You are on page 1of 17

Chương III Luật gia đình La Mã

*
Trần Kiên

Như trong chương về chủ thể đã trình bầy. Cách phân loại chủ thể căn bản của
luật La Mã là giữa người tự do và nô lệ. Nhóm người tự do lại được phân loại
thành những người phụ thuộc vào một người khác và những người hoàn toàn
độc lập. Những người hoàn toàn độc lập thường là người chủ gia đình, gia
trưởng. Họ
là đàn ông, đứng đầu một gia đình, và có quyền năng về mặt luật pháp đối với
những người phụ thuộc như là vợ và con cái. Thẩm quyền đó thường được gọi là
quyền cha hay quyền của người gia trưởng (paterfamilias).

3.1. Gia đình trong luật La Mã

Luật gia đình La Mã dựa trên nguyên tắc cốt lõi là mỗi gia đình có một người
đứng đầu, gia trưởng. Đó là người đàn ông cao tuổi nhất của một gia đình cụ thể.
Ông ta có quyền đối với toàn bộ hậu duệ (con cháu) được sinh ra theo huyết
thống. Gia trưởng là người độc lập về mặt pháp lý. Trong một số trường hợp,
một gia đình theo luật La Mã có thể chì có một thành viên.

Theo Ulpian, gia trưởng là người có năng lực pháp luật độc lập (potestas) dù cho
họ đã thành niên hay chưa. (D.1.6.4.).

Cũng theo Ulpian khi người gia trưởng qua đời, thì những cá nhân dưới quyền
người gia trưởng đó sẽ có thể trở thành người gia trưởng đối với gia đình của
riêng mình. (D.50.16.192.2.).

Tất cả những cá nhân nằm dưới quyền cha của một gia trưởng không chỉ có sợi
dây liên hệ pháp lý với người gia trưởng đó mà họ còn có mối liên hệ pháp lý
với nhau. Sợi dây liên hệ này được coi là họ nội (agnatio), và tồn tại ngay cả khi
người gia trưởng đã qua đời. Hình thức quan hệ nội tộc này có vai trò quan trọng
*
Tiến sĩ, Giảng viên Bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; e: trankien@vnu.edu.vn

1
trong suốt lịch sử La Mã. Xác định quan hệ nội tộc có ý nghĩa pháp lý quan
trọng đặc biệt là về thừa kế và giám hộ.

3.2. Quyền cha (potestas)

Gaius nhận định rằng tất cả mọi người con trong giá thú hợp pháp đều thuộc
thẩm quyền của người gia trưởng (D.1.6.3.). Trên thực tế, không chỉ có những
hậu duệ hợp pháp mà ngay cả vợ cũng nằm dưới quyền của người cha. Tuổi tác
và vị trí của người con trong xã hội không làm thay đổi vị trí của họ. Tuy nhiên,
thẩm quyền của người gia trưởng đối với hậu duệ của mình không bao gồm các
vấn đề công cộng. Theo luật, quyền cha bao gồm các quyền về nhân thân, tài
sản, quyền giải phóng hậu duệ, và một số quyền khác.

3.2.1. Quyền đối với nhân thân

a) Quyền từ bỏ hậu duệ. Bam đầu, người gia trưởng có quyền từ bỏ hậu duệ của
mình nếu ông ta muốn thế. Tuy nhiên, luật sau này đã đặt ra một số điều kiện đối
với việc từ bỏ. Và từ năm 374 SCN, việc từ bỏ bị cấm hoàn toàn. (CJ.8.51.2.).

b) Quyền quyết định sự sống chết của hậu duệ. Ngay cả khi một đứa trẻ sinh ra
được người gia trưởng chấp nhận, thì sự sống, chết của đứa trẻ đó cũng do người
gia trưởng quyết định. Luật 12 Bảng nhận định quyền này là quyệt đối. Đạo luật
Lex Julia de Alduteriis năm 18 TCN thậm chí còn cho phép người gia trưởng
giết chết người con gái đã đi lấy chồng nếu phát hiện ra người con gái đó đã có
hành vi ngoại tình. Tuy nhiên, quyền này về sau cũng bị hạn chế mạnh mẽ. Việc
thực hiện quyền này có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng, ví dụ
như bị đầy đến một hòn đảo. (D.48.9.5.).

c) Bán, gán nợ, hay truy đòi. Trong các giai đoạn lịch sử sơ khai, người cha có
thể bán con mình thành nô lệ hoặc gán nợ để đền bù thiệt hại trong trường hợp
người con đã có các hành vi gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, trong
trường hợp người con đã làm việc để đền bù hết thiệt hại, thì người con đó lại
có thể trở
thành người độc lập, có quyền cha của riêng mình chứ không quay trở lại nằm
2
dưới thẩm quyền của người gia trưởng cũ. Nói cách khác, con cái đôi khi được
xem như là một tài sản. Và nếu bị bắt cóc thì người cha có quyền truy đòi thông
qua tố quyền vindicatio và thậm chí là quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại do
trộm cắp.

