You are on page 1of 18

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC NHÓM


MÔN:NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG
PHÁP HỌC LUẬT
ĐỀ BÀI:01.
“Phân tích khái niệm và khái quát các công việc chủ yếu của chức danh
thẩm phán. Sinh viên luật cần rèn luyện các tố chất cá nhân và phẩm chất
đạo đức nào để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh
của một thẩm phán?(Khuyến khích sinh viên liên hệ những tố chất và
phẩm chất đó với một số thẩm phán tiêu biểu trên thế giới hoặc ở Viêt
Nam). Trong tương lai nhóm sinh viên có thích hành nghề với chức danh
thẩm phán không và tại sao?”

NHÓM 6 – LỚP N02 – TL2

Hà Nội, 2021

1
THÀNH VIÊN NHÓM 6

Nguyễn Văn Trung MSSV:452252 (Nhóm trưởng)


Nguyễn Thị Hiền MSSV:450323
Bàn Thị Hường MSSV:450404
Lâm Kim Cúc MSSV:450152
Nguyễn Việt Hùng MSSV:450306
Hoàng Thị Thu Huyền MSSV:451449
Hoàng Thị Thảo MSSV:451353
Nguyễn Minh Hòa MSSV:450530
Nguyễn Thị Thùy Trang MSSV:440352
Nông Tuấn Long MSSV:452013

2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................5
I. Phân tích khái niệm thẩm phán và khái quát các nội dung công việc chủ
yếu của chức danh thẩm phán............................................................................5
1. Khái niệm, đặc điểm của nghề thẩm phán....................................................5
a) Khái niệm thẩm phán.....................................................................................5
b) Đặc điểm của nghề thẩm phán:.....................................................................6
2. Khái quát các nội dung công việc chủ yếu của chức danh thẩm phán.......7
II. Các tố chất cá nhân và phẩm chất đạo đức sinh viên Luật cần rèn luyện
để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của một
thẩm phán............................................................................................................8
1. Những tố chất mà sinh viên Luật cần rèn luyện để trở thành một thẩm
phán......................................................................................................................8
2. Quy tắc đạo đức hành nghề của thẩm phán mà sinh viên Luật (và thẩm
phán) cần rèn luyện để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công việc và đúng
sứ mệnh của một thẩm phán............................................................................10
3. Những tố chất và phẩm chất của một số thẩm phán tiêu biểu trên thế giới
.............................................................................................................................12
III. Trong tương lai nhóm sinh viên có thích hành nghề với chức danh thẩm
phán không và tại sao?......................................................................................13
KẾT BÀI............................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................16

3
MỞ ĐẦU
Thẩm phán một nghề nghiệp mà các sinh viên luật mơ ước và khao khát
được hành nghề sau khi ra trường. Một công việc, nghề nghiệp của những người
cầm cân, nảy mực, đứng về phía pháp luật bảo vệ những giá trị pháp lý của con
người, bảo vệ sự tự do, quyền bình đẳng, xây dựng một xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Một nghề nghiệp đòi hỏi những yêu cầu phẩm chất đạo đức vô
cùng cao để có thực hiện đúng các công việc của nghề thẩm phán, thực hiện hiệu
quả các nhiệm vụ và sứ mệnh quan trọng của một người thẩm phán. Vì vậy
thông qua việc phân tích đề bài số 1: “Phân tích khái niệm và khái quát các
nội dung công việc chủ yếu của chức danh thẩm phán. Sinh viên luật cần rèn
luyện các tố chất cá nhân và phẩm chất đạo đức nào để chuẩn bị thực hiện
hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của một thẩm phán? (Khuyến khích
sinh viên liên hệ những tố chất và phẩm chất đó với một số thẩm phán tiêu
biểu trên thế giới hoặc ở Việt Nam). Trong tương lai nhóm sinh viên có thích
hành nghề với chức danh thẩm phán không và tại sao?” để từ đó chúng ta có
thể hiểu sâu hơn về nghề thẩm phán và tạo dựng động lực cho bản thân mình để
rèn luyện bản thân không ngừng nghỉ, cố gắng hàng ngày học tập, trau dồi đạo
đức để dần dần có thể trở thành một thẩm phán trong tương lai.  

