You are on page 1of 9

1.2.2. Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị.

1.2.2.1. Cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà.

Điều kiện để cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà:

Theo điều 652 của Bộ luật Dân sự quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản
chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống...”.1

Nếu cha/mẹ cháu thuộc điều 620 và 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những
người không được quyền hưởng di sản thì cháu có được thừa kế thế vị hay không?

Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc từ chối nhận di sản như sau:

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh
việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản,
những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những trường hợp không được quyền
hưởng di sản như sau:

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi
nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của
người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng
một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

1
Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phân chia di sản thừa kế khi người được hưởng di sản mất, [https://luatvietnam.vn/luat-
su-tu-van/phan-chia-di-san-thua-ke-khi-nguoi-duoc-huong-di-san-mat-136355-faqs.html], truy cập ngày 16/03/2023.
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di
chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một
phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di
sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019.

Theo quy định tại Điều 652 nêu trên thì: Không phải cứ con chết trước người để lại di
sản thì cháu được hưởng di sản. Thừa kế thế vị là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã
được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.
Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều
621 của Bộ luật Dân sự, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ
sẽ không được hưởng di sản của người cha. Do vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ
cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có “phần được hưởng nếu còn sống” để
cho người khác hưởng thế vị. Như vậy, cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người được quyền
hưởng di sản thì cháu hoặc chắt mới được hưởng thế vị thay cha, mẹ khi cha, mẹ chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.2

Tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu khoa học, nhiều nhà làm luật lại có quan điểm
không thống nhất với cách lý giải nêu trên, nhằm bảo vệ quyền lợi của cháu và chắt với 4 lí
do sau:

Thứ nhất, bản thân họ không bị Tòa án tước quyền hưởng di sản.

Thứ hai, họ không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản.

Thứ ba, họ có năng lực pháp luật để thừa hưởng di sản.

Thứ tư, trường hợp cháu và chắt chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả
năng lao động.

2
Quy định của pháp luật về Thừa kế Thế vị, [https://luatsutotung.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-thua-ke-the-vi], truy ,
truy cập ngày 16/03/2023.
Do vậy, theo tác giả pháp luật cũng nên cho họ được hưởng thừa kế thế vị, mặc dù
cha mẹ của họ trước khi chết đã rơi vào một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 621 BLDS năm 2015.3

Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự, con nuôi của người chết là một
trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết.

Và tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên hưởng thừa kế và
được hưởng phần di sản bằng với những người thừa kế khác cùng hàng thừa kế thứ nhất
gồm vợ, chồng cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ của người chết.

 Như vậy con nuôi được hưởng toàn thừa kế từ cha mẹ nuôi theo pháp luật nếu tuân theo
các khoản sau về Luật Nuôi con năm 2010:

Khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 định nghĩa về con nuôi và
cha mẹ nuôi như sau:

Khoản 2: “Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.”

Khoản 3: “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.”4

 Như vậy, giữa con nuôi và cha mẹ nuôi mặc dù không xảy ra sự kiện sinh nhưng có mối
quan hệ nuôi dưỡng và đã được đăng ký hợp pháp với cơ quan có thẩm quyền.

Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được quy định tại Điều 653 BLDS năm
2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di
sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Tuy nhiên, quy định này vẫn
còn khá chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như:

3
Một số vướng mắc về người thừa kế theo pháp luật và đề xuất, kiến nghị, [https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-
tuc/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-phap-luat-va-de-xuat-kien-nghi-1511], ngày truy cập 16/03/2023.
4
Luật Nuôi con nuôi 2010, Luật số 52/2010/QH12, [https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/luat-nuoi-con-nuoi-2010-
53463-d1.html], ngày truy cập 16/03/2023.
Thứ nhất, nếu con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản, thì người con nuôi của người con đẻ của người để lại di sản có được
hưởng thừa kế thế vị hay không?

Thứ hai, nếu con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản, thì con đẻ của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không?