d) Kết hôn và ly hôn. Người cha còn có quyền quyết định việc kết hôn của con
cái mình, bắt buộc con cái phải cưới một ai đó. Tuy nhiên, kể từ thời Cộng Hòa
thì người cha chỉ còn quyền đồng ý hay phản đối việc kết hôn của con cái
(D.23.2.2.). Người cha cũng có quyền bắt buộc con cái mình phải ly hôn. Nếu
người gia trưởng là ông nội, thì ông ta sẽ có quyền cha đối với các cháu nội của
mình. Còn nếu người gia trưởng là ông ngoại, và con rể ông ta lại cũng là một
người có quyền cha thì cháu ngoại của ông ta sẽ nằm dưới quyền của con rể ông
ta.

3.2.2. Quyền đối với tài sản

Những người phụ thuộc không có quyền sở hữu tài sản của riêng mình. Tất cả
mọi thứ do họ thụ đắc đều thuộc quyền sở hữu của người gia trưởng
(Insti.Gai.2.87.)

Tuy nhiên, sau này con cái được cho phép hưởng dụng mtooj số tài sản nhất
định theo hình thức peculium. Trong thời đế chế, nhằm khuyến khích việc gia
nhập quân đội, Augustus cho phép những người con trai quyền pháp lý đối với
các tài sản họ thụ đắc trong giai đoạn thực hiện quân dịch. (D.49.17.10-11.).
Phạm vi tài sản thụ đắc trong quân ngũ này là rất rộng và người con có thể định
đoạt nó bằng nhiều cách. Về sau Constantine mở rộng phạm vi tài sản thuộc
quyền của những người phụ thuộc này bao gồm cả các tài sản thu nhận được từ
việc thực hiện công vụ. Hay là các tài sản con cái được thừa kế từ mẹ, dù người
cha có quyền sử dụng.

3.2.3. Quyền đối với hợp đồng

Con có thể giao kết hợp đồng cho chính mình khi đã đến tuổi thành niên. Tuy
nhiên, chỉ có lợi ích từ hợp đồng được chuyển cho người gia trưởng. Trách
nhiệm
3
thì không. Trong khi người con trai chịu sự ràng buộc của hợp đồng, thì bên giao
kết còn lại cũng chỉ có thể khởi kiện thực hiện hợp đồng nếu người con trai đã
trở thành người độc lập. Ngay cả khi đó, thì trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng
cũng chỉ được bảo đảm thực hiện một cách tổng quát bởi tài sản của chính
người con trai đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp người con được người gia trưởng cho phép hưởng
dụng một khối tài sản nhất định (peculium) hoặc kí hợp đồng theo sự cho phép
của người gia trưởng thì người gia trường sẽ phải chịu trách nhiệm phát sinh từ
hợp đồng. Thậm chí, người gia trưởng cũng chịu sự ràng buộc bởi các hành vi
phi hợp đồng mà ông ta đã cho phép. Ví dụ như nếu ông ta cho phép con trai
mình giải phóng một người nô lệ. Thì hành vi giải phóng đó sẽ được xem là có
giá trị.

3.2.4. Giải phóng con cái

Người gia trưởng có quyền giải phóng con cái khỏi phạm vi quyền cha của mình.
Khi đó, con cái sẽ trở thành những người độc lập. Tuy nhiên, mối liên hệ nội tộc
giữa người con với gia đình sẽ bị phá vỡ. Người con đó sẽ không có quyền
hưởng thừa kế theo pháp luật nhưng vẫn có thể là người hưởng thừa kế theo di
chúc. Nếu người con đó cũng có con cái của riêng mình thì liệu rằng con cái của
họ cũng có được giải phóng cùng cha mình hay không? Theo Gaius thì người gia
trưởng có toàn quyền lựa chọn và quyết định giải phóng con mình và giữ lại
cháu hoặc ngược lại hay thậm chí là giải phóng cả con lẫn cháu (D.1.7.28.).

3.2.5. Các quyền khác

Ngoài các quyền quan trọng nêu trên, người gia trưởng còn có các quyền khác
đối với người phụ thuộc mình. Ví dụ như có quyền chỉ định một ai đó làm người
giám hộ cho các con của mình khi ông ta chết. Người gia trưởng cũng được xem
là người đại diện cho cả gia đình trong các vụ kiện.
3.2.6. Con ngoài giá thú và việc hợp pháp hóa con ngoài giá thú

4
Người gia trưởng không có quyền cha đối với con sinh ra từ cuộc hôn nhân bất
hợp pháp (D.1.5.24.). Người con đó thuộc thẩm quyền của người mẹ. Tuy nhiên,
về mặt pháp lý, người mẹ cũng không có có quyền cha đối với con cái của mình.
Hậu quả pháp lý quan trọng nhất, do đó, là tư cách của người con sẽ phụ thuộc
vào tư cách của người mẹ. Có quyền thừa kế theo pháp luật đối với mẹ và không
thể khởi kiện mẹ mình.