4
NỘI DUNG

I. Phân tích khái niệm thẩm phán và khái quát các nội dung công việc
chủ yếu của chức danh thẩm phán.

1. Khái niệm, đặc điểm của nghề thẩm phán

a) Khái niệm thẩm phán


Theo khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc Hội số
02/2002/PL - UBTVQH ngày 4 tháng 10 năm 2002 về Thẩm phán và hội thẩm
tòa án nhân dân thì: “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của
pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác
thuộc thẩm quyền của Toà án”.
Như vậy có thể thấy một số đặc điểm của thẩm phán, đó là: Thẩm phán là
người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Thẩm phán cũng còn gọi là
quan tòa là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ
tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm
phán. Thẩm phán có nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những việc khác thuộc
thẩm quyền của tòa án.
Thẩm phán là một chức danh tư pháp quan trọng không thể thiếu trong tổ
chức Tòa án nói riêng và trong bộ máy nhà nước nói chung. Ở nước ta, từ năm
2002, pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân đã ghi nhận thẩm phán
là một chức danh tư pháp mà trước đó thẩm phán chỉ được coi là một chức vụ.
Quy định này đánh dấu một bước ngoặt về nhận thức để xây dựng đội ngũ thẩm
phán chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động xét xử. Chỉ khi nào coi
thẩm phán là một nghề, có vị trí, chức danh nhất định trong xã hội thì họ mới có
cơ sở và điều kiện pháp lý để làm việc và cống hiến, phấn đấu cho sự nghiệp của
mình. Hoạt động xét xử của thẩm phán là chuyên nghiệp, do đó thẩm phán phải
được tuyển chọn một cách kĩ lưỡng, cẩn thận để tìm được người đủ năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức có thể đảm đương tốt vai
trò của thẩm phán. Pháp luật Việt Nam đã lựa chọn cách thức bổ nhiệm để tuyển
chọn thẩm phán và cũng đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể trong việc tuyển chọn thẩm
phán. Về cơ bản những qui định này bước đầu đã tạo ra những cơ sở pháp lý để
hình thành đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp cho hoạt động xét xử. Tuy nhiên,
pháp luật cũng cần quy địng rõ ràng, cụ thể hơn nữa về tính chuyên nghiệp của
thẩm phán trên tất cả các lĩnh vực như: cơ chế bảo đảm, năng lực chuyên môn,
đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng xét xử... để có thể xây dựng đội ngũ thẩm phán
chuyên nghiệp.
Thẩm phán được hiểu là những người làm việc tại tòa án, được quyền
nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án:
5
- Thẩm phán cũng còn gọi là quan tòa, là người thực hiện quyền xét xử
chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành
phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán.
- Chỉ có thẩm phán mới có quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án
- Thẩm phán do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề
nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nhiệm kỳ đầu của thẩm phán
là 5 năm, tiếp theo là 10 năm
- Các loại: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp, Thẩm
phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp

b) Đặc điểm của nghề thẩm phán:


Thẩm phán là một trong những người hoạt động nhân danh nhà nước, nhân danh
pháp luật và công lý. Lấy quy tắc ứng xử đạo đức nghề thẩm phán làm chuẩn
mực cho hành vi ứng xử nghề nghiệp. Căn cứ vào dấu hiệu cơ bản của một nghề
thì nghề thẩm phán có các đặc điểm hoạt động sau:
- Đối tượng lao động: Mang đến những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến
sinh mệnh và điều kiện sinh tồn của đương sự hoặc bị cáo
- Mục đích lao động: Nhận thức đối tượng và biến đổi đối tượng, bảo vệ lợi
ích cá nhân và cộng đồng
- Công cụ lao động: Pháp luật
- Điều kiện lao động: Môi trường bảo vệ thực thi quyền tư pháp của nhà
nước
- Sản phẩm lao động: Bản án
Cụ thể:
- Về đối tượng lao động: Thẩm phán là nghề buộc phải tiếp xúc với con
người trên cả hai phương diện, sinh mệnh và chính trị-pháp luật và các
bảo đảm vật chất, bảo đảm sự sinh tồn đối với cuộc sống bình thường của
cá nhân con người trong điều kiện trung của xã hội. Tính chất của việc
tiếp xúc giữa người hành nghề thẩm phán với đối tượng của nghề nghiệp
(hiểu theo nghĩa một hoạt động của người thẩm phán) ở trạng thái rất đặc
biệt, đó là gây ra các ảnh hưởng khác nhau đến sinh mệnh và điều kiện
sinh tồn của đương sự hoặc bị cáo.
- Về mục đích lao động: Thẩm phán là nghề vừa có mục đích nhận thức đối
tượng, tức là tìm ra sự thật có liên quan đến đối tượng hoạt động nghề
nghiệp thầm phán, vừa có mục đích biến đổi đối tượng theo cả nghĩa cải
tạo giáo dục người phạm tội và đem lại công bằng cho người có quyền và
lợi ích hợp pháp. Mục đích của nghề thẩm phán luôn được thể hiện trên
hai bình diện là bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân cũng như của xã hội.

