You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA LUẬT

NGÀNH LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP

Pháp luật về hợp đồng gia công và thực tiễn ký kết hợp đồng
tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn Cầu

CBHD: Trưởng Phòng HC - NS Nguyễn Thị Thủy

GVGS: Thạc sĩ Lê Thị Tường Khanh

Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Duyên

SVTH: Phan Trí Văn

MSSV: E17H0217

LỚP: 170E0112

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04/2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA LUẬT
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP


Pháp luật về hợp đồng gia công và thực tiễn ký kết hợp đồng
tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn Cầu

CBHD: Trưởng Phòng HC - NS Nguyễn Thị Thủy

GVGS: Thạc sĩ Lê Thị Tường Khanh

Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Duyên

SVTH: Phan Trí Văn

MSSV: E17H0217

LỚP: 170E0112

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04/2023

2
LỜI CẢM ƠN

Lời cám ơn đầu tiên em xin gửi đến cán bộ hƣớng dẫn của em là Trƣởng phòng
HC-NS Nguyễn Thị Thủy đã tiếp nhận và nhiệt tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình thực tập để em có thể nắm bắt và tiếp thu các kiến thức cũng
nhƣ kinh nghiệm mới trong quá trình thực tập.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trƣờng Đại học Tôn
Đức Thắng, quý thầy cô khoa Luật đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho em. Đặc biệt, em xin cán ơn giáo viên giám sát là Cô
Lê Thị Tƣờng Khanh, Cô Nguyễn Thị Mỹ Duyên, đã tận tình hƣớng dẫn và nhận xết
để em hoàn thành bài báo cáo này tốt hơn.

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

….……………………………………………………………………………………….

….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….

TP.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2023

3
NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….

TP.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

4
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………….

TP.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2023

Giảng viên phản biện

5
MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh Việt Nam đang nổi là một trong những công xƣởng trong tƣơng
lai của thế giới trong lĩnh vực gia công, lắp ráp, sản xuất hàng hóa, vì ƣu điểm thị
trƣờng nhân công rẻ, chất lƣợng sản phẩm hoàn thiện tốt.Để đón đầu làng sóng đó việc
xây dựng một hệ thống pháp lý về hợp đồng gia công hàng hóa rõ ràng minh bạch, thu
hút nhà đầu tƣ là vô cùng cần thiết,nên em đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về hợp đồng
gia công và thực tiễn ký kết hợp đồng tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ
Toàn Cầu” để nghiên cứu thêm về hợp đồng gia công hàng hóa.

Trong phạm vi nghiên cứu về thực tiễn ký kết hợp đồng gia công giữa doanh
nghiệp với cá nhân và tổ chức trong nƣớc, và sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
tổng hợp, liệt kê, phân tích để làm sáng tỏ những nội dung trong pháp luật Việt Nam
về hợp đồng gia công hàng hóa.

Báo cáo có mục đích nghiên cứu pháp luật về hợp đồng gia công dựa trên thực
tiễn rà soát hợp đồng trong thực tế tại doanh nghiệp. Từ đó đƣa ra đề xuất về những
góp ý để nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về hợp đồng gia công.

Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp tổng hợp liệt kê dựa trên văn bản
pháp luật, phân tích văn bản pháp luật phân tích quy phạm pháp luật để từ đó đƣa dẫn
chứng, chứng minh trong thực tiễn, ngoài ra còn kết hợp các phƣơng pháp khác nhƣ :
so sánh đánh giá, quy nạp. Trong phạm vi nghiên cứu là các hợp đồng doanh nghiệp
đã ký kết hợp đồng nhận gia công trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong năm 2022.

