You are on page 1of 1

4.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm.
Toà giám đốc thẩm công nhận di chúc hợp pháp và bà Như lập di chúc
trong trạng thái minh mẫn, vợ chồng ông Truyền, bà Hằng được hưởng
theo di chúc của bà Như.
Quyết định trên của Tòa giám đốc thẩm là phù hợp với quy định của
pháp luật về thừa kế theo di chúc.
Bà Như có đủ điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định tại điều
652 của Bộ Luật dân sự năm 2005 nên hiển nhiên di chúc phải được công
nhận là hợp pháp. Người làm chứng cho việc lập di chúc cũng phù hợp với
điều 654 của Bộ luật này.
20. Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng di
sản” trong chế định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
“Truất quyền thừa kế” có thể hiểu là người lập di chúc không muốn để
lại phần tài sản của mình cho một người nào đó. Và đây cũng là một trong
số các quyền của người lập di chúc, được pháp luật ghi nhận tại khoản 1
Điều 626 BLDS 2015 “Người lập di chúc có quyền sau đây: 1. Chỉ định
người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”.
Việc truất quyền thừa kế còn liên quan đến việc chia di sản thừa kế theo
pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 651 BLDS 2015: “Những người ở
hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa
kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di
sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Qua đó có thể thấy, việc truất quyền thừa kế hoàn toàn do ý chí của
người lập di chúc và phần di sản thừa kế nói trên sẽ được chia theo pháp
luật. Khi đã bị truất quyền thừa kế, người đó chỉ có thể hưởng di sản nếu
di chúc đó không có hiệu lực pháp luật.
“Không được hưởng di sản” được quy định tại Điều 621 BLDS
2015. Trong trường này, nếu người để lại di sản biết về những hành vi của
người thừa kế nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc thì người thừa kế vẫn
được hưởng các di sản đó theo đúng di chúc hoặc vì hành vi của họ mà
người lập di chúc không muốn cho hưởng di sản thì họ cũng sẽ không
được hưởng di sản thừa kế. Đây cũng được coi là quyền của người lập di
chúc, cũng thể hiện ý chí của người lập di chúc.
“Truất quyền thừa kế” phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của
người lập di chúc, pháp luật cho họ tự định đoạt quyền này chứ không bắt
buộc phải đưa ra lí do vì sao truất quyền. Ngược lại đối với người “không
được hưởng di sản” phải xuất phát từ lý do, hành vi rõ ràng, cụ thể.

You might also like