6
- Về công cụ lao động: Nghề thẩm phán là nghề mà công cụ lao động hoàn
toàn khác so với các nghề khác trong xã hội. Công cụ lao động của nghề
thẩm phán là pháp luật. Thông qua hoạt động sử dụng viện dẫn áp dụng
pháp luật dựa vào pháp luật để tác động tới các quan hệ xã hội phát sinh
giữa con người với nhau hoặc các tổ chức. Toàn bộ hoạt động lao động
nghề ngiệp của nghề thẩm phán được bảo vệ được thúc đẩy và diễn ra
trong khuôn khổ pháp luật với trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
- Về điều kiện lao động: Thẩm phán là nghề gắn với môi trường bảo vệ,
thực thi “quyền lực tư pháp” của Nhà nước. Cùng với công cụ pháp luật,
người hành nghề thẩm phán đòi hỏi phải tuân thủ quy tắc đạo đức, nghề
ngiệp nghiêm ngặt với chức năng nghề ngiệp là bảo vệ pháp chế, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và xã hội, lợi ích nhà
nước, bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Môi trường lao động của nghề
thẩm phán gắn với môi trường chính trị pháp lý và luôn chịu sự kiểm soát
của pháp luật cũng như sự giám sát của nhân dân.
- Về sản phẩm lao động: Sản phẩm lao động của nghề thẩm phán cũng vô
cùng đặc biệt so với sản phẩm lao động của các nghề nghiệp khác. Đó là
nhân danh nhà nước, nhân danh pháp luật để ra các bản án chứa đựng
những phán quyết về việc giải quyết vụ án theo hướng có tội hay không
có tội và đúng hay sai. Phán quyết của thẩm phán có tác động trực tiếp tới
sinh mệnh và sự nghiệp của một người nên nếu thẩm phán phán quyết sai
thì hậu quả tổn hại về tài sản, tính mạng danh dự, nhân phẩm của cá nhân
và tập thể là rất to lớn và không thể bù đắp.

2. Khái quát các nội dung công việc chủ yếu của chức danh thẩm phán
Đối với bất kỳ công việc nào cũng đều có một trật tự hay quy trình làm
việc nhất định và thẩm phán-công việc đại diện pháp luật, nhà nước về thi hành
pháp luật lại càng cần thực hiện công việc theo quy trình một cách nghiêm khắc
và khắt khe hơn.
Nơi làm việc chính của thẩm phán chủ yếu là các phiên tòa xét xử. Trong
các phiên tòa xét xử những người thi hành luật pháp bao gồm: Luật sư( luật sư
bên bị cáo, luật sư bên nguyên đơn, luật sư của tòa án nếu bị cáo không có/
không thuê luật sư riêng), thư ký tòa án(người ghi chép lại toàn bộ thông tin
diễn ra trong quá trình diễn ra tại phiên tòa xét xử, bị cáo, nguyên đơn, nhân
chứng,...và các đối tượng có liên quan. Đây cũng chính là những người mà thẩm
phán làm việc cùng và dựa vào thông tin có liên quan để làm việc.
Các công việc cụ thể mà một thẩm phán cần thực hiện đó là:
- Tiếp nhận và xử lý các thông tin về các đơn kiện sau đó lập hồ sơ về các
vụ án đó dựa trên các thông tin đã nhận được trước đó.
7
- Thu thập các thông tin, nhân chứng, chứng cứ có liên quan đến các vụ án
dân sự, yêu cầu để được hỗ trợ từ phía các bên đương sự có liên quan đến
vụ án đó.
- Ra quyết định tiếp tục điều tra hay dừng lại các vụ kiện tụng dân sự đó.
Từ đó đưa ra các giải pháp cho các bên đương sự bằng các biện pháp giải
hòa hay đi đến việc kiện tụng dân sự tại tòa án đến cùng.
- Hướng dẫn và giải quyết các vấn đề pháp lý đối với các bên đương sự để
họ được hưởng các quyền lợi và được hỗ trợ về mặt luật pháp từ chính tòa
án.
- Thực hiện công việc làm chủ tọa trong các vụ án dân sự và tham gia vào
việc xét xử các vụ án đó dựa trên toàn bộ các công việc đã thực hiện một
cách có trình từ trước đó.
- Kết hợp với các cơ quan để hỗ trợ trong công tác điều tra và thu thập
chứng cứ trong quá trình xét xử vụ án để làm rõ thêm vấn đề dựa trên
thông tin, bằng chứng, chứng cứ có tính xác thực nhất.
- Giải quyết và xử lý đối với các hành vi và đối tượng cản trở quá trình điều
tra cũng như các hoạt động về tổ tụng dân sự.

II. Các tố chất cá nhân và phẩm chất đạo đức sinh viên Luật cần rèn
luyện để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh
của một thẩm phán