Thứ ba, nếu con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản, thì con nuôi của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không?

Tham khảo quy định tại điểm đ Mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của
Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế
năm 1990 (Nghị quyết 02/HĐTP): “Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ
của người nuôi dưỡng và cũng không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của
người nuôi. Do đó, con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ và con
đẻ của người nuôi”. Và tại điểm a Mục 6 Nghị quyết 02/HĐTP quy định: “Về phía gia đình
cha nuôi, mẹ nuôi: con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan
hệ thừa kế với cha, mẹ và con đẻ của người nuôi. Trong trường hợp người có con nuôi kết
hôn với người khác thì người con nuôi không đương nhiên trở thành con nuôi của người
khác đó cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật”. Tại điểm b Mục 5
Nghị quyết số 02/HĐTP quy định: “Trong trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi, mẹ
nuôi, thì con của người nuôi (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà
đáng lẽ cha, mẹ của chắt được hưởng nếu cha, mẹ của chắt còn sống vào thời điểm mở thừa
kế”. Theo đó, trường hợp thứ hai được hưởng thừa kế thế vị, còn trường hợp thứ nhất và thứ
ba không được hưởng thừa kế thế vị (do con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật
của cha, mẹ và con đẻ của người nuôi).5

Quy định trên còn cho thấy, nội dung chỉ thể hiện về quan hệ thừa kế giữa “con nuôi
và cha nuôi, mẹ nuôi” mà không có nội dung nào quy định liên quan đến trường hợp của
“cha đẻ, mẹ đẻ”. Tuy nhiên, tiêu đề của điều luật lại thể hiện là “Quan hệ thừa kế giữa con

5
Một số vướng mắc về người thừa kế theo pháp luật và đề xuất, kiến nghị, [https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-
tuc/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-phap-luat-va-de-xuat-kien-nghi-1511], ngày truy cập 16/03/2023.
nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ”. Như vậy, có thể thấy giữa tiêu đề và nội dung
của điều luật đã không có sự thống nhất với nhau.6

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.

Theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015 thì: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu
có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của
nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp
luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, trên thực
tế khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp cụ thể thì có nhiều cách hiểu khác
nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất về nội dung như thế nào được hiểu là
“chăm sóc như cha con, mẹ con” và dựa vào tiêu chí nào để đánh giá là có sự chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì pháp luật cũng chưa đề cập đến. Ngoài ra, việc xác định
hàng thừa kế sau khi đã xác định được quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con
thì điều luật lại không quy định trong trường hợp này thì con riêng, bố dượng, mẹ kế sẽ
thuộc hàng thừa kế thứ mấy nếu đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm
2015 về người thừa kế theo pháp luật.

Có quan điểm còn cho rằng, nên bỏ quy định về thừa kế thế vị của con riêng, vì giữa
con riêng và bố dượng, mẹ kế với lý do là giữa họ không có mối quan hệ huyết thống và
cũng không có mối quan hệ pháp lý nào ràng buộc, nếu có ràng buộc đi chăng nữa thì đó
cũng chỉ là sự ràng buộc về mặt đạo đức xã hội. Có thể lý giải cho cơ sở của quan điểm này
là xuất phát từ sự so sánh với trường hợp người con dâu không được hưởng thừa kế đối với
phần di sản của cha mẹ chồng, vì giữa họ không có mối quan hệ huyết thống, nhưng do
phong tục tập quán của người Việt và trên thực tế phần lớn người con dâu cũng là người trực
tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ chồng. Chính vì vậy, quan điểm trên cho rằng việc quy
định con riêng được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng, mẹ kế là không thuyết phục và cần
phải được xóa bỏ.