Nguyên tắc quan trọng nhất để xác định một người con có phải là con hợp pháp
hay không là liệu người con đó có được sinh ra từ một cuộc hôn nhân hợp pháp.
Người La Mã đã phát triển một số nguyên tắc suy đoán có giá trị cho đến tận
ngày nay. Theo đó, nếu một đứa trẻ được sinh ra trong khoảng thời gian 10
tháng từ
khi người chồng chết hoặc ít nhất 7 tháng sau khi kết hôn sẽ được xem là con
của người chồng. (D.1.5.12.).

Trong một số trường hợp, kể cả con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân cũng có thể
bị xem là không phải con hợp pháp của người chồng. Ví dụ như nếu người
chồng phải đi lính 10 năm và trong thời gian đó người vợ của mình sinh ra một
đứa con. (D.1.6.6.).

Việc hợp pháp hóa con ngoài giá thú chỉ được thừa nhận từ thời Constantine.
Tuy nhiên, trước đó người cha có thể nhận nuôi con ngoài giá thú của mình, và
qua đó biến đứa con đó thành hợp pháp. Constatine cải cách phần nào các quy
định này khi cho phép con cái sinh ra từ một cặp cha mẹ chung sống như vợ
chồng có thể được hợp pháp hóa; tức là khi hai cha mẹ chung sống với nhau
nhưng chưa xác lập quan hệ hôn nhân do thiếu ý chí mong muốn kết hôn thật
sự. Với điều kiện là cặp cha mẹ đó sau phải kết hôn với nhau. Và quan trọng
không kém là phải được người con đó đồng ý với việc hợp pháp hóa sẽ làm thay
đổi tư cách của người con đó (thành người phụ thuộc dưới quyền cha). Về sau
Justinian cho phép hình thức hợp pháp hóa mới thông qua quyết định của hoàng
đế. Theo đó, người cha có quyền làm đơn đến hoàng để đề nghị hợp pháp hóa
người con của mình. Một biện pháp khác nhằm khuyến khích có đủ ủy viên hội
đồng thành phố là quy
5
định cho phép người cha có thể trao cho con mình một khối tài sản đủ lớn để
người con đó đủ điều kiện trở thành ủy viên hội đồng thành phố (decurio), một
chức danh bị ghét bỏ và xa lánh tại thời điểm đó. Bằng cách đó, người cha cũng
hợp pháp hóa con của mình.

3.3. Kết hôn và ly hôn

Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà để xây
dựng một cuộc sống chung suốt đời liên quan đến cả luật thế tục và luật thần
linh (D.23.2.1.)

Khái niệm hôn nhân matrimonium trong luật La Mã một phần bắt nguồn từ từ
mater (mẹ). Điều này hàm ý phần nào rằng người La Mã coi hôn nhân như là
một thiết chế xã hội và pháp luật có mục đích tạo lập ra các đứa trẻ trong giá thú.
Hôn nhân là cách thức chủ chốt để phát sinh quyền cha. Do tầm quan trọng của
hôn nhân, luật La Mã đã phát triển một hệ thống các quy định hết sức chi tiết và
phức tạp nhằm điều chỉnh các vấn đề có liên quan trong suốt lịch sử hình thành
và phát triển của mình.

3.2.1. Hứa hôn

Trong xã hội La Mã cổ đại, hứa hôn tồn tại một cách phổ biến nhất là giữa các
tầng lớp giàu có. Hứa hôn thường xuyên do hai người cha đại diện cho các con
mình thực hiện mà không nhất thiết phải có mặt của những người được hứa hôn.
(D.23.1.18.). Tuy nhiên, kể từ thời Cộng Hòa, việc hứa hôn cũng cần có sự đồng
thuận của những người con, dù cho việc hứa hôn vẫn do những người cha thực
hiện.

Khác với kết hôn, luật pháp không đặt ra các điều kiện về độ tuổi đối với việc
hứa hôn. Tuy nhiên, về sau luật cũng xác định việc các bên được hứa hôn phải
nhận thức về vấn đề này, do đó, họ không được dưới 7 tuổi khi được hứa hôn
(D.23.1.12.).

