You are on page 1of 21

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Đề bài:
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh
chấp kinh doanh, thương mại.

Nhóm : 04
Lớp : 4623 – N05.TL1
MSSV : 462343 – 462357

Hà Nội, 2023
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 15/12/2023
Nhóm số: 04 Lớp: 4623 – N05.TL1
Tổng số thành viên của nhóm: 15 Có mặt: 15
Nội dung: Bài tập nhóm môn Luật Tố tụng dân sự
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm:

Đánh giá
Đánh giá của giáo viên
của SV SV kí
TT MSSV Họ và tên
tên Điểm Điểm GV ký
A B C
số chữ tên
Nguyễn Như Thái
1 462343 X
Phong
2 462344 Đỗ Thu Quỳnh X
3 462345 Vũ Minh Tâm X
4 462346 Ngô Phương Thảo X
5 462347 Phạm Minh Thảo X
6 462348 Hoàng Đức Thịnh X
Nguyễn Thị Minh
7 462349 X
Thư
8 462350 Phạm Thùy Trang X
9 462351 Vũ Quỳnh Trâm X
Nguyễn Thị Ánh
10 462352 X
Tuyết
11 462353 Nguyễn Thị Hải Yến X

2
12 462354 Nguyễn Thị Hải Yến X
13 462355 Lê Minh Huyền X
14 462356 Nguyễn Đức Kiên X
15 462357 Lê Huy Thuận X

Kết quả bài viết:………………. NHÓM TRƯỞNG


Giáo viên chấm thứ nhất:………..
Giáo viên chấm thứ hai:…………
Kết quả thuyết trình:………….
Giáo viên cho thuyết trình:……..

3
MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU.....................................................................................................................6
B.NỘI DUNG..................................................................................................................6
1. Một số vấn đề lý luận chung về TQDS của Tòa án theo loại việc về tranh chấp
KDTM.........................................................................................................................6
1.1. Khái niệm.........................................................................................................6
1.2. Đặc điểm...........................................................................................................6
1.3. Ý nghĩa của việc xác định TQDS của Tòa án theo loại việc về tranh chấp
KDTM......................................................................................................................7
2. Nội dung quy định pháp luật hiện hành về TQDS của Tòa án theo loại việc về
tranh chấp KDTM.......................................................................................................9
2.1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau.......................................................9
2.2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau........................................................................................................10
2.3. Tranh chấp giữa người chưa phải thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.............................11
2.4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty; tranh chấp giữa công ty
với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng
quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty.........................................12
2.5. Các tranh chấp khác về KDTM, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.......................................14
3. Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.........................................14
3.1. Thực tiễn thực hiện.........................................................................................14
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật......................................................................18
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................20

4
DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT

TQDS Thầm quyền dân sự


KDTM Kinh doanh, thương mại
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

5
A.MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng của Việt Nam, các tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều với tính
chất đa dạng và phức tạp, đặc biệt là tranh chấp về KDTM. Để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên đương sự, các tranh chấp cần được giải quyết kịp thời và đúng
đắn. Vì vậy việc xác định TQDS của tòa án theo loại việc về tranh chấp KDTM một
cách chính xác sẽ hạn chế được phần nào sự chồng chéo chức năng trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ này. Xuất phát từ lý do trên, nhóm xin chọn đề tài: “Thẩm quyền
dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại”.
B.NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận chung về TQDS của Tòa án theo loại việc về tranh
chấp KDTM
1.1. Khái niệm
TQDS của Tòa án theo loại việc về tranh chấp KDTM có thể hiểu là các loại vụ
việc phát sinh trong hoạt động KDTM mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết
theo thủ tục tố tụng dân sự.
1.2. Đặc điểm
Giải quyết tranh chấp KDTM là một nhánh của TQDS của Tòa án, vì vậy trước
tiên nó mang những đặc điểm chung của TQDS của Tòa án:
Thứ nhất, TQDS của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp KDTM được thực
hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về
tố tụng như Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan
thì Tòa án khi xem xét giải quyết các vụ việc KDTM phải tôn trọng và đảm bảo quyền
tự định đoạt của các đương sự. Phạm vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của
Tòa án được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự
thỏa thuận của họ về những vấn đề có tranh chấp.1
Thứ hai, đối với trường hợp tranh chấp KDTM không có điều luật để áp dụng,
Tòa án vẫn có thẩm quyền giải quyết và không được từ chối thụ lý, đặc điểm này xuất
phát từ tính đa dạng của các quan hệ pháp luật dân sự dẫn đến các quy định trong văn
bản quy phạm pháp luật không thể dự liệu tất cả các tình huống.
Bên cạnh những đặc điểm chung nêu trên, TQDS theo loại việc của Tòa án về
giải quyết tranh chấp KDTM còn mang những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, một trong những nét đặc thù trong tranh chấp KDTM là chủ thể của
quan hệ pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 (sửa đổi,

