You are on page 1of 6

2.2.

Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con riêng

Theo bản án số 126/2018/DS-PT ngày 10/7/2018 về “Tranh chấp về thừa kế tài sản” của
TAND tỉnh Tây Ninh giữa nguyên đơn gồm ông Trần Văn M, ông Trần Văn L, ông Trần Văn
H, bà Trần Kim N và bị đơn là Nguyễn Kim T. Nội dung vụ án như sau: Cụ Trần Văn S (chết
năm 2008) và cụ Trần Thị E (chết năm 2005), có 04 người con chung gồm: ông Trần Văn M,
ông Trần Văn L, ông Trần Văn Đ, bà Trần Kim N, và bà NLQ1 (là con riêng của cụ E và bị tâm
thần, được cụ Trần Văn S chăm sóc, nuôi dưỡng từ nhỏ). Bà NLQ1 có con ruột là chị Lâm
Ngọc Y. Trong vụ án này, bà NLQ1 là con riêng của cụ Trần Thị E và từ nhỏ lại được cụ Trần
Văn S và cụ Trần Thị E chăm sóc, nuôi dưỡng thì có xuất hiện “quan hệ thừa kế giữa con riêng
và bố dượng, mẹ kế” theo Điều 654 BLDS hay không? Vì theo Điều 79 Luật Hôn nhân và gia
đình thì bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng xuất hiện “quan hệ thừa kế giữa
con riêng và bố dượng, mẹ kế khi bố dượng, mẹ kế chăm sóc nuôi dưỡng và coi như các con
của mình; bố dượng, mẹ kế được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng
di sản của người con đó; khi con riêng chăm sóc nuôi dưỡng và coi bố dượng, mẹ kế như bố mẹ
của mình thì người con riêng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng
di sản của bố dượng, mẹ kế khi họ chết”. Tuy nhiên, bà NLQ1 bị tâm thần (không thể chăm sóc
được cho cụ Trần Văn S) nên “quyền, nghĩa vụ của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc
của chồng” chỉ xuất phát từ một bên1.

2.2.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc

Tòa nhận định, đối với di sản do cụ E để lại (không lập di chúc) sẽ chia thừa kế theo
pháp luật cho cụ S, ông M, ông L, ông H, bà N, bà NLQ1 và các con ông Đ (thừa kế thế vị của
ông Đ), mỗi phần: 1.618.886.905 đồng.

Còn đối với di sản của cụ S định đoạt trong 3 di chúc theo bản án 144 có giá trị
(9.064.535.000 đồng) ít hơn so với di sản cụ để lại (12.951.095.236 đồng) nên các con của ông
Đ được hưởng di sản của bản án 144, trong đó trừ phần của người thừa kế không phụ thuộc nội

1
Nguyễn Thành Minh Chánh, Trần Quốc Khiết, Thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng, Nghiên cứu lập pháp,
[http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/211427/Thua-ke-the-vi-co-yeu-to-con-nuoi--con-rieng.html], truy cập ngày
15/03/2023.
dung di chúc là bà NLQ1 (bị tâm thần). Phần di sản chưa được định đoạt sẽ chia thừa kế theo
pháp luật cho các con ruột và con riêng (bà NLQ1).

2.2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp

Một là, di sản của cụ S và E để lại có giá trị là 22.664.416.663 đồng trong đó di sản của
cụ E để lại có giá trị bằng tiền là: 22.664.416.663 đồng : 2 = 11.332.208.332 đồng. Di sản của
cụ Sông có giá trị bằng tiền cụ thể là 12.951.095.236 đồng (một phần di sản chung của cụ S và
cụ E, một phần di sản từ cụ E). Ngoài ra, cụ S còn có di sản được định đoạt trong 03 bản di
chúc có giá trị là 9.064.535.000 đồng.

