You are on page 1of 15

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề bài:
Bình luận về các trường hợp làm ảnh hưởng
tới hiệu lực của quy phạm xung đột

Nhóm : 01

Lớp : N05 - TL01

Hà Nội, 2021
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Thời gian : 05/11/2021 Hình thức : Online
Nhóm số : 01 Lớp : N05 - TL01
Khóa : 44 Khoa : Viện Luật so sánh
Tổng số sinh viên của nhóm: 10 (Có mặt: 10; Vắng mặt: 0)
Tên bài tập: Bình luận về các trường hợp làm ảnh hưởng tới hiệu lực của quy
phạm xung đột
Môn học: Tư pháp quốc tế
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm của nhóm 01 như sau:
S Đánh giá
Đánh giá của GV
T MSSV Họ và tên của SV
T A B C Điểm (số) Điểm (chữ)
1 420130 Lê Công Huy x
2 441903 Hoàng Ngọc Kiên x
3 441904 Lương Thị Ngân x
4 441905 Nguyễn Trà Giang x
5 441906 Trần Kim Anh x
6 441907 Cao Trần Mỹ Nhi x
7 441908 Nguyễn Phương Diệu Linh x
8 441909 Trần Hoàng Giang x
9 441910 Lê Thị Khánh Hà x
10 441911 Nguyễn Thị Hiền x

Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2021
Kết quả điểm thuyết trình: NHÓM TRƯỞNG
Điểm kết luận cuối cùng:
Nguyễn Trà Giang
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................. 1

B. NỘI DUNG ................................................................................................................................... 1

I. Khái quát về quy phạm xung đột và hiệu lực của quy phạm xung đột ..................................... 1

1. Quy phạm xung đột ....................................................................................................................... 1

2. Hiệu lực quy phạm xung đột......................................................................................................... 1

II. Bình luận các trường hợp ảnh hưởng đến hiệu lực của quy phạm xung đột........................... 2

1. Vấn đề bảo lưu trật tự công ........................................................................................................... 2

1.1. Khái niệm và nội dung bảo vệ trật tự công ......................................................... 2

1.2. Ảnh hưởng của bảo lưu trật tự công đến hiệu lực của quy phạm xung đột................... 2

1.3. Pháp luật Việt Nam về trật tự công..................................................................... 3

2. Lẩn tránh pháp luật......................................................................................................................... 4

2.1. Định nghĩa ........................................................................................................... 4

2.2. Ảnh hưởng của lẩn tránh pháp luật đến hiệu lực của quy phạm xung đột .................. 5

2.3. Pháp luật Việt Nam về lẩn tránh pháp luật ......................................................... 7

3. Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba ........................................................ 7

3.1. Khái niệm và nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu ........................................ 7

3.2. Ảnh hưởng của dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba đến
hiệu lực của quy phạm xung đột ................................................................................ 8

3.3. Pháp luật Việt Nam về dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba ... 9

C. KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QPXĐ Quy phạm xung đột
BLDS Bộ luật Dân sự
LHNGĐ Luật Hôn nhân gia đình
LTM Luật Thương mại
BLHHVN Bộ luật Hàng hải Việt Nam
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế thông qua phương
pháp xung đột là một hoạt động phức tạp. Để giải quyết các quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, việc xác định luật của quốc gia được áp dụng phải
dựa trên quy định của các QPXĐ. Tuy nhiên, trong một trường hợp, hiệu lực của
QPXĐ có thể bị mất, triệt tiêu hoặc bị vô hiệu hóa bởi một số yếu tố. Do đó, bài tập
nhóm của nhóm 01 tập trung bình luận về các trường hợp làm ảnh hưởng đến hiệu
lực của quy phạm xung đột.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về quy phạm xung đột và hiệu lực của quy phạm xung đột
1. Quy phạm xung đột
QPXĐ là quy phạm ấn định pháp luật nước nào cần phải áp dụng điều chỉnh quan hệ
pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể.1
Như vậy, QPXĐ là quy phạm pháp luật đặc biệt bởi quy phạm này không quy
định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ, cũng như các hình thức
và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên vi phạm. QPXĐ chỉ xác định hệ
thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ. Do đó, đặc
trưng của QPXĐ là tính dẫn chiếu.
Ví dụ: Điều 677 BLDS 2015 quy định: “Việc phân chia tài sản là động sản, bất
động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”, đây là một quy phạm xung
đột. Theo đó, quy phạm này xác định luật áp dụng để định danh tài sản là luật nơi có tài sản.
Có nghĩa là, tài sản cụ thể trong một tình huống cụ thể là động sản hay bất động sản thì
QPXĐ này không làm rõ được mà quy phạm này dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật quốc gia
nơi có tài sản đó để xác định xem tài sản là động sản hay bất động sản.
Trong tư pháp quốc tế, QPXĐ là công cụ để áp dụng phương pháp xung đột
nhằm giải quyết hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau
cùng có thể tham gia điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngoài - hiện tượng xung đột pháp luật. Nói cách khác, QPXĐ là căn cứ pháp lý để cơ
quan có thẩm quyền lựa chọn trong số hai hay nhiều hệ thống pháp luật liên quan lấy
một hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đang xem xét.
2. Hiệu lực quy phạm xung đột
QPXĐ là quy phạm đặc biệt, tuy nhiên về bản chất, QPXĐ là quy phạm pháp
1
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2021, tr.63