6
Trong các giai đoạn đầu, hứa hôn là một cam kết có thể được khởi kiện để thi
hành nếu một bên vi phạm. Tuy nhiên, kể từ thời cuối Cộng Hòa quyền khởi
kiện này không còn được thừa nhận. Chỉ sau khi La Mã cải sang đạo Thiên
chúa, dưới ảnh hưởng của tôn giáo này, luật pháp mới lại quan tâm đến hứa hôn
và các hệ
quả pháp lý của nó. Đặc biệt, luật pháp thừa nhận việc trao đổi sính lễ thể hiện
sự thiện chí trong việc hứa hôn. Nếu một bên thất hứa, bên còn lại có quyền giữ
lại các sính lễ đó, thậm chí còn có quyền đòi gấp đôi.

Hứa hôn không phải là một điều kiện tiên quyết để xác lập một cuộc hôn nhân
hợp pháp. Tuy nhiên, nó là bằng chứng quan trọng cho affection maritalis, ý
định kết hôn, một yêu cầu nền tảng để xác lập hôn nhân.

3.2.2. Điều kiện kết hôn

Luật La Mã đặt ra một loạt các điều kiện để xác lập hôn nhân hợp pháp; các bên
phải có độ tuổi nhất định; các bên phải đồng ý; các bên phải có quyền kết hôn
(conubium); và không tồn tại bất kì trở ngại hoặc hà tì nào cho việc kết hôn.

a) Tuổi kết hôn

Nguyên tắc chính thức quy định chỉ có thể kết hôn nếu các bên đã đến tuổi dậy
thì. Tại thời kì đầu, việc xác định tuổi dậy thì dựa trên việc kiểm tra y tế trực
tiếp. Tuy nhiên, sau này thì tuổi kết hôn được ấn định là 12 cho nữ, và 14 cho
nam (Inst.1.10pr.) Một lần nữa, việc căn cứ vào tuổi dậy thì để ấn định tuổi kết
hôn cho thấy người La Mã coi hôn nhân như là một biện pháp nhằm phát triển
nòi giống và xác lập quyền cha. Điều này càng được thể hiện rõ dưới thời
Augustus khi ban hành quy định áp đặt nghĩa vụ lên phụ nữ phải kết hôn trong
độ tuổi từ 20 đến 50 và đàn ông phải kết hôn trong độ tuổi từ 25 đến 60.

b) Ưng thuận kết hôn


Ưng thuận kết hôn khác với ưng thuận hứa hôn. Một bên có thể đồng ý hứa hôn
nhưng sau này lại từ chối kết hôn. Muốn kết hôn thì các bên phải ưng thuận, bởi

7
vì theo quy định của luật La Mã các bên phải có ý định kết hôn thì hôn nhân hợp
pháp mới được công nhận. Ưng thuận có thể được chứng minh qua nhiều cách ví
dụ như cặp đôi đã tiến hành các nghi lễ truyền thống.

Hai bên phải có năng lực hành vi thể hiện sự ưng thuận tại thời điểm kết hôn.
Nếu cả hai bên đều nằm dưới quyền của người gia trưởng thì người gia trưởng
cũng phải đồng ý với cuộc hôn nhân. Nếu cả hai bên đều là người độc lập thì họ
không cần sự chấp thuận của ai, nhưng cô dâu có thể cần sự cho phép của người
giám hộ.

c) Quyền kết hôn (conubium)

Luật dân sự La Mã (luật dành riêng cho công dân La Mã) quy định rằng để các
bên có thể xác lập quan hệ hôn nhân dân sự La Mã thì họ phải có conubium,
quyền kết hôn theo luật La Mã. Chỉ có công dân La Mã mới có conubium. Tuy
nhiên, hôn nhân do hai người không có conubium xác lập vẫn được coi là hôn
nhân hợp pháp, dù không phải là hôn nhân theo luật La Mã. Khi đó, luật điều
chỉnh các cuộc hôn nhân này sẽ là luật vạn dân, thay vì luật dân sự La Mã. Khác
biệt căn bản vê hệ quả pháp lý giữa các hình thức hôn nhân hợp pháp theo luật
vạn dân hay dân sự nằm ở chỗ người con trong một cuộc hôn nhân theo luật vạn
dân sẽ được hưởng tư cách chủ thể theo tư cách của người mẹ. Khi đó, họ sẽ trở
thành người độc lập vì chế định quyền cha không tồn tại trong hôn nhân theo
luật vạn dân. Không tồn tại quan hệ nội tộc về phía đằng cha; và người vợ thì
cũng không chịu sự kiểm soát pháp lý (manus) của người chồng (Inst.Gai.1.78.).

d) Các hình thức hôn nhân bị cấm

Không chỉ cần đáp ứng các điều kiện nêu trên, luật La Mã cũng quy định nhiều
hình thức hôn nhân bị cấm. Nếu các bên kết hôn theo các hình thức này, hôn
nhân sẽ bị coi là vô hiệu, thậm chí bị trừng phạt. Các hình thức kết hôn này
thường bị cấm do các tiêu chí khác nhau ví dụ như đẳng cấp, nghề nghiệp, đạo
đức vv. Ví dụ như trong thời kì đầu kết hôn giữa quý tộc và thường dân, giữa
người sinh ra

