay lần lượt là
50 triệu và 100 triệu, đến hạn thanh toán nhưng A không thanh toán. Ngày 2/10/2022, B
khởi kiện A yêu cầu thanh toán khoản vay và trả lãi do vay trả chậm. Ngày 5/10/2022, C
cũng khởi kiện A yêu cầu thanh toán khoản vay. Vậy trong trường hợp này thì tòa án có
thể nhập yêu cầu của B và C lại thành vụ án để giải quyết yêu cầu đòi nợ đối với A.
2.2. Thẩm quyền nhập vụ án dân sự
3
Điều 4 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “thủ tục giải
quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

7
Theo quy định Khoản 3 Điều 42 BLTTDS 2015 thì không quy định chủ thể cụ thể
có thẩm quyền nhập vụ án mà chỉ quy định tòa án có thể nhập vụ án khi đảm bảo các điều
kiện nhất định và khi đó tòa án cần phải ra quyết định. Căn cứ vào thẩm quyền của Chánh
án tại Điều 47 và thẩm quyền của Thẩm phán tại Điều 48 BLTTDS không quy định rõ về
việc chức danh nào có thẩm quyền ban hành quyết định nhập vụ án. Tuy nhiên, theo quy
định tại Điều 47, 48 BLTTDS thì bên cạnh liệt kê các thẩm quyền của Chánh án, Thẩm
phán, điểm đ khoản 1 Điều 47 BLTTDS còn quy định, Chánh án có quyền “Ra các quyết
định và tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này”và khoản
14 Điều 48 BLTTDS quy định, Thẩm phán có quyền “Tiến hành các hoạt động tố tụng
khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Như vậy, ta nhận thấy,
dựa trên thực tế quá trình giải quyết VADS hiện nay và theo quy định của pháp luật, tùy
từng trường hợp cụ thể thì Chánh án hay Thẩm phán sẽ là người có thẩm quyền nhập
VADS.
2.3. Thời điểm nhập vụ án dân sự
Thời điểm để tiến hành nhập các VADS là sau khi có hai hay nhiều vụ án đã được
thụ lý một cách độc lập nhưng xét thấy các vụ án đó có các quan hệ pháp luật tranh chấp
liên quan với nhau thì tòa án sẽ tiến hành nhập lại thành một vụ án để giải quyết đồng thời
các quan hệ pháp luật đó. Bên cạnh đó, trong trường hợp nhập vụ án với vụ án có nhiều
người cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân, hoặc cùng một cơ quan, tổ chức
thì thời điểm nhập cũng được xác định từ thời điểm mà các yêu cầu khởi kiện đó đã được
thụ lý.
2.4. Trình tự, thủ tục nhập vụ án dân sự
Thứ nhất, nộp đơn khởi kiện lên tòa án kèm theo các hồ sơ, tài liệu được quy định
tại Điều 189 BLTTDS 2015 và tiến hành xem xét đơn khởi kiện theo trình tự, thủ tục của
pháp luật. Và sẽ tiến hành các thủ tục để thụ lý vụ án nếu xét thầy đủ các điều kiện, căn
cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết.
Thứ hai, xem xét nghiên cứu về các vụ án đã được thụ lý mà xét thấy có đủ căn cứ
nhập vụ án thì tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định nhập vụ án để gửi đến viện kiểm sát
và các đương sự, người có liên quan. Bởi trên thực tế, sau khi thụ lý các vụ án thì xét thấy
các quan hệ pháp luật đang tranh chấp đều có liên quan với nhau hoặc có nhiều đơn khởi
kiện cùng một cá nhân, tổ chức thì tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án sẽ ra quyết định
nhập vụ án, việc ra quyết định này để nhằm thông báo và xác nhận với những cơ quan có
thẩm quyền khác và đương sự, người có liên quan về việc nhập các vụ án đã được thụ lý,
để giải quyết chung thành một vụ án. Những đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

8
quan trong các vụ án được thụ lý riêng lẻ trước đó là những người có quyền và lợi ích hợp
pháp, do đó, khi thực hiện việc nhập vụ án thì quyền lợi, nghĩa vụ tố tụng của họ cũng có
sự thay đổi và cần được thông báo về quyết định nhập vụ án của Tòa để có thể theo dõi và
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình tố tụng diễn ra. Bên cạnh đó thì Viện kiểm
sát với chức năng kiểm sát của mình thì với những quyết định của tòa án đưa ra cần được
thông báo tới Viện kiểm sát để có thể kiểm tra tính hợp pháp của quyết định đó và giám
sát hoạt động tố tụng tiếp theo.
2.5. Hậu quả pháp lý của nhập vụ án dân sự
Thứ nhất, sau khi nhập vụ án thì các tranh chấp từ các VADS đã được thụ lý trước
đó sẽ được đưa vào trong thành một VADS để giải quyết. Từ đó thì số lượng yêu cầu phải
giải quyết trong một vụ án cũng tăng thêm.
Thứ hai, tư cách đương sự trong các vụ án đã được thụ lý sau khi nhập vụ án thì có
thể thay đổi. Khi thực hiện việc nhập vụ án thì các quan hệ pháp luật có liên quan sẽ cùng
được giải quyết. Trong đó mỗi quan hệ pháp luật độc lập thì tư cách đương sự của người
tham gia lại có sự khác nhau sau khi đã tiến hành nhập vụ án. Nhập vụ án trong trường
hợp này sẽ làm tư cách đương sự có thể thay đổi. Ví dụ như ở vụ án thụ lý trước đó họ
tham gia với tư cách nguyên đơn thì sau khi nhập vụ án tư cách có thể thay đổi thành
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên tư cách đương sự vẫn có thể sẽ được
giữ nguyên kể từ thời điểm các vụ án đã được thụ lý trước đó đến khi nhập VADS. Như
trong trường hợp có nhiều người yêu cầu cùng thực hiện khởi kiện với một cá nhân, cơ
quan, tổ chức thì tại thời điểm thụ lý vụ án của một trong những người yêu cầu đó, họ
tham gia với tư cách nguyên đơn thì sau khi tiến hành thủ tục nhập VADS thì tư cách
đương sự này vẫn giữ nguyên.
Quyết định nhập VADS của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kiến nghị. Theo khoản
2 Điều 5 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 thì đối tượng của quyền kiến
nghị gồm các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt dộng tư pháp.
Trong lĩnh vực dân sự, theo quy định của BLTTDS năm 2015 và Thông tư liên tịch số
02/2016 thì Viện Kiểm sát có quyền kiến nghị đối với quyết định nhập hoặc tách vụ án
(khoản 3, Điều 42 BLTTDS). Quyết định nhập vụ án cũng có thể bị các đương sự khiếu
nại. Theo điều Điều 499 BLTTDS năm 2015, đương sự có quyền khiếu nại quyết định
nhập VADS khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của mình
3. Quy định pháp luật tố tụng dân sự về tách vụ án dân sự
3.1. Điều kiện tách vụ án dân sự