Hai là, mặc dù bà NLQ1 sống chung với cụ S từ nhỏ (là điều kiện phát sinh quan hệ con
riêng, cha dượng) nhưng quan hệ này chưa được pháp luật thừa nhận. Bởi dựa vào khoản 1 và
khoản 2, Điều 79 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và
nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung
với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này. Con riêng có quyền và nghĩa vụ
chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70
và Điều 71 của Luật này.” Như vậy mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng phải đến từ hai phía là
cha dượng chăm sóc con riêng và con riêng chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng thì mới được
pháp luật thừa nhận. Trong trường hợp này, bà NLQ1 – bị bệnh tâm thần, tức là mất năng lực
hành vi dân sự và không có khả năng chăm sóc, phụng dưỡng ông S. Nên vì thế mối quan hệ
cha dượng và con riêng thì chỉ có từ một phía ông S. Ngoài ra, theo Điều 654 Bộ luật Dân sự
2015 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như
cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại
Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.” Vì vậy theo luật, bà NLQ1 không được hưởng di sản
của bố dượng vì không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng ông S.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu thấy được một điều tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015
không nêu rõ tiêu chuẩn để đánh giá quan hệ giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế như cha mẹ,
con cụ thể về: “Thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế
trong đó hành vi chăm sóc thể hiện từ một phía, hay cả hai phía thì quan hệ thừa kế mới được
phát sinh. Hoặc nếu như một bên chỉ thể hiện hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng, nhưng về tình
cảm giữa họ đối với nhau như cha con, mẹ con thì họ có được thừa kế theo pháp luật của nhau
không?”2 Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho rằng, giữa ông S và bà NLQ1 có quan hệ chăm sóc
như cha mẹ đẻ, con đẻ dựa theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Trong đó khoản 2, Điều 69
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”, như vậy ông S đã thực hiện
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con là bà NLQ1. Còn về phía bà NLQ1, khoản 3, Điều
70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc”. Thêm
một chi tiết nữa là khoản 1, Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Cha, mẹ có
nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình.”, bà NLQ1 – bị tâm thần từ nhỏ đã sống chung, chăm sóc, nuôi dưỡng bởi bà
E và ông S. Bên cạnh đó, khoản 1, Điều 79 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Cha
dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của
bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 69, 71 và 72 của Luật này.”, vì
thế đây chính là quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc giữa cha, mẹ và con. Vì vậy, theo quan điểm
của nhóm nghiên cứu, chị Y (con đẻ bà NLQ1) được thừa kế thế vị di sản của cụ S, áp dụng
Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015. Mặc dù Điều 652 không ghi rõ là con ruột hay con nuôi/con
riêng, cháu ruột hay cháu nuôi.

Ba là, trong các văn bản luật tại Việt Nam từ trước tới nay chưa có quy định cụ thể về
trường hợp con của con nuôi/con riêng có được thừa kế thế vị không. “Trong quan hệ con
riêng, pháp luật chỉ đề cập tới mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng, không đặt ra
trường hợp giữa “ông/bà – cháu – chắt”. Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, có
thể hiểu theo góc nhìn của ông/bà khi gọi “cháu”, “chắt” thì có thể hiểu là “cháu”, “chắt” có
cùng quan hệ huyết thống. Và xét về hàng thừa kế thứ nhất chỉ liệt kê con đẻ hoặc con nuôi,
chứ không có sự xuất hiện của con riêng nên sẽ không xuất hiện trường hợp thừa kế thế vị mặc
dù giữa họ có phát sinh quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc.”3
2
Nguyễn Văn Hoàng, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, [https://phaptri.vn/quan-he-thua-ke-giua-con-
rieng-va-bo-duong-me-ke/], truy cập ngày 15/03/2023
3
Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa kế thế vị có yếu tố “con nuôi”, “con riêng”, [https://stp.thuathienhue.gov.vn/?
gd=25&cn=1&id=82&tc=7138], truy cập ngày 15/03/2023.
Bốn là, giả sử nếu trường hợp bà NLQ1 chết trước các cụ Trần Văn S và cụ Trần Thị
E, thì con ruột bà NLQ1 là chị Lâm Ngọc Y vẫn được thừa kế thế vị để hưởng di sản của cụ
Trần Văn S và cụ Trần Thị E – theo quan điểm của nhóm nghiên cứu. Vì như nhóm nghiên cứu
đã chứng minh là giữa bà NLQ1 và ông S có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha mẹ đẻ và
con đẻ, vì vậy đã thỏa điều kiện do Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Con riêng và bố
dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa
kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ
luật này.”. Như vậy, bà NLQ1 có thể thừa kế di sản của bố dượng là ông S, và theo Điều 652
Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của
cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người
để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn
sống.”; tức là khi bà NLQ1 mất đi, chị Y có quyền được thế vị cho mẹ của mình.