8
đã tự do và người được trả tự do, ông chủ và tì nữ đều bị cấm. Cũng tương tự
như vậy trinh nữ bị cấm kết hôn bởi lí do tôn giáo. Họ là người được hiến tế cho
thần linh. Tuy nhiên, khi hết thời hạn hiến tế, họ có thể kết hôn bình thường.
Sau khi cải đạo sang đạo Thiên chúa, luật La Mã còn áp đặt thêm các lý do tôn
giáo khác để ngăn cấm linh mục kết hôn hay kết hôn giữa người theo đạo Thiên
chúa và người Do thái. Đặc biệt, luật La Mã cấm kết hôn giữa những người có
quan hệ gần gũi ví dụ như giữa con rể và mẹ vợ. Hay giữa bố dượng và con
riêng của vợ. Kết hôn giữa con nuôi và bố mẹ nuôi cũng bị cấm.

3.2.3. Các hình thức hôn nhân hợp pháp

Hôn nhân dân sự La Mã có hai hình thức chính, một là hôn nhân manus trong đó
người vợ thuộc sự kiểm soát về mặt pháp lý của người chồng và hôn nhân tự do
khi người vợ không chịu sự kiểm soát của chồng mình.

a) Hôn nhân manus

Hôn nhân manus vốn là loại hình chủ yếu trong giai đoạn lịch sử đầu của La Mã
nhưng càng về sau thì càng ít được sử dụng. Trong hôn nhân manus, người
chồng hoặc người gia trưởng của người chồng (nếu người đó còn sống) có thẩm
quyền đối với người vợ giống như thẩm quyền của người gia trưởng đối với
người phụ
thuộc của mình. Tuy nhiên, có sự khác biệt căn bản giữa quyền của người chồng
trong hôn nhân manus với quyền của người gia trưởng trong chế định quyền cha.
Đó là người chồng không có quyền sinh, tử đối với người vợ của mình. Không
được bán vợ làm nô lệ hay dùng vợ để gán nợ.

b) Hôn nhân tự do

Hôn nhân tự do trở nên phổ biến từ thời kì Cộng hòa. Người vợ trong hôn nhân
tự do thì độc lập về pháp lý so với người chồng. Hôn nhân tự do bắt nguồn từ
hành vi chung sống của hai bên với điều kiện là họ phải coi mình là vợ chồng,
tức là có ý chí kết hôn. Do người vợ độc lập về mặt pháp lý nên người vợ vẫn
thuộc quyền cha của người gia trưởng cũ của mình. Nếu người vợ là người độc
9
lập, thì cô ấy sẽ vẫn thuộc quyền giám hộ của người giám hộ hiện thời. Tài sản
của vợ vẫn thuộc quyền sở hữu của cô ấy. Vợ có thể giao kết hợp đồng và tham
gia vào các vụ kiện.

3.4. Ly hôn

Một bên hoặc cả hai bên có thể thực hiện việc ly hôn. Ly hôn là một thủ tục cá
nhân chứ không phải là một thủ tục tư pháp. Thậm chí người gia trưởng của vợ
hoặc chồng có thể yêu cầu con cái mình ly hôn. Phụ thuộc vào hình thức hôn
nhân: tự do hay manus ly hôn cũng có các hình thức tương tự.

3.4.1. Ly hôn trong hôn nhân manus

Trong khi người chồng có quyền ly hôn trong hôn nhân manus thì luật La Mã
không xác định rõ ràng quyền ly hôn của người vợ. Thủ tục để chấm dứt hôn
nhân manus là sự lặp lại có sửa đổi thủ tục kết hôn, theo đó người vợ sẽ được trả
lại cho gia đình gốc của mình. Nếu người chồng muốn ly hôn, anh ta phải tham
vấn ý kiến của hai gia đình. Nếu anh ta ly hôn vợ mà không có lý do chính
đáng, người chồng có thể phải gánh chịu rủi ro trở thành infamia, đánh mất đi
các tư cách xã hội và pháp luật của mình.

3.4.2. Ly hôn trong hôn nhân tự do

Không cần phải có căn cứ để có thể chấm dứt một cuộc hôn nhân tự do. Nhưng
nếu yêu cầu chấm dứt hôn nhân một cách thiếu chính đáng thì có thể phải gánh
chịu hậu quả. Để chấm dứt hôn nhân tự do, một trong hai bên hoặc cả hai bên
cần phải thể hiện ý chí chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nếu cả hai bên cùng mong
muốn ly hôn thì đó là thuận tình ly hôn (divortium), nếu chỉ một bên muốn ly
hôn thì đó là ly hôn một phía (repedium). Trong trường hợp đầu hai bên chỉ cần
chấm dứt việc chung sống cùng nhau. Trong trường hợp hai, bên muốn ly hôn
phải thông báo cho bên còn lại bằng văn bản hoặc qua người đưa tin (Inst.
Gai.1.137a.).