1. Những tố chất mà sinh viên Luật cần rèn luyện để trở thành một
thẩm phán
Thẩm phán là những người đại diện cho pháp luật, thực hiện những công
việc vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự ổn định cho xã hội, là biểu tượng cho
sự thượng tôn pháp luật. Nhân danh nhà nước thực hiện sứ mệnh bảo đảm pháp
luật được thực hiện một cách đúng đắn. Do vậy, thẩm phán là một người giữ
chức vụ vô cùng quan trọng. Để trở thành một thẩm phán, bên cạnh việc trau dồi
kiến thức, đạo đức...thì cần phải rèn luyện những tố chất vô cùng cần thiết và
quan trọng
Đó là:
- Thứ nhất, rèn luyện năng lực lãnh đạo, quản lý của người thẩm phán
như: Năng lực thực tiễn, năng lực quản lý, năng lực dự báo, định
hướng phát triển, năng lực tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng
đường lối, chính sách, pháp luật, năng lực thuyết phục và tổ chức nhân
dân thực hiện,...
- Thứ hai, rèn luyện tính sáng tạo nhạy bén trong việc giải quyết các vụ
việc cụ thể nhằm đạt được mục đích tốt nhất. Rèn luyện kĩ năng tư duy
phê phán, kĩ năng đưa ra quyết định, kĩ năng lắng nghe
8
- Thứ ba, phải rèn luyện trí tuệ, năng lực nhận thức của bản thân phải
đạt đến trình độ tư duy lý luận. Năng lực tư duy lý luận góp phần tích
cực vào việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung triển khai thực hiện
các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện
các công việc và sứ mệnh một cách có hiệu quả của người thẩm phán.
Tư duy lý luận còn giúp người thẩm phán, phân tích, đánh giá mức độ
thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc và chỉ ra khó khăn, thuận lợi,
những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, những hệ quả trước mắt và lâu dài,
những điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ và thực hiện các công
việc cụ thể của một thẩm phán; phân tích, đánh giá được các vấn đề
đưa ra có phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế hiện nay không.
Năng lực nhận thức của người thẩm phán còn thể hiện ở khả năng nhìn
xa, trông rộng, khả năng tiên đoán và phân tích các yếu tố để hoạch
định bước đi cho tương lai.
- Thứ tư, phải cố gắng phát triển bản thân, rèn luyện bản thân người
thẩm phán phải là người tự tin, nhất quán, dám nghĩ, dám làm, dám
dân thân vào việc khó, quyết tâm vượt qua thử thách, thực hiện mục
tiêu đã đặt ra, không dao động trước những khó khăn, tác động bên
ngoài, lời nói và hành động phải đi đôi với nhau, từ đó tạo lòng tin cho
cấp dưới. Rèn luyện khả năng vượt qua những cám dỗ, tiêu cực của
chức quyền và lợi lộc, giữ vững phẩm chất trong sáng của người thẩm
phán.
- Thứ năm, rèn luyện các kỹ năng “mềm” cần thiết, các yếu tố không thể
thiếu cho ứng viên thẩm phán thời hiện đại là các kĩ năng mềm bởi vì
ngành luật nói chung và nghề thẩm phán nói riêng là một trong những
ngành, nghề gắn liền với hoạt động giao tiếp, ứng xử.
Sinh viên Luật có thể rèn luyện thêm kĩ năng mềm cho mình bằng cách:
• Tham gia các hoạt động xã hội của khoa, Trường, các câu lạc bộ.
• Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: hỏi những điều muốn hỏi, mạnh dạn đưa ra ý
kiến trong các vấn đề, lựa chọn từ ngữ, thái độ, cử chỉ đúng mực.
• Thường xuyên tham gia các hoạt động nhóm để có kỹ năng làm việc
nhóm như lập kế hoạch nhóm, phân chia đầu việc, phối hợp trong các hoạt
động.
• Rèn luyện kỹ năng đàm phán, ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề qua các
phiên tòa giả định, các buổi thực tập tư vấn luật pháp tại Khoa, Trường.
• Trong quá trình học tập, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng tra cứu thông tin
trên các phương tiện sách báo, internet
- Thứ sáu, phải rèn luyện và trau dồi năng lực chuyên môn, kiến thức
chuyên ngành của một người thẩm phán là năng lực vận dụng kiến
9
thức chuyên môn để từ đó phục vụ công tác lãnh đạo. Trình độ chuyên
môn giỏi sẽ giúp thẩm phán biết đánh giá và giúp đỡ công việc của cấp
dưới, cấp trên và các công việc khác. Kiến thức chuyên môn càng uyên
bác, chuyên sâu sẽ phục vụ tốt các công việc, các nhiệm vụ của thẩm
phán. Do vậy sinh viên Luật cần cố gắng tích lũy kiến thức cho mình
để sau này vận dụng hiệu quả vào việc xét xử.
Như vậy, trên đây là những tố chất mà sinh viên Luật cần có và cần rèn luyện để
trở thành một thẩm phán thực thụ.