9
Căn cứ vào khoản 2 điều 42 BLTTDS 2015, điều kiện để tách VADS bao gồm:
Thứ nhất, tách VADS chỉ thực hiện khi vụ án có nhiều yêu cầu khác nhau của các
đương sự. Tòa án không thể tách VADS khi chỉ có một yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn. Do nội dung Điều 188 BLLTTDS năm 2015 có quy định nguyên đơn được quyền
kiện một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau. Khi tòa án đã thụ lý đơn
khởi kiện (gồm một yêu cầu giải quyết nhiều quan hệ pháp luật) đồng nghĩa việc giải
quyết các quan hệ pháp luật từ yêu cầu khởi kiện trong cùng một vụ án. Do đó, không thể
tách vụ án trong trường hợp này. Ví dụ: A mua đất của B. Sau khi A thực hiện đủ nghĩa
vụ, B không thực hiện hợp đồng mà tiếp tục bán đất cho C. A khởi kiện yêu cầu B thực
hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất giữa B và C. Tòa án không thể tách vụ án quan hệ hợp đồng giữa B và
C khỏi yêu cầu khởi kiện buộc thực hiện hợp đồng của giữa A và B do việc chấp nhận
yêu cầu của A với yêu cầu buộc B thực hiện hợp đồng dẫn đến đương nhiên vô hiệu hợp
đồng giữa B và C (do B không còn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất là đối tượng của hợp
đồng)
Thứ hai, việc tách VADS phải đảm bảo đúng pháp luật. Để đảm bảo việc tách vụ
án giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các yêu cầu của đương sự thì việc tách vụ án
phải căn cứ vào phạm vi khởi kiện được quy định tại Điều 188 BLTTDS năm 2015. Theo
đó, tách vụ án được thực hiện khi các yêu cầu trong cùng một vụ án, vượt quá phạm vi
khởi kiện, không đảm bảo yếu tố “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau”. Ví dụ:
A kiện B yêu cầu trả số tiền nợ gốc và lãi và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa. Tòa án tách VADS để giải quyết độc lập yêu cầu trả số tiền
nợ gốc và lãi giữa A và B (tranh chấp về dân sự) và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại phát
sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa A và B (tranh chấp về kinh doanh, thương mại)
do hai quan hệ pháp luật tranh chấp không liên quan đến nhau, khác nhau về loại việc
tranh chấp. Hoặc việc giải quyết quan hệ pháp luật này là tiền đề cho việc giải quyết pháp
luật kia. Ví dụ: Các đồng thừa kế khởi kiện đòi tài sản người khác đang sử dụng, chiếm
hữu là di sản thừa kế và yêu cầu chia thừa kế. Quan hệ tranh chấp yêu cầu chia thừa kế tài
sản và tranh chấp đòi tài sản là hai quan hệ pháp luật khác nhau nhưng có liên quan đến
nhau trong cùng vụ án. Việc giải quyết quan hệ tranh chấp đòi tài sản là căn cứ để Tòa án
xác định di sản thừa kế khi giải quyết yêu cầu chia thừa kế tài sản.
Bên cạnh đó, do yêu cầu bị tách thành vụ án độc lập có thể là yêu cầu phản tố hoặc
yêu cầu độc lập nên Tòa án chỉ tách vụ án nếu các yêu cầu không đáp ứng điều kiện để trở
thành yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập. Nếu sau khi Tòa án đã thụ lý yêu cầu phản tố,

10
yêu cầu độc lập của đương sự nhưng trong quá trình giải quyết Tòa án xét thấy không đủ
các điều kiện của yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập theo quy định của pháp luật thì Tòa án
phải tách các yêu cầu này thành vụ án khác để giải quyết. Vì vậy, việc tách vụ án cũng
phải xem xét đến quy định về điều kiện thụ lý yêu cầu phản tố tại Điều 200 BLTTDS
năm 2015 và điều kiện thụ lý yêu cầu độc lập tại Điều 201 BLTTDS năm 2015. Ví dụ: A
kiện B yêu cầu B yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với quyền sử dụng
đất. C là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu A trả khoản nợ, nếu không sẽ xử
lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Có thể thấy, trong trường hợp này, yêu cầu độc
lập có liên quan đến vụ án (quyền sử dụng đất là đối tượng tranh chấp đồng thời là tài sản
thế chấp) nhưng xuất phát từ các quan hệ pháp luật khác nhau (quyền sở hữu quyền sử
dụng đất, hợp đồng vay) và giải quyết yêu cầu độc lập không làm cho việc giải quyết vụ
án được chính xác và nhanh hơn. Do đó, sau khi thụ lý, Tòa án có thể tách yêu cầu độc
lập của C thành vụ án khác.
3.2. Thẩm quyền tách vụ án dân sự
Tương tự như nhập vụ án, dựa trên thực tế quá trình giải quyết VADS hiện nay và
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tùy từng trường hợp cụ thể thì Chánh án hay
Thẩm phán sẽ là người có thẩm quyền nhập VADS.
3.3. Thời điểm tách vụ án dân sự
Thời điểm để tiến hành tách các VADS là sau khi thụ lý một vụ án có nhiều yêu cầu,
nhiều quan hệ pháp luật nhưng trong quá trình xem xét, nhận thấy có nhiều quan hệ pháp
luật trong cùng vụ án đó có thể giải quyết độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyết
các quan hệ pháp luật khác thì Tòa án sẽ tiến hành tách vụ án thành hai hay nhiều vụ án
khác để giải quyết. Tuy nhiên, tại phiên tòa, nếu một yêu cầu trong vụ án chưa đảm bảo
về mặt chứng cứ hoặc chưa có đủ căn cứ để tách thành một vụ án khác thì Tòa án cũng có
quyền quyết định tách VADS ngay tại phiên tòa. Do đó, thời điểm quyết định tách VADS
là sau khi thụ lý vụ án hoặc tại phiên tòa.
3.4. Trình tự, thủ tục tách vụ án dân sự.
Thứ nhất, nộp đơn khởi kiện lên tòa án kèm theo các hồ sơ, tài liệu được quy định
tại Điều 189 BLTTDS 2015 và tiến hành xem xét đơn khởi kiện theo trình tự, thủ tục của
pháp luật. Và sẽ tiến hành các thủ tục để thụ lý vụ án nếu xét thầy đủ các điều kiện, căn
cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết.
Thứ hai, xem xét tách vụ án và ra quyết định tách VADS. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa
án nhận thấy vụ án có sự phức tạp, nhiều yêu cầu khác nhau và nhiều quan hệ pháp luật
có thể giải quyết một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyết các quan hệ

11
pháp luật khác, Tòa án sẽ xem xét có nên tách vụ án hay không căn cứ khoản 2 Điều 42
BLTTDS 2015. Sau khi xem xét tách vụ án và quyết định tách, Tòa án thụ lý vụ án phải
ra quyết định tách một vụ án thành hai hay nhiều vụ án khác nhau gửi ngay cho Viện
kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo khoản 3 Điều 42
BLTTDS 2015. Mục đích của việc ra quyết định này cũng giống như quyết định nhập
VADS.
3.5. Hậu quả pháp lý của tách vụ án dân sự
Thứ nhất, tư cách đương sự trong các vụ án sau khi tách vụ án thì có thể thay đổi.
Khi thực hiện việc tách vụ án thì các quan hệ pháp luật ban đầu trong cùng một vụ án sẽ
được giải quyết riêng biệt bằng các vụ án khác nhau. Trong đó mỗi quan hệ pháp luật độc
lập thì tư cách đương sự của người tham gia lại có sự khác nhau. Tách vụ án trong trường
hợp này sẽ làm tư cách đương sự có thể thay đổi. Ví dụ như ở vụ án thụ lý trước đó họ
tham gia với tư cách bị đơn thì sau khi tách vụ án là yêu cầu phản tố, tư cách đương sự có
thể thay đổi thành nguyên đơn. Tuy nhiên, tư cách đương sự vẫn có thể sẽ được giữ
nguyên kể từ thời điểm các vụ án đã được thụ lý trước đó đến khi tách VADS. Như trong
trường hợp một người khởi kiện một người khác nhiều quan hệ pháp luật mà sau đó tòa
án tách các yêu cầu ra thành từng vụ án riêng thì tư cách đương sự vẫn được giữ nguyên.
Quyết định tách VADS của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kiến nghị hoặc bị các
đương sự khiếu nại giống như quyết định nhập vụ án.