1
luật. Do đó, hiệu lực của QPXĐ cũng giống như hiệu lực của bất kì một quy phạm
pháp luật thông thường nào khác nên nó bị chi phối bởi các yếu tố thời gian, không
gian và đối tượng tác động. Tuy nhiên, ngoài các yếu tố nói trên do đặc trưng của
QPXĐ là tính dẫn chiếu để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng nên hiệu lực của
QPXĐ có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: (1) Bảo lưu trật tự công; (2) Dẫn chiếu
ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba; (3) Lẩn tránh pháp luật
II. Bình luận các trường hợp ảnh hưởng đến hiệu lực của quy phạm xung đột
1. Vấn đề bảo lưu trật tự công
1.1. Khái niệm và nội dung bảo vệ trật tự công
Trong tư pháp quốc tế, bảo lưu trật tự công là biện pháp cuối cùng được sử dụng để
đảm bảo trật tự pháp luật quốc gia, để hệ thống pháp luật quốc gia không bị ảnh hưởng
nghiêm trọng do các yếu tố bất lợi từ việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Do đó, khái niệm
gần gũi nhất về “trật tự công” là các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật quốc gia2.
Bảo lưu trật tự công là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của 1 quốc gia từ chối áp
dụng pháp luật của nước ngoài khi QPXĐ dẫn chiếu đến nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của
việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó ảnh hưởng đến trật tự công của quốc gia mình.
1.2. Ảnh hưởng của bảo lưu trật tự công đến hiệu lực của quy phạm xung đột
Các QPXĐ chỉ đưa ra những nguyên tắc chung để chọn luật áp dụng giữa
những hệ thống pháp luật liên quan mà không trực tiếp quy định cách giải quyết vụ
việc. Việc lựa chọn này hoàn toàn khách quan, mang tính chất dẫn chiếu và điều
chỉnh gián tiếp. Tuy nhiên, trong trường hợp để bảo lưu trật tự công thì mặc dù các
bên đã lựa chọn và quy phạm xung đột dẫn chiếu tới nhưng cơ quan có thẩm quyền
vẫn không áp dụng pháp luật nước ngoài.
Như vậy, khi bảo lưu trật tự công, luật nước ngoài sẽ bị gạt bỏ không được áp
dụng. Về bản chất, việc từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài để bảo vệ trật tự công
không phải là phủ nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài mà vẫn có sự dẫn chiếu đến
hệ thống pháp luật nước ngoài nhưng hiệu lực của quy phạm xung đột sẽ bị triệt tiêu
nên pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ. Nói cách khác, luật nước ngoài không được áp
dụng bởi nó trái với trật tự công nên việc dẫn chiếu là vô nghĩa, hay chính là việc chọn
một hình thức pháp luật không áp dụng được trên thực tế.3 Điều đó làm quy phạm xung
đột mất hiệu lực. Do đó, hiệu lực của quy phạm xung đột sẽ bị triệt tiêu.

2
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2021, tr.90
3
ThS. Bùi Thị Thu - Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam

2
Ví dụ: Chị X công dân Việt Nam và anh Y công dân Iran (cả 2 đều trên 20 tuổi,
không bị mất năng lực hành vi) đi đăng ký kết hôn. Iran là quốc gia hồi giáo, pháp luật n-
ước này công nhận chế độ hôn nhân đa thê. Theo khoản 1 Điều 122 Luật HNGĐ 2014,
thì các quy định của pháp luật về HNGĐ của Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ
HNGĐ có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật HNGĐ có quy định khác. Trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định
của Luật HNGĐ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trường hợp anh Y còn độc thân, khi đi đăng ký kết hôn với chị X thì sẽ được
thỏa mãn các điều kiện của Luật HNGD 2014.
Trường hợp anh Y đã cưới vợ ở Iran, khi đi đăng ký kết hôn với chị X, áp
dụng quy định tại khoản 1 Điều 122 LHNGĐ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng
pháp luật nước ngoài có nội dung vi phạm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam”, vì pháp luật HNGĐ Việt Nam chỉ công nhận chế độ hôn nhân một vợ một
chồng4. Do vậy, trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ
chối không áp dụng pháp luật nước ngoài đó để bảo vệ trật tự công của Việt Nam, do
tại khoản 2 Điều 122 Luật HNGĐ có quy định: “các văn bản pháp luật khác của Việt
Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài
được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy
định tại Điều 2 của Luật HNGĐ 2014.”.
1.3. Pháp luật Việt Nam về trật tự công
Bảo lưu trật tự công trong tư pháp quốc tế là không áp dụng pháp luật nước ngoài
nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam5. Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến bảo vệ trật tự công được quy
định trong nhiều văn bản pháp luật như: Điều 666, điểm a khoản 1 Điều 670 BLDS
2015, khoản 2 Điều 5 LTM 2005, khoản 3 Điều 5 BLHHVN 2015…
Điều 666 BLDS 2015 quy định: “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế
trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của
việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”.
Khoản 2 Điều 5 LTM 2005 quy định: “Các bên trong giao dịch thương mại có
yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương

4
Khoản 1 Điều 2 Luật HNGĐ 2014
5
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2021, tr.91

3
mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Trong các trường hợp, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể phải áp dụng
pháp luật nước ngoài, bên cạnh việc theo sự dẫn chiếu của các QPXĐ thì có thể cơ quan
tài phán cũng sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp được các bên trong hợp
đồng lựa chọn. Đây là lĩnh vực duy nhất trong tư pháp quốc tế cho phép các bên trong
quan hệ pháp lý được lựa chọn luật áp dụng (vì việc chọn luật áp dụng chỉ thuộc thẩm
quyền của các cơ quan tư pháp). Tuy nhiên, các văn bản luật chuyên ngành đều có các
quy định cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn luật nước ngoài là
luật áp dụng nhưng với điều kiện pháp luật mà các bên thỏa thuận phải đảm bảo không
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Theo điểm a khoản 1 Điều 670 BLDS 2015 thì pháp luật nước ngoài được QPXĐ
dẫn chiếu đến không được áp dụng nếu: “Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước
ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Như vậy, “trái với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là lý do duy nhất để từ chối áp dụng pháp
luật nước ngoài. Điều đó có nghĩa là việc không áp dụng pháp luật nước ngoài là việc gạt
bỏ một hay một số các quy phạm cụ thể nhất định của luật nước ngoài chứ không phải sự
phủ nhận hoàn toàn những quy phạm cụ thể của pháp luật nước ngoài.
Khoản 2 Điều 670 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp pháp luật nước ngoài không
được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”.
Tức là khi các cơ quan có thẩm quyền áp dụng bảo lưu trật tự công sẽ không áp dụng pháp
luật nước ngoài, điều đó dẫn tới việc thiếu sự điều chỉnh. Để thay thế luật nước ngoài trong
trường hợp này thông thường các nước sẽ áp dụng hệ thuộc luật tòa án (Lex fori).
2. Lẩn tránh pháp luật
2.1. Định nghĩa
Trong tư pháp quốc tế, “lẩn tránh pháp luật” được hiểu là hiện tượng đương sự
cố tình khai thác các QPXĐ bằng cách thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú hoặc thực
hiện hành vi khác nhằm lẩn tránh khỏi sự chi phối của hệ thống pháp luật lẽ ra được áp
dụng đề điều chỉnh các quan hệ của họ và hướng sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột
đến một hệ thống pháp luật có lợi cho mình hơn.6
Như vậy, lẩn tránh pháp luật là hành vi cố tình khai thác một QPXĐ nhằm mục
đích trốn tránh sự áp dụng pháp luật không có lợi cho đương sự.
6
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2021, tr.98