Báo cáo gồm 4 phần : Mở đầu tổng quan báo cáo, Chƣơng 1 tổng quan về
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn Cầu, Chƣơng 2 pháp luật về hợp
đồng gia công và thực tiễn ký kết tại công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ
Toàn Cầu, Kết luận

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CHAI LỌ TOÀN


CẦU VÀ CÔNG VIỆC TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ
Toàn Cầu

6
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn Cầu là công ty hoạt động trong
lĩnh vực gia công chai lọ và mỹ phẫm, tọa lạc tại địa chỉ 290 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
Phƣờng Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại liên
hệ 0979338513. Cổng ty đƣợc thành lập vào năm 2018 sau 5 năm hoạt động trong
lĩnh vực gia công hàng hóa thẩm mỹ và các sản phẩm chai lọ, Công ty TNHH Chai Lọ
Toàn Cầu đã và đang trở thành đối tác chiến lƣợc trong mảng gia công hành hóa của
nhiều cá nhân và tổ chức trong nƣớc.

1.2. Nhiệm vụ và chức năng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn
Cầu

Thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa với các tổ chức và cá nhân trong nƣớc
theo quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng gia công.

1.3. Hệ thống tổ chức của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn Cầu

Sơ đồ 1.1: Tổ chức Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn Cầu
Hội Đồng Quản Trị

Tổng Giám Đốc

Phòng Hành Phòng Kinh Bộ Phận kiểm Phòng truyền


Chính – Nhân sự doanh định quy trình thông
gia công
Bộ phận pháp lý
doanh nghiệp

1.4. Công việc được phân công tập sự và kết quả đạt được.

Nghiên cứu các hợp đồng gia công với các nhân tổ chức trong và ngoài nƣớc
mà công ty đã thực hiện . Tham dự các cuộc gặp đàm phán hợp đồng trực tiếp với cán
bộ hƣớng dẫn. Tham gia soạn thảo hợp đồng trực tiếp với cán bộ hƣớng dẫn. Từ đó
nắm bắt đƣợc quy trình soạn thảo, đàm phán trong hợp đồng gia công, nâng cao kỹ
năng hành trính trong lĩnh vực pháp lý, hiểu đƣợc những hạn chế và những thiếu sót
trong thực tế thƣờng hay mắc phải khi soạn thảo hợp đồng gia công. Quá trình thực tập

7
còn giúp bản thân tôi củng cố lại kiến thức đƣợc truyền đạt tại môi trƣờng đại học. Sau
quá trình này bản thân đã có một quá trình áp dụng những kiến thức nên về pháp luật
về hợp đồng gia công đƣợc học ở môi trƣờng đại học vào thực tế và thấy đƣợc có một
số quy định vẫn còn thiếu một số quy định để phù hợp với thực tiễn. Quá trình thực tập
còn giúp bản thân tôi củng cố lại kiến thức đƣợc truyền đạt tại môi trƣờng đại học

CHƯƠNG 2:

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG VÀ THỰC TIỄN KÝ KẾT TẠI
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CHAI LỌ TOÀN CẦU

2.1 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

2.1.1 Khái niệm HĐGC

-Căn cứ Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gia công nhƣ sau:

“Điều 542. Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện
công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận
sản phẩm và trả tiền công.”

Vai trò của hợp đồng gia công

Đặc trƣng của hợp đồng gia công thƣơng mại Thứ nhất, bản chất của hợp đồng
gia công thƣơng mại mang đậm sự giao thoa giữa hợp đồng mua bán hành hóa và hợp
đồng cung ứng dịch vụ

Thứ hai, hợp đồng gia công thƣơng mại là loại hợp đồng song vụ, mang tính đền bù
ngang giá

Thứ ba, đối tƣợng của hợp đồng gia công thƣơng mại phải là vật đƣợc xác định theo
yêu cầu Thứ tƣ, mục đích của hợp đồng gia công thƣơng mại là khoản thù lao (tiền
công) đƣợc hƣởng.