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.59.
6
bổ sung năm 2019), để xác định tư cách thương nhân dựa trên hai yếu tố là hoạt động
thương mại một cách độc lập và có đăng ký kinh doanh. Như vậy, căn cứ đầu tiên để
tòa án xác định tranh chấp KDTM là yếu tố chủ thể, tức là xem xét đây có phải tranh
chấp giữa các thương nhân với nhau hay không. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp,
các cá nhân, tổ chức không phải thương nhân cũng là chủ thể của tranh chấp này như
tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty liên quan đến hoạt động công ty.2
Thứ hai, xác định TQDS theo loại việc của Tòa án về giải quyết tranh chấp
KDTM căn cứ vào mục đích lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thương mại. Bởi
tranh chấp KDTM phát sinh từ hoạt động kinh doanh, tức là phát sinh từ việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời của
các chủ thể kinh doanh. Vì vậy mà các tranh chấp KDTM chủ yếu liên quan đến tài
sản, lợi ích kinh tế của các bên.
Thứ ba, tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết dân sự
của Tòa án khi giữa các bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc có thoả thuận trọng tài
nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu. 3 Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện - một nguyên
tắc cốt lõi trong tố tụng trọng tài, sự hình thành trọng tài là do ý chí tự nguyện của các
bên đương sự và quá trình tố tụng trọng tài đều tôn trọng ý chí tối cao của các bên
đương sự. Việc tôn trọng như trên nhằm mục đích đề cao sự thỏa thuận giữa các bên,
tránh được sự chồng chéo về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KDTM giữa Trọng
tài và Tòa án.
1.3. Ý nghĩa của việc xác định TQDS của Tòa án theo loại việc về tranh chấp
KDTM
Việc xác định TQDS của Tòa án theo loại việc về tranh chấp KDTM có ý nghĩa
quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp KDTM.
Thứ nhất, tạo ra một cơ chế pháp lý hiệu quả để giải quyết tranh chấp KDTM.
Các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án là cơ sở pháp lý
để Tòa án thụ lý và giải quyết tranh chấp trong xã hội. Trong bối cảnh công nhận nền
kinh tế thị trường nhiều thành phần, sự xuất hiện của nhiều tranh chấp gay gắt và quyết
liệt là không tránh khỏi. Các bên tranh chấp đều cần tìm phương thức giải quyết nhanh
chóng, hiệu quả, và có lợi ích cho họ, đồng thời duy trì uy tín trên thị trường và bảo vệ
bí quyết kinh doanh. Việc này đòi hỏi sự linh hoạt trong lựa chọn giữa thương lượng,
hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án. Do không phải lúc nào thương lượng, hòa
giải hay trọng tài thương mại cũng khả thi, và trong việc thực thi, cưỡng chế cũng khó
2 Đặng Huy Hoàng (2021), Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án theo thủ tục
tố tụng dân sự, http://thuvien.hlu.edu.vn/KMETSNAVI/TocBookReader.aspx?
mets_id=7839&dmd_id=88150&locale=vi-VN , truy cập ngày 11/12/2023.
3 Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010.
7
khăn, thì tòa án vẫn là sự lựa chọn của các bên tranh chấp. Điều này nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc quy định
Thứ hai, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư và góp phần thúc đẩy quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.4 Trong bối cảnh nước ta đang trải qua quá trình hội nhập kinh tế
thế giới và tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì cần tạo được tâm lý yên tâm cho
các đối tác và một môi trường đầu tư tốt. Vì vậy, cần phải quy định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp KDTM để tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc trong việc giải quyết các
tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài.
Thứ ba, việc quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp
KDTM là cơ sở để đương sự thực hiện quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết
các tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm hại thì chủ thể có quyền thực hiện đúng quyền khởi kiện để bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn kiện ra Tòa án không có thẩm quyền
gây mất thời gian và chi phí không đáng có. Ngoài ra, xác định rõ thẩm quyền của Tòa
án trong giải quyết tranh chấp KDTM đảm bảo tính chuyên sâu và thành thạo về
chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ Tòa án. Việc xác định rõ ràng các
loại việc tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án sẽ thuận lợi hơn cho Tòa
án khi lựa chọn pháp luật nội dung được áp dụng để giải quyết vụ án.
Thứ tư, xác định đúng, hợp lý TQDS theo loại việc của Tòa án về giải quyết
tranh chấp KDTM là nhằm thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân. 5 Phát triển nền
kinh tế thị trường đã và đang là nhiệm vụ tối quan trọng của Đảng và nhà nước ta kể từ
sự nghiệp đổi mới. Để làm được điều này, chúng ta phải từng bước hoàn thiện thể chế
pháp lý mà theo đó việc quy định TQDS theo loại việc của tòa án về giải quyết tranh
chấp KDTM là không thể thiếu vì không phải lúc nào lợi ích của các chủ thể cũng có
thể thống nhất với nhau và tranh chấp KDTM xảy ra là điều tất yếu. Các tranh chấp
này vẫn có nguy cơ gây mất ổn định nền kinh tế, làm gián đoạn các hoạt động sản xuất
kinh doanh và lệch hướng so với định hướng của Đảng và nhà nước.