III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ
ÁN DÂN SỰ
1. Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chuyển, nhập, tách
vụ án dân sự
1.1. Khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về
chuyển, nhập, tách vụ án dân sự
Đối với chuyển VADS:
Thứ nhất, về yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án: Theo điểm b, khoản 1 Điều 5 Thông tư
liên tịch số 02/2016/TTLT ngày 31/8/2016 quy định về việc phối hợp giữa TAND và
VKSND về việc thi hành một số quy định của Bộ luật TTDS, theo đó sau thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu Tòa án phải chuyển hồ sơ cho VKS có văn
bản yêu cầu. Tuy nhiên, thực tế việc chuyển hồ sơ vụ án cho VKS chưa được Tòa án thực
hiện nghiêm, nhiều trường hợp Tòa án chỉ chuyển hồ sơ khi đã hết thời hạn kháng nghị
phúc thẩm, thậm chí có trường hợp không chuyển hồ sơ. Việc chuyển hồ sơ chậm của Tòa
12
án làm ảnh hưởng đến việc xem xét kháng nghị của VKS, dẫn đến số lượng kháng nghị ít
hơn nhiều so với án bị hủy hay sửa.
Thứ hai, về thẩm quyền chuyển hồ sơ vụ án và quyền khiếu nại kháng cáo của
đương sự: Trong trường hợp vụ án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử mới xác định lại
là vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định
chuyển vụ án. Nhưng theo quy định tại Điều 41 BLTTDS thì không có đề cập đến thẩm
quyền ra quyết định chuyển vụ án của Hội đồng xét xử. Tại khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố
tụng dân sự có quy định: “2. Quyết định […] chuyển vụ án, […] phải được Hội đồng xét
xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản”. Như vậy có quy định
về thẩm quyền ra quyết định chuyển vụ án của Hội đồng xét xử, tuy nhiên nó chỉ mới
được nhắc đến mà chưa được quy định cụ thể. Bên cạnh đó dù nhắc đến thẩm quyền
chuyển vụ án của Hội đồng xét xử khi đã có Quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng lại
không quy định quyền khiếu nại, kháng cáo của đương sự hay kiến nghị, kháng nghị của
Viện kiểm sát với quyết định chuyển vụ án của Hội đồng xét xử. Như vậy, quy định của
BLTTDS là thiếu tính hệ thống, chưa khoa học gây khó khăn trong quá trình tiến hành tố
tụng.
Ví dụ 1: Năm 2012, bà T có ký kết với ngân hàng B chi nhánh ở huyện H 2 hợp
đồng tín dụng: Hợp đồng 1 vay 1 tỷ đồng tài sản thế chấp là một chiếc ô tô trị giá 2 tỷ
đồng; hợp đồng thứ 2 vay 2 tỷ đồng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất- mảnh đất có
diện tích 900m2 .Thời hạn thanh toán hai hợp đồng là 4 năm. Trong hợp đồng vay có nêu
rõ nếu có tranh chấp sẽ đưa ra tòa án nơi ngân hàng B đặt trụ sở là quận K thành phố N để
giải quyết.
Đến năm 2016, khi hết hạn vay, nhưng bà T chưa trả nợ cả gốc và lãi. Ngân hàng
đã đưa vụ án lên Tòa án huyện H để khởi kiện, yêu cầu bà T thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tòa án huyện H đã thụ lý vụ án và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, tại
phiên tòa,VKS đã đưa ra quan điểm thẩm quyền giải quyết vụ án không thuộc về tòa án
huyện H mà thuộc thẩm quyền của tòa án quận K. Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ quy
định tại Điều 41 BLTTDS, chuyển vụ án cho Tòa án quận K. Hội đồng xét xử đã nhất trí
với quan điểm của VKS, ra quyết định chuyển vụ án cho Tòa án quận K.
Tuy nhiên, sau đó ngân hàng B chi nhánh huyện H đã khiếu nại quyết định trên.
Chánh án TAND huyện H đã ra quyết định giải quyết khiếu nại chấp nhận khiếu nại của
Ngân hàng B đối với quyết định chuyển hồ sơ vụ án của HĐXX Tòa án nhân dân huyện
H; quyết định chuyển hồ sơ vụ án hết hiệu lực thi hành kể từ ngày ký quyết định này.
Sau đó, bà T đã làm đơn lên TAND tỉnh D (huyện H thuộc tỉnh D) về việc Chánh

13
án TAND huyện H không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên theo quy định
tại Điều 41 BLTTDS, Chánh án tòa án nhân dân huyện H có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với việc chuyển VADS và quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.4
Như vậy, trong trường hợp này đã chuyển vụ án khi đã ra quyết định đưa ra xét xử,
do quy định thẩm quyền còn chồng chéo, phức tạp và quy định về chuyển vụ án còn thiếu
sót nên trong trường hợp này để xảy ra sự mâu thuẫn về thẩm quyền trong quá trình tố
tụng dân sự. BLTTDS có quy định về việc Hội đồng xét xử có thẩm quyền chuyển vụ án,
tuy nhiên lại không có quyền khiếu nại, kháng cáo của cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên
quan.
Thứ ba, Về mâu thuẫn trong thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án. Theo quy
định của BLTTDS, Thẩm quyền giải quyết VADS được chia theo thẩm quyền giải quyết
của Tòa án ở các cấp, theo lãnh thổ, thẩm quyền, theo yêu cầu của nguyên đơn. Do vậy,
có những vụ việc dân sự có thể được xác định thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều Tòa
án khác nhau. Điều này tạo nên sự chồng chéo, gây khó khăn trong việc xác định thẩm
quyền giải quyết vụ án thuộc Tòa án nào. Việc mâu thuẫn trong thẩm quyền giải quyết vụ
án cũng khiến cho việc chuyển VADS diễn ra rắc rối, cùng với đó là sự đùn đẩy trách
nhiệm xử lý vụ án. Điều đó dẫn đến có những vụ án kéo dài liên tiếp nhiều năm, tiến hành
chuyển vụ án nhiều lần nhưng vẫn chưa có Tòa án nào nhận thụ lý giải quyết vụ án.
Ví dụ 2: Vụ án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông C
với bị đơn là bà T của TAND huyện Long Thành (Đồng Nai) và TAND quận Gò Vấp
(Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo ông C, ông mua lô đất của bà T tại xã Bàu Cạn, huyện Long Thành. Bà T đã
ủy quyền cho người thứ ba là bà H thực hiện việc chuyển nhượng cho ông. Tuy nhiên, sau
đó do không được bàn giao đất nên ngày 2-11-2014, ông C khởi kiện ra tòa. Năm 2019,
dù đất đang tranh chấp nhưng bà T vẫn chuyển nhượng cho ông D (đã ra sổ). Vì vậy, ông
C bổ sung yêu cầu hủy HĐCN, hủy sổ hồng đã cấp cho ông D. Vụ án đã kéo dài gần chín
năm vì rất nhiều lý do, trong đó có việc chuyển đi chuyển lại hồ sơ vụ án giữa hai Tòa án.
Vụ án của ông C liên tục bị tạm đình chỉ vì không xác định thẩm quyền giữa TAND
huyện Long Thành (Đồng Nai) và TAND quận Gò Vấp (TP.HCM).
Cụ thể, trước khi bán đất cho ông C, bà H (người được bà T ủy quyền) đã bán cho
một người khác và người này đã khởi kiện bà H đòi hủy HĐCN vào năm 2011 (trước khi
ông C khởi kiện). Sau đó, người này rút yêu cầu khởi kiện, còn bà T (chủ đất, người liên

