You are on page 1of 21

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNGPHÁP
HỌC LUẬT
ĐỀ TÀI: Phân tích khái niệm và khái quát các nội dung công việc chủ
yếu của chức danh kiểm sát viên. Sinh viên luật cần rèn luyện các tố chất
cá nhân và phẩm chất đạo đức nào để thực hiện hiệu quả các công việc
và đúng sứ mệnh của một kiểm sát viên? (Khuyến khích sinh viên liên hệ
những tố chất và phẩm chất đó với một số công tố viên/kiểm sát viên tiêu
biểu trên thế giới hoặc ở Việt Nam). Trong tương lai nhóm sinh viên có
thích hành nghề với chức danh kiểm sát viên không và tại sao?

Lớp : N01
Nhóm : 02
MSSV : 472009 – 472019

Hà Nội, 2024
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC
LUẬT
Ngày: /04/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 02 Lớp: Thảo luận N01
Khoa: Pháp luật kinh tế Khóa: K47
Tổng số sinh viên của nhóm: 11
+ Có mặt:
………………………………………………………………………….
+ Vắng mặt:………….…. Có lý do:………..…. Không có lý do:…..
……………..
Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Nghề luật và phương pháp học luật
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá
trình làm bài tập nhóm:
Đánh giá của
Đánh giá SV ký
STT Mã SV Họ và tên giảng viên
của SV tên
Điểm GV
1 472009 Vũ Đào Mai Anh A
2 472010 Nguyễn Hải Yến A
3 472011 Đặng Hải Linh A
4 472012 Đặng Thuỳ Trang A
5 472013 Nguyễn Ngọc Hải Yến A
6 472014 Nguyễn Minh Châu A
7 472015 Lê Sỹ Tùng A
8 472016 Nông Điệp Hương A
9 472017 Đỗ Hương Quân A
10 472018 Hoàng Thanh Huyền A
11 472019 Nguyễn Thị Chi A
Kết quả điểm bài tập: Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2024
…………………………………………… NHÓM TRƯỞNG
…………………………………………...

DANH MỤC VIẾT TẮT

Kiểm sát viên KSV

Viện kiểm sát nhân dân VKSND

Bộ luật hình sự BLHS


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................
NỘI DUNG...........................................................................................................
I. Tìm hiểu về chức danh Kiểm sát viên............................................................
1. Khái quát về chức danh Kiểm sát viên............................................................
2. Khái quát nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên........................................
3.Sứ mệnh của Kiểm sát viên..............................................................................
II. Những tố chất cá nhân và phẩm chất đạo đức cần có của sinh viên luật
để thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của Kiểm sát viên.....
1.Tố chất cá nhân.................................................................................................
2.Phẩm chất đạo đức..........................................................................................10
3.Liên hệ với một số Kiểm sát viên tiêu biểu ở Việt Nam và một số quốc gia
khác.....................................................................................................................12
III. Định hướng tương lai sinh viên luật với nghề Kiểm sát viên..................1
1.Những thuận lợi khi trở thành Kiểm sát viên...........................................13
2.Những khó khăn khi trở thành Kiểm sát viên...........................................14
KẾT LUẬN........................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................16

1
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, quyền con người được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo đảm
thực hiện, đây là một trong những thành quả vĩ đại nhất của nước ta, thể hiện sự
tôn trọng của nhà nước đối với các quyền cơ bản của con người tiến tới xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền
cơ bản của con người là nguyên tắc trong mọi lĩnh vực và mọi chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ trên cần sự
chung tay phối hợp của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị trong đó có
ngành Kiểm sát nhân dân. Khoác lên mình chiếc áo màu thiên thanh đẹp bình dị
và trang nghiêm cùng niềm tin son sắt vào công lý, người Kiểm sát viên cần hội
tụ nhiều tố chất, phẩm chất khác nhau. Trên cơ sở đó, nhóm em xin được chọn
đề bài số 02 “Phân tích khái niệm và khái quát các nội sung công việc chủ yếu
của chức danh kiểm sát viên. Sinh viên luật cần rèn luyện các tố chất cá nhân
và phẩm chất đạo đức nào để thực hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh
của một kiểm sát viên” làm sâu sắc hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
I.Tìm hiểu về chức danh Kiểm sát viên
1. Khái quát về chức danh Kiểm sát viên
1.1 Khái niệm Kiểm sát viên
Theo Điều 74 Luật Tổ chức VKSND 2014: “KSV là người được bổ nhiệm theo
quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp”.
Trong đó, theo Khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức VKSND 2014,
việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như
sau:
“Thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để
thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện
ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Kiểm soát hoạt
động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành

1
vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực
hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Ngoài ra còn kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp
khác theo quy định của pháp luật”.
1.2 Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên
Theo Điều 75 Luật Tổ chức VKSND 2014, tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên
như sau:
“Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực,
bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Có trình độ cử nhân luật trở lên.
Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định Luật Tổ chức VKSND 2014.
Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
2. Khái quát về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên
2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn chung của Kiểm sát viên
Căn cứ theo Điều 83 Luật Tổ chức VKSND 2014, nhiệm vụ và quyền hạn của
Kiểm sát viên được quy định như sau:
“Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, KSVtuân theo pháp
luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND. KSV tuân theo pháp luật và
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong
việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư
pháp. KSV phải chấp hành quyết định của Viện trưởng VKSND. Khi có căn cứ
cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì KSV có quyền từ chối nhiệm vụ được
giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện
trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và KSV phải chấp hành
nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo
cáo lên Viện trưởng VKSND cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định

2
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Viện trưởng
VKSND có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật
của KSV khi thực hiện nhiệm vụ
được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của
KSV.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của KSV khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp do luật định.
Trong vụ việc có nhiều KSV tham gia giải quyết thì KSV ở ngạch thấp hơn phải
tuân theo sự phân công, chỉ đạo của KSV ở ngạch cao hơn.
Khi thực hiện nhiệm vụ, KSV có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến
nghị theo quy định của pháp luật”.
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên
Theo đó, Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định KSV được phân công
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình
sự có 16 nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
“Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người
có thẩm quyền;
Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn
tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra;
kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất,
nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;
Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc
tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra; Đề
ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;
Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về
tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp
luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp;

3
Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng,
người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới
18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay
đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;
Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị
cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch,
người dịch thuật;
Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo
thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị
cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu
quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những
người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác
của Tòa án;
Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;
Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật;
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát
theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật
này”.
Ngoài ra, căn cứ Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ
pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của KSV được quy định như sau:
Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự, KSV có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
“Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự;
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong
quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài
liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này;
Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải
quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này;
Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;

4
Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định
của Bộ luật này;
Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định
của Tòa án có vi phạm pháp luật;
Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm
pháp luật;
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện
kiểm sát theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của KSV được quy định cụ thể, khác nhau
trong mỗi công việc, lĩnh vực khác nhau giúp người KSV hiểu rõ và dễ dàng
thực hiện nhiệm vụ của mình.
3. Sứ mệnh của Kiểm sát viên.
Sứ mệnh của KSV là bảo vệ pháp chế, hạn chế những sai phạm trong quá trình
xét xử, các bản án oan sai và đảm bảo quyền lợi của công chúng, tính công bằng,
minh bạch trong hệ thống tư pháp.
KSV chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố: KSV tham gia vào việc đề
nghị truy tố bị cáo, đảm bảo quyền lợi của nạn nhân và xem xét các tài liệu liên
quan đến vụ án: KSV triệu tập, hỏi cung bị can; lấy lời khai của người báo tin,
người tố giác, …
Kiểm sát hoạt động tư pháp: Họ giám sát quá trình xét xử, đảm bảo tính công
bằng và đúng pháp luật. KSV cũng kiểm tra các bản án oan sai và hạn chế sai
phạm trong quá trình xét xử.
Bảo vệ pháp chế: KSV đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi
phạm pháp luật, bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội.
Tuyên thệ: Trước khi bổ nhiệm, người được chọn làm KSV phải tuyên thệ:
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân; Đấu tranh không
khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật; Kiên quyết bảo vệ Hiến

5
pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội; Không ngừng phấn đấu, học tập và
làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan,
thận trọng, khiêm tốn” và Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức
hoạt động của VKSND (Điều 85 Luật tổ chức VKSND 2014).
KSV có trách nhiệm thi hành Quyết định số 08/QĐ-VKSTC ngày 16/01/2020
của Viện trưởng VKSND tối cao ban hành “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân”.
Tóm lại, KSV là một chức danh tư pháp được pháp luật quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn và sứ
mệnh của người Kiểm sát viên- người bảo vệ công lý.
II. Những tố chất cá nhân và phẩm chất đạo đức cần có của sinh viên luật
để thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của Kiểm sát viên
1. Những tố chất cá nhân mà sinh viên luật cần rèn luyện để thực hiện hiệu
quả các công việc và đúng sứ mệnh của Kiểm sát viên.
Tinh thần ham học hỏi và nghiên cứu: Theo một số nhà giáo dục cho rằng:
“Tinh thần ham học hỏi và nghiên cứu là trạng thái tinh thần mà người ta có sự
mong muốn và đam mê trong việc học hỏi, mở rộng kiến thức, và phát triển kỹ
năng (trong đó có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm)”. Đối với KSV, họ luôn
phải tự mình học hỏi và trau dồi những kiến thức liên quan đến pháp luật bởi các
quy định pháp luật mới luôn được đưa ra cũng như yêu cầu thay đổi trong cuộc
sống. Điều này khiến những cán bộ Kiểm sát phải tăng cường thực hiện việc
đọc, tra cứu thông tin và phân tích các quy định pháp luật mới để nắm bắt thực
tiễn. Chỉ khi hiểu được thực tiễn cũng như quy định pháp luật, họ mới có thể
thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ công việc của mình một cách hiệu quả. Do đó,
tinh thần ham học hỏi và nghiên cứu là không chỉ là yếu tố quan trọng mà mỗi
sinh viên Luật cần có trong quá trình học tập trên lớp mà nó còn có ảnh hưởng
tích cực đến quá trình thực hiện các công việc có liên quan đến ngành Luật và
cuộc sống thực tế. Đối với việc giảng dạy trên trường Đại học, giảng viên sẽ chỉ
tập trung truyền tải những kiến thức cơ bản vì mỗi tiết học chỉ chiếm từ 1 đến 1
tiếng 30 phút. Nếu không tự học, tìm tòi, nghiên cứu, sinh viên Luật sẽ có thể
không nắm chắc được những kiến thức cần thiết trong từng chương học. Điều
này đòi hỏi sinh viên Luật phải tự xác định được mục tiêu học của mình, lên kế

