You are on page 1of 4

7.

Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án cho
thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?

Đoạn của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh:
“Bị đơn là ông Nguyễn Tài Nhật xác nhận phần trình bày của các nguyên đơn
về quan hệ huyết thống giữa bà Khánh và bà Khót, ông Tâm, ông Nhật là
đúng.”

8. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?

Ông Nguyễn Tài Nhật được cụ Khánh cho hưởng theo di chúc về toàn bộ tài
sản có tranh chấp.

9. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên
của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm là con đã thành niên.

Đoạn của bản án cho câu trả lời là: “Xét yêu cầu của ông Tâm, bà Khót về việc
được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc do không có khả
năng lao động vì tại thời điểm mở thừa kế bà Khót đã 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi
lại là thương binh 2/4”.

10. Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc không? Đoạn nào của bản án cho câu
trả lời?

Bà Khót và ông Tâm không được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Đoạn của bản án cho câu trả lời: “Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà
Nguyễn Thị Khót và ông An Văn Tâm về việc được hưởng di sản của cụ Khánh
mỗi người là 400.000.000 đồng theo diện những người được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.

11. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

Theo em hướng giải quyết của Tòa án trong câu hỏi trên là hoàn toàn hợp lí.

Bởi vì theo Điều 140, 145 của Bộ luật lao động năm 1994 và tại chương lao
động của Bộ luật này thì độ tuổi lao động là cơ sở xác định người hết tuổi lao
động được hưởng các chế độ đãi ngộ chứ không phải là căn cứ để xác định một
người không còn khả năng lao động.
12. Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao
động? Vì sao?

Hướng giải quyết sẽ không khác khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động.

Vì ông Tâm vẫn được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước cho dù ông có bị
suy giảm khả năng lao động là 85% nên ông không được hưởng chia di sản
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

13. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng tài sản.

Những điểm giống nhau giữa di chúc và tặng tài sản.

- Đều là sự chuyển giao tài sản hoặc quyền tài sản trên tinh thần tự nguyện giữa
các bên

Những điểm khác nhau giữa di chúc và tặng tài sản.

Di chúc Tặng tài sản


Căn cứ pháp lý Quy định tại Chương Quy định tại Mục 3
XXII Bộ luật dân sự năm Chương XVI của Bộ luật
2015 dân sự năm 2015
Khái niệm Là sự thể hiện ý chí của Là sự thỏa thuận giữa các
cá nhân nhằm chuyển bên, theo đó bên tặng cho
quyền tài sản của mình giao tài sản của mình và
cho người khác sau khi chuyển quyền sở hữu cho
chết bên được tặng cho mà
không yêu cầu đền bù,
bên được tặng cho đồng ý
nhận

Đối tượng Tài sản đang có và tài sản Tài sản đang có
hình thành trong tương
lai
Bản chất Là thể hiện tâm nguyện, Là sự thỏa thuận giữa bên
mong muốn chủ quan của được tặng cho với bên
người để lại di sản. tặng cho.

Thời điểm nhận Người thừa kế chỉ được Nếu hợp đồng tặng cho là
được tài sản nhận di sản sau khi người động sản: có hiệu lực kể
lập di chúc chết. từ thời điểm bên được
tặng cho nhận được tài
sản.
Nếu đối tượng của hợp
đồng là bất động sản:
phải lập thành văn bản có
công chứng, chứng thực
hoặc phải đăng ký và có
hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký.

Thực hiện nghĩa Người thừa kế được Người được tặng cho
vụ tài sản quyền nhưng đồng thời không phải hoàn trả một
phải có trách nhiệm thực lợi ích hay thực hiện một
hiện nghĩa vụ tài sản do nghĩa vụ tài sản nào.
người chết để lại
Chủ thể Người để lại di sản phải Đáp ứng đủ điều kiện
là người thành niên, minh được thực hiện giao dịch
mẫn, sáng suốt trong khi dân sự theo quy định
lập di chúc; không bị lừa
dối, đe doạ, cưỡng ép.
Với người từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi được
lập di chúc, nếu được
cha, mẹ hoặc người giám
hộ đồng ý

14. Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà,
trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của
ông Lưu thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như
trên không?
Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà, trước
khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu thì
bà Thẩm không được hưởng một phần di sản của ông Lưu. Bởi vì lúc này toàn
bộ tài sản lúc này được chuyển cho bà Xê dưới dạng hợp đồng tặng cho.
15. Đối với hoàn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như thế
nào?
Đối với hoàn cảnh như trên, pháp luật nước ngoài không qui định.
16. Suy nghĩ của anh/chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho
cả hợp đồng tặng cho.
Theo em, BLDS năm 2015 vẫn còn nhiều bất ổn, vẫn còn nhiều kẻ hở, chưa thể
bảo vệ lợi ích của những chủ thể ở điều 644, chưa thể bảo vệ lợi ích của người
vợ hợp pháp một cách trọn vẹn, tuyệt đối được. Cần có quy định khắc khe hơn
về hợp đồng tặng cho.

You might also like