10
3.5. Của hồi môn (Dowry)

3.5.1. Của hồi môn

Của hồi môn là một quan hệ tài sản quan trọng giữa vợ và chồng trong suốt
chiều dài lịch sử của luật La Mã. Hồi môn là các tài sản hoặc các đóng góp khác
do vợ, người gia trưởng của vợ, hoặc một người khác đại diện cho vợ trao cho
người chồng. Hồi môn thường được trao trong lễ kết hôn. Nhưng cũng có thể
được trao trước và sau khi kết hôn. Của hồi môn thường được xem là sự đóng
góp quan trọng vào việc duy trì đời sống chung của gia đình. Trên thực tế, của
hồi môn cũng tạo ra sức ép xã hội và đạo đức đối với người chồng phải chu cấp
thiết yếu cho vợ, dù đó không phải là nghĩa vụ pháp lý.

Trong một cuộc hôn nhân dân sự La Mã (manus), người chồng thủ đắc và trở
thành chủ sở hữu tuyệt đối với của hồi môn nếu vợ là người độc lập (sui iuris).
Nếu vợ không phải là người độc lập thì người gia trưởng của gia đình vợ sẽ có
nghĩa vụ cung cấp của hồi môn. Nguyên tắc tương tự cũng tồn tại trong hôn
nhân tự do. Nguyên tắc pháp lý căn bản là: người chồng sẽ không có quyền gì
với của hồi môn trừ khi nó đã được cam kết một cách cụ thể. Ban đầu thì người
chồng cũng không có quyền đòi hỏi của hồi môn. Tuy nhiên, một sắc lệnh vào
cuối thời kì cổ điển đã thiết lập một nghĩa vụ pháp lý buộc người gia trưởng của
nhà gái phải trao của hồi môn cho nhà trai. (D.23.2.19.).

3.5.2. Quyền đối với của hồi môn

Ai là người sở hữu của hồi môn? Tại thời kì đầu, nguyên tắc chung thì người
chồng là chủ sở hữu của hồi môn. Hệ quả là người chồng có thể làm mọi điều
mình muốn với của hồi môn. Anh ta không phải trả lại của hồi môn khi hôn nhân
chấm dứt. Do đó, xuất hiện một thực tiễn pháp lý theo đó bên trao tặng của hồi
môn thường yêu cầu người chồng phải cam kết chính thứ sẽ hoàn trả của hồi
môn khi hôn nhân chấm dứt hoặc định đoạt của hồi môn theo phương cách thỏa
thuận trước. Trong trường hợp này của hồi môn được xem là hồi môn có thể
hoàn trả,

11
và cam kết của người chồng có thể bị chế tài thực hiện theo action ex stipulate,
một trong các chế tài truyền thống của luật hợp đồng. Chính từ thực tiễn này,
một nguyên tắc khác đã hình thành theo đó người chồng chỉ có quyền đối với
hoa lợi, lợi tức của hồi môn (thu nhập, lợi nhuận phát sinh từ của hồi môn), chứ
không có quyền đối với tài sản gốc. Theo Ulpian, Sabinus, Quyển 31: Công
bằng đòi hỏi rằng lợi nhuận phát sinh từ của hồi môn thì thuộc về người chồng
bởi anh ta là người chịu chi phí duy trì hôn nhân. (D.23.3.7pr.).

Một thực tiễn pháp lý khác liên quan đến của hồi môn đó là định giá của hồi
môn và cho phép người chồng cam kết trả một giá trị theo thỏa thuận khi chấm
dứt hôn nhân. Theo hình thức này, người chồng có thể định đoạt của hồi môn
theo ý mình. Anh ta không phải hoàn trả của hồi môn khi chấm dứt hôn nhân.
Nghĩa vụ
của anh ta chỉ là trả phần giá trị theo thỏa thuận. Tuy nhiên, anh ta phải chịu rủi
ro đối với bất kỳ thiệt hại hoặc suy giảm giá trị nào đối với tài sản gốc.