6
hoạch học tập phù hợp với khả năng của mình và các nguồn học liệu chất lượng.
Đặc biệt, yếu tố kỷ luật, tự giác đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập
và làm việc. Vì vậy, sinh viên Luật nói chung và sinh viên Luật muốn trở thành
KSV trong tương lai nói riêng cần phải tự “buộc” mình vào khuôn khổ để rèn
luyện khả năng tự học một cách hiệu quả.
Sự nhạy bén: Nhạy bén là khả năng nắm bắt, phát hiện và thích ứng, xử lý
nhanh đối với những yếu tố mới, những yêu cầu mới. Theo đó, một người nhạy
bén không chỉ có khả năng lắng nghe tốt mà họ còn phải có cả khả năng quan sát
tốt, đặc biệt là tính nhạy cảm đối với các chi tiết và biểu hiện tinh tế trong môi
trường xung quanh họ.Xuất phát từ chính yêu cầu nghề nghiệp thực hiện quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, KSV cần có sự nhạy bén khi hành nghề
như trong cách tiếp cận, quan sát và xử lý vấn đề, cũng như giúp KSV thích ứng
nhanh với những tình huống mới, chẳng hạn như những tình tiết có tính đột phá
có khả năng lật lại vụ án. Đồng thời, sự nhạy bén và linh hoạt sẽ giúp KSV có
những cách ứng xử khôn khéo để lấy được nhiều thông tin cần thiết từ việc hỏi
cung bị can hay lấy lời khai từ người tố giác. Đối với sinh viên Luật có mong
muốn trở thành KSV trong tương lai, họ cần phải rèn luyện sự nhạy bén của
mình thông qua việc thường xuyên lắng nghe và quan sát sự vật hiện tượng diễn
ra trong đời sống của mình. Cũng như trong quá trình học tập và rèn luyện ngành
Luật nói chung, sự nhạy bén được thể hiện qua việc sinh viên chú ý và chắt lọc
các kiến thức. Ngoài ra, sinh viên cần biết nắm bắt được cơ hội học tập giúp
mình phát triển như tham gia vào các cuộc thi nghiên cứu khoa học, tham gia
vào các cuộc Hội thảo, …
Tư duy phản biện và logic: Đối với sinh viên luật, kỹ năng tư duy phản biện,
logic là một trong những kỹ năng cần phải có để thực hiện hiệu quả những yêu
cầu học tập và yêu cầu công việc trên thực tế. Việc rèn luyện kỹ năng tư duy
phản biện, logic sẽ giúp cho sinh viên hiểu sâu về một vấn đề cụ thể được đặt ra.
Từ đó, sinh viên sẽ có cái nhìn đa chiều, chặt chẽ hơn. Việc này có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình đạt đến ước mơ trở thành KSV bởi những cán bộ Kiểm sát
khi thực hiện công việc, nhiệm vụ của một vụ án, họ cũng phải thường xuyên đặt
ngược lại tình huống để xem xét, kiểm tra các chi tiết vụ án, tránh xảy ra việc sai
sót hoặc bỏ qua chứng cứ đáng tiếc xảy ra. Để thực hiện kỹ năng tư duy phản