Hình thức hợp đồng gia công thƣơng mại Hình thức của hợp đồng là cách thức biểu
hiện ra bên ngoài những nội dung đƣợc thỏa thuận một cách thống nhất giữa các bên
hợp đồng dƣới một dạng vật chất hữu hình hoặc ít nhất có thể xác định đƣợc bởi một
bên thứ ba khác. Theo đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận có thể

8
đƣợc diễn đạt bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hoặc bằng bằng văn bản và các hình
thức pháp lý tƣơng đƣơng

-Về đối tƣợng của hợp đồng gia công đƣợc quy định tại Điều 543 Bộ luật Dân sự
20151, cụ thể:

“Điều 543. Đối tƣợng của hợp đồng gia công

Đối tƣợng của hợp đồng gia công là vật đƣợc xác định trƣớc theo mẫu, theo tiêu chuẩn
mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐGC

-Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công đƣợc quy định tại Điều 544 Bộ luật Dân sự
2015 và Điều 545 Bộ luật Dân sự 20152, cụ thể:

“Điều 544. Nghĩa vụ của bên đặt gia công

1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lƣợng, chất lƣợng, thời hạn và địa điểm đã
thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia
công.

2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.

3. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

Điều 545. Quyền của bên đặt gia công

1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lƣợng, chất lƣợng, phƣơng thức, thời hạn và
địa điểm đã thỏa thuận.

2. Đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại khi bên
nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

3. Trƣờng hợp sản phẩm không bảo đảm chất lƣợng mà bên đặt gia công đồng ý nhận
sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhƣng bên nhận gia công không thể sửa chữa đƣợc
trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu
bồi thƣờng thiệt hại.”

1
BLDS, Điều 543
2
BLDS, Điều 545

9
-Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công đƣợc quy định tại Điều 546 Bộ luật Dân sự
2015 và Điều 547 Bộ luật Dân sự 2015 3, cụ thể:

“Điều 546. Nghĩa vụ của bên nhận gia công

1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu
không bảo đảm chất lƣợng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử
dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lƣợng, chất lƣợng, phƣơng thức, thời
hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

5. Chịu trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm, trừ trƣờng hợp sản phẩm không bảo đảm
chất lƣợng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không
hợp lý của bên đặt gia công.

6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

Điều 547. Quyền của bên nhận gia công

1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lƣợng, số lƣợng, thời hạn
và địa điểm đã thỏa thuận.

2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp
đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lƣợng sản phẩm, nhƣng phải báo ngay
cho bên đặt gia công.

3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phƣơng thức đã
thỏa thuận.”

2.1.3 Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh HĐGC

Phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng gia công thƣơng mại Tranh
chấp hợp đồng gia công thƣơng mại đòi hỏi phải đƣợc giải quyết thỏa đáng bằng một
hoặc nhiều phƣơng thức chọn lựa phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cƣơng xã hội, giáo dục đƣợc ý

3
BLDS, Điều 547

10
thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm hợp
đồng khác có thể xảy ra trong tƣơng lai. Do đó, Điều 317 Luật thƣơng mại 20054, quy
định các phƣơng thức giải quyết tranh chấp áp dụng chung trong lĩnh vực thƣơng mại
gồm

Nếu có tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, theo quy định của Luật Thƣơng
mại 2005

Điều 317 Luật Thƣơng mại 2005 , quy định về hình thức giải quyết tranh chấp thƣơng
mại cụ thể rằng:

“Hình thức giải quyết tranh chấp

1. Thƣơng lƣợng giữa các bên.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đƣợc các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.”

Nếu trong hợp đồng các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thƣơng
mại, thì giải quyết tranh chấp theo hình thức trọng tài thƣơng mại.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thƣơng mại đƣợc quy định tại Điều 5
Luật Trọng tài thƣơng mại 20105, cụ thể nhƣ sau:

- Tranh chấp đƣợc giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa
thuận trọng tài có thể đƣợc lập trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

- Trƣờng hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực
hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với ngƣời thừa kế hoặc ngƣời đại diện
theo pháp luật của ngƣời đó, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác.

- Trƣờng hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt
động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ
chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ
của tổ chức đó, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác.

2.2.4 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và trường hợp hợp đồng vô hiệu.
4
Luật Thƣơng mại 2005, Điều 317
5
Luật Trọng Tài Thƣơng mại 2010, Điều 5

11
Theo Pháp luật Việt Nam, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng gia công phải tuân thủ
theo quy định tại Điều 284 và Điều 285 của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH136,.