2. Quy tắc đạo đức hành nghề của thẩm phán mà sinh viên Luật (và
thẩm phán) cần rèn luyện để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công
việc và đúng sứ mệnh của một thẩm phán
Trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán (Ban hành kèm theo
Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ngày 04 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng tuyển
chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia) có quy định cụ thể những chuẩn mực đạo
đức của thẩm phán tại Điều 3 (Tính độc lập), Điều 4 ( Sự liêm chính), Điều 5
(Sự vô tư, khách quan), Điều 6 (Sự công bằng, bình đẳng), Điều 7 (Sự đúng
mực), Điều 8 (Sự tận tụy và không chậm trễ), Điều 9 (Năng lực và sự chuyên
cần)
Từ những quy tắc đặc thù nghề nghiệp nêu trên, sinh viên Luật nếu muốn
trở thành một thẩm phán thì cần phải rèn luyện những phẩm chất đạo đức sau:
- Một là, bản lĩnh nghề nghiệp.
Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Do đó, thẩm phán là
nghề nghiệp gắn liền với tính độc lập, tự chủ, tự quyết; khả năng phân tích và
đưa ra phán quyết chính xác, hợp lý, hợp tình trên cơ sở pháp luật. Đây chính là
những yếu tố phản ánh bản lĩnh nghề nghiệp của thẩm phán; được hình thành,
củng cố và phát triển trên cơ sở các phẩm chất quyết đoán, khách quan, vô tư,
không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài, nhất là những tác động mang
tính chất vụ lợi cá nhân. Trong nhiều vụ án, người thẩm phán phải ra những
quyết định trong điều kiện, tình huống khó khăn; công tâm xem xét, nhận định
chính xác sự thật khách quan để có được phán quyết đúng đắn. Đó chính là
những thách thức thể hiện bản lĩnh chính trị, nhân cách và đạo đức nghề nghiệp
của thẩm phán.
- Hai là, tinh thần trách nhiệm và sự chuyên cần.
Tinh thần trách nhiệm của thẩm phán được thể hiện ở sự tận tuỵ và không
chậm trễ trong thực hiện các công việc được giao, bảo đảm đúng thời hạn theo
quy định của pháp luật. Pháp luật chậm trễ là pháp luật thiếu trách nhiệm và vô
tâm, làm kéo dài tình trạng pháp lý căng thẳng của người dân. Thẩm phán có
tinh thần trách nhiệm là người ý thức công việc mình làm, dám chịu trách nhiệm
10
về các hành vi của mình; khẩn trương nhưng thận trọng khi xem xét, đánh giá
các chứng cứ và áp dụng pháp luật trong từng vụ án cụ thể.
- Ba là, sự vô tư, khách quan và công bằng trong thực thi công vụ.
Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho thẩm phán thực hiện tốt
nhiệm vụ xét xử, thực thi công lý. Sự công bằng, công minh là đặc trưng tiêu
biểu của hoạt động xét xử. Quyền được xét xử công bằng là quyền của công dân
đã được Hiến pháp và pháp luật tố tụng ghi nhận. Bởi lẽ đó, trong xét xử, thẩm
phán không được thiên vị; không được phân biệt đối xử các quyền con người;
không vì ác ý, cảm tình hoặc có bất kỳ định kiến nào khác để làm sai lệch kết
quả xét xử; không được phát biểu hay đưa ra bất cứ bình luận nào có thể làm
ảnh hưởng tới vụ việc mình đang giải quyết.
- Bốn là, sự liêm chính.
Liêm chính tư pháp là đòi hỏi cơ bản của mọi quốc gia về một nền tư
pháp trong sạch, với đội ngũ cán bộ tư pháp liêm khiết, dấn thân cho việc duy
trì, bảo vệ lẽ phải và công lý. Liêm chính là giá trị hình thành nên nhân cách, là
phẩm chất cốt lõi của người thẩm phán. Liêm chính là phẩm chất để đấu tranh
loại bỏ tham nhũng; sự suy thoái về tư tưởng, chính trị; phẩm chất đạo đức, làm
xói mòn tính công bằng của tòa án. Vì vậy, thẩm phán không được lợi dụng
quyền năng pháp lý của mình để thúc đẩy lợi ích cá nhân; không được để bất kỳ
ai, không phụ thuộc vào vị trí công tác và địa vị của họ, các đồng nghiệp, người
thân thích, bạn bè hoặc người quen tác động, ngăn cản, làm sai lệch hoạt động
xét xử.
- Năm là, năng lực chuyên nghiệp.
Thẩm phán có đạo đức nghề nghiệp phải là người có trình độ chuyên môn
và nghiệp vụ tinh thông để ban hành các bản án hay quyết định khách quan,
đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Năng lực
được coi là yếu tố đầu tiên tạo nên đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán. Tinh
thông về nghiệp vụ, thành thạo trong sử dụng những kỹ năng là những yêu cầu
bắt buộc đối với các thẩm phán. Thẩm phán phải luôn trau dồi và củng cố kiến
thức, kỹ năng để bồi dưỡng năng lực; luôn cập nhật thông tin về tình hình phát
triển của luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế; các vấn đề quan trọng của
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nhằm tạo sự hiểu biết sâu sắc về mọi vấn đề
của cuộc sống để áp dụng pháp luật đúng đắn nhất.
- Sáu là, sự đúng mực trong ứng xử.
Người dân đặt niềm tin vào công lý và công bằng xã hội thông qua cách
hành xử và tư cách của Thẩm phán. Đây là nhân tố quan trọng để bảo vệ phẩm
chất, nhân cách, niềm tin và sự tôn trọng của Nhân dân đối với Thẩm phán và
Tòa án. Điều này đặt ra yêu cầu, trong mọi hoạt động của mình, Thẩm phán phải
luôn thể hiện sự đúng mực, hành xử văn hóa và khiêm tốn. Thẩm phán phải
11
chấp nhận mọi sự hạn chế cá nhân để ứng xử văn minh trong mọi hoàn cảnh.
Thẩm phán phải duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tụng tại Tòa
án; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nghiêm túc và nhân ái đối với các bị cáo, đương
sự, người tham gia tố tụng.
Bên cạnh đó, khi thực hiện công vụ tại cơ quan; giao tiếp với các cơ quan,
tổ chức có quan hệ công tác và truyền thông, báo chí; các cơ quan, tổ chức, cá
nhân nước ngoài; trong các hoạt động bên ngoài nhiệm vụ xét xử; trong cuộc
sống hàng ngày tại nơi cư trú, trong gia đình, ở nơi công cộng, thẩm phán phải
xử sự phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội; tuân thủ tuyệt đối những
quy tắc nghề nghiệp để không ảnh hưởng đến hoạt động xét xử như: không được
phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án khi vụ án đó chưa hoặc đang trong
quá trình xét xử; không được lợi dụng vị trí công tác để vụ lợi khi tham gia hoạt
động xã hội…; phải nêu gương về đạo đức, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp
hành Hiến pháp và pháp luật đối với các thành viên trong gia đình cũng như dân
cư nơi cư trú…
Tóm lại, bản lĩnh nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, sự vô tư, khách
quan và công bằng trong thực thi nhiệm vụ; đức tính thanh liêm và trung thực;
sự đúng mực trong ứng xử…có quan hệ chặt chẽ với nhau; yếu tố này là điều
kiện hình thành phát triển yếu tố kia, tạo nên phẩm chất đạo đức của thẩm phán.
Để có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, thẩm phán phải có tinh thần trách
nhiệm, luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi phẩm chất đạo
đức, chính trị. Hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ; thành thạo, nhuần
nhuyễn trong vận dụng pháp luật; nhạy bén trong xử lý công việc sẽ giúp thẩm
phán độc lập, khách quan trong giải quyết công việc.
Tất cả những phẩm chất nêu trên có được không phải do bẩm sinh, mà
được hình thành, phát triển và hoàn thiện qua quá trình học tập, rèn luyện, tu
dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn. Để hình thành những phẩm chất tốt đẹp
đó, đòi hỏi một quá trình phấn đấu lâu dài và bền bỉ; trong đó, yếu tố tự rèn
luyện và tự bồi dưỡng là đặc biệt quan trọng đối với mỗi sinh viên.