7
biện và logic, sinh viên cần kết hợp nhiều kỹ năng với nhau như kỹ năng đặt câu
hỏi kỹ năng phân tích, lập luận vấn đề. Ngoài ra, để nâng cao khả năng tư duy
logic nói riêng, sinh viên Luật có thể tham gia một số hoạt động như tích cực
tham gia các nhóm, câu lạc bộ thảo luận và tranh luận để trao đổi quan điểm
cũng như mở rộng tầm nhìn về các vấn đề liên quan. Thậm chí, trong quá trình
học tập trên lớp, sinh viên có thể thực hiện một số phương pháp học hiệu quả
như phương pháp vẽ sơ đồ tư duy; phương pháp Feynman, … để có thể phát
triển kỹ năng tư duy phản biện, logic.
Giao tiếp tốt: Khả năng giao tiếp tốt cũng là một trong số những tố chất cần
thiết mà sinh viên Luật cần rèn luyện để có thể thực hiện hiệu quả các công việc
cũng như đúng với sứ mệnh của một Kiểm sát viên. Bởi khi một KSV có khả
năng giao tiếp tốt thì họ sẽ biết cách sử dụng ngôn từ phù hợp, đúng ngữ cảnh;
các câu hỏi đặt ra sẽ logic, rõ ràng, rành mạch và chuẩn xác trong việc minh
chứng được tội phạm cũng như để áp dụng các hình phạt thích đáng, phù hợp với
người phạm tội. Ngoài ra, người cán bộ Kiểm sát cũng sẽ biết sử dụng các ngôn
ngữ cơ thể như phong thái ung dung, bình tĩnh, tự tin, đối đáp rõ ràng, dứt khoát.
Hơn thế nữa, khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp tăng độ thuyết phục và sức nặng
trong các cuộc tranh tụng, đối thoại của Kiểm sát viên, khi họ phải thường xuyên
động viên, thuyết phục các bị cáo và người khác trong trường hợp họ chối tội,
phản cung hoặc thay đổi lời khai trước đó. Mặt khác, trong nhiều trường hợp cụ
thể, KSV cần khéo léo sử dụng ngôn ngữ để từ chối nhiệm vụ của mình trong
trường hợp xét thấy nhiệm vụ cấp trên giao phó có sai phạm hay trái pháp luật.
Điều này nhằm tránh sự xung đột trong công việc giữa cấp trên và cấp dưới.
Thực tế, khả năng này hoàn toàn có thể được rèn luyện, cải thiện bởi sinh viên
Luật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trong quá trình làm việc nhóm,
tham gia các hội thảo. Để làm được điều đó, sinh viên Luật muốn trở thành KSV
cần trang bị cho mình thói quen nói chuyện từ tốn, phát âm rõ ràng, diễn đạt
logic. Đặc biệt hơn cả, sinh viên cần rèn luyện cho mình một phong thái tự tin,
bình tĩnh khi nói chuyện trước đám đông.
Biết lắng nghe: Biết lắng nghe là một tố chất cần có để một KSV tương lai thực
hiện hiệu quả công việc của mình. Có thể nói, với tính chất công việc phải tiếp
xúc với nhiều người để nắm bắt được các thông tin phục vụ cho việc điều tra vụ

8
án,... KSV cần phải có tố chất “biết lắng nghe”, bởi chỉ khi họ thật sự chú ý đến
lời khai của bị can, người tố giác, nhân chứng và hiểu được những cảm xúc, suy
nghĩ thật sự của họ, KSV mới có thể đưa ra những lập luận chặt chẽ và buộc tội
được đúng người đúng tội, nhất là ở trong những tình huống mà lằn ranh giữa
các tội rất mong manh, chẳng hạn như “tội giết người” (Điều 123 BLHS 2015)
và “tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người” (Điều 134 BLHS 2015).
Ngoài ra, chỉ khi lắng nghe, KSV mới phát hiện ra những sơ hở, những lời khai
gian dối, sai sự thật để giải quyết vụ án một cách khách quan, rõ ràng và minh
bạch nhằm đối chiếu với những chứng cứ đã thu thập được ghi lại trong hồ sơ.
Mặt khác, thái độ tích cực lắng nghe của KSV tại phiên tòa là một trong những
chỗ dựa tinh thần quan trọng đối với người bị hại, nhân chứng, bị cáo..., tạo cho
họ sự tin tưởng vào pháp luật, tin tưởng vào công lý, từ đó trình bày lời khai tại
tòa một cách trung thực, thành khẩn, đầy đủ, giúp KSV hiểu rõ bản chất vụ án để
đưa ra những đề nghị thấu tình, đạt lý với Hội đồng xét xử. Không những thế,
“biết lắng nghe” còn là biết lắng nghe từ nhiều phía, nhiều nguồn, do vậy tố chất
này sẽ giúp cho việc tư duy và tìm kiếm thông tin được khách quan, đa chiều và
công minh.
Có thể nói, biết lắng nghe là một tố chất rất quan trọng, và được xem là nền tảng
của một cuộc trò chuyện thành công trong bất kỳ bối cảnh nào.. Do vậy, sinh
viên rất cần trau dồi khả năng lắng nghe của bản thân không chỉ để phát triển các
mối quan hệ mà còn để hỗ trợ thực hiện hiệu quả công việc sau này.
Tính sáng tạo: Sáng tạo là quá trình tạo ra những ý tưởng, giải pháp, biện pháp
phù hợp để phát triển một cách độc đáo. Sinh viên Luật và những KSV tương lai
là những người phải tiếp xúc với những công việc pháp lý đặc thù, nơi yêu cầu
phải tìm ra những bằng chứng xác đáng để củng cố cho lập luận của mình nhằm
thực thi công lý trong một môi trường có nhiều sự biến đổi về các quy định pháp
luật và các tình tiết vụ án đổi mới không ngừng. Vì thế sinh viên rất cần trang bị
cho mình một lối tư duy độc lập, phản biện để phân tích và đánh giá nhằm làm
sáng tỏ, khẳng định tính chính xác của vấn đề nhưng vẫn đầy tính sáng tạo nhằm
kết hợp được những quan điểm mới và cũ để biến phát triển lối tư duy và hành
động, từ đó có thể đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt sự sáng
tạo sẽ giúp KSV tìm ra những giải pháp tốt hơn cho các thách thức của vụ án.

