You are on page 1of 5

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP KÌ
MÔN:LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ BÀI:
Hãy chỉ ra những bất cập và định hướng hoàn thiện các quy định
trong Bộ luật Dân sự năm 2015 về thừa kế theo di chúc.

Họ và tên: Nguyễn Văn Trung


MSSV: 452252
Lớp: N02.TL2

Hà Nội, 2021

1
MỤC LỤC

2
MỞ ĐẦU
Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo
nội dung của bản di chúc mà người đó đã lập trước khi chết. Vấn đề thừa kế theo di chúc đã
được quy định cụ thể từ Điều 624 đến Điều 648 trong Bộ Luật Dân sự năm 2015. Sau đây là
một số bất cập của Bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế theo di chúc:
Về chủ thể lập di chúc: Điều 625 Bộ Luật Dân sự 2015 về người lập di chúc quy định:
“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật
này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”
Quy định này là căn cứ để xác định chủ thể lập di chúc, chủ thể lập di chúc là người định đoạt
tài sản của mình thông qua hành vi của chính mình. Vì vậy, điều kiện về độ tuổi và năng lực
chủ thể của người lập di chúc là những điều kiện quan trọng, quyết định trong việc xác định
giá trị pháp lí của di chúc.
Tuy nhiên, Điều 625 vẫn còn bất cập. Khoản 1 của Điều này quy định chưa bao quát cũng
như chưa có sự thống nhất với những quy định về chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự nói
chung và chủ thể trong giao dịch dân sự nói riêng. Điều 625 không quy định rõ về trường hợp
người thành niên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc hay không? Hay khi
lập di chúc có cần phải được sự đồng ý của người đại diện hay không?
Còn khoản 2 của điều này, không những chưa chặt chẽ mà lại còn thiếu nội dung quan trọng
là quy định về năng lực hành vi dân sự của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi. Mặt khác, trong quy định về việc phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ về việc
những người này lập di chúc cón nhiều điểm cần xem xét như là thời điểm, hình thức…của sự
đồng ý này cụ thể là như thế nào?
Về di chúc miệng: di chúc miệng được quy định tại Điều 629 và khoản 5 Điều 630 như sau:
“Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản
thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn,
sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Điều 630. Di chúc hợp pháp
[…]5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng
của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện
ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được
công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của
người làm chứng.”
Theo khoản 5 Điều 630 thì di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể
hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những
người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, tuy nhiên, trên thực tế, việc thực
hiện được quy định này rất khó. Khi trong gia đình có người đang hấp hối thường sẽ không
còn ai bình tĩnh hay không ai suy nghĩ được vấn đề nay, mặt khác, trong thời điểm này,
thường sẽ chỉ có người trong gia đình, họ hàng thân thích có mặt. Có thể hiểu việc quy định
như vậy của pháp luật là nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan, rõ ràng của việc lập di
chúc miệng nhưng lại khá khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế.
Về điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp: tại khoản 1 Điều 630:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ,
cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình
thức di chúc không trái quy định của luật.”
3
Theo điểm a của điều khoản trên thì người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di
chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nhưng căn cứ nào để xác định được người lập di
chúc tại thời điểm đó là minh mẫn, sáng suốt? Ngoài ra, cũng rất khó để xác định được người
lập di chúc có bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép hay không. Vì nội dung của điều khoản này
không cụ thể nên việc áp dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó, nếu có tranh chấp xảy
ra cũng sẽ rất khó để giải quyết được thỏa đáng.
Có thể thấy, qua phân tích, bất cập trong các quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế
theo di chúc còn khá nhiều, gây khó khăn trong thực tiễn thực hiện, áp dụng luật. Việc soạn
thảo các quy định sao cho phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam đang là một bài toán gian nan
cho các nhà làm luật.

NỘI DUNG
KẾT LUẬN

Ví dụ chia thừ kế:

A và B là vợ chồng hợp pháp, sinh được hai người con là C và D (C và D


đều đã thành niên, có khả năng lao động). C có vợ là I, có hai người con
là M và L.

Ngày 7/8/2019 ông A chết do tai biến. Di sản của ông để lại là 600 triệu
đồng. Chia thừa kế trong các trường hợp độc lập sau:

1. Trước khi chết, A lập di chúc truất quyền hưởng thừa kế của bà B,
cho D  300 triệu đồng.

2. A lập di chúc cho C và D mỗi người hưởng 200 triệu đồng nhưng C
lại chết trước A 1 năm.

4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Bộ luật hình sự năm 2015
*Giáo trình:
2. Giáo trình, “Đạo đức nghề luật”, Học viện Tư pháp, NXB Tư pháp,
Hà Nội, 2011, tr. 21, tr. 28
*Bài viết, tạp chí:
3. Nguyễn Thị Minh Huệ (2018), Các kỹ năng mềm cần thiết cho luật sư
/Nghề Luật. Học viện Tư pháp - Số chuyên đề Luật sư và đạo đức
nghề luật sư.
4. “Tài liệu tổng quát phương pháp học ngành luật”; Viện Luật so sánh
– trường Đại học Luật Hà Nội, 2021, tr.31
*Tài liệu khác:
5. “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cơ hội và thách thức đối với
nghề Luật sư”:
https://nhanlucnganhluat.vn/tin-tuc/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-co-
hoi-va-thach-thuc-doi-voi-nghe-luat-su.html (ngày truy cập 23/06/2021)
6. “Cơ hội phát triển của ngành luật trong tương lai”:
https://fbu.edu.vn/co-hoi-phat-trien-cua-nganh-luat-trong-tuong-lai/ (ngày
truy cập 23/06/2021)
7. 4 kỹ năng giúp sinh viên luật thành công tương lai”:
https://thegioiluat.vn/bai-viet/4-ky-nang-giup-sinh-vien-luat-thanh-cong-
tuong-lai-76/ (ngày truy cập 23/06/2021)
8. “Luật sư việt nam: cơ hội và thách thức”
http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=4&NewsPK=122 (ngày
truy cập 23/06/2021)
9. “Ngành Luật hiện nay có đang “thừa” nhân sự, sinh viên tốt nghiệp
ra trường khó tìm việc?”
https://nhanlucnganhluat.vn/tin-tuc/nganh-luat-hien-nay-co-dang-thua-
nhan-su-sinh-vien-tot-nghiep-ra-truong-kho-tim-viec.html (ngày truy cập
23/06/2021)

You might also like