Về sau các pháp quan ban hành một hình thức kiện mới action rei uxoriae (tố
quyền dành cho tài sản của vợ), để bảo vệ người vợ nhất là đối với của hồi môn
không được định giá hoặc có thể phải hoàn trả. Theo tố quyền này, thẩm phán có
thể buộc người chồng phải hoàn trả cho người vợ một khoản tài sản mà thẩm
phán cho là công bằng sau khi đã tính phần công sức, phí tổn mà người chồng
phải gánh chịu. Điều này đã khiến cho người chồng trở thành người có nghĩa vụ
cẩn trọng (duty of care) đối với của hồi môn. Theo Paul, người chồng phải thực
hiện nghĩa vụ cẩn trọng đối với của hồi môn đến mức như anh ta đang quản trị
tài sản của chính mình. (D.23.3.17pr.). Nghĩa vụ cẩn trọng này có tính chủ quan
và phụ
thuộc vào việc người chồng đã hành xử quyền lợi của mình như thế nào trong
quá khứ.

Vào thời Augustus xuất hiện một số cải cách quan trọng về của hồi môn theo
hướng tăng cường bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Người chồng bị cấm bán
của hồi môn là bất động sản đất đai tại lãnh thổ Italy nếu không được sự đồng ý
của người vợ. Việc thế chấp đất đai đó cũng bị coi là vô hiệu. Augustus cũng
ban
12
hành các quy định chi tiết về việc hoàn trả của hồi môn khi hôn nhân chấm dứt,
áp dụng trong trường hợp đó khjoong phải là của hồi môn được thỏa thuận hoàn
trả hay định giá. Theo đó, nếu hôn nhân chấm dứt do ly hôn thì người vợ, hoặc
người gia trưởng trong gia đình vợ có thể yêu cầu hoàn trả của hồi môn theo
action rei uxoriae. Tuy nhiên, người chồng có quyền yêu cầu bồi hoàn phí tổn
cần thiết cho việc bảo vệ, chăm sóc của hồi môn phát sinh từ nghĩa vụ cẩn trọng
của anh ta. (D.25.1.1.3.). Người chồng cũng có thể sử dụng khoản quà tặng anh
ta đã trao tặng cho vợ hoặc cho gia đình vợ, cũng như các tài sản thuộc sở hữu
của mình bị vợ làm thiệt hại hoặc chiếm đoạt trái phép để bù trừ nghĩa vụ hoàn
trả. Phụ thuộc vào mức độ lỗi của người vợ trong việc dẫn đến ly hôn, người
chồng còn có quyền giữ lại một phần của hồi môn tương ứng.

Trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do một bên chết thì người chồng có quyền
giữ lại của hồi môn nhưng phải hoàn trả các phần tài sản do người gia trưởng
của gia đình vợ hoặc một người khác tặng cho người chồng trên danh nghĩa của
người vợ. Người chồng cũng có quyền giảm trừ đi các phần phí tổn phải gánh
chịu liên quan đến khối tài sản đó. Nếu chồng chết trước vợ thì vợ có quyền thu
hồi của hồi môn từ những người thừa kế của chồng, với những giảm trừ cần
thiết cho các phí tổn liên quan đến của hồi môn mà những người thừa kế phải
gánh chịu.

3.6. Một số quan hệ khác ngoài hôn nhân

Bên cạnh hôn nhân cũng tồn tại một số quan hệ chung sống khác giữa nam và
nữ. Phổ biến nhất là stuprum, quan hệ chung sống giữa những người tự do. Đó
có thể là quan hệ giữa những người chưa kết hôn, hoặc đã kết hôn. Khi đó quan
hệ sống chung này có thể phải chịu các hình phạt theo pháp luật và con cái sinh
ra sẽ bị coi là bất hợp pháp.

Bên cạnh đó là quan hệ concubinage. Được xem là giống với hôn nhân và tồn tại
giữa một người đàn ông và một người phụ nữ. Hình thức này thường xuất hiện
giữa những người không cùng địa vị xã hội, đặc biệt khi người phụ nữ có địa vị

13
thấp hơn. Con cái sinh ra từ quan hệ này cũng bị xem là bất hợp pháp cho đến
thời kì Đế chế.

3.7. Giám hộ

Có rất nhiều trường hợp một người độc lập có thể cần đến những sự bảo trợ pháp
lý. Ví dụ như trẻ em chưa đến tuổi dậy thì, phụ nữ, hay người bị mắc bệnh tâm
thần. Do đó, chế định về giám hộ có vai trò quan trọng trong luật La Mã.

3.7.1. Giám hộ đối với trẻ em chưa đến tuổi dậy thì

Paul định nghĩa giám hộ (tutela) là thầm quyền do luật dân sự La Mã thừa nhận
áp dụng đối với một người tự do chưa đến tuổi dậy thì nhằm mục đích bảo vệ
người đó do người đó không có khả năng tự bảo vệ mình. (D.26.1.1pr.). Giám hộ
không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của đứa trẻ, mà còn nhằm bảo vệ cả quyền lợi của
những người có quyền thừa kế đối với tài sản của đứa trẻ nữa.