9
Để tăng khả năng sáng tạo của bản thân, hỗ trợ công việc sau này, những sinh
viên Luật mong muốn trở thành KSV nói riêng có thể để trí não và tâm hồn được
làm mới thông qua việc tham quan viện bảo tàng, đọc sách, mở rộng vòng bạn
bè,…
Tính kiên trì, nhẫn nại: Điều này đặc biệt quan trọng với sinh viên luật khi
phải đối mặt với khối lượng kiến thức lớn phức tạp, từ việc tìm hiểu luật, ngôn
ngữ chuyên ngành khó hiểu, tư duy pháp lý cần được tích lũy dần dần, việc
nghiên cứu các bản án hay tìm ra những lỗ hổng để hoàn thiện pháp luật. Ngay
cả khi ra trường, sinh viên phải đối mặt với việc tìm kiếm công việc mơ ước,
sinh viên định hướng theo lĩnh vực Tư pháp vẫn phải tiếp tục tham gia các khóa
đào tạo để hành nghề hay gắn với mức lương thấp để tích luỹ kinh nghiệm trong
tương lai.
Với những đặc thù riêng, ngành Kiểm sát cũng đòi hỏi phải có kiến thức sâu
rộng, có kỹ năng, ứng biến nhanh nhạy, kinh nghiệm phong phú, và đạo đức.Đôi
khi, các vụ việc có thể kéo dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn để giải quyết. KSV cần
phải làm việc không ngừng nghỉ và tuân thủ tiến độ để đạt được kết quả như
mong muốn. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều áp lực đặt ra đối với
ngành Kiểm sát, yêu cầu nhiệm vụ và trách nhiệm tăng thêm rất nhiều; KSV
phải trực tiếp tham gia, thực hiện nhiều hoạt động tố tụng nhằm phòng, chống
oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm;... Bằng sự tận tâm nỗ lực kiên trì không ngừng,
KSV dần hoàn thiện được kỹ năng, nghiệp vụ và xây dựng uy tín, đạo đức nghề
nghiệp.
Bên cạnh việc rèn luyện thêm các tố chất cá nhân cần có, để thực hiện hiệu quả
các công việc và đúng sứ mệnh của KSV, sinh viên Luật cần trau dồi và rèn
luyện đầy đủ về mặt kiến thức, kinh nghiệm, thái độ, tư tưởng,...
2. Phẩm chất đạo đức cần có để thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ
mệnh của Kiểm sát viên.
Mỗi cán bộ Kiểm sát cần đáp ứng yêu cầu về trình độ khoa học pháp lý, nghiệp
vụ nhưng trước hết phải có phẩm chất đạo đức tốt, phải có cái tâm trong sáng,
nhất là phải "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Đây
cũng chính là những phẩm chất được quy định trong Quyết định số 21/QĐ -
VKSTC về quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát

10
Trước hết, người KSV phải công minh, nghĩa là phải luôn công bằng và sáng
suốt trong công việc. Đây là một phẩm chất quan trọng và cốt yếu của sinh viên
Luật. Là người hiểu pháp luật và mang đến sự khách quan, công bằng cho mọi
người, người học luật phải dựa trên luật pháp, dựa trên chứng cứ, dựa trên sự
thật để phán xét một cách khách quan; cũng như thực tế để thi hành pháp luật.
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ KSV phải luôn theo đúng lẽ phải, không
thiên vị, nhận thức rõ ràng và giải quyết các vấn đề một cách đúng đắn, không
sai lầm.
KSV không chỉ phải công minh mà còn phải chính trực trong công việc. Phẩm
chất chính trực đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát trong công việc của mình phải có
bản lĩnh, ngay thẳng, chân thật, theo đúng lẽ phải, không gian dối, không thiên
vị, không mờ ám, luôn coi trọng công việc. Mọi hành vi pháp lý của cán bộ,
KSV phải xuất phát từ quy định của pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, bảo
đảm việc xử lý vi phạm pháp luật đúng người, đúng tội, không được làm oan,
sai, không được bỏ lọt tội phạm và vi phạm pháp luật. Đồng thời, không thiên vị,
không suy diễn, không xuyên tạc, bóp méo sự thật, không nhìn nhận, đánh giá sự
việc một cách chủ quan, phiến diện, định kiến cá nhân. Phải đi sâu tìm hiểu,
phân tích, làm rõ bản chất của sự việc, dựa vào những cơ sở khoa học, cơ sở thực
tế để đưa ra quyết định giải quyết sự việc một cách phù hợp, chính xác. Vì vậy,
mỗi sinh viên Luật phải luôn ý thức về tinh thần thượng tôn pháp luật và hành
động một cách linh hoạt, sáng tạo và thông thái.
Để bảo đảm sự công minh, chính trực, người cán bộ Kiểm sát phải có tác phong
và phương pháp làm việc khách quan, thận trọng và khiêm tốn. Tính thận trọng
đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát khi giải quyết các vụ việc cụ thể phải cân nhắc,
suy tính thật cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh sai sót khi đưa ra quyết định giải quyết.
Sự thận trọng cũng chính là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật
của người cán bộ Kiểm sát. Phải đi sâu vào phân tích, đánh giá mọi tình tiết, điều
kiện, hoàn cảnh của sự việc thực tế xảy ra; đối chiếu với quy định của pháp luật.
Từ đó xác định đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn nhằm giải quyết vụ việc
đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.
Bên cạnh đó, khiêm tốn là đức tính không thể thiếu của người cán bộ Kiểm sát.
Sự khiêm tốn đòi hỏi KSV có ý thức và thái độ đúng mức trong việc nhìn nhận,

