You are on page 1of 3

1.1.3.Thừa kế thế vị.

Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 , thừa kế thế vị được quy định như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản
thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;

Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, có thể hiểu thừa kế thế vị là việc người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di
sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì
quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản.

VD: Sau khi vua Henry VIII qua đời , con gái của ông , Elizabeth I, đã kế thừa ngai vàng của anh và trở
thành nữa hoàng đầu tiên của đất nước này.

Từ quy định trên, điều kiện hưởng thừa kế thế vị xác định như sau:

- Thừa kế thế vị được đặt ra khi con hoặc cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di
sản thì cháu/chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ được hưởng nếu còn sống.

- Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc.
Trường hợp nngười thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di
sản thì phần di chúc đó vô hiệu và phải thực hiện chia di sản theo pháp luật.

– Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất. Người được “thế vị” có quan hệ thuộc hàng
thừa kế thứ nhất và người “thế vị” ở vị trí đời sau (cháu/chắt).

- Người thừa kế thế vị phải bảo đảm nguyên tắc chung về thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự
là còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Bản thân người thế vị không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản.

- Khi còn sống, người cha/mẹ của người được thừa kế thế vị phải có quyền được hưởng di sản của
người chết (nghĩa là không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng
di sản thì con hoặc cháu của những người này mới được thế vị).
- Phần di sản mà người thừa kế thế vị được hưởng: Thừa kế thế vị không như thừa kế theo hàng
thừa kế. Theo tinh thần quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tất cả những người thừa
kế thế vị cùng được hưởng chung phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Vấn đề trao đổi về xác định di sản để chia trong thừa kế thế vị

Đối với trường hợp con của người để lại di sản (gọi là A) chết cùng một thời điểm với người để lại di
sản (gọi là B) thì giữa họ không phát sinh việc thừa kế đối với di sản của nhau theo Điều 619 Bộ luật
Dân sự năm 2015. Khi đó, di sản của người chết (B) chính là tài sản của người đó (B).

Trường hợp con của người để lại di sản (A) chết trước thì di sản của người này (B) được xác định bao
gồm: tài sản của chính người chết (B) và tài sản người này được thừa kế từ người con đã chết (A).
Liên quan đến vấn đề này có 02 quan điểm khi phân chia di sản cho người được thừa kế thế vị như
sau:

a) Quan điểm thứ nhất: Xác định di sản của người để lại di sản (B) khi chia thừa kế thế vị (cho con
của A) là tài sản của chính người để lại di sản (B), không bao gồm phần di sản người này được hưởng
thừa kế của người con chết trước (A).

Theo quan điểm này, thừa kế thế vị chính là việc người thế vị được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Do đó, phần di sản xác định khi chia cho người thế vị không
bao gồm di sản mà B được hưởng thừa kế từ A (cha/mẹ của người thế vị), nói cách khác, nếu A còn
sống thì sẽ được hưởng thừa kế di sản của B nhưng do A đã chết trước nên không được hưởng phần
này và phần này chuyển tiếp cho con của A (do đó, khi xác định di sản của B để chia cho người thế vị
thì không xác định phần di sản mà B được hưởng thừa kế từ A). Mặt khác, theo quy định về thừa kế
theo pháp luật thì con của A đã được hưởng một phần di sản của A (hàng thừa kế thứ nhất).

b) Quan điểm thứ hai: Xác định di sản của người để lại di sản (B) khi chia thừa kế thế vị (cho con của
A) gồm: (1) tài sản của chính người để lại di sản (B), (2) phần di sản B được hưởng thừa kế của người
con chết trước (A).

Với quan điểm này, căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, phần di sản
mà B được hưởng thừa kế từ A cũng chính là tài sản của B. Tài sản mà B được thừa kế từ A có thể là
tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai (tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền
sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch)[1], quyền tài sản[2]. Như vậy, khi xác định di sản của
B để phân chia cho người thừa kế thế vị thì phải bao gồm tài sản của B và phần di sản mà B được
hưởng thừa kế từ A.

You might also like