Theo định nghĩa trên, bất kỳ đứa trẻ độc lập nào mà chưa đến tuổi dậy thì thì đều
cần người giám hộ. Việc này thường xuyên xảy ra do sự qua đời của người cha,
người gia trưởng trong gia đình. Theo luật La Mã, có bốn hình thức giám hộ
chính đối với nhóm đối tượng này:

a) Giám hộ theo di chúc

Cha mẹ có quyền chỉ định người giám hộ cho con cái của mình theo di chúc.
(D.26.2.1pr.). Đây là hình thức giám hộ phổ biến nhất theo luật La Mã.

b) Giám hộ bắt buộc


Nếu bố mẹ không chỉ định người giám hộ trong di chúc, thì theo luật XII Bảng,
quyền giám hộ thuộc về người thân thích gần nhất. Nếu người đó là phụ nữ, thì
quyền đó sẽ thuộc về người thân thích gần nhất tiếp theo. Trong trường hợp có
nhiều người thân thích cùng hàng, thì tất cả những người đó sẽ có quyền giám
hộ. (D.26.4.9.).

14
Lý do tại sao người thân thích gần nhất có quyền giám hộ? tại vì họ là người có
quyền hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của đứa trẻ (vì trẻ em dưới
tuổi dậy thì không có quyền lập di chúc). Do đó, họ là người có lợi ích mật thiết
nhất trong việc bảo vệ tài sản của đứa trẻ.

c) Giám hộ ủy thác

Trong trường hợp người gia trưởng giải phóng cho một đứa trẻ dưới quyền của
mình chưa đến tuổi dậy thì. Sau đó người gia trưởng đó qua đời thì người con
trai của người gia trưởng sẽ có quyền giám hộ đối với đứa trẻ tự do chưa đến
tuổi dậy thì đó.

d) Giám hộ theo quyết định

Nếu không có bất kỳ hình thức giám hộ theo di chúc, bắt buộc hay ủy thác nào
thì các pháp quan sẽ có quyền chỉ định người giám hộ.

Chỉ có đàn ông đến tuổi dậy thì mới có thể trở thành người giám hộ. Phụ nữ
không thể làm người giám hộ. Tuy nhiên, vào cuối thời kì Đế chế, phụ nữ góa
chồng có thể xin giám hộ cho con của mình với điều kiện không được tái hôn.
Người giám hộ không nhất thiết phải là người độc lập, một người con trai dưới
quyền có thể
được chỉ định là người giám hộ.

Chức năng chính của người giám hộ là quản trị công việc cho người được giám
hộ và chấp thuận các giao dịch do người được giám hộ xác lập. Người giám hộ
có nghĩa vụ phải trích một khoản tiền phù hợp từ tài sản của người được giám hộ
để chi tiêu cho người được giám hộ. Thông thường, người giám hộ phải thực
hiện quyền của mình theo đúng quy định do người chết để lại. Tuy nhiên, họ có
thể yêu cầu pháp quan thay đổi các quy định này cho phù hợp với thực tế.
(D.27.2.1pr.-1.)

Luật La Mã còn yêu cầu người giám hộ, trước khi bắt đầu quản trị tài sản của
người được giám hộ, phải kiểm kê tài sản của người được giám hộ và đưa ra các

15
biện pháp bảo đảm nghĩa vụ giám hộ của mình. Người giám hộ thường đưa ra
các biện pháp bảm đảo dưới hình thức cam kết chính thức sẽ bảo vệ tài sản của
người được giám hộ. Lời hứa này có thể được bảo đảm thực hiện bằng tài sản
của người giám hộ.

3.7.2. Giám hộ đối với phụ nữ

Phụ nữ La Mã độc lập và đến tuổi dậy thì phải có người giám hộ. Lý do chính
của việc này là nhằm bảo vệ quyền thừa kế của các thành viên khác trong gia
đình. Một lý do khác là người La Mã xem phụ nữ không có khả năng ra quyết
định sáng suốt đối với tài sản của mình, dễ bị lừa phỉnh. Gaius cho rằng không
có bất kỳ lý do thuyết phục nào để duy trì quy định về giám hộ đối với phụ nữ
(Inst.Gai.1.190.).

Các hình thức giám hộ đối với phụ nữ cũng tương tự như với trẻ em. Tuy nhiên,
người giám hộ của một người phụ nữ có ít thẩm quyền hơn so với người giám hộ
của trẻ em. Trên thực tế, người phụ nữ có quyền quản trị tài sản của riêng mình.
Người giám hộ chỉ có hể hỗ trợ người phụ nữ trong việc này. Người giám hộ
cũng không phải lập bảng kê tài sản của người phụ nữ cũng như đưa ra bất kỳ
biện pháp bảo đảm nào cho việc thực thi quyền giám hộ của mình. Vai trò chính
của người giám hộ là chấp nhận các giao dịch của người phụ nữ khi cần thiết.
16

You might also like