11
đánh giá bản thân; không tự lấy làm thoả mãn về những gì mình đã đạt được mà
không tự phấn đấu hoặc tự đánh giá mình quá cao và tỏ ra coi thường người
khác; không quan liêu, cửa quyền, hống hách. Người cán bộ Kiểm sát phải
khiêm tốn bởi vì công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp
luật là vô cùng khó khăn, phức tạp, có thực sự khiêm tốn, cầu thị thì mới được
người dân tin tưởng.
3. Liên hệ với một số Kiểm sát viên tiêu biểu ở Việt Nam và một số quốc gia
khác.
3.1 Kiểm sát viên tiêu biểu ở Việt Nam
Ông Bùi Xuân Mẫn (SN 1930), nguyên Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Hải Hưng
ở tuổi 92, ông vẫn tỏa sáng phẩm chất người KSV 75 năm tuổi Đảng.
Năm 1960, ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập, thực hiện sự phân công của
Đảng và tổ chức, tháng 3/1961, ông Mẫn được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng
VKSND huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Hưng. Bằng sự kiên trì nỗ lực hết mình, ham
học hỏi nghiên cứu với công việc, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng ông đã lần lượt
giữ các chức vụ chủ chốt như Huyện ủy viên, Viện trưởng VKSND huyện Thanh
Hà. Ông trải lòng: “Dù trước một vụ án lớn, phức tạp, nhiều bị can, cùng hàng
ngàn trang bút lục hay với những vụ án đơn giản, tôi chưa bao giờ tỏ ra chủ
quan. Tôi hiểu rằng, sau mỗi bản án là số phận một con người. Chỉ một sơ suất
nhỏ cũng có thể để lọt tội phạm hay làm oan sai người vô tội”. Đó chính là sự tỉ
mỉ cẩn trọng xong cũng là sự nhạy bén để tránh gặp sai sót của một KSV yêu
nghề kính nghiệp
Một vụ án tiêu biểu xảy ra tại xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng.
Người dân tố cáo cán bộ xã sai phạm về đất đai nên Thanh tra của huyện Tứ Lộc
ngày đó vào cuộc. Nhưng kết luận của Thanh tra đã không chỉ ra sai phạm và có
dấu hiệu dung túng, bao che nên người dân tiếp tục có đơn khiếu nại, đề nghị
Viện kiểm sát vào cuộc. Sau khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại của người dân, ông
Mẫn đã chỉ đạo KSV xác minh, làm rõ. Quá trình xác minh khiếu nại, lắng nghe
ý kiến người dân, KSV phát hiện một số cán bộ xã Nguyên Giáp có sai phạm
nghiêm trọng về quản lý đất đai, nhưng Thanh tra huyện Tứ Lộc đã bao che cho
sai phạm đó. Vụ án sau đó bị VKSND huyện Tứ Lộc truy tố đưa ra Tòa án xét
xử, một số cán bộ xã Nguyên Giáp sai phạm về quản lý đất đai lãnh án tù giam.