Theo đó, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng gia công đƣợc xác định nhƣ sau:

Hợp đồng gia công có hiệu lực kể từ ngày đƣợc ký kết bởi các bên;

Nếu hợp đồng có thỏa thuận về việc cần tiến hành thủ tục phê duyệt, cấp phép và đăng
ký thay đổi nội dung hợp đồng tại cơ quan nhà nƣớc thì thời điểm hợp đồng có hiệu
lực là từ ngày cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ký công văn, giấy chứng nhận phê
duyệt, cấp phép hoặc đăng ký thay đổi nội dung hợp đồng.

Nếu hợp đồng đóng dấu thì thời điểm hợp đồng có hiệu lực phải đƣợc ghi rõ trên con
dấu của đơn vị tham gia hợp đồng.

Trong thực tế hợp đồng gia công vẫn sẽ bị vô hiệu nhƣ quy định của pháp luật dân sự7

1. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Hợp đồng dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những
hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, đƣợc cộng
đồng thừa nhận và tôn trọng.

2. Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo

- Khi các bên xác lập hợp đồng dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng
dân sự khác thì hợp đồng dân sự giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng dân sự bị che giấu vẫn
có hiệu lực, trừ trƣờng hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân
sự hoặc luật khác có liên quan.

- Trƣờng hợp xác lập hợp đồng dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với ngƣời thứ
ba thì hợp đồng dân sự đó vô hiệu.

6
Luật Doanh nghiệp, Điều 285

7
Lê Đình Nghị (chủ biên năm 2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb

Giáo dục Việt Nam, TP.HCM

12
3. Hợp đồng dân sự vô hiệu do ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân
sự, ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, ngƣời bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện

- Khi hợp đồng dân sự do ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự,
ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc ngƣời bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của ngƣời đại diện của ngƣời đó,
Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này
phải do ngƣời đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trƣờng hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.

- Hợp đồng dân sự của những ngƣời trên không bị vô hiệu trong trƣờng hợp sau đây:

+ Hợp đồng dân sự của ngƣời chƣa đủ sáu tuổi, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của ngƣời đó;

+ Hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho ngƣời
chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với ngƣời đã xác lập,
thực hiện giao dịch với họ;

+ Hợp đồng dân sự đƣợc ngƣời xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành
niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

4. Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

- Trƣờng hợp hợp đồng dân sự đƣợc xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các
bên không đạt đƣợc mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 2
Điều này.

- Hợp đồng dân sự đƣợc xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trƣờng hợp mục
đích xác lập hợp đồng dân sự của các bên đã đạt đƣợc hoặc các bên có thể khắc phục
ngay đƣợc sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng dân sự vẫn đạt
đƣợc.

5. Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cƣỡng ép

- Khi một bên tham gia hợp đồng dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cƣỡng ép thì có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.
13
- Lừa dối trong hợp đồng dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của ngƣời thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tƣợng hoặc nội dung
của hợp đồng dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

- Đe dọa, cƣỡng ép trong hợp đồng dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc ngƣời thứ
ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của ngƣời thân
thích của mình.

6. Hợp đồng dân sự vô hiệu do ngƣời xác lập không nhận thức và làm chủ đƣợc hành
vi của mình

Ngƣời có năng lực hành vi dân sự nhƣng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm
không nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.

7. Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Hợp đồng dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ
trƣờng hợp sau đây:

- Hợp đồng dân sự đã đƣợc xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhƣng văn bản
không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần
ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết
định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

- Hợp đồng dân sự đã đƣợc xác lập bằng văn bản nhƣng vi phạm quy định bắt buộc về
công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết
định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trƣờng hợp này, các bên không phải
thực hiện việc công chứng, chứng thực.

8. Hợp đồng vô hiệu do có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc

- Trƣờng hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc
thì hợp đồng này bị vô hiệu.

- Trƣờng hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng
có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc nhƣng không thông báo cho bên kia biết nên

14
bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên kia, trừ trƣờng hợp
bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc.