4
2.2. Ảnh hưởng của lẩn tránh pháp luật đến hiệu lực của quy phạm xung đột
Thực tế tư pháp quốc tế có thể xảy ra một số trường hợp được coi là “lẩn tránh
pháp luật”. Các trường hợp này làm ảnh hưởng đến hiệu lực của QPXĐ, cụ thể:
Thứ nhất, lợi dụng sự khác nhau của các QPXĐ trong hệ thống pháp luật các
nước. Các QPXĐ của các nước khác nhau sẽ dẫn đến việc lựa chọn luật thực chất khác
nhau khi cùng giải quyết một vấn đề. Khi chủ thể thấy rõ nếu quan hệ của họ nảy sinh sẽ
phải chịu điều chỉnh của QPXĐ của nước sở tại và theo sự dẫn chiếu của quy phạm này
thì một hệ thống pháp luật thực định của một nước nhất định sẽ được áp dụng để điều
chỉnh quan hệ, nhưng pháp luật thực định nước đó được cho là không có lợi cho họ. Nói
cách khác, đây là thủ đoạn lợi dụng sự khác nhau giữa tư pháp quốc tế các nước, dựa vào
sự khác nhau của QPXĐ của pháp luật nước thứ ba và quy phạm xung đột của pháp luật
Việt Nam trong các vấn đề, dẫn đến pháp luật thực chất của nước thứ ba được áp dụng
thay vì pháp luật được áp dụng là pháp luật thực chất của Việt Nam.
Ví dụ: Vợ chồng anh A và chị B, trong đó anh A là công dân nước X, chị B là
công dân của nước Y, cả hai đang thường trú tại Việt Nam, có tài sản ở Việt Nam. Do
mâu thuẫn, họ quyết định ly hôn. Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, pháp luật điều chỉnh
ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau
thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo luật của Việt Nam7. Tuy nhiên, anh A là
công dân của nước X mà ở đó tư pháp quốc tế quy định pháp luật thực chất điều chỉnh ly
hôn có yếu tố nước ngoài là luật thực chất của nước mà người chồng có quốc tịch vào
thời điểm ly hôn. Anh A nhận thấy mình bị bất lợi hơn trong vấn đề phân chia tài sản
nếu ly hôn ở Việt Nam so với ly hôn ở nước X. Vì vậy, A rời Việt Nam trở về nước X
rồi nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nước X, vụ việc được giải quyết theo pháp luật của
nước X (pháp luật của nước người chồng mang quốc tịch). Sau khi có bản án, A xin
công nhận và thi hành tại Việt Nam.
Đây là thủ đoạn lẩn tránh pháp luật dựa vào sự khác nhau của quy phạm xung đột
của pháp luật nước X và quy phạm xung đột của pháp luật Việt Nam trong vấn đề ly
hôn, dẫn đến pháp luật thực chất của nước X được áp dụng thay vì pháp luật được áp
dụng là pháp luật thực chất của Việt Nam. Như vậy, QPXĐ tại khoản 1 Điều 127
LHNGĐ 2014 của Việt Nam đáng ra được áp dụng và có hiệu lực như do hành vi lẩn
tránh pháp luật của đương sự mà QPXĐ này bị “bỏ qua” và không phát huy hiệu lực

7
Khoản 1 Điều 127 HNGĐ 2014: “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại
Việt Nam được giải quyết theo quy định của luật này”.

5
Thứ hai, lợi dụng sự khác nhau trong QPXĐ của chính nước có QPXĐ được áp
dụng để chọn luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Lúc này, đương sự vẫn
đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại, để cơ quan này sẽ áp dụng các
QPXĐ của mình để điều chỉnh quan hệ. Tuy nhiên, đương sự bằng hành vi của mình đã làm
thay đổi phạm vi hoặc hướng sự điều chỉnh của QPXĐ theo hướng có lợi cho đương sự. Hệ
thống tư pháp quốc tế Việt Nam chứa đựng một số QPXĐ cho phép pháp luật Việt Nam
hay pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài. Chủ thể của quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài có thể sử dụng một số thủ đoạn để áp dụng pháp luật nước ngoài có
lợi cho mình và tránh áp dụng pháp luật của nước bất lợi cho mình (kể cả luật của Việt
Nam) mà không cần sử dụng hệ thống tư pháp quốc tế nước ngoài.
Ví dụ: Theo Khoản 1, 2 Điều 680 BLDS 2015, thừa kế theo pháp luật liên quan
đến bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản và thừa kế theo
pháp luật liên quan đến động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để
lại thừa kế có quốc tịch. Như vậy, nếu A có quốc tịch nước ngoài có để lại tài sản ở
Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng nếu tài sản là bất động sản và pháp luật
nước ngoài sẽ được áp dụng nếu tài sản là động sản. Theo pháp luật Việt Nam, trong
trường hợp con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có
khả năng lao động không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn 2/3 suất thừa kế thì vẫn được hưởng thừa kế theo Điều 644 BLDS.
Quy định này bất lợi cho người muốn để lại toàn bộ di sản cho một người nào đó. Tuy
nhiên, một số nước, người có di sản có thể để lại toàn bộ di sản cho bất cứ người nào
mà họ muốn. Nếu A có bất động sản tại Việt Nam thì phải áp dụng pháp luật Việt
Nam. Để tránh quy định của pháp luật Việt Nam, A sẽ tìm cách biến bất động sản tại
Việt Nam thành động sản để có thể áp dụng pháp luật của nước mà mình mang quốc
tịch. Ví dụ, bất động sản của A là một căn nhà, A sẽ chuyển căn nhà này thành giá trị
phần vốn góp trong công ty, giá trị phần vốn góp trong doanh nghiệp là động sản, và
luật thực chất áp dụng giải quyết quan hệ thừa kế này sẽ là luật của nước mà A mang
quốc tịch, A đã tránh không áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam bằng chính quy
phạm xung đột của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp này, QPXĐ vẫn được áp dụng và có hiệu lực. Tuy
nhiên, hiệu lực của quy phạm xung đột bị ảnh hưởng bởi sự tác động bởi hành vi lẩn tránh
pháp luật của đương sự theo hướng có lợi cho đương sự. Nói các khác, quy phạm xung đột
có phát huy hiệu lực nhưng không giống những gì mà nó đáng lẽ sẽ điều chỉnh.