12
Vụ án đó đã thu hồi được tài sản cho Nhà nước, đặc biệt là lấy lại niềm tin cho
người dân. Ông Bùi Xuân Mẫn là tấm gương sáng đại diện cho người cán bộ
Kiểm sát công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn giỏi nghiệp
vụ.
3.2 Một số Kiểm sát viên tiêu biểu ở một số quốc gia khác.
Summer Stephan giữ chức vụ công tố viên điều tra và phó công tố viên trong gần
30 năm và đã xử lý nhiều vụ án trước khi trở thành công tố viên trưởng tại thành
phố San Diego, Hoa Kỳ1. Cô chuyên xử lý các vụ án giết người khó và lạm dụng
tình dục trẻ em, góp phần giúp cho San Diego là một trong những thành phố lớn
an toàn nhất ở Mỹ, với tỷ lệ tội phạm bạo lực và tài sản thấp hơn nhiều so với
các thành phố như Chicago, Los Angeles và Philadelphia. Nhờ khả năng lãnh
đạo mạnh mẽ và chính trực của mình, cô đã được nâng lên vị trí lãnh đạo trong
Hiệp hội Luật sư quận Quốc gia (National District Attorneys Association) và
đang tranh cử tái tranh cử trong năm nay.
Theo lời tâm sự của những đồng nghiệp, cô là người ham học hỏi, biết lắng nghe
trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Cô đã tốt nghiệp ngành Luật tại một
trường đại học danh giá của Hoa Kỳ, sau đó đã tiếp tục học tập nghiệp vụ công
tố để theo đuổi ước mơ công tố viên của mình.Trong quá trình làm công tố viên
của mình, bất cứ vụ án nào mà Summer tham gia, cô đều dành phần lớn thời gian
của mình để lắng nghe và lấy lời khai của bị can và nạn nhân, để có thể đưa ra
quyết định chính xác, công bằng và hợp lý.
Đối với khía cạnh đạo đức, Summer được các đồng nghiệp nhận định là một nữ
KSV chính trực- công minh- khách quan. Có lần, cô đã không ngần ngại buộc tội
một phó cảnh sát trưởng khi người này đã bắn một nghi phạm không có vũ khí
trong quá trình đang bỏ trốn. Có thể thấy rằng cô đã bỏ qua những mối quan hệ
được coi là “cá nhân” để đứng lên bảo vệ lẽ phải bởi chỉ khi công lý được thực
thi thì quốc gia mới được bình yên. Ngoài ra, Stephan cũng buộc tội các nhà hoạt
động Antifa - những nhà hoạt động có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng

1
Tại Hòa Kỳ, công tố viên được hiểu là “một luật sư thực hiện việc truy tố các tội phạm hình sự và trình bày
vụ việc để truy tố trong một thủ tục tố tụng hình sự”. (Nguồn: Legal Encylopedia, Legal Information
Institute, Cornell Law School, xem tại: https://www.law.cornell.edu/wex/prosecutor, truy cập ngày
28/03/2024)

13
người dân sinh sống tại Hoa Kỳ vì đã tấn công những người vô tội ủng hộ
Donald Trump.
III. Định hướng tương lai sinh viên luật với nghề Kiểm sát viên:
1. Những thuận lợi khi trở thành Kiểm sát viên.
Thứ nhất, khi trở thành KSV, họ sẽ có cơ hội trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia
vào các hoạt động tư pháp, bảo vệ hệ thống pháp luật quốc tế nói chung và Việt
Nam nói riêng. Công việc của KSV thường đòi hỏi sự phân tích sắc bén, kỹ năng
nghiên cứu và lập luận pháp lý. Đối mặt với các vụ án phức tạp hoặc đôi khi là
những tình huống căng thẳng, KSV sẽ có cơ hội sử dụng những kiến thức và kỹ
năng pháp lý của mình để đưa ra quyết định công bằng và hiệu quả. Đối với các
sinh viên có mưu cầu và chí hướng phát triển sự nghiệp, thách thức đến từ vị trí
kiểm sát viên sẽ là tính hấp dẫn thu hút các sinh viên này.
Thứ hai, xuất phát từ lợi thế của các ngành nghề trong khối cơ quan nhà nước,
ngành kiểm sát thường mang tính ổn định, có nhiều cơ hội thăng tiến nếu có
mưu cầu và chí hướng phát triển sự nghiệp. Ngoài ra, thời gian cũng là một
thuận lợi vì công việc thường gói gọn trong giờ hành chính, KSV không bị áp
lực tăng ca hay làm thêm ngoài giờ.
Thứ ba, xuất phát từ đặc trưng, tính chất của nghề nghiệp, vai trò của KSV thể
hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tố tụng như quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem
xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm,... Do đó,
với những sinh viên ưa thích và có năng lực trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình
sự, hành chính nhà nước thường có xu hướng lựa chọn theo đuổi ngành Kiểm
sát.
2. Những khó khăn khi trở thành Kiểm sát viên
Thứ nhất, có thể kể đến vấn đề hạn chế trong cơ hội việc làm của ngành Kiểm
sát. Trái ngược với số lượng cử nhân tốt nghiệp ngành Luật tăng theo hàng năm,
số lượng biên chế không có quá nhiều thay đổi, thậm chí là đang có xu hướng
tinh giản, dẫn đến việc số lượng nhân lực ngành Kiểm sát còn hạn chế. Theo như
Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/07/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế hệ
thống chính trị giai đoạn 2022-2026, toàn bộ hệ thống hướng đến mục tiêu giảm
ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức; 10% biên chế viên chức hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước, trong đó có KSV