- Quy định trên cũng đƣợc áp dụng đối với trƣờng hợp hợp đồng có một hoặc nhiều
phần đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc nhƣng phần còn lại của hợp đồng vẫn có
hiệu lực.

2.2.5 Trác nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng8 : Đây là hình thức bên bị vi phạm yêu cầu bên vi
phạm thực hiện các biện pháp để hợp đồng đƣợc thực hiện đúng với thỏa thuận ban
đầu, bên vi phạm phải chịu các chi phí phát sinh.

Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm có nghĩa vụ nộp một khoản tiến cho bên bị vi
phạm và mức phạt do các bên thỏa thuận.

Bồi thƣờng thiệt hại: là việc bên vi phạm bồi thƣờng những tổn thất do hành vi vi
phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm

Tạm ngừng hợp đồng: là việc một bên tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ quy định trong điều khoản tạm ngừng hợp
đồng

Hủy bỏ hợp đồng : là việc các bên có quyền hủy hợp đồng khi một trong các bên vi
phạm điều khoản hủy bỏ hợp đồng đã quy định ban đồng.

2.2 Thực tiễn ký kết tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn Cầu

2.2.1 Thực trạng ký kết hợp đồng gia công tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu
Chai Lọ Toàn Cầu trong năm 2022

2.2.1a Thực trạng giao kết trong hợp đồng

Trong năm 2022, doanh nghiệp đã ký kết 43 hợp đồng gia công hàng hóa trong
đó có 27 hợp đồng đƣợc ký kết với cá nhân và doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, 16
hợp đồng gia công với doanh nghiệp quy mô lớn. Trên 50% là hợp đồng nhận gia công

8
Trịnh Thị Sâm (chủ biên năm 2010), Giáo trình Luật kinh tế và luật thƣơng

mại, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.

15
trong lĩnh vực gia công sản phẩm thẩm mỹ và tất cả 100% hợp đồng đều đƣợc ký kết
bằng văn bảng theo quy định của pháp luật Dân sự.

Giữa các bên trong hợp đồng có vai trò khác nhau, bên nhận gia công và bên
đặt gia công, nên quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng theo quy định của
pháp luật cũng tƣơng đối khác nhau và phức tạp.Chủ thể giao kết trong hợp đồng gia
công tƣơng đối đa dạng, có thể là cá nhân tổ chức trong và ngoài nƣớc.

Đề nghị và chấp nhận hợp đồng gia công : đề nghị hợp đồng trong thực tế đƣợc
thông qua khi cả 2 bên đồng ý với tất cả các điều khoản của hợp đồng mà không phát
sinh bất kỳ yêu cầu hay điều khoản khác nếu có điều khoản khác thì hợp đồng phải
đƣợc thảo thuận lại.

2.2.2 Các trường hợp điển hình

Trong quá trình thực hiện tập sự tại doanh nghiệp về thực tiễn ký kết hợp đồng
gia công Tôi nhận thấy:

- Thủ tục ký kết hợp đồng chặt chẻ theo quy định của pháp luật, về hình thức và
nội dung. Về hình thức hợp đồng gia công thƣơng mại đều đƣợc ký kết bằng
văn bản và có chữ ký của ngƣời đại diện theo pháp luật. Về nội dung, tùy thuộc
vào hàng hóa yêu cầu gia công mà các điều khoản trong hợp đồng khác nhau
tuy nhiên nội dung hợp đồng đều thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng. Ví dụ trƣờng hợp khác biệt về thời gian hoàn thành hợp đồng
gia công giữa doanh nghiệp với cá nhân và tổ chức.