3. Những tố chất và phẩm chất của một số thẩm phán tiêu biểu trên thế
giới
Đầu tiên là nữ thẩm phán được nửa nước Mỹ ngưỡng mộ: Thẩm phán Tòa
án Tối cao Mỹ Bader Ginsburg. Là nữ thẩm phán đầu tiên được biết đến biểu
tượng của công lý và quyền bình đẳng của xứ cờ hoa nước Mỹ, là một người
thẩm phán cứng rắn và mạnh mẽ trong quá trình theo đuổi công bằng và bình
đẳng, đặc biệt là về vấn đề nữ quyền. Bà là một người thẩm phán có khả năng tư
duy sáng tạo vô cùng tốt, phẩm chất đạo đức cao đẹp, sống và cống hiến với
nghề, phục vụ tận tâm với nghề thẩm phán, đấu tranh quyết liệt cho sự nghiệp
12
công bằng và bình đẳng của xã hội. Bà là một nữ thẩm phán được nước Mỹ và
người dân nước Mỹ tôn trọng ngưỡng mộ vì phẩm chất vô cùng công bằng, liêm
khiết, chính trực, vô tư, xét xử công bằng và bình đẳng, đòi lại yêu cầu và quyền
bình đẳng cho nữ giới. Đặc biệt kiến thức về pháp luật vô cùng sâu rộng và uyên
thâm. Như vậy thông qua những phẩm chất của một người phụ nữ được coi là
nữ thẩm phán đặc biệt của nước Mỹ, một nữ thẩm phán được người dân nước
Mỹ ngưỡng mộ, thì bản thân sinh viên luật chúng ta cần phải học hỏi tố chất này
để có thể phát triển, thực hiện quá trình đã và đang trở thành một thẩm phán
thực thụ.
Thứ hai là thẩm phán Michael Cicconetti: Một vị thẩm phán với nhiều
cách xử lý độc đáo, phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của người bảo vệ công
lý. Là một vị thẩm phán thuộc tòa án thành phố Painesville, bang Ohio của
nước Mỹ, ông luôn có những cách xử lý các vụ việc của mình một cách độc đáo,
lạ nhất nhưng lại đem lại hậu quả vô cùng cao. Ví dụ như Năm 2008, Nathen
Smith, 28 tuổi, ăn cắp 250 USD tiền từ thiện cho người vô gia cư, sau đó bị ông
yêu cầu làm người vô gia cư trong 24 tiếng. Hay năm 2013, Jonathan Tarase, 27
tuổi, lái xe say xỉn suýt gây tai nạn, bị yêu cầu tới nhà xác vào hai ngày để
chứng kiến người chết do tai nạn giao thông; Năm 2015, Victoria Bascom, 19
tuổi, quỵt 100 USD tiền taxi và bị phạt yêu cầu đi bộ gần 50 km trong vòng 48
tiếng. Tuy những hình phạt của vị thẩm phán này độc đáo và lạ nhưng lại cực kì
hiệu quả và thành công trong việc giáo dục tội phạm, nó đã đánh trúng vào tâm
lý của những người phạm tội. Qua đó ta thấy rằng ông là một người khi có khả
năng tư duy mới mẻ, không áp đặt theo và làm theo khuôn khổ, sự rập khuôn
của pháp luật mà luôn luôn tiếp thu, sáng tạo, thay đổi tư duy nhưng không vượt
quá giới hạn quy định của pháp luật, phát huy hết khả năng của một người thẩm
phán. Xét xử các vụ việc một cách cụ thể, khách quan và hợp lý nhất nhất.
Thông qua đó các sinh viên luật chúng ta cần phải học hỏi và rèn luyện khả năng
tư duy và khả năng sáng tạo để có thể giải quyết các sự việc, học hỏi các phẩm
chất của vị thẩm phán Michael Cicconetti để thực hiện các công việc.