4
Nguyễn Văn Tưởng (2019), Về giải quyết khiếu nại đối với quyết định chuyển vụ án dân sự,Cổng thông tin điện tử
Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, truy cập ngày 19/11/2023
https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/ve-giai-quyet-khieu-nai-doi-voi-quyet-dinh-chuyen--d10-t7365.html
14
quan) giữ yêu cầu tuyên bố hợp đồng ủy quyền giữa mình và bà H vô hiệu nên bà T trở
thành nguyên đơn, văn phòng công chứng đã công chứng hợp đồng ủy quyền trở thành bị
đơn. Vì vậy, TAND huyện Long thành đã chuyển hồ sơ cho TAND quận Gò Vấp (trụ sở
của văn phòng công chứng).
TAND quận Gò Vấp sau đó cho rằng ngoài yêu cầu tuyên hợp đồng ủy quyền vô
hiệu, bà T còn yêu cầu hủy HĐCN mà bà H đã ký bán đất nên việc không xác định bà H
là bị đơn đối với tranh chấp bất động sản tọa lạc tại huyện Long Thành là không phù hợp.
Cạnh đó, TAND huyện Long Thành đang thụ lý vụ án tranh chấp của ông C cũng là bất
động sản nêu trên nên tháng 8-2015, TAND quận Gò Vấp chuyển trả lại hồ sơ. Thụ lý lại,
TAND huyện Long Thành cho rằng bà T rút yêu cầu về tranh chấp HĐCN, tòa đã đình
chỉ, chỉ còn lại yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nên tháng 9-2016, tòa này
chuyển hồ sơ cho TAND quận Gò Vấp và tạm đình chỉ vụ án của ông C để chờ kết quả.
Tuy nhiên, theo TAND quận Gò Vấp, bà T đã bổ sung yêu cầu hủy HĐCN (mà bà H đã
ký), đối tượng tranh chấp là bất động sản tại huyện Long Thành nên tiếp tục chuyển trả hồ
sơ. Giữ quan điểm rằng bà T đã rút các yêu cầu về HĐCN nên tháng 6-2018, TAND
huyện Long Thành tiếp tục chuyển hồ sơ cho TAND quận Gò Vấp. Tổng công hai Tòa án
đã thực hiện chuyển vụ án đến 6 lần.5
Như vậy, việc không giới hạn số lần chuyển vụ án cùng với thẩm quyền giải quyết
vụ án của Tòa án chưa được quy định rõ ràng đã kiến cho thực tiễn giải quyết vụ án gặp
nhiều khó khăn, quyền và nghĩa vụ của các bên cùng các cá nhân, tổ chức không được
bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Đối với nhập VADS:
Thứ nhất, về việc xác định thời hạn chuẩn bị xét xử khi nhập VADS. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 203 BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với từng loại tranh chấp là
khác nhau nhưng chúng đều lấy mốc thời gian là từ ngày Tòa án thụ lý. Tuy nhiên, việc
nhập VADS có thể được tiến hành đối với nhiều vụ án mà các vụ án đó được thụ lý ở
nhiều thời điểm khác nhau. Vậy nên, việc Luật TTDS không quy định cụ thể thời hạn
chuẩn bị xét xử khi nhập VADS đã dẫn tới những khó khăn, vướng mắc cho Tòa án trong
quá trình thực hiện chức năng của mình.
Ví dụ 1: Ngày 1/3/2017, Nguyễn Văn L vay của Trần Thị B 20 triệu đồng, lãi suất
2% /tháng, thời hạn 3 tháng. Đến ngày 3/4/2017, L vay của Nguyễn Thị D 100 triệu đồng,
lãi suất 2,5%/tháng, thời hạn 4 tháng. Đồng thời L giao giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất do mình đứng tên cho D để bảo đảm khoản vay nhưng không lập thành văn bản theo
5
Yến Châu (2023), 2 tòa chuyển qua chuyển lại, vụ kiện 9 năm chưa xong, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh,
https://plo.vn/2-toa-chuyen-qua-chuyen-lai-vu-kien-9-nam-chua-xong-post733761.amp, truy cập ngày 19/11/2023
15
quy định của pháp luật. Ngày 5/8/2017, do L không trả nợ nên B viết đơn khởi kiện yêu
cầu L trả nợ, cùng ngày đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý. Đến ngày 4/10/2017, do
không đòi nợ được L, D cũng khởi kiện L ra Tòa án (đã thụ lý vụ án do B kiện) yêu cầu
trả nợ và được Tòa án thụ lý. Sau khi xem xét, ngày 6/11/2017, Tòa án đã ban hành quyết
định nhập hai vụ án trên và xác định thời hạn chuẩn bị xét xử là từ ngày 4/10/2017.
B không chấp nhận việc Tòa án xác định thời hạn chuẩn bị xét xử là từ ngày
4/10/2017 vì cho rằng việc xác định của Tòa không đảm bảo thời hạn chuẩn bị xét xử cho
vụ án của mình. Bà B đã gửi đơn khiếu nại lên Tòa án tỉnh yêu cầu xác định lại thời hạn
chuẩn bị xét xử và được Tòa án tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại chấp nhận khiếu
nại của bà B và xác định thời hạn chuẩn bị xét xử là từ ngày 5/8/2017.6
Như vậy, trong trường hợp này, do pháp luật quy định còn thiếu sót, chưa rõ ràng,
cụ thể về thời hạn chuẩn bị xét xử khi nhập VADS dẫn tới khó khăn, vướng mắc cho Tòa
án trong việc xác định thời hạn sao cho không ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên đương
sự.
Thứ hai, căn cứ để xác định vụ án bị nhập vào vụ án khác và vụ án được vụ án
khác nhập vào cũng chưa được quy định rõ. Theo Điều 42 BLTTDS năm 2015 không quy
định bắt buộc phải nhập vụ án và đây là quy định tùy nghi nên còn có những quan điểm
cách hiểu áp dụng khác nhau, chưa thống nhất. Thực tế, không phải vụ án nào cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng dễ dàng xác định đúng trường hợp nào cần nhập
VADS. Đặc biệt trong trường hợp vụ việc có nhiều quan hệ pháp luật có tính chất khác
nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc không quy định rõ ràng về căn cứ
nhập vụ án sẽ dẫn tới những quyết định nhập VADS không đúng, điều này sẽ ảnh hưởng
đến quyền lợi của đương sự trong vụ án.
Ví dụ 2: Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2023/KDTM- ST của
TAND huyện Núi Thành.
Theo đó, ngày 07/10/2020, Công ty Phú Long và Công ty D.A.C ký hợp đồng
mua bán. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng: Công ty Phú Long sẽ bán cho công ty
D.A.C 105 lô đất thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở giá trị hợp đồng là 105 tỷ đồng.
Công ty D.A.C có quyền triển khai công tác phát triển dự án và bán các sản phẩm theo
danh sách lô đất đính kèm phụ lục của hợp đồng. Theo thỏa thuận, công ty D.A.C đã tìm
kiếm đối tác là công ty Vgroup sẽ chịu trách nhiệm đối với 77 sản phẩm, công ty D.A.C
sẽ chịu trách nhiệm đối với 28 sản phẩm. Thỏa thuận này đã được thông báo đến công ty
Phú Long.
6
Đặng Thanh Hoa (2020), Pháp luật Tố tụng dân sự (Phần chung) Tình huống và phân tích, TP. Hồ Chí Minh: NXB
Hồng Đức
16
Ngày 5/5/2023 đại diện của công ty D.A.C là ông Trương Đình Đức đã tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật của công ty Phú Long với nội dung là công ty Phú Long kê khai giá
chuyển nhượng bất động sản đối với các lô đất thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu
dân cư Tam Anh Nam huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho công ty D.A.C theo giá
trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế.
Cùng với đó, trong 77 lô sản phẩm mà Công ty Vgroup chuyển trực tiếp tiền, Công
ty Phú Long chỉ mới ra sổ 19 lô đất còn 58 lô chưa ra sổ cho khách hàng của Công ty
Vgroup. Do không được cấp sổ nên các khách hàng của Vgroup đã gửi đơn kiện công ty
Phú Long yêu cầu công ty này ra sổ. Tòa án đã thụ lý yêu cầu của các nguyên đơn là các
khách hàng khác vào ngày 6/10/2021.
Sau khi xem xét thì tòa án huyện Núi Thành đã ra quyết định nhập VADS “Tranh
chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” được thụ lý ngày 6/10/2021 nói
trên với vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 05/2021 ngày 20/8/2021 về việc “Tranh
chấp hợp đồng kinh doanh bất động sản” giữa công ty DAC với công ty Phú Long.
Tuy nhiên, VKSND huyện Núi Thành cho rằng việc nhập vụ án của Tòa là sai do 2
vụ án khác nhau về loại tranh chấp giữa một bên là quyền sử dụng đất với một bên là hoạt
động kinh doanh bất động sản nên đã có quyết định kháng nghị toàn bộ Bản án kinh
doanh thương mại sơ thẩm số 01/2023/KDTM-TS ngày 31/5/2023 của TAND huyện Núi
Thành.7
Như vậy, không có quy định cụ thể về căn cứ về nhập vụ án nên việc nhập vụ án
này vào vụ án khác của tòa còn xảy ra nhiều bất cập, sai sót. Điều này làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của đương sự trong vụ án.
Thứ ba, xác định vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong trường hợp nhập,
tách vụ án không đúng. Việc xác định Tòa án nhập, tách vụ án không đúng có phải là “vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” để Tòa án cấp trên hủy án Tòa án cấp dưới hay không
vẫn chưa có quy định cụ thể. Điều này dẫn tới xuất hiện nhiều quan điểm giải quyết khác
nhau.
Ví dụ 3: Từ ví dụ 2, Viện kiểm sát kháng nghị về Bản án kinh doanh thương mại
sơ thẩm số 01/2023/KDTM-ST ngày 31/5/2023 của TAND huyện Núi Thành yêu cầu Tòa
án tỉnh Quảng Nam hủy án và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND huyện Núi Thành giải
quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm. Vì Viện Kiểm sát huyện Phú Long Núi Thành cho
rằng Tòa án huyện Phú Long Núi Thành vi phạm nghiêm trọng thủ tục tống tụng vì nhập