4 Đặng Huy Hoàng (2021), Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của tòa án theo thủ tục tố
tụng dân sự, tr. 17, http://thuvien.hlu.edu.vn/KMETSNAVI/TocBookReader.aspx?
mets_id=7839&dmd_id=88150&locale=vi-VN, ngày truy cập 08/12/2023.
5 Nguyễn Thị Hiên (2014), Thẩm quyền dân sự theo loại việc của tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại, tr. 22
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=13%2F57%2F58%2F&doc=135758962853171106298721370090992879553&bitsid=51ac71b6-
54d4-4ef6-887d-77dfdeb7281a&uid=&fbclid=IwAR1Jk_l__xCjbA5FgoV3-
vT334eX45agAKXK1ieWuSEkATS22ktkgxESDR8, ngày truy cập 08/12/2023.
8
2. Nội dung quy định pháp luật hiện hành về TQDS của Tòa án theo loại
việc về tranh chấp KDTM
TQDS của Tòa án theo loại việc về tranh chấp KDTM hiện nay được quy định
tại Điều 30 của BLTTDS 2015. Theo đó, Toà án sẽ có thẩm quyền thụ lý, giải quyết
các loại tranh chấp sau:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. (Khoản 1)
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.(Khoản 2)
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.(Khoản 3)
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công
ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội
đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành
viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ
chức của công ty.(Khoản 4)
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.(Khoản
5)
2.1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau
Theo quy định của khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015, một tranh chấp phát sinh
trong hoạt động KDTM thuộc thẩm quyền của Tòa án phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, các tranh chấp này phát sinh từ hoạt động KDTM và các hoạt động
đó phải có mục đích lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh là bất cứ hoạt động nào nhằm
mục đích kiếm lời trên thị trường.6 Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và
các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. 7 Như vậy, các cá nhân, tổ chức thực hiện
hoạt động kinh doanh hay hoạt động thương mại đều đi đến mục đích cuối cùng là tạo
ra lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động KDTM là mong
muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt mục đích đó có
đạt được hay không.8
6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
tr.40.
7 Khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 (sửa đổi năm 2019).
8 Bùi Thị Phương Đông (2022), TQDS của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp KDTM theo pháp luật Việt
Nam , Trường Đại Học Luật Hà Nội, http://thuvien.hlu.edu.vn/KMETSNAVI/TocBookReader.aspx?
9
Thứ hai, các tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau đồng thời
các cá nhân, tổ chức này phải là các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. Đăng ký
kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
quyền tiến hành các hoạt động KDTM của các cá nhân, tổ chức. 9 Cá nhân đủ từ 18
tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia
đình có đủ điều kiện kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu
cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.10
Theo quy định của BLTTDS 2004, ngoài hai điều kiện trên thì tranh chấp phát
sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại phải thỏa mãn thêm điều kiện thứ ba phải
thuộc 14 lĩnh vực được quy định trong khoản 1 Điều 29 BLTTDS 2004. Tuy nhiên,
BLTTDS 2015 không còn quy định về vấn đề này. Như vậy, BLTTDS 2015 đã mở
rộng phạm vi các tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM thuộc thẩm quyền của
Tòa án. Điều đó hoàn toàn hợp lý bởi trên thực tế có những tranh chấp phát sinh trong
hoạt động kinh doanh thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với
nhau nhưng lĩnh vực tranh chấp không thuộc một trong mười bốn lĩnh vực nêu trên.
2.2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, quyền sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ ngày càng trở nên phổ biến, trở thành thứ tài sản có giá trị vô cùng lớn
và là nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế hiện đại. Trước thực trạng
các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang gây ra rất nhiều thiệt hại
nghiêm trọng, pháp luật Việt Nam cần có các quy định cụ thể ghi nhận TQDS cho tòa
án để giải quyết các tranh chấp phát sinh về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các tranh
chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
và quyền đối với giống cây trồng11; chuyển giao công nghệ (là chuyển nhượng quyền
sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển
giao công nghệ sang bên nhận công nghệ 12, bao gồm các thỏa thuận trong việc chuyển
giao bí quyết kĩ thuật, bí quyết công nghệ, quy trình công nghệ…) 13 giữa cá nhân, tổ
chức với nhau.

mets_id=8927&dmd_id=93976&locale=vi-VN, truy cập ngày 06/12/2023.