Trong quá trình thực tập khi rà soát hợp đồng gia công giữa cá nhân và tổ chức
Tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ ở điều khoản thời hạn thực hiện hợp đồng.
Trong cùng vị trí địa lý ví dụ nhƣ ở TP. Hồ Chí Minh, thƣờng cùng một khối
lƣợng đơn hàng thì hợp đồng với doanh nghiệp thời gian hoàn thành xong
thƣờng nhiều hơn từ 30-45 ngày vì các thủ tục giấy tờ phải thông qua các phòng
ban, hàng hóa đầu vào cũng phải kiểm tra phát sinh thêm nhiều khâu kiểm
duyệt, tuy nhiên dù có khác về mặt chủ thể, và đối tƣợng hợp đồng thì về tổng
thể hợp đồng gia công vẫn đƣợc soạn thảo và thực hiện theo quy định pháp luật
nhƣ hợp đồng phải đƣợc ghi nhận bằng văn bản, đầy đủ các nội dung về quyền
và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng

16
- Tranh chấp trong hợp đồng gia công đều không quá nghiêm trọng, vì các bên ý
thức đƣợc tầm quan trọng của việc trì hoãn nếu hợp đồng không thực hiện đƣợc
nên đa phần, tranh chấp đƣợc giải quyết qua hình thức thỏa thuận lại. Ví dụ
trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, phía doanh nghiệp đã phát sinh một
tranh chấp với một tổ chức đặt gia công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, vì
đơn vị đặt gia công cung cấp sản phẩm đầu vào không đúng nhƣ thỏa thuận ban
đầu, bên nhận hợp đồng gia công có quyền hủy hợp đồng và yêu công bồi
thƣờng. Tuy nhiên các bên trong hợp đồng đã nhận định đây là vấn đề có thể
thảo thuận lại vì điều này có thể đem lại lợi ích cho các bên, đồng thời thực
hiện theo tinh thần theo pháp luật dân sự ƣu tiên sự thỏa thuận khi có tranh chấp
diễn ra.

2.2.3 Những việc làm được/ chưa làm được (bất cập) và nguyên nhân

Ngoài ra quá trình thực tập em cũng thấy đƣợc những điều bất cập trong quá
trình rà soát hợp đồng:

Bên đặt sản phẩm giai công thƣờng hay vi phạm nội dung về chất lƣợng đầu
vào theo quy định của pháp luật đó là phải đảm bảo nghĩa vụ về :

1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lƣợng, chất lƣợng, thời hạn và địa điểm đã
thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia
công.

2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.

Bên đặt gia công thực hiện hợp đồng chậm về thời gian mà rủi ro sản phẩm bị
hỏng, trƣờng hợp này bên đặt gia công phải chịu thiệt hại. Theo hợp đồng, bên đặt gia
công phải nhận sản phẩm đúng thời hạn và hết thời hạn đó bên gia công không còn
nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu sản phẩm cần phải chi phí cho việc bảo quản trong thời
gian quá hạn của hợp đồng, bên đặt gia công có nghĩa vụ bồi thƣờng những chi phí đó.
Bên đặt gia công phải chịu những rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trƣờng
hợp sản phẩm đƣợc tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công (Điều 548 Bộ luật
dân sự năm 2015). Trong trƣờng hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên
nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên
đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng đƣợc các điều kiện đã

17
thoả thuận và bên đặt gia công đã đƣợc thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi
phí phát sinh từ việc gửi giữ (khoản 2 Điều 550 Bộ luật dân sự năm 2015).

Điều này dễ dẫn đến mâu thuẫn khi bên đặt gia công nhân sản phẩm lại yêu cầu cao
hơn trong khi chất lƣợng sản phẩm đầu vào không đạt chuẩn

Theo quy định của pháp luật về thời hạn thực hiện của hợp đồng gia công

Thời hạn có thể đƣợc xác định cụ thể nhƣ 1 tháng, 2 tháng, 3 năm,… nhƣng cũng có
thể không đƣợc xác định cụ thể nhƣ bên nhận gia công sẽ thực hiện gia công cho đến
khi hoàn thiện sản phẩm và giao cho bên đặt gia công (hay còn đƣợc gọi là hình thức
khoán sản phẩm). Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì thời hạn đƣợc tính
là khoảng thời gian hợp lý để thực hiện công việc đó.

