You are on page 1of 2

Câu 16: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến

truất quyền thừa kế.


- Bà Nguyệt và con nuôi bà Nguyệt thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của
ông Kiệt, bà Biết, do vậy, bà Biết và ông Kiệt hoàn toàn có thể truất quyền thừa kế
của hai người này thì hướng giải quyết của Toà án là hoàn toàn hợp lý.
- Tuy nhiên, chồng bà Nguyệt không thuộc diện thừa kế theo pháp luật nên ông
Kiệt và bà Biết không thể truất quyền hưởng di sản đối với chồng bà Nguyệt.
- Đối với phần tài sản của bà Biết (sở hữu riêng hay chung với người khác), pháp
luật cho phép bà Biết truất quyền hưởng di sản đối với người thừa kế theo pháp luật
của bà Biết. Theo quy định hiện hành, người truất quyền hưởng di sản người thừa
kế theo pháp luật của mình phải là “người lập di chúc”, truất quyền phải gắn liền
với di chúc. Điều đó có nghĩa là bà Biết chỉ có thể thực hiện việc truất quyền khi bà
Biết lập di chúc tức có sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình
sau khi chết (Điều 646 BLDS 2005). Bà Biết có di tặng tài sản của mình cho ba
người cháu ngoại nên có thể xác định bà Biết đã lập di chúc nên điều kiện theo đó
người truất quyền phải là người lập di chúc được thỏa mãn. Vì vậy, Tòa án không
chấp nhận tờ truất quyền là không hoàn toàn thuyết phục đối với phần tài sản của cụ
Biết.
Câu 21: Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, bà Nga có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình không? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, bà Nga không có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Theo các tài liệu có trong hồ sơ thì chưa có cơ sở xác định bà Nga đã có hành vi
bạc đãi cha mẹ, nên cũng không có cơ sở để xác định bà Nga đã có hành vi vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình, bà Như để xác định bà Nga không
được hưởng thừa kế tài sản của ông Bình, bà Như theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 646 Bộ luật dân sự năm 1995”.
Câu 22: Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế di sản của ông Bình
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi
dưỡng ông Bình thì bà Nga không được hưởng thừa kế di sản của ông Bình.
- Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 643 quy định về Người không được quyền
hưởng di sản:
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;”

You might also like