9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
tr.66.
10 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
tr.65.
11 Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).
12 Khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
13 Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
10
Tuy nhiên, không phải mọi tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
đều thuộc TQDS Tòa án theo loại việc về tranh chấp KDTM. Cụ thể: các tranh chấp về
sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 4 Điều 26 BLTTDS 2015
(các tranh chấp mà một bên hoặc cả hai bên không có mục đích lợi nhuận) là tranh
chấp dân sự thuộc thẩm quyền Toà án. Ví dụ: Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
nhưng không có mục đích lợi nhuận giữa ông Lê Phong L và Công ty TNHH Thương
mại dịch vụ kỹ thuật và phát triển tin học PT đối với các hình tượng nhân vật O, P, Q,
R trong bộ truyện tranh E.14
2.3. Tranh chấp giữa người chưa phải thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
Đây là loại tranh chấp kinh doanh thương mại mới được bổ sung tại khoản 3
Điều 30 BLTTDS 2015. Theo đó, tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công
ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án phải đáp ứng hai điều kiện:
Thứ nhất, một bên chủ thể của tranh chấp phải là người chưa phải thành viên
công ty. Trước hết muốn hiểu khái niệm người chưa phải thành viên công ty, phải tìm
hiểu định nghĩa thành viên công ty. Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy
định “thành viên công ty” là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều
lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Bên cạnh đó, thời điểm để
xác định tư cách thành viên công ty là thời điểm người nhận chuyển nhượng phần vốn
góp được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. 15 Như vậy, người chưa phải thành
viên công ty được hiểu là người đã xác lập căn cứ sở hữu phần vốn góp thông qua giao
dịch chuyển nhượng với công ty hoặc thành viên công ty nhưng chưa được ghi nhận
vào sổ đăng ký thành viên.
Thứ hai, phải có giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp giữa công ty hoặc
thành viên công ty với người chưa phải thành viên công ty. Các giao dịch chuyển
nhượng phần vốn góp thường phát sinh từ hoạt động chào bán phần vốn góp để tăng
vốn điều lệ hay chuyển nhượng từ thành viên công ty cho người khác,...
Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty là một tranh chấp khá
phổ biến trong thực tiễn cuộc sống hiện nay. Ví dụ như tranh chấp góp thêm vốn vào
công ty nhưng không được công ty thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần và
chuyển giao quyền quản lý công ty, yêu cầu công ty hoàn trả lại số tiền đã góp vốn 16;

14 Bản án số 774/2019/DSPT ngày 03/09/2019 v/v “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ” của Tòa án Nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh.
15 Khoản 2 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020.
16 Bản án số 17/2017/KDTM-ST ngày 29/09/2017 v/v “Tranh chấp giữa người chưa phải thành viên công ty
nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty” của Tòa án nhân dân thành
11
tranh chấp đã mua cổ phần từ việc nhận chuyển nhượng quyền ưu tiên của cổ phần của
người trong công ty nhưng công ty không ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực
quyền sở hữu cổ phần17; ...
2.4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty; tranh chấp giữa công ty
với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng
quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên công
ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty
Khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015 đã phân tách rõ ràng các tranh chấp thành ba
nhóm chính gồm: (i) nhóm tranh chấp giữa các thành viên công ty với công ty; (ii)
nhóm tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần;
(iii) nhóm tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau. Việc phân chia như vậy
phản ánh sự nhấn mạnh vào tính chất và đặc điểm riêng biệt của các tranh chấp kinh
doanh.
Thứ nhất, đối với tranh chấp giữa công ty với thành viên, đây được hiểu là các
mâu thuẫn, bất đồng ý chí giữa công ty và thành viên công ty. Tòa án có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp như: tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty liên quan
đến hoạt động của công ty về chuyển nhượng vốn góp; tranh chấp chuyển nhượng cổ
phần phổ thông giữa cổ đông với công ty cổ phần; tranh chấp thành viên công ty với
công ty về cổ tức; hay các tranh chấp liên quan đến số cổ phiếu phát hành và mệnh giá
cổ phiếu đối với mỗi công ty cổ phần; tranh chấp về yêu cầu công ty đối với các khoản
nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp
đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty cũng như các tranh chấp liên quan đến
việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc chuyển đổi hình
thức tổ chức của công ty.18
Thứ hai, là tranh chấp giữa công ty và người quản lý trong công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong công
ty cổ phần. Đây là một quy định mới được bổ sung tại BLTTDS 2015. Người quản lý
doanh nghiệp đối với công ty, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc

phố Đà Nẵng.
17 Bản án số 04/2019/KDTM-ST ngày 06/06/2019 v/v “Tranh chấp giữa người chưa phải thành viên công ty
nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty” của Toà án nhân dân thành
phố Đà Nẵng.
18 Nguyễn Thị Hiên (2014), Thẩm quyền dân sự theo loại việc của tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại, tr.57,
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=13%2F57%2F58%2F&doc=135758962853171106298721370090992879553&bitsid=51ac71b6-
54d4-4ef6-887d-77dfdeb7281a&uid=&fbclid=IwAR0czv_8teID4w9FI5yWzOk-
CWh3ooEXdr6p8fNITEDhXcx0eQ4WufH8Znw, truy cập ngày 08/12/2023.
12
quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà người
quản lý doanh nghiệp được quy định khác nhau theo quy định của Luật Doanh nghiệp,
theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 : “Người quản lý doanh nghiệp là
người quản lý doanh nghiệp tư nhân và là người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh
nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội
đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữa chức danh quản lý khác theo
quy định tại Điều lệ công ty”.19 Các tranh chấp này thường phát sinh từ việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của từng vị trí, chức danh cụ thể được quy định trong luật và điều lệ
công ty.
Thứ ba, tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau xoay quanh các
vấn đề như chọn người đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc
cổ đông trong công ty. Như đã đề cập, theo khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020
thành viên trong công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty. Bởi lẽ
ấy, thành viên trong công ty có quyền tham gia quản lý công ty, quyền biểu quyết,..
cho nên việc xung đột trong quá trình thảo luận chọn người đại diện hoặc liên quan
đến quyền và lợi ích của mỗi thành viên công ty sẽ xảy ra như một điều tất yếu. Vì
vậy, pháp luật đã dự liệu trước các tranh chấp kinh doanh thương mại đã, đang và sẽ
xảy ra để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, bảo đảm nhu cầu
cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức có liên quan.
Trên thực tế, các vụ tranh chấp nội bộ giữa công ty và thành viên công ty, giữa
công ty và người quản lý công ty diễn ra khá nhiều. Có thể kể đến như: tranh chấp
giữa công ty Đ và thành viên góp vốn là công ty T liên quan đến hoạt động của công ty
về chuyển nhượng vốn góp20, tranh chấp chuyển nhượng cổ phần phổ thông giữa bà T
(cổ đông công ty) và công ty cổ phần A21, tranh chấp giữa các thành viên công ty liên
quan đến hoạt động công ty giữa bà Lý Thiếu H và bà Trần Ngọc A22,...
2.5. Các tranh chấp khác về KDTM, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật
Trong khi xã hội luôn vận động, phát triển, không ngừng thay đổi mà pháp luật
lại mang tính ổn định tương đối nên không thể liệt kê và dự đoán hết được các loại
tranh chấp xảy ra trên thực tế. Vì vậy, điều khoản này được quy định có tác dụng như