– Trƣờng hợp hết thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng mà bên nhận gia công chậm
giao sản phẩm thì hai bên có thể thỏa thuận lại để gia hạn. Nếu hết thời hạn đó mà bên
nhận gia công vẫn chƣa hoàn thành công việc, thì bên đặt gia công có quyền đơn
phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.

– Trƣờng hợp sản phẩm gia công không bảo đảm chất lƣợng mà bên đặt gia công đồng
ý nhận sản phẩm nhƣng yêu cầu sửa chữa mà bên nhận gia công không thể sửa chữa
đƣợc trong thời hạn thỏa thuận, thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu
cầu bồi thƣờng thiệt hại.

Tuy nhiên trên thực tế các bên thƣờng đƣa ra khoản thời gian chính xác mà
không có điều khoản thỏa thuận dự phòng trong khi hợp đồng gia công thƣờng phải
chịu rủi ro vận chuyển, yếu tố môi trƣờng hoặc phải nhập sản phẩm từ nƣớc ngoài về
gia công nên dễ vƣớng phải thủ tục hải quan, điều này thƣờng làm cho thời hạn thực
hiện hợp đồng gia công dài ra.

Đây là những hạn chế có thể giải quyết nếu trong hợp đồng các bên rà soát kỹ
và đặt ra những rủi ro mà cả bên đặt gia công và bên nhận gia công có thể gặp phải.

2.3 Đề xuất giải pháp/ kiến nghị.

2.3.1 Hợp đồng gia công vẫn đang đƣợc điều chỉnh theo Bộ luật dân sự 2015 và
Luật thƣơng mại 2005 nên vẫn nằm trong phạm điều chỉnh chung với các hình thƣớc
hợp đồng khác, tuy nhiên ở hợp đồng gia công vẫn còn nhiều yếu tố riêng cần cập nhật

18
và cải thiện, nên Bộ luật dân sự 2015 và Luật thƣơng mại 2005 cần đƣợc bổ sung cụ
thể nhƣ sau :

Đối tƣợng của hợp đồng gia công là vật đƣợc xác định trƣớc theo mẫu, theo tiêu
chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên trong thực tế các
bên thƣờng không có quy định nào rõ cụ thể về đối tƣợng gia công nên phải thỏa thuận
mà sự thỏa thuận thƣờng không đồng nhất khi đó lại không có sự đối chiếu nào để giải
quyết, cần quy định các điều khoản quy chuẩn chung đối với hàng hóa gia công.

Thời hạn thực hiện hợp đồng gia công thƣờng không có quy định chi tiết mà
thực hiện theo sự thỏa thuận, nên trong quá trình thực hiện hợp đồng nhƣ phần thực
tiễn thực hiện tại doanh nghiệp đã trình bày có những yếu tố khác nhau trong đối
tƣợng điều này gây khó khăn cho các bên trong hợp đồng gia công nếu có phát sinh
tranh chấp liên quan đến thời gian thực hiện hợp đồng, nên cần những quy định khung
tối thiểu tối đa để các bên khi thỏa thuận có thể bám sát vào quy định của pháp luật.

2.3.2 Tách bạch, phân loại ngay khi ký kết hợp đồng, hợp đồng nào là cá nhân
hợp đồng nào là tổ chức, vì quyền và nghĩa vụ, ngƣời đại diện và các nội dung khác có
những điểm khác nhau. Điều này giúp bên nhận gia công dễ dàng thực hiện các quy
định cảu pháp luật khi có tranh chấp có thể lấy những hồ sơ tƣợng tự để tham khảo
cũng nhƣ giải quyết vấn đế phát sinh dễ dàng hơn nếu có trƣờng hợp đã xảy ra từ
trƣớc.

2.3.3 Thêm hình thức chuyển hợp đồng thành tài liệu mềm để các bên xem qua
trƣớc hợp động rút ngắn thời gian ký kết. Thƣờng các bên trong hợp đồng gia công
không nằm ở vị trí địa lý gần nhau nên việc tạo ra các bản hợp đồng file mềm giúp các
bên trong hợp đồng rút ngắn thủ tục hành chính, thời gian ký kết hợp đồng.