7
N.Dương (2023). Bản án của Tòa án Nhân dân huyện Núi Thành vi phạm nghiêm trọng về tố tụng và nội dung, Báo
tuổi trẻ thủ đô, truy cập ngày 19/11/2023 https://tuoitrethudo.com.vn/ban-an-cua-toa-an-nhan-dan-huyen-nui-thanh-
vi-pham-nghiem-trong-ve-to-tung-va-noi-dung-227705.html
17
vụ án sai. Tuy nhiên, Tòa án tỉnh Quảng Nam đã xem xét và ra quyết định không hủy án
của Tòa án huyện Núi Thành vì nhận thấy việc nhập vụ án sai không ảnh hưởng đến kết
quả xử lý vụ án nên không phải một vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Có thể thấy, do không có hướng dẫn hay quy định về việc xem xét nhập vụ án
không đúng có phải là một vi phạm nghiêm trọng trong tố tụng dân sự hay không đã dẫn
tới nhiều cách xử lý vụ án khác nhau giữa các Tòa phúc thẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc của Tòa sơ thẩm, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự.
Đối với tách vụ án:
Thứ nhất, về căn cứ tách VADS.
- Đối với yêu cầu khởi kiện, việc các Tòa án tách các yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn thành các vụ án khác nhau là không đúng quy định pháp luật. Theo khoản 2
Điều 42 BLTTDS năm 2015 : “ 2. Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau… ”,
tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc Tòa án được quyền tách các yêu cầu khởi
kiện thành hai hoặc nhiều vụ án. Bởi lẽ, Điều 188 BLTTDS năm 2015 có quy định
nguyên đơn được quyền kiện một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau. Và
khi Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện (gồm nhiều yêu cầu) thì tức là việc giải quyết các mối
quan hệ pháp luật có liên quan từ các yêu cầu khởi kiện đó trong một vụ án.
Ví dụ 1: Gia đình ông A, bà B được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối
với thửa đất có diện tích 543 m2. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên ông A tạm thời cho chị
V là người cùng tiểu khu mượn đất để sản xuất, canh tác trên đất. Khi ông A, bà B có nhu
cầu sử dụng thửa đất thì được biết chị V đã chuyển nhượng toàn bộ thửa đất này cho vợ
chồng em trai là anh N, chị N1. Do đó, ông A, bà B làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án
xem xét giải quyết buộc anh N phải trả lại quyền sử dụng thửa đất nêu trên cho ông A, bà
B
Trong quá trình giải quyết vụ án, anh N, chị N1 và chị V đề nghị tách Hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh N, chị N1 và chị V để giải quyết bằng một vụ
án khác khi có yêu cầu.
Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận việc anh N, chị N1 và chị V đề nghị
tách Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh N, chị N1 và chị V để giải
quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu.”
Ngày 27/11/2018, chị V, anh N có đơn kháng cáo Bản án sơ thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận tách quan hệ kiện đòi tài sản là số tiền
chuyển nhượng đất giữa anh N và chị V để giải quyết bằng vụ án khác khi có yêu cầu,