19 Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.


20 Bản án số 1320/2018/KDTM-ST ngày 25/09/2018 v/v “Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty liên
quan đến hoạt động của công ty về chuyển nhượng vốn góp” của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
21 Bản án số 01/2018/KDTM-ST ngày 08/05/2018 v/v “Tranh chấp chuyển nhượng cổ phần phổ thông giữa cổ
đông với công ty cổ phần” của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
22 Bản án số 22/2022/KDTM-PT ngày 17/08/2022 v/v “Tranh chấp giữa các thành viên công ty liên quan đến
hoạt động của công ty” của Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng.
13
một điều luật mở, mang tính dự phòng được xây dựng do phương pháp liệt kê tại các
khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 30 Bộ luật này.
Tuy nhiên, việc quy định như vậy sẽ dẫn đến hệ quả là khi có các loại tranh
chấp mới xảy ra và các loại tranh chấp này hoặc là có văn bản quy phạm pháp luật
(luật nội dung) quy định hoặc chưa được văn bản nào quy định thì các Tòa án sẽ gặp
khó khăn trong việc vận dụng thẩm quyền để giải quyết do chưa có cách hiểu đúng,
chưa đầy đủ hoặc do chưa có hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao, hay của các văn
bản quy phạm pháp luật cụ thể.23
Song với tình hình thực tế hiện nay thì không thể phủ nhận ý nghĩa quan trọng
của điều khoản này trong việc điều chỉnh các quan hệ KDTM và các tranh chấp
KDTM đầy biến động.
3. Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
3.1. Thực tiễn thực hiện
3.1.1. Số lượng vụ án KDTM được tòa án thụ lý, giải quyết
Theo Báo cáo tổng kết hằng năm của TANDTC, tình hình thụ lý, giải quyết các
loại vụ án nói chung và các loại vụ án KDTM nói riêng đã đạt được thành tích nhất
định. Điều này thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1: Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở cấp sơ thẩm của
ngạch Tòa án từ 2019 đến 2022.24
Năm 2019 2020 2021 2022

Số vụ việc thụ lý 554.269 602.252 324.813 386.944


và giải quyết

Số vụ án KDTM 14.517 19.256 10.088 11.775


thụ lý và giải
quyết

Tỷ lệ 2.62% 3.20% 3.10% 3.04%


Nhận xét: Qua kết quả thống kê nói trên, chúng ta nhận thấy một số vấn đề sau:
Thứ nhất, số lượng vụ án Kinh doanh Thương mại (KDTM) được thụ lý và giải
quyết không đồng đều, phản ánh sự biến động của đời sống kinh tế - xã hội; đồng thời,

