You are on page 1of 6

Câu 1

KHÁI NIỆM
- Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật
về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi
phạm hành chính
DẤU HIỆU CỦA VI PHẠM HÀNH CHÍNH
-Phải là hành vi xác định của con người.
-Hành vi ấy trái với quy tắc quản lý nhà nước nhưng tính chất, mức độ, hậu quả chưa nghiêm trọng, chưa
đến mức được coi là vi phạm hình sự.
-Thể vi phạm: Cơ quản nhà nước, Tổ chức, cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính chủ…
-Phải có lỗi khi thực hiện hành vi.
Điều 11:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng
NGUYÊN TẮC XỬ LÍ
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi
hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm
quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi
phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành
vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành
chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện
nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi
vi phạm
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh
mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt
tiền đối với cá nhân
CÂU 3
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong
quan hệ này, người có tài sản là người để lại thừa kế, trước khi chết có quyền để lại tài sản của mình cho những người
còn sống khác. Người thừa kế là người được nhận di sản của người chết dịch chuyển cho mình theo ý chí của họ hoặc
theo pháp luật.
Điểm giống nhau:
- Đều là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho những người còn sống.
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để
lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di
sản. (Điều 611 BLDS 2015)
- Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm
mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết (Điều 613 BLDS 2015).
- Tất cả đều có quyền từ chối nhận thừa kế.
- Người không được quyền hưởng di sản là những người được liệt kê tại Điều 621 BLDS 2015.
- Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước (Điều 622 BLDS 2015).
- Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa
kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS 2015).

Điểm khác nhau:

Tiêu chí Thừa kế theo pháp luật


Thừa kế theo di chúc

Khái niệm Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện
thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp vọng của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình
luật quy định. cho người khác sau khi chết

Căn cứ: Điều 649 BLDS 2015 Căn cứ: Điều 624 BLDS 2015

Người Chia theo hàng thừa kế, thứ tự được quy định Tất cả các các nhân, tổ chức có tên trong di chúc
được thừa như sau: và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, trọng
kế ý chí của người lập di chúc. Tuy nhiên, trong
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, trường hợp nếu cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa
mẹ đẻ, con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi của người thành niên; con đã thành niên mà không có khả
chết năng lao động nếu không có tên trong di chúc thì
  vẫn được hưởng một phần di sản tối thiểu bằng
Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông 2/3 một suất thừa kế.
ngoại, bà ngoại, anh, chị em, ruột của người đã
chết, cháu ruột của người đã chết là ông nội, Căn cứ: Điều 644 BLDS 2015
bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
 
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của
người đã chết; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của
người đã chết; chắt ruột của người đã chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Căn cứ: Điều 651, 644, 654 BLDS 2015

Hình thức Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được
phân chia di sản của các đồng thừa kế. di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng
  miệng.
Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định
của tòa án về phân chia di sản Căn cứ: Điều 627 BLDS 2015

Các Thừa kế theo pháp luật gồm những trường Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di
trường hợp: chúc, cá nhân được hưởng thừa kế phải còn sống
hợp được vào thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức được
hưởng - Không có di chúc hưởng thừa kế phải đang hoạt động vào thời điểm
thừa kế mở thừa kế; những người thuộc diện đương nhiên
- Di chúc không hợp pháp nhận thừa kế: cha, mẹ, vợ,chồng, con chưa thành
niên hoặc con đã thành niên mà không có khả
- Những người thừa kế đều chết trước năng lao động còn sống vào thời điểm mở thừa
hoặc cùng thời điểm với người lập di kế.
chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng
thừa kế theo di chúc không còn vào Căn cứ: Điều 613 BLDS 2015
thời điểm mở thừa kế

- Những người được chỉ định làm người


thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận
di sản

- Phần di sản không được định đoạt


trong di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến phần của


di chúc không có hiệu lực pháp luật;

- Phần di sản có liên quan đến người


được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối
quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc;
liên quan đến cơ quan, tổ chức được
hưởng di sản theo di chúc, nhưng
không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Căn cứ: Điều 650 BLDS 2015

Thứ tự ưu Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước


tiên Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng khi
rơi vào các trường hợp như phân tích ở trên.
Thừa kế Không có thừa kế thế vị
thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản
chết trước hoặc cùng một thời điểm với người
để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống.

Căn cứ: Điều 652 BLDS 2015

Phân chia Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế Được thực hiện theo ý chí của người lập di chúc,
di sản cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì nếu di chúc không phân định rõ ràng thì di sản
phải dành lại một phần di sản bằng phần mà được chia đều cho những người được chỉ định
người thừa kế khác được hưởng, để nếu người trong di chúc trừ trường hợp có thỏa thuận khác
thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng;
nếu chết trước khi sinh ra thì những người Trường hợp xác định phân chia di sản theo hiện
thừa kế khác được hưởng. vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm
theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính
chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị
đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có tiêu huỷ do lỗi của người khác thì có quyền yêu
thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả cầu bồi thường thiệt hại.
thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả
thuận được thì hiện vật được bán để chia. Trường hợp phân chia theo tỉ lệ khối di sản thì
dựa vào khối di sản đang còn lại vào thời điểm
Căn cứ: Điều 660 BLDS 2015 mở thừa kế

Điều 659 BLDS 2015


CÂu 4

Chương IV Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, bao gồm:
(1) Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải
thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
(2) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
(3) Phòng vệ chính đáng
- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi
ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích
nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
(4) Tình thế cấp thiết
- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người
khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
- Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu
trách nhiệm hình sự.
(5) Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
- Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ
lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
- Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách
nhiệm hình sự.
(6) Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
- Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội
phạm.
- Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
(7) Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
- Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng
vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh
lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong
trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Phạm tội “Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh
của cấp trên.
+ Phạm tội “Chống loài người” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.
+ Phạm tội “Tội phạm chiến tranh” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

You might also like