18
không chấp nhận tách Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh N và chị V.8
Phân tích: Việc chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A, bà B với anh N về yêu
cầu trả lại đất sẽ đương nhiên dẫn đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa
chị V và anh N vô hiệu (do chị V là chủ thể không có quyền chuyển nhượng). Do đó, việc
tách quan hệ hợp đồng giữa anh N, chị V khỏi yêu cầu khởi kiện đòi quyền sử dụng đất
của ông A, bà B là không thể thực hiện. Đây có lẽ cũng là quan điểm của Tòa án cấp phúc
thẩm.
Mặt khác, đối với việc đòi lại tài sản là tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa
anh N và chị V là hậu quả pháp lý khi hợp đồng chuyển nhượng giữa hai người vô hiệu -
hoàn toàn độc lập với tranh chấp về đòi lại quyền sử dụng đất và tranh chấp về hợp đồng
nên có thể tách riêng yêu cầu này thành vụ án khác.
- Đối với yêu cầu cầu phản tố và yêu cầu độc lập, Tòa án có quyền tách vụ án, nếu
các yêu cầu không đáp ứng điều kiện để trở thành yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập.
Tuy nhiên, nhiều Tòa án còn thiếu linh hoạt trong việc tách vụ án đối các yêu cầu phản tố
và yêu cầu độc lập có quan hệ pháp luật khác nhau của các đương sự dẫn đến vi phạm
khoản 2, điều 42 BLTTDS năm 2015 khiến VADS kéo dài và chưa được giải quyết đúng
pháp luật.
Ví dụ 2: Vợ chồng anh P1, chị P2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
phần đất có diện tích 157m2. Anh P1 khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Điện lực Y phải di
dời 2 trụ điện trung thế để trả lại phần đất diện tích 6 m2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan - bà N1 cho rằng bà chưa chuyển nhượng phần đất này cho bà T2 (mẹ anh P1)
nên yêu cầu vợ chồng anh P1 trả số tiền tương ứng giá trị quyền sử dụng đất là
150.000.000 đồng. Ngân hàng V yêu cầu anh P1 phải thanh toán khoản nợ đối với ngân
hàng V, nếu không sẽ thực hiện xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của anh P1
(bao gồm cả phần đất đang tranh chấp với Điện lực Y)
Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh P1,
buộc anh P1 có nghĩa vụ hoàn trả cho bà N1 150.000.000 đồng, buộc anh P1 có nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ đối với ngân hàng V.
Anh P1 có đơn kháng cáo với nội dung yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa Bản án
sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của anh; không chấp nhận yêu
cầu độc lập của bà N1 và đồng ý trả lãi suất cho ngân hàng V.
Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng cần phải tách vụ án vì trong vụ án này có đến ba
yêu cầu khác nhau tương ứng với ba bị đơn và ba quan hệ pháp luật khác nhau. Tòa án
8
Theo Bản án phúc thẩm số 03/2019/DS-PT ngày 11/3/2019 của TAND tỉnh S, tham khảo đường dẫn:
https://banan.thuvienphapluat.vn/banan/ban-an-032019dspt-ngay-11032019-ve-tranh-chap-quyen-su-dung-dat-74839
19
cấp sơ thẩm tách vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà N1 và anh P1 ra xét xử
trước và khi bản án có hiệu lực thì tiếp tục đưa vụ án đòi quyền sử đất giữa anh P1 và
Điện lực Y ra xét xử mới đảm bảo đúng pháp luật về mặt nội dung.9
Phân tích:
Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là yêu cầu về việc chấm dứt hành vi cản trở
việc thực hiện quyền sử đất của bị đơn Điện lực Y.
Yêu cầu độc lập của bà N1 là về tranh chấp quyền sử dụng đất giữa người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với nguyên đơn ( bà N1 không tranh chấp với bị đơn về
phần đất đó).
Yêu cầu độc lập của Ngân hàng V là về đòi nợ theo hợp đồng vay giữa người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với nguyên đơn (không liên quan đến các chủ thể khác).
Có thể thấy, 3 yêu cầu này hoàn toàn không có liên quan gì đến nhau. Hơn nữa,
việc giải quyết cả 3 yêu cầu này trong cùng một vụ án không những không giúp vụ án
được giải quyết một cách nhanh chóng và trọn vẹn mà còn kéo dài việc giải quyết đối với
từng yêu cầu. Do đó, theo khoản 1 Điều 201 BLTTDS năm 2015, các yêu cầu này không
thỏa mãn điều kiện để trở thành yêu cầu độc lập. Như vậy, Tòa án trong trường hợp này
nên tách các yêu cầu độc lập trên để giải quyết bằng các vụ án khác nhau như Tòa án cấp
phúc thẩm đã nhận định.
Thứ hai, về quyền đề nghị Tòa án tách vụ án. Liệu đương sự có hay không có
quyền đề nghị Tòa án tách VADS. Việc tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này
làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các cấp Tòa án trong xét xử cùng một vụ án cũng như gây
khó khăn cho Tòa án trong việc thực hiện quy định pháp luật về tách VADS.
Trong Ví dụ 1, dường như cả Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều
cho rằng đương sự có quyền đề nghị Tòa án tách vụ án và Tòa án có thể sẽ chấp nhận yêu
cầu tách vụ án của đương sự nếu việc tách vụ án đảm bảo đúng pháp luật. Điều này được
thể hiện qua việc Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu tách vụ án của anh N, chị V; Tòa
án cấp phúc thẩm cũng chấp nhận tách quan hệ pháp luật đòi tài sản giữa anh N và chị V
để giải quyết bằng một vụ án khác.
Ví dụ 3: Năm 2014, ông T1 thỏa thuận miệng bán cho ông G thửa đất chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 11-9-2015, ông T1 lập giấy tay mua bán
phần đất nêu trên (chưa được cấp giấy chứng nhận) cho ông D. Cùng ngày 11-9-2015,
ông D lại lập giấy tay mua bán phần đất trên với ông G. Ngày 26-2-2016, sau khi được
9
Bản án phúc thẩm số 15/2018/DS-PT ngày 17-01-2018 của TAND tỉnh T, tham khảo đường dẫn:
https://banan.thuvienphapluat.vn/banan/ban-an-152018dspt-ngay-17012018-ve-tranh-chap-doi-tai-san-la-quyen-su-
dung-dat-va- hop-dong-tin-dung-8160

20
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông T1 lập hợp đồng chuyển nhượng mảnh đất
trên cho ông T3 và đã sang tên. Ông T3 sau đó đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu
trên cho Công ty T và Công ty T đã được cấp giấy chứng nhận. Nguyên đơn ông D khởi
kiện yêu cầu bị đơn ông T1 tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa ông T1 và ông T3, hủy giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất do ông T3 đứng tên, nếu không thì yêu cầu ông G phải chuyển nhượng
diện tích đất có giá trị tương đương với diện tích đất ông mua của ông T1 hoặc bồi thường
thiệt hại.
Trong quá trình giải quyết vụ án ông D yêu cầu tách giao dịch chuyển nhượng
quyền sử dụng đất giữa ông D và ông G và tách giao dịch chuyển nhượng của ông D và
ông T1
Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của ông D về tách vụ án do các tranh
chấp có cùng một đối tượng là quyền sử dụng đất chuyển nhượng
Ông D có đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của
ông, trong đó có yêu cầu tách vụ án.
Tòa án cấp phúc thẩm cùng quan điểm với Tòa án sơ thẩm, đồng thời nhận định
thêm “theo quy định TTDS đương sự không có quyền yêu cầu Tòa tách nhập vụ án”10
Như vậy, trong trường hợp này Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng đương sự không có
quyền đề nghị Tòa tách vụ án, việc đương sự có yêu cầu hay không không làm ảnh hưởng
đến quyết định của Tòa án mà chỉ căn cứ vào khoản 2 Điều 42 BLTTDS năm 2015
Từ những phân tích trên có thể thấy thực tiễn pháp luật về thực hiện quy định pháp
luật TTDS về tách vụ án hiện nay của Tòa án chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của Tòa án
đối với từng vụ việc cụ thể. Điều này đòi hỏi các thẩm phán cần có năng lực nghiệp vụ và
trách nhiệm để vận dụng chính xác quy định của pháp luật, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự.
Ngoài ra, tương tự với nhập VADS, Tòa án cũng gặp vướng mắc trong việc xác
định thời hạn chuẩn bị xét xử tách VADS. Tồn tại hai quan điểm về vấn đề này. Quan
điểm thứ nhất, ngày Tòa án ban hành quyết định tách vụ án thì mới tồn tại vụ án độc lập
nên việc xác định ngày thụ lý vụ án được tách ra là phù hợp. Quan điếm thứ hai lại cho
rằng, mặc dù, từ ngày Tòa án tách vụ án mới tồn tại vụ án độc lập. Tuy nhiên, đây không
phải là yêu cầu mới thụ lý mà đã được thụ lý từ trước đó, cho nên cần phải xác định ngày
thụ lý vụ án mới là ngày thụ lý đầu tiên mới phù hợp. Đồng thời, có như vậy mới tránh
10
Theo Bản án phúc thẩm số 98/2018/DS-PT ngày 14-5-2018 của TAND tỉnh K, tham khảo đường dẫn:
https://banan.thuvienphapluat.vn/banan/ban-an-982018dspt-ngay-14052018-ve-tranh-chap-hop-dong-chuyen-
nhuong-quyen-su-dung-dat -73917