III. Trong tương lai nhóm sinh viên có thích hành nghề với chức danh
thẩm phán không và tại sao?
Trong tương lai nhóm sinh viên chúng em có một số bạn thích hành nghề với
chức danh thẩm phán và mong muốn được trở thành một vị thẩm phán mẫu
mực. Bởi vì:
- Thứ nhất khi hành nghề trong thẩm phán sẽ được mọi người tôn trọng, địa
vị xã hội của mình cũng từ đó mà được nâng lên.
- Thứ hai quá trình để được hành nghề với chức danh thẩm phán là một quá
trình đầy gian nan và thử thách, qua đó giúp cho bản thân với chúng em
13
có cơ hội rèn luyện bản thân, trau dồi thêm nhiều kiến thức, mở rộng mối
quan hệ giao tiếp, từ đó giúp ích rất nhiều cho quá trình sau này của bản
thân mình.
- Thứ ba, hành nghề với chức danh Thẩm phán được xem là một trong
những nghề cao quý và là niềm mơ ước của nhiều bạn sinh viên Luật nói
chung và cả bản thân nhóm sinh viên chúng em nói riêng. Họ chính là
những người “cầm cân nảy mực” giúp bảo vệ công lý trong xã hội, bảo vệ
công bằng và về lợi ích cơ bản của con người, một ngành nghề mà có thể
được gọi là nắm giữ và quyết định số phận pháp lý của con người, của xã
hội.
- Thứ tư, bản thân chúng em khi được hành nghề với chức danh thẩm phán
thì sẽ có cơ hội góp phần phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam, giúp cho đất nước ngày càng phát triển, tươi đẹp, xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Thứ năm, đồng thời khi được hành nghề với chức danh thẩm phán nó
không chỉ được xem là thành công của bản thân em mà nó còn được gọi là
con là niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của những người đã tin tưởng
và đầu tư cho mình đó chính là bố mẹ và gia đình.
Tuy nhiên, có một số bạn không thích hành nghề với chức danh thẩm phán sau
khi hoàn thành chương trình học Luật tại trường đại học. Bởi vì bạn cho rằng:
- Tốn rất nhiều thời gian trong quá trình hình thành và được hành nghề với
chức danh thẩm phán, nếu làm thẩm phán mất 7 năm thư ký 1 khoá học
và 1 kỳ thi suôn sẻ thì qua hết sau đó chờ bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm 1
lần, trong khi đó các ngành nghề khác như luật sư, pháp chế,... lại có thời
gian để hành nghề ngắn hơn.
- Lương và thưởng không được cao vì hành nghề thẩm phán thì mức lương
cơ bản và tăng dần không như các nghề khác.
- Ngoài ra nhiều bạn còn cho rằng nghề thẩm phán là một nghề nguy hiểm
do vậy vẫn còn tâm lí sợ hãi.