14
Thứ hai, tình trạng cạnh tranh cao kèm theo những yêu cầu về chuyên môn,
nghiệp vụ cũng như việc đòi hỏi phải trải qua nhiều kỳ thi sát hạch khắt khe để
có thể được bổ nhiệm vào vị trí KSV cũng khiến cho lợi thế ổn định của công
việc mang tính chất nhà nước này ít nhiều giảm đi, sinh viên cũng trở nên e ngại
hơn khi quyết định lựa chọn theo đuổi ngành nghề Kiểm sát.
Thứ ba, sinh viên thường ít lựa chọn trở thành KSV do mức lương khởi đầu của
ngành công việc Kiểm sát tương tự như các công việc trong khối cơ quan nhà
nước khác đều khá thấp hơn so với thị trường làm việc, thậm chí không đủ để chi
trả cho sinh hoạt phí hàng tháng.

KẾT LUẬN

Với mong muốn hướng đến và xây dựng một quốc gia “dân giàu-nước mạnh-
dân chủ-công bằng- văn minh”, Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam cùng Nhân dân đã đạt được những thành tựu nhất định sau khi trải qua qua
bao vất vả, gian nan trong quá khứ. Một trong những cố gắng đó là xây dựng hệ
thống pháp luật chặt chẽ bởi pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà
nước hữu hiệu, mà còn là “đòn bẩy” sự độc lập, tự do và hạnh phúc của người
dân. Đặc biệt, trong nền tư pháp, khi quyền con người được đặt lên hàng đầu thì
đích đến của toàn bộ hệ thống tư pháp cũng như vị trí và vai trò của nghề luật có
vai trò đặc biệt quan trọng hơn bao giờ hết. Theo đó những công việc liên quan
đến lĩnh vực này như luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán đều có đóng góp quan
trọng trong sự phát triển của toàn xã hội. Điều này khiến những người thực hiện
công việc này phải xác định sự chính trực và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp
cũng như tuân thủ theo những quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, đối với
ngành Kiểm sát, mỗi KSV được ví như những “chiến binh” bảo vệ lẽ phải và
công lý. Do đó, bản thân mỗi cán bộ Kiểm sát xác định được hướng đi, mục tiêu
không chỉ để nhằm xây dựng một nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp mà còn
nhằm xây dựng một quốc gia vững mạnh.
Trong tương lai, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và đòi hỏi về kiến
thức pháp lý cũng ngày càng trở nên phong phú hơn. Đây vừa là cơ hội vừa là
thách thức với sinh viên ngành Luật bởi đi kèm với những cơ hội trước mắt còn
là những khó khăn nhất định. Vì thế, đối với sinh viên ngành Luật, bản thân

15
chúng ta cần hiểu rõ và nắm vững những quy tắc làm nghề, rèn luyện về mặt kỹ
năng, phát triển những tố chất sẵn có cũng như trau dồi kiến thức, kỷ luật bản
thân, xây dựng và phát triển những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp nhằm hoàn thiện
bản thân cũng như xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, một quốc gia hùng
cường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Văn bản pháp luật

1. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2017

2. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

3. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

4. Quyết định số 08/QĐ-VKSTC ngày 16/01/2020 của Viện trưởng VKSND


tối cao quyết định “ Ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân”.

5. Quyết định số 21/QĐ-VKSTC ngày 07/02/2023 của Viện trưởng VKSND


tối cao quyết định “ Ban hành quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của
người cán bộ Kiểm sát”.

II. Tạp chí, nghiên cứu khoa học

1. Tò mò, ham học hỏi - yếu tố không thể thiếu dẫn đến thành công - Đại học
Đông Á, xem tại: https://cnthucpham.donga.edu.vn/thong-tin-chi-tiet/to-mo-
ham-hoc-hoi---yeu-to-khong-the-thieu-dan-den-thanh-cong-27864, truy cập
ngày 25/03/2024

2. Tư duy phản biện là gì? Làm sao để rèn luyện tư duy phản biện? - Trung
tâm hợp tác doanh nghiệp & GTVL, xem tại:https://daivietsaigon.edu.vn/dao-
tao/bai-viet/tu-duy-phan-bien-la-gi-lam-sao-de-ren-luyen-tu-duy-phan-bien-
5385.html, truy cập ngày 26/03/2024

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên - Trường Đại học Kiểm sát Hà
Nội, xem tại: https://hpu.vn/ksv-can-biet/23-nhiem-vu-quyen-han-cua-kiem-
sat-vien-9197.html, truy cập ngày 20/03/2024

16
4. The five best prosecutors in America - Thomas Hogan - May 04 2022, xem
tại: https://www.city-journal.org/article/the-five-best-prosecutors-in-america,
truy cập ngày 28/03/2024

5. Insider Trading: What is it? - Business Standard, xem tại:


https://www.business-standard.com/about/what-is-insider-trading, truy cập
ngày 27/03/2024

7. Legal Encylopedia, Legal Information Institute, Cornell Law School, xem


tại: https://www.law.cornell.edu/wex/prosecutor, truy cập ngày 28/03/2024

17

You might also like