21
kéo dài thời gian giải quyết vụ án và buộc Tòa án phải cẩn trọng hơn khi xem xét thụ lý
nhiều yêu cầu kiện giải quyết trong cùng vụ án, hạn chế việc thụ lý rồi lại phải tách ra.
1.2. Nguyên nhân những bất cập, khó khăn
Lý giải cho những khó khăn, bất cập trên của thực tiễn thực hiện, nhóm chúng em
xác định hiện đang còn tồn đọng một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, quy định của pháp luật hiện hành về nhập, tách VADS còn cô đọng, hạn
chế, nhiều thiếu sót.
Có thể nói, một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vướng mắc, bất cập
trong thực tiễn nhập, tách VADS chính là do thiếu căn cứ cụ thể để xác định việc nhập
hay tách vụ án là đúng. Như chúng ta đã biết, BLTTDS năm 2015 không đưa ra các căn
cứ để xác định nhập, tách vụ án trong các trường hợp cụ thể mà chỉ quy định khái quát,
chủ yếu về mặt nguyên tắc đối với nội dung này. Có thể thấy quy định về nhập, tách vụ án
đã xuất hiện từ BLTTDS 2004 nhưng đến nay, sau gần 20 năm thực hiện, vẫn chưa có bất
cứ hướng dẫn chính thức nào từ cơ quan có thẩm quyền về nội dung quy định này.
Và với quy định của pháp luật hiện hành thì trên thực tế, việc đưa ra quyết định
nhập, tách VADS vẫn chủ yếu dựa vào nhận thức định tính, chủ quan của Chánh án hay
Thẩm phán được giao thụ lý VADS. Do đó, việc thiếu đi các căn cứ trên có thể dẫn đến
sự thiếu thống nhất trong việc nhập, tách vụ án giữa các Tòa và sự bất bình đẳng giữa các
đương sự khi yêu cầu giải quyết các vụ án có nội dung, tính chất giống nhau.
Ngoài ra, quy định pháp luật hiện hành cũng chưa có sự ghi nhận chính thức nào
về quyền khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định nhập, tách vụ án và xử lý hậu quả trong
trường hợp nhập, tách vụ án không đúng. Như đã đề cập ở trên, do thiếu các căn cứ cụ thể
làm thước đo nên việc đưa ra các quyết định nhập, tách vụ án chủ yếu dựa vào nhận thức
định tính, chủ quan của Chánh án hay Thẩm phán được giao thụ lý vụ án. Vậy nếu không
ghi nhận quyền khiếu nại, kiến nghị đối với các quyết định này, làm thế nào để phát hiện
và xử lý các sai lầm trong quyết định nhập, tách vụ án? Và làm thế nào để bảo vệ được
quyền lợi của các đương sự trong vụ án được tiến hành nhập, tách?
Thứ hai, quy định của pháp luật hiện hành về chuyển VADS còn điểm chưa phù
hợp.
Nếu như đặt lên bàn cân để so sánh về mức độ hoàn thiện giữa quy định pháp luật
về chuyển vụ án với nhập, tách vụ án thì dễ thấy quy định pháp luật về chuyển vụ án có
phần đầy đủ hơn. Cụ thể, tại Điều 41 BLTTDS 2015, pháp luật đã ghi nhận quyền khiếu
nại của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và quyền kiến nghị của Viện
kiểm sát trong trường hợp có lý do để cho rằng quyết định chuyển VADS của Tòa là

22
không hợp lý.
Tuy nhiên, bên cạnh điểm hoàn thiện đó thì quy định pháp luật hiện hành về
chuyển VADS cũng còn điểm chưa phù hợp. Cụ thể, Điều 41 BLTTDS 2015 mặc dù đã
ghi nhận quyền khiếu nại, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức và Viện kiểm sát nhưng
quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Chánh án Tòa đã ra quyết định chuyển vụ án. Điều
này, có thể phù hợp về mặt lý luận: do những sai lầm trong quyết định chuyển vụ án chỉ là
sai về mặt hình thức tố tụng, chưa ảnh hưởng đến nội dung xét xử nên các cá nhân, cơ
quan, tổ chức này chỉ khiếu nại, kiến nghị để Chánh án tự xem xét thay đổi. Nhưng về
mặt thực tiễn, điều này lại chưa phù hợp và dẫn đến nhiều bất cập. Việc trao cho Chánh
án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ án quyền quyết định giải quyết khiếu nại không
đảm bảo được tính khách quan. Từ đó, dẫn đến thực trạng: quyền khiếu nại, kiến nghị đối
với quyết định chuyển vụ án chỉ tồn tại về mặt hình thức mà không có giá trị thực hiện
trên thực tế.
Thứ ba, kỹ năng nghiệp vụ của Tòa án về chuyển, nhập, tách vụ án còn nhiều hạn
chế, chưa được chú trọng bồi dưỡng.
Hiện nay, các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử (đối với Thẩm tra viên, thư ký tòa) và
các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử án Dân sự (đối với Thẩm phán TAND cấp tỉnh và
cấp huyện) thường chỉ tập trung, chú trọng vào việc đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ phục
vụ cho mặt nội dung xét xử. Tức chỉ hướng tới việc đào tạo nhằm đảm bảo nội dung bản
án, phán quyết được đưa ra là đúng mà chưa chú trọng tới vấn đề thuộc mặt hình thức của
tố tụng. Và chuyển, nhập hay tách vụ án chính là những vấn đề cơ bản thuộc mặt hình
thức này. Có thể thấy, việc chuyển, nhập hay tách vụ án không làm ảnh hưởng trực tiếp
đến việc xác định sự thật khách quan và đưa ra phán quyết của quá trình xét xử, nhưng
bằng một cách gián tiếp, nó vẫn có thể đe dọa đến lợi ích của các đương sự trong quá
trình giải quyết vụ án. Hậu quả thường gặp nhất chính là việc làm cho vụ án bị trì hoãn,
kéo dài, không bảo vệ được kịp thời lợi ích của các đương sự.
Như đã phân tích ở trên, việc ra quyết định nhập, tách vụ án vẫn chủ yếu dựa vào
nhận thức định tính, chủ quan của Chánh án hay Thẩm phán được giao thụ lý VADS. Do
đó, nếu không được đào tạo bài bản về các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết đối với nhập, tách
vụ án thì việc các Chánh án hay thẩm phán này đưa ra quyết định sai là hoàn toàn có thể,
thậm chí với số lượng nhiều.
Còn đối với chuyển vụ án, việc không được chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng cần
thiết như kỹ năng xác định thẩm quyền xét xử giữa các Tòa có thể dẫn đến việc ra quyết
định chuyển vụ án sai. Trên thực tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp đùn đẩy giữa các