23 Nguyễn Thị Hiên (2014), Thẩm quyền dân sự theo loại việc của tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại, tr.57,
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=13%2F57%2F58%2F&doc=135758962853171106298721370090992879553&bitsid=51ac71b6-
54d4-4ef6-887d-77dfdeb7281a&uid=&fbclid=IwAR0czv_8teID4w9FI5yWzOk-
CWh3ooEXdr6p8fNITEDhXcx0eQ4WufH8Znw, truy cập ngày 08/12/2023.
24 Báo cáo tổng kết công tác năm 2019, 2020, 2021, 2022 của Tòa án nhân dân tối cao.
14
trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021, đại dịch Covid 19 lây lan
nhanh, với số ca lây nhiễm trong cộng đồng rất cao ở một số địa phương đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tiến độ giải quyết các loại vụ việc thuộc thẩm quyền, dẫn đến nhu cầu
giải quyết tranh chấp tại Tòa án cũng có những biến động không nhất quán. Cụ thể, số
lượng vụ án KDTM được thụ lý và giải quyết tăng từ 14.517 vụ vào năm 2019 lên
19.256 vụ vào năm 2020. Tuy nhiên, vào năm 2021, số lượng này giảm xuống còn
10.088 vụ, trước khi tăng lên 11.775 vụ vào năm 2022.
Thứ hai, có sự phân hóa không đồng đều trong việc xem xét và giải quyết các
loại vụ án. Các loại vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình chiếm đa số trong tổng
số các loại vụ án mà Tòa án thụ lý giải quyết hàng năm (chiếm khoảng 88,9% trong
năm 2022). Trong khi đó, số lượng các vụ án KDTM do Tòa án thụ lý giải quyết
chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với các loại vụ án khác. Cụ thể năm 2022 vụ án KDTM Tòa
án thụ lý giải quyết là 11.775 chiếm 3.04% trong tổng số vụ án mà ngành Tòa án thụ
lý. Điều này phản ánh thực trạng tình hình giải quyết các vụ án KDTM ở Tòa án nước
ta là không nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Thứ ba, hầu hết các vụ việc KDTM phát sinh chủ yếu ở các trung tâm kinh tế
lớn, có đời sống kinh tế năng động, phát triển. Các thành phố đồng thời là các trung
tâm kinh tế, nơi hình thành nhiều nhất các đơn vị kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh
doanh sôi động nhất và hiệu quả kinh tế cũng đạt được nhiều nhất. Tương ứng với mức
độ kinh tế, các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh…là nơi xảy ra nhiều tranh
chấp trong kinh doanh và số lượng án chiếm số lượng lớn hơn so với các địa phương
khác trong cả nước.
Qua phân tích, chúng ta thấy răng giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án ở
nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hiện
nay. Nguyên nhân bên cạnh bị tác động bởi yếu tố khách quan không thể tránh khỏi đó
là đại dịch Covid 19 toàn cầu mà còn bởi nguyên nhân chủ quan xuất phát từ việc các
chủ thể kinh tế ngại yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp bởi vì thời gian giải quyết
dài, qua nhiều cấp xét xử ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; bên cạnh đó
xét xử công khai dẫn đến bí mật kinh doanh, uy tín, danh dự của doanh nghiệp không
được đảm bảo bí mật; chi phí công sức bỏ ra để tham gia tố tụng Tòa án nhiều hơn so
với hiệu quả đạt được. Ngoài ra, pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải
quyết tranh chấp KDTM còn tồn tại những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả
giải quyết của Tòa án.25