Trường hợp: Ông A mất vợ, có con là B (B có cháu nội là X), em gái là H. Năm
2012, B chết. Năm 2023, A chết và không để lại di chúc.Vậy di sản của ông A được chia
6
Một số vướng mắc về người thừa kế theo pháp luật và đề xuất, kiến nghị, [https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-
tuc/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-phap-luat-va-de-xuat-kien-nghi-1511], ngày truy cập 16/03/2023.
thừa kế theo pháp luật hay chia theo thừa kế thế vị? Vì nếu chia thừa kế theo pháp luật thì
hàng thứ nhất không còn ai. Vậy tiếp theo nếu chia di sản thì ưu tiên chia theo thế vị hay
chia theo thừa kế hàng 2?

Trả lời: Vì A trước khi chết không để lại di chúc cùng với việc con của A là B chết
trước đó nên khi A chết thì toàn bộ di sản sẽ được ưu tiên chia theo thế vị. Theo Bộ luật dân
sự 2015 quy định:“Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng
nếu còn sống...”, “Thừa kế thế vị chỉ xảy ra ở hàng thừa kế thứ nhất (Điều 652 BLDS).
Trong hàng thừa kế thứ nhất, người thừa kế thế vị được hưởng di sản chỉ có thể là cháu hoặc
chắt. Tức là sự thế vị chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc trực hệ đến đời thứ ba với điều kiện
cháu phải sống vào thời điểm ông bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của ông bà,
chắt phải sống vào thời điểm cụ chết mới là người thừa kế thế vị của các cụ”. 7

1.2.2.2. Chắt được thừa kế thế vị di sản của các cụ

Quan hệ thừa kế thế vị di sản giữa chắt và các cụ.

Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người đứng hàng chắt
sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha hay mẹ của họ sẽ được hưởng từ di sản của cụ để
lại bằng tư cách thế vị nếu cha hay mẹ của họ đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người
cụ này, cụ thể như sau:

+ Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết trước người cụ
đã để lại đi sản.

+ Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết cùng lúc với
người cụ để lại di sản.8

1.2.3. Những điểm cần lưu ý khi giải quyết thừa kế thế vị

7
Bùi Ngân, Thừa kế theo di chúc có thế vị không theo quy định mới?, [https://luatsux.vn/thua-ke-theo-di-chuc-co-the-
vi-khong-theo-quy-dinh-moi/], ngày truy cập 16/03/2023.
8
Cẩm Tú, Quyền được hưởng thừa kế thế vị và những điểm cần lưu ý, [http://apolo.com.vn/bai-viet-chi-tiet/quyen-
duoc-huong-thua-ke-the-vi-va-nhung-diem-can-luu-y-6.html], ngày truy cập 16/03/2023.
Một là, thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp di sản được chia thừa kế theo pháp
luật. Chia di sản theo di chúc thì không được áp dụng thừa kế thế vị. Theo nguyên tắc chung,
người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nhưng pháp luật thừa kế nước ta
quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm
với người để lại di sản, thì quyền thừa kế thế vị của cháu vẫn được đảm bảo và nếu cháu
cũng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cũng tương tự,
quyền thừa kế thế vị của chắt cũng sẽ không bị xâm phạm.

Hai là, thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ
căn cứ di chúc. Người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu. Nói cách khác, thừa kế thế vị không phải là thừa kế
theo pháp luật mà được hiểu là trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định.9
Ba là, thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp con cháu trực hệ phải chết trước
hoặc chết cùng lúc. Người thừa kế thế vị chỉ có thể là cháu nội hoặc cháu ngoại của người
chết. Nếu cháu nội hoặc cháu ngoại cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm thì chắt được
hưởng thế vị. Thừa kế thế vị có phải chỉ áp dụng với cháu chắt cùng huyết thống hay không?
Hay chấp nhận cả các trường hợp con riêng và con nuôi?
Bốn là, di sản của chủ thể thừa kế thế vị được hưởng chung phần.