23
Tòa, phần vì thiếu trách nhiệm, song cũng do không nắm chắc về thẩm quyền xét xử, dẫn
đến việc chuyển qua chuyển lại vụ án. Mặt khác, đây cũng là một trong những nguyên
nhân gián tiếp khiến cho việc thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị quyết định chuyển vụ
án trên thực tế khó được thực hiện. Vì một khi Chánh án – người ra quyết định cuối cùng,
đã không thật sự hiểu và có các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề thì khả năng thay
đổi quyết định đã ra là gần như không có.
2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chuyển, nhập, tách
vụ án dân sự.
Qua thực tiễn giải quyết các VADS, việc chuyển, nhập và tách vụ án của Tòa án
còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập, cần có sự thống nhất, nhóm có đưa ra một số kiến nghị
hoàn thiện pháp luật như sau:
Thứ nhất, cần bổ sung thêm quy định cụ thể về thẩm quyền nhập hoặc tách VADS
là của Chánh án Tòa án và quy định về quyền khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định
nhập, tách vụ án. Cụ thể:
Bổ sung một điều khoản vào Điều 42 như sau: “Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết
định nhập, tách vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị”.
Thứ hai, cần hoàn thiện quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kháng cáo
của đương sự hay kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát với quyết định chuyển, nhập,
tách vụ án của Hội đồng xét xử sao cho đảm bảo được tính khách quan. Không những
vậy, cần bổ sung căn cứ cụ thể để xác định việc chuyển, nhập, tách vụ án của Tòa án là
đúng hay sai cũng như quy định về xử lý hậu quả của việc chuyển, nhập, tách VADS
không đúng.
Thứ ba, cần bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể về việc tính thời hạn chuẩn bị xét
xử trong các trường hợp nhập hoặc tách VADS. Cụ thể, có thể bổ sung vào Điều 203:
Thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án sau khi nhập được xác định là thời hạn của vụ
án còn thời hạn chuẩn bị xét xử dài nhất.
Thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án sau khi tách: (i) đối với vụ án mới, thời hạn
chuẩn bị xét xử của vụ án mới tách sẽ tính từ ngày Tòa án ra quyết định tách vụ án; (ii)
đối với vụ án cũ, thời hạn chuẩn bị xét xử của nó sau khi tách cũng chính là thời hạn
chuẩn bị xét xử của vụ án trước khi tách.
Đồng thời, cần có hướng dẫn về cách tính thời hạn chuẩn bị xét xử khi Tòa án đưa

24
thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng khi nhập hoặc tách vụ
án.
Thứ tư, cần phải ra văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn về căn cứ xác định việc
nhập hoặc tách VADS đối với từng trường hợp cụ thể trong thực tiễn để hạn chế tính chủ
quan của Chánh án hay Thẩm phán được giao thụ lý vụ án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự tham gia tố tụng.
Thứ năm, cần nâng cao hơn nữa chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử đối với
Thẩm tra viên, thư ký Tòa cùng Thẩm phán một cách bài bản, từ các kỹ năng nghiệp vụ
phục vụ mặt nội dung xét xử đến các vấn đề thuộc mặt hình thức của tố tụng để đảm bảo
tính chính xác, linh hoạt cũng như kịp thời trong xét xử.
Qua thời gian áp dụng quy định của BLTTDS về chuyển, nhập, tách VADS đã
phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập nên đòi hỏi phải có sự đánh giá, bổ sung kịp thời để
giải quyết các VADS, nhóm hy vọng những kiến nghị trên có thể góp phần khắc phục
những hạn chế còn tồn tại của BLTTDS về chuyển, nhập tách VADS trong xét xử và thực
tiễn.
KẾT LUẬN
Qua các nội dung phân tích nêu trên, cho thấy với các quan hệ pháp luật đan xen
vào nhau nên thông thường Tòa án thường phải thụ lý nhiều vụ án có quan hệ pháp luật
phức tạp đồng thời, mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức lại là chủ thể của nhiều quan hệ pháp
luật nên nên dẫn đến Tòa án thường xuyên phải áp dụng quy định về chuyển, nhập, tách
vụ án. Để Tòa án có quyết định đúng đắn về chuyển, nhập, tách VADS, làm thế nào để
tránh trường hợp kéo dài thời gian giải quyết vụ án, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, không nên chỉ trông chờ cần phải có văn bản hướng dẫn cho từng vấn
đề nhỏ mà quan trọng là ở mỗi Thẩm phán cần có sự hiểu biết, nhìn nhận và áp dụng
chính xác các quy định pháp luật một cách khách quan, vô tư để không ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của đương sự, lợi ích chung của Nhà nước.

25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020, 2022)
2. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ
hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được
sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự
3. Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT - VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 quy định
việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Hà
Nội: NXB Công an nhân dân
5. Khoa Luật Trường Đại học quốc gia Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự
Việt Nam, Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Đặng Thanh Hoa (2020), Pháp luật Tố tụng dân sự (Phần chung) Tình huống và phân
tích, TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức
7. Trần Anh Tuấn (2005) , Nhập, tách vụ án dân sự – một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Tạp chí Tòa án nhân dân số 3, 2/2005, truy cập ngày 19/11/2023
https://phapluatdansu.edu.vn/2011/08/23/09/00/nh%e1%ba%adp-tch-v%e1%bb%a5-n-
dn-s%e1%bb%b1-m%e1%bb%99t-s%e1%bb%91-v%e1%ba%a5n-d%e1%bb%81-l-lu
%e1%ba%adn-v-th%e1%bb%b1c-ti%e1%bb%85n/,
8. Phùng Thắng – Lê Xuân Hiền (2019), Một số vướng mắc về nhập hoặc tách vụ án dân
sự, Một số vướng mắc về nhập hoặc tách vụ án dân sự, Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân,
truy cập ngày 19/11/2023, https://tapchitoaan.vn/mot-so-vuong-mac-ve-nhap-hoac-tach-
vu-an-dan-su?
fbclid=IwAR3J7c9iaL1h85yTFxlbruFkwHkL5tR9JdxWMLvoIQyDJdnjhNYEv3O54ZQ
9. Thái Chí Bình (2014), Vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện một vài quy định
của Bộ luật Tố tụng Dân sự, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, truy cập ngày
19/11/2023 https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=
%2Fqt%2Ftintuc%2FLists%2FNghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-
517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-
4bd81e36adc9&ItemID=1743&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3
10. Thái Chí Bình (2014), Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về nhập, tách
vụ án dân sự , Tạp chí Nghề Luật. Số 3/2014, tr. 58 - 65, truy cập ngày 19/11/2023
https://hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan/Attachments/168/
TapChiNgheLuat_So3_2014.pdf

26
11. N.Dương (2023). Bản án của Tòa án Nhân dân huyện Núi Thành vi phạm nghiêm
trọng về tố tụng và nội dung, Báo tuổi trẻ thủ đô, truy cập ngày 19/11/2023
https://tuoitrethudo.com.vn/ban-an-cua-toa-an-nhan-dan-huyen-nui-thanh-vi-pham-
nghiem-trong-ve-to-tung-va-noi-dung-227705.html
12.Nguyễn Văn Tưởng (2019), Về giải quyết khiếu nại đối với quyết định chuyển vụ án
dân sự,Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, truy cập ngày 19/11/2023
https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/ve-giai-quyet-khieu-nai-doi-voi-quyet-
dinh-chuyen--d10-t7365.html
13. Yến Châu (2023), 2 tòa chuyển qua chuyển lại, vụ kiện 9 năm chưa xong, Báo Pháp
luật TP. Hồ Chí Minh, https://plo.vn/2-toa-chuyen-qua-chuyen-lai-vu-kien-9-nam-chua-
xong-post733761.amp, truy cập ngày 19/11/2023

27

You might also like