14
KẾT BÀI
Có thể thấy rằng, để trở thành thẩm phán không phải chuyện dễ dàng, mà
đó là cả một quá trình học tập bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện bản thân, đòi hỏi
phải có phẩm chất đạo đức cần thiết. Kiến thức chuyên môn chỉ có thể được
phát huy khi người thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách
nhiệm, sự vô tư, khách quan, đức thanh liêm và sự trung thực, giữ vững lập
trường nhằm tránh được mọi cám dỗ tiêu cực, cũng như có tính cần mẫn và tận
tụy trong công việc,…. Ngay khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường được
đào tạo bởi sự tận tụy của các thầy cô, chúng em nhận thấy bản thân mình cần
phải cố gắng hơn nữa. Những ai đã và đang có mong muốn, ước mơ trở thành
thẩm phán cũng như những ai không có đam mê hoặc nghĩ mình không đủ khả
năng với chức danh đó thì cũng hãy tiếp tục tự rèn luyện cho bản thân mình ở
mọi khía cạnh kể cả kiến thức và đặc biệt là phẩm chất đạo đức, bởi đó là phẩm
chất cần thiết của mỗi con người.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Văn bản quy phạm pháp luật:
1) “Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội số 02/2002/PL -
UBTVQH11 ngày 4 tháng 10 năm 2002 về thẩm phán và hội thẩm toà
án nhân dân”
2) “Quyết định số 87/QĐ-HĐTC về Ban hành bộ quy tắc đạo đức và ứng
xử của thẩm phán”
*Giáo trình:
*Bài viết tạp chí:
3) PGS, TS. Nguyễn Hòa Bình – “Xây dựng Quy tắc đạo đức Thẩm
phán, tăng cường liêm chính tư pháp” (21/10/2018)
*Khoá luận, luận văn, luận án:
4) Hà Duy Hiển – Luận văn thạc sĩ Luật học: “Vai trò của Thẩm phán
trong tố tụng hình sự Việt Nam” – Hà Nội, 2016
*Tài liệu khác:
5) “Thẩm phán” (ngày truy cập: 02/06/2021)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A9m_ph%C3%A1n
6) “Mức phạt tâm lý để răn đe người phạm tội của thẩm phán Mỹ”
(ngày truy cập: 02/06/2021)
https://vnexpress.net/muc-phat-tam-ly-de-ran-de-nguoi-pham-toi-cua-tham-
phan-my-3861253.html
7) “Biểu tượng của Tòa án Tối cao Mỹ” (ngày truy cập: 02/06/2021)
https://nhandan.vn/baothoinay-hosotulieu/bieu-tuong-cua-toa-an-toi-cao-my--
626779/
8) “7 chuẩn mực đạo đức bắt buộc của thẩm phán” (ngày truy cập:
02/06/2021)
https://vnexpress.net/7-chuan-muc-dao-duc-bat-buoc-cua-tham-phan-
3774700.html
9) “Mô tả công việc thẩm phán – luật pháp và đời sống con người”
(ngày truy cập: 02/06/2021)
https://timviec24h.vn/mo-ta-cong-viec-tham-phan-%E2%80%93-luat-phap-va-
doi-song-con-nguoi-pr1693.html
10) “Thẩm phán là gì ? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm
phán” (ngày truy cập: 02/06/2021)
https://luatminhkhue.vn/tham-phan-la-gi---quy-dinh-phap-luat-ve-tham-
phan.aspx
11) “Trau dồi phẩm chất, đạo đức Thẩm phán và liêm chính tư
pháp” (ngày truy cập: 02/06/2021)
https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/van-de-thoi-su-thoi-su/trau-doi-pham-chat-
dao-duc-tham-phan-va-liem-chinh-tu-phap

16
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 07/06/2021
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội 
Nhóm: 06 
Lớp: N02 – TL2
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
+ Có mặt: 10:
+ Vắng mặt: không Có lý do:...............Không lý do:..................
Tên bài tập: “Phân tích khái niệm và khái quát các công việc chủ yếu của chức
danh thẩm phán. Sinh viên luật cần rèn luyện các tố chất cá nhân và phẩm chất
đạo đức nào để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của
một thẩm phán?(Khuyến khích sinh viên liên hệ những tố chất và phẩm chất đó
với một số thẩm phán tiêu biểu trên thế giới hoặc ở Viêt Nam). Trong tương lai
nhóm sinh viên có thích hành nghề với chức danh thẩm phán không và tại sao?”
Môn học: Nghề luật và phương pháp học luật
Xác định mức độ tham gia và kêt quả tham gia của từng sinh viên trongviệc thực
hiện bài tập nhóm số 6.
Kết quả như sau:

STT MSSV Họ và tên Đánh giá SV kí Đánh giá của giáo viên
của SV tên
A B C Điểm Điểm GV kí
(số) (chữ) tên
1 452252 Nguyễn Văn X Trung
Trung
2 450323 Nguyễn Thị X Hiền
Hiền
3 450404 Bàn Thị X Hường
Hường
4 450152 Lâm Kim Cúc X Cúc
5 450306 Nguyễn Việt X Hùng
Hùng
6 451449 Hoàng Thị X Huyền
Thu Huyền
7 451353 Hoàng Thị X Thảo
Thảo
8 450530 Nguyễn Minh X Hòa
Hòa
9 440352 Nguyễn Thị X Trang
Thùy Trang
10 452013 Nông Tuấn X Long
Long

17
Nhóm trưởng
Trung
Nguyễn Văn Trung

18

You might also like