2.3. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

2.3.1 Về vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con nuôi

2.3.2 Về vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con riêng

Qua bản án số 126/2018/DS-PT ngày 10/7/2018 về “Tranh chấp về thừa kế tài sản” của
TAND tỉnh Tây Ninh, nhóm nghiên cứu nhận thấy bất cập về “có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con” trong quy định của Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay.
Cụm từ “như nhau” tức là phải có qua có lại thì mới được thừa kế di sản của nhau và được thừa
kế thế vị. Nhưng thực tế khi xét vào trường hợp của cụ S và bà NLQ1 – bị tâm thần từ nhỏ và
được bố dượng chăm sóc, thì giữa hai bên đã xuất hiện mối quan hệ như cha ruột và con đẻ rồi.
Chính vì vậy, nếu trường hợp này tòa án xét xử theo Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 – tức là
giữa cụ S và bà NLQ1 không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau thì bà NLQ1 không
được thừa kế thế vị gia sản của cụ S; như vậy sẽ là điều thiệt thòi cho bà NLQ1 – một người
được ông S coi như con ruột, bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng không được hưởng di sản
của cha và khi bà NLQ1 mất đi, chị Y – con đẻ cũng không được nhận di sản của ông.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu xin đề ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật như sau:
Bổ sung thêm việc “thừa nhận quan hệ thừa kế thế vị con riêng đối với cha dượng, mẹ kế; thừa
nhận con riêng thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi giữa họ với cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ và con đẻ từ một phía hoặc hai phía.”4. Cụ thể là:

Với trường hợp từ một phía, nếu một trong hai bên mất năng lực hành vi dân sự và bên
còn lại chưa mất năng lực hành vi dân sự. Bên chưa mất có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cho
bên mất năng lực hành vi dân sự và xuất hiện tình cảm, coi người kia như cha mẹ đẻ hoặc con
đẻ như Điều 69, Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thì được thừa kế di sản của nhau
theo quy định của Điều 652 và 653 Bộ luật Dân sự 2015.

Với trường hợp từ hai phía, tức là cả cha dượng, mẹ kế và con riêng đều có năng lực
hành vi dân sự. Nếu hai bên có sự chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha mẹ đẻ và con đẻ thì
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 được áp dụng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số:
91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.

2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Hôn nhân và Gia đình
(Luật số: 52/2014/QH13) ngày 19 tháng 06 năm 2014, Hà Nội.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

3. Công ty Luật Hồng Bàng (2017), Con riêng với bố dượng, mẹ kế không thể là thành
viên trong cùng một gia đình?, truy cập từ [https://luathongbang.com.vn/con-rieng-voi-bo-
duong-ke-khong-la-thanh-vien-trong-cung-mot-gia-dinh__trashed/]

4. Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế (2022), Thừa kế thế vị có yếu tố “con nuôi”, “con
riêng”, truy cập từ [https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=25&cn=1&id=82&tc=7138]

4
Nguyễn Thành Minh Chánh, Trần Quốc Khiết, Thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng, Nghiên cứu lập pháp,
[http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/211427/Thua-ke-the-vi-co-yeu-to-con-nuoi--con-rieng.html], truy cập ngày
15/03/2023.
5. Ngô Minh Thuận (2018), Một số vấn đề về thừa kế thế vị trong Bộ Luật dân sự năm
2015, truy cập từ [https://vkshanoi.gov.vn/chi-tiet-tin/mot-so-van-de-ve-thua-ke-the-vi-trong-
bo-luat-dan-su-nam-2015-14451.html]

6. Nguyễn Thành Minh Chánh, Trần Quốc Khiết (2022), Thừa kế thế vị có yếu tố con
nuôi, con riêng, truy cập từ [http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/211427/Thua-ke-the-vi-co-
yeu-to-con-nuoi--con-rieng.html#:~:text=Theo%20c%C3%A1c%20quy
%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20tr%C3%AAn,s%E1%BA%A3n%20c%E1%BB%A7a
%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20con%20%C4%91%C3%B3].

7. Nguyễn Văn Hoàng (2019), Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, truy
cập từ [https://phaptri.vn/quan-he-thua-ke-giua-con-rieng-va-bo-duong-me-ke/]

You might also like