9
Bùi Ngân, Thừa kế theo di chúc có thế vị không theo quy định mới?, [https://luatsux.vn/thua-ke-theo-di-chuc-co-the-
vi-khong-theo-quy-dinh-moi/], ngày truy cập 16/03/2023.
1.3. Ý nghĩa của việc quy định thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật còn nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng
của những người thân thuộc nhất của người để lại di sản, nhằm bảo vệ quyền được hưởng di
sản của các cháu, chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp nhất, tránh được tình trạng
di sản của ông bà, các cụ mà các cháu, chắt không được hưởng lại để cho người khác. Đây là
vấn đề nhân đạo của pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ quyền dân sự hợp pháp của những
người có quan hệ huyết thống gần nhất với người để lại di sản. Mặt khác, những quy định
của pháp luật về thừa kế thế vị đã phát huy được đạo lí tốt đẹp của cha ông về việc hưởng di
sản của các cụ, các ông, bà nội, ngoại sau khi chết để lại di sản cho cháu, chắt mình. Pháp
luật quy định về thừa kế thế vị đã trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cháu,
các chắt trong việc hưởng di sản thừa kế của ông bà và các cụ trong trường hợp cha mẹ của
cháu, của chắt chết trước ông, bà nội, ngoại và các cụ nội, cụ ngoại.

Xác định quyền của những người được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 Bộ
luật dân sự 2005 đã bảo đảm được quyền hưởng di sản thừa kế chính đáng của các cháu, các
chắt góp phần tìm hiểu triệt để và đúng nguyên tắc về thừa kế thế vị. Quyền được thừa kế
thế vị của các cháu, các chắt đã giúp cho những người thừa kế hiểu được quyền của mình và
cũng tạo ra sự hiểu biết pháp luật về thừa kế cho những người khác, giúp họ hành xử đúng
mực trong quan hệ thừa kế để tránh những mâu thuẫn không nên có giữa những người được
hưởng thừa kế và những người không có quyền hưởng di sản thừa kế. Như vậy, có thể khẳng
định, thừa kế thế vị đã bảo tồn được truyền thống và đạo lí trong quan hệ giữa những người
thân thuộc nhất của người để lại di sản đã và đang được thừa nhận ở Việt Nam. 10

10
Luật Dương Gia, Mục đích và ý nghĩa của thừa kế thế vị, [http://dichvuphaplynhanh.com/muc-dich-va-y-nghia-cua-
thua-ke-the-vi/], ngày truy cập 16/03/2023.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Ngân, Thừa kế theo di chúc có thế vị không theo quy định mới?,
[https://luatsux.vn/thua-ke-theo-di-chuc-co-the-vi-khong-theo-quy-dinh-moi/], ngày truy cập
16/03/2023.

Cẩm Tú, Quyền được hưởng thừa kế thế vị và những điểm cần lưu ý,
[http://apolo.com.vn/bai-viet-chi-tiet/quyen-duoc-huong-thua-ke-the-vi-va-nhung-diem-can-
luu-y-6.html], ngày truy cập 16/03/2023.

Luật Dương Gia, Mục đích và ý nghĩa của thừa kế thế vị,
[http://dichvuphaplynhanh.com/muc-dich-va-y-nghia-cua-thua-ke-the-vi/], ngày truy cập
16/03/2023.

Luật Nuôi con nuôi 2010, Luật số 52/2010/QH12, [https://luatvietnam.vn/linh-vuc-


khac/luat-nuoi-con-nuoi-2010-53463-d1.html], ngày truy cập 16/03/2023.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phân chia di sản thừa kế khi người được hưởng di sản
mất, [https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/phan-chia-di-san-thua-ke-khi-nguoi-duoc-huong-
di-san-mat-136355-faqs.html], truy cập ngày 16/03/2023.

Một số vướng mắc về người thừa kế theo pháp luật và đề xuất, kiến nghị,
[https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-phap-
luat-va-de-xuat-kien-nghi-1511], ngày truy cập 16/03/2023.

Quy định của pháp luật về Thừa kế Thế vị, [https://luatsutotung.vn/quy-dinh-cua-


phap-luat-ve-thua-ke-the-vi], truy , truy cập ngày 16/03/2023.

You might also like