25 Bùi Thị Phương Đông (2022), TQDS của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp KDTM theo pháp luật Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, http://thuvien.hlu.edu.vn/KMETSNAVI/TocBookReader.aspx?
mets_id=8927&dmd_id=93976&locale=vi-VN, truy cập ngày 04/12/2023.
15
3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế của các quy định TQDS của Tòa án theo loại việc về
tranh chấp KDTM
3.1.2.1. Bất cập tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015
Điều 30 BLTTDS 2015 quy định về những tranh chấp về KDTM thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án, trong đó khoản 1 quy định: Tranh chấp phát sinh trong
hoạt động KDTM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận.
Như vậy, các tranh chấp để trở thành tranh chấp về KDTM cần đáp ứng đủ các
điều kiện bao gồm: (i) phát sinh từ hoạt động KDTM; (ii) giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh và (iii) đều có mục đích lợi nhuận. Có thể thấy, đây là một quy
định rất minh thị, nhưng thực tế áp dụng đã cho thấy những bất cập nhất định.
Thứ nhất, về yếu tố chủ thể: một vụ tranh chấp được coi là tranh chấp về
KDTM khi các bên chủ thể trong tranh chấp này bắt buộc phải đăng ký kinh doanh và
đều thực hiện hoạt động KDTM này với mục đích lợi nhuận. Vấn đề đặt ra, theo Điều
1 Luật Thương mại 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019): "Hoạt động không nhằm mục
đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động
không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này”cũng thuộc phạm vi điều
chỉnh của luật thương mại. Vậy trên thực tế tranh chấp giữa một bên không đăng ký
kinh doanh, không có hoạt động nhằm mục đích sinh lời với một bên có đăng ký kinh
doanh và có thỏa thuận trong giao dịch áp dụng luật thương mại để điều chỉnh giao
dịch thì khi phát sinh tranh chấp tòa án có thẩm quyền thụ lý theo loại vụ việc dân sư
hay KDTM?
Thứ hai, về thời điểm đăng ký kinh doanh: Về nguyên tắc, kể từ sau thời điểm
đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được thực hiện các hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật KDTM cũng thừa nhận trong một số giao dịch được
thực hiện trước thời điểm đăng ký kinh doanh nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp
luật KDTM. Cụ thể, Điều 7 Luật Thương mại năm 2005(sửa đổi, bổ sung năm 2019)
quy định: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”.
Khoản 1 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định về hợp đồng trước đăng
ký doanh nghiệp: “Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ
cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký
doanh nghiệp.”. Với các quy định trên, rõ ràng rằng khi phát sinh tranh chấp đối với
các hoạt động trước khi đăng ký kinh doanh, pháp luật nội dung điều chỉnh quan hệ
này là pháp luật KDTM và các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra,
16
khi một trong các bên khởi kiện ra Tòa án, tranh chấp này được xác định là loại tranh
chấp thuộc lĩnh vực dân sự hay KDTM? Như đã đề cập ở trên, theo quy định của pháp
luật tố tụng dân sự, nếu các bên khởi kiện trước khi được đăng ký sẽ không thỏa mãn
điều kiện thứ hai để được coi là tranh chấp KDTM. Mặt khác, nếu sau khi đăng ký
kinh doanh các bên mới khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp về các giao dịch
trước khi đăng ký kinh doanh thì có đáp ứng điều kiện “phát sinh giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh” hay không? Nếu cho rằng thời điểm xác định điều kiện
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là thời điểm xác lập giao dịch thì trường hợp
này không phải là tranh chấp KDTM. Tuy nhiên, nếu thời điểm xác định điều kiện cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là thời điểm khởi kiện tại Tòa án thì đây lại là
tranh chấp KDTM.
Có thể thấy, giữa pháp luật nội dung và pháp luật hình thức (tố tụng) có sự
“chênh” nhau, cụ thể, pháp luật nội dung để giải quyết tranh chấp là pháp luật KDTM
nhưng tranh chấp được xác định theo pháp luật tố tụng lại là tranh chấp dân sự. Điều
này, vô hình trung làm mất đi ý nghĩa của việc phân loại Tòa chuyên trách trong giải
quyết vụ việc dân sự là nhằm tăng cường sự chuyên môn hóa, tính chuyên nghiệp và
hiệu quả trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.26
3.1.2.2. Bất cập tại Khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015
Điều khoản này thể hiện sự lủng củng, thiếu nhất quán về cú pháp trong một số
câu của điều luật. Thứ nhất, việc dụng từ “người quản lý” trong công ty trách nhiệm
hữu hạn là kỹ thuật gộp. Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa:
“Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp
tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng
thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản
trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức
danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo
quy định tại Điều lệ công ty”. Nhưng tại khoản 4 Điều 30 BLTTDS nói trên, thuật ngữ
này lại không được dùng tiếp cho công ty cổ phần ngay sau đó; mà các nhà làm luật lại
dùng cách liệt kê: Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc trong công
ty cổ phần.
Thứ hai, cụm từ “liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của
công ty”, cụm từ này cần biên tập lại cho logic và khái quát. Theo Luật Doanh nghiệp
2020, có 05 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định từ Điều 198 đến Điều
26 Đặng Thanh Hoa, Nguyễn Trần Bảo Uyên (2020), Xác định điều kiện “phát sinh giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh với nhau” trong tranh chấp KDTM,
https://kiemsat.vn/xac-dinh-dieu-kien-phat-sinh-giua-ca-nhan-to-chuc-co-dang-ky-kinh-doanh-voi-nhau-trong-
tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai-57652.html, truy cập ngày 09/12/2023.
17
205 gồm: Chia công ty, tách công ty, hợp nhất công ty, sáp nhập công ty và chuyển đổi
doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ cần dùng thuật ngữ “tổ chức lại doanh nghiệp” là đã bao
quát tất cả các trường hợp trên. Chưa kể việc chen từ “bàn giao tài sản” vào giữa các
hình thức tổ chức lại doanh nghiệp cũng thể hiện sự không hợp lý của việc liệt kê vì
“bàn giao tài sản” không phải là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Mục đích của việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án theo loại
việc về tranh chấp KDTM là nhằm đáp ứng và bảo vệ được quyền tự do kinh doanh,
ổn định và định hướng phát triển quan hệ kinh tế phát triển phù hợp với điều kiện của
Việt Nam, bắt kịp với những tiến bộ của xã hội, nhằm đưa nền kinh tế đất nước phát
triển đúng hướng của những quy luật vốn có của cơ chế thị trường đồng thời phù hợp
và phát huy được những đặc điểm riêng có của đời sống kinh tế của thực tiễn các quan
hệ kinh doanh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án về tranh
chấp kinh doanh thương mại cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật phù hợp với thực
tiễn. Việc hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp luật trước hết phải được thực
hiện thông qua việc rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật về thẩm quyền của Tòa
án về tranh chấp kinh doanh thương mại để đánh giá những quy định pháp luật, loại bỏ
những quy định chồng chéo, trùng lặp và bổ sung những vấn đề còn thiếu hoặc chưa rõ
ràng. Cụ thể:
1. Tiếp tục hoàn thiện quy định của BLTTDS 2015
Thứ nhất, sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 theo hướng mở
rộng phạm vi những tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Nghĩa là, pháp luật TTDS không yêu cầu bắt buộc tất cả các bên trong tranh chấp
KDTM đều phải có đăng ký kinh doanh. Có thể sửa đổi nội dung khoản 1 Điều 30 như
sau: “Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM mà ít nhất một hoặc các bên có
đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”
Thứ hai, đối với khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015, bổ sung, sửa đổi các nội
dung sau: (i) Bổ sung các tranh chấp tạm ngừng kinh doanh và phá sản vào điều khoản
trên, vì đây là một dạng tranh chấp vẫn có thể xảy ra trong doanh nghiệp; (ii) Gộp các
hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển
đổi; (iii) Gộp “tranh chấp công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần”
thành tranh chấp giữa công ty với người quản lý doanh nghiệp; (iv) Bổ sung tranh
chấp giữa công ty hợp danh với người quản lý doanh nghiệp của công ty này và tranh
chấp giữa chủ doanh nghiệp tư nhân với Giám đốc thuê. Theo đó, sửa đổi Khoản 4
Điều 30 như sau: “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh
18
chấp giữa công ty với người quản lý doanh nghiệp, giữa Giám đốc được thuê với
người quản lý của doanh nghiệp tư nhân, giữa các thành viên của công ty với nhau
liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản, tổ
chức lại doanh nghiệp, bàn giao tài sản cho công ty”.
2. Sửa đổi theo điều 35 theo hướng mở rộng thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp
huyện
Như đã phân tích ở trên, thực trạng tình hình giải quyết các vụ án KDTM ở Tòa
án nước ta là không nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Nguyên nhân có thể
đến từ thẩm quyền bị giới hạn của toà án nhân dân cấp huyện. Theo Điểm b khoản 1
Điều 35 BLTTDS 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về KDTM quy định tại khoản 1 Điều 30 của
BLTTDS 2015. Vì thế, số lượng các vụ án mà Toà án nhân dân cấp tỉnh phải thụ lý và
giải quyết tương đối lớn, điều này phần nào tạo sức ép cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh
dẫn đến tình trạng tồn đọng vụ án. Do vậy, cần phải mở rộng thẩm quyền cho Toà án
nhân dân cấp huyện để đảm bảo các tranh chấp KDTM được giải quyết kịp thời, đầy
đủ.
C. KẾT LUẬN
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động KDTM ngày càng phát
triển kéo theo các tranh chấp KDTM ngày càng có chiều xu hướng gia tăng. Giải quyết
tranh chấp KDTM có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo công bằng cho các thành
phần kinh tế được tự do cạnh tranh trên cơ sở luật pháp và thúc đẩy quan hệ sản xuất
phát triển. Do đó, việc tìm hiểu từ tổng quát, toàn diện đến chuyên sâu về thẩm quyền
của Tòa án về giải quyết tranh chấp KDTM là điều cần thiết. Bằng việc phân tích cụ
thể về TQDS của Tòa án theo loại việc về tranh chấp KDTM ở nước ta hiện nay, nhóm
chúng em đã đưa ra một số tồn tại hạn chế về những bất cập của hệ thống pháp luật về
thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp KDTM từ đó đưa ra các kiến
nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện hơn pháp luật về TQDS của Tòa án theo loại việc
về tranh chấp KDTM.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.


2. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
3. Luật Doanh nghiệp năm 2020.
4. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).
5. Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
6. Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập
1, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
9. Đặng Huy Hoàng (2021), Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân
sự,http://thuvien.hlu.edu.vn/KMETSNAVI/TocBookReader.aspx?
mets_id=7839&dmd_id=88150&locale=vi-VN
10. Nguyễn Thị Hiên (2014), Thẩm quyền dân sự theo loại việc của tòa án về giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại,
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=13%2F57%2F58%2F&doc=13575896285317110629872137009099
2879553&bitsid=51ac71b6-54d4-4ef6-887d-
77dfdeb7281a&uid=&fbclid=IwAR1Jk_l__xCjbA5FgoV3-
vT334eX45agAKXK1ieWuSEkATS22ktkgxESDR8
11. Bùi Thị Phương Đông (2022), Thẩm quyền dân sự của Tòa án trong việc giải
quyết tranh chấp kinh doanh thuơgn mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ Luật học,
http://thuvien.hlu.edu.vn/KMETSNAVI/TocBookReader.aspx?
mets_id=8927&dmd_id=93976&locale=vi-VN
12. Đặng Thanh Hoa, Nguyễn Trần Bảo Uyên (2020), Xác định điều kiện “phát
sinh giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau” trong tranh chấp
kinh doanh thương mại,
https://kiemsat.vn/xac-dinh-dieu-kien-phat-sinh-giua-ca-nhan-to-chuc-co-dang-
ky-kinh-doanh-voi-nhau-trong-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai-57652.html,
13. Báo cáo tổng kết công tác năm 2019, 2020, 2021,2022 của Toà án nhân dân tối
cao.
20
14. Bản án số 774/2019/DSPT ngày 03/09/2019 v/v “Tranh chấp về quyền sở hữu
trí tuệ” của Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

15. Bản án số 17/2017/KDTM-ST ngày 29/09/2017 v/v “Tranh chấp giữa người
chưa phải thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn
góp với công ty, thành viên công ty” của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
16. Bản án số 04/2019/KDTM-ST ngày 06/06/2019 v/v “Tranh chấp giữa người
chưa phải thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn
góp với công ty, thành viên công ty” của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
17. Bản án số 1320/2018/KDTM-ST ngày 25/09/2018 v/v “Tranh chấp giữa thành
viên công ty với công ty liên quan đến hoạt động của công ty về chuyển nhượng
vốn góp” của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
18. Bản án số 01/2018/KDTM-ST ngày 08/05/2018 v/v “Tranh chấp chuyển
nhượng cổ phần phổ thông giữa cổ đông với công ty cổ phần” của Toà án nhân
dân tỉnh Ninh Thuận.
19. Bản án số 22/2022/KDTM-PT ngày 17/08/2022 v/v “Tranh chấp giữa các thành
viên công ty liên quan đến hoạt động của công ty” của Tòa án Nhân dân cấp cao
Đà Nẵng.

21

You might also like