2.3.4 Xem xét yếu tố bất khả kháng trong hợp đồng gia công. Đây là điều khoản
các bên khi soản thảo hợp đồng gia công thƣờng ít chú ý đến, tuy nhiên lại thƣờng rất
dễ xảy ra vì các lý do bất khả kháng nhƣ thời tiết, vẫn chuyển bên ngoài nhƣng không
soạn thảo rõ ràng, đến khi xảy ra tranh chấp rất khó giải quyết. Nên đây là điều khoản
cần đƣợc soạn thảo và đánh giá kỹ trong hợp đồng gia công.

19
KẾT LUẬN

Trong quá trình nền kinh tế đang phát triển, hợp đồng gia công thƣơng mại giữ vai trò
ngày càng quan trọng. Đó là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp giữ các bên trong
hợp đồng gia công. Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, là cơ sở pháp lý
ghi nhận mối quan hệ giữa các bên, theo đó một bên phải thực hiện công việc theo yêu
cầu của bên kia sau đó nhận thù lao. Việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng gia công
và thực tiễn ký kết hợp đồng tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn Cầu có
ý nghĩa hết sức sâu sắc và giúp tôi làm sáng tỏ những nội dung sau:

Thứ nhất, về mặt pháp luật: Báo cáo thực tập làm rõ các vấn đề của hợp đồng
gia công thông qua phân tích Bộ luật dân sự 2015, Luật thƣơng mại 2005 và nhiều văn
bản khác có liên quan về chủ thể giao kết hợp đồng, hình thức nội dung, hiệu lực, thời
hạn, quyền và nghĩa vụ, tranh chấp phát sinh trong hợp đồng. Trên cơ sở đó, đƣa ra
những ƣu điểm, bất cập trong những quy định này và đã đƣa ra những đề xuất các giải
pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng gia công.

Thứ hai, về mặt thực tiễn: Báo cáo thực tập đã làm rõ thực tiễn ký kết hợp đồng
gia công tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chai Lọ Toàn Cầu. Qua đó thấy đƣợc
vƣớng mắc và hạn chế vẫn còn tồn tại, để từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng
gia công trong thực tế nâng cao những hiểu biết và tích lũy thêm kiến thức về hợp
đồng gia công.

Nhìn Chung, những thông tin của bài báo cáo đã giải quyết đƣợc những vấn đề
cần tìm hiểu và đạt đƣợc nội dung cần trình bày nhƣ đã nêu.

Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Bộ luật Dân sự 2015, Quốc hội khóa XI, ban hành ngày 27/06/2015.

2. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014, Quốc hội khóa XI, ban hành ngày 24/06/2004.

3. Luật Thƣơng mại 2005, Quốc hội khóa XI, ban hành ngày 27/06/2005.

4. Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010, Quốc hội khóa XII, ban hành ngày

17/06/2010.

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự, Quốc hội

khóa XII, ban hành ngày 29/03/2011.

20
6. Thông tƣ số 237/2009/TT-BTC Hƣớng dẫn xử lý thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối
với nguyên liệu, máy móc nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất hàng xuất khẩu nhƣng
bị hƣ hỏng, tổn thất do nguyên nhân khách quan nhƣ: bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ,
ngày 18 tháng 12 năm 2009.

7. NGHỊ ĐỊNH Số: 69/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
QUẢN LÝ NGOẠI THƢƠNG, ngày 15 tháng 5 năm 2018.

8. Nguyễn Viết Tý(chủ biên năm 2016), Giáo trình luật thƣơng mại(tập 2),

trƣờng Đại học Luật TP.HCM, Nxb. CAND, TP.HCM.

9. Lê Đình Nghị (chủ biên năm 2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb

Giáo dục Việt Nam, TP.HCM.

10. Trịnh Thị Sâm (chủ biên năm 2010), Giáo trình Luật kinh tế và luật thƣơng

mại, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.

21

You might also like