6
2.3. Pháp luật Việt Nam về lẩn tránh pháp luật
Thực tế hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định nào rõ ràng về hậu quả
pháp lí của việc lẩn tránh pháp luật, mà chỉ mới đưa ra một vài khía cạnh liên quan đến
lĩnh vực luật đó như BLDS 2015, LHNGĐ,.. 8.
Khoản 1 Điều 126 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Trong việc kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình
về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật
này về điều kiện kết hôn.”. Trong trường hợp công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với
người nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài mà họ là các cặp có
cùng giới tính. Theo luật tại nước ngoài thì pháp luật nước đó cho phép kết hôn giữa
những người cùng giới tính như vậy họ có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn tại nước
ngoài và hôn nhân của họ sẽ có giá trị pháp lý. Nhưng nếu như họ về Việt Nam thì
quan hệ hôn nhân của hai người sẽ không được công nhận vì không đáp ứng đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của luật Việt Nam. Như vậy, pháp luật Việt Nam cần có
những quy định cụ thể hơn về các trường hợp lẩn tránh pháp luật đặc biệt là trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra
được cơ sở pháp lý chung để xử lý hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong quan hệ có yếu
tố nước ngoài. Nhưng nếu xét theo một góc độ khác, nếu nhìn theo một hướng “mềm
dẻo” hơn thì mỗi chủ thể đều có nhu cầu tìm đến hệ thống pháp luật có lợi nhất cho họ
nên rất khó phân định với hiện tượng lẩn tránh pháp luật. Khi pháp luật không cấm thì
tức là chủ thể có quyền lựa chọn cái gì mà họ cho là tốt nhất, nhưng phải không ảnh
hưởng đến đạo đức, pháp luật và kinh tế - xã hội ở các quốc gia liên quan.
3. Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba
3.1. Khái niệm và nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu
Dẫn chiếu ngược là hiện tượng pháp luật nước được dẫn chiếu, dẫn chiếu trở
lại pháp luật nước dẫn chiếu hay khi quy phạm xung đột thông thường của quốc gia
đó lại dẫn chiếu ngược trở lại để áp dụng.9
Ví dụ: Ông D, quốc tịch nước Anh cư trú tại Việt Nam và xin kết hôn với chị C quốc
tịch Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 126 LHNGĐ 2014 có quy định: “Trong việc kết hôn

8
ThS. Bành Quốc Tuấn, Hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14(199)/Kỳ 2, tháng 7/2011,
truy cập này 01/11/2021.
9
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2021, tr.93.

7
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước
mình về điều kiện kết hôn”. Nói cách khác, nguyên tắc chọn luật của Việt Nam trong vấn đề
này là hệ thuộc luật quốc tịch. Vậy điều kiện kết hôn của ông D do pháp luật nước Anh điều
chỉnh. Tuy nhiên, pháp luật nước Anh lại quy định vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật
nơi cư trú (hệ thuộc luật nơi cư trú). Do vậy, điều kiện đăng ký kết hôn của ông D được
pháp luật nước Anh dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam.
Dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba là hiện tượng pháp luật nước được
dẫn chiếu, dẫn chiếu đến pháp luật nước khác, hay quy phạm xung đột trong pháp
luật nước được dẫn chiếu (nước thứ 2) dẫn chiếu tiếp đến pháp luật nước ngoài tiếp
theo (nước thứ 3)10.
Ví dụ: Anh Linh (công dân Việt Nam) ký hợp đồng dân sự với anh ZangLu (công
dân Trung Quốc, đang định cư ở Hoa Kỳ). Vấn đề trước tiên là xác định năng lực hành
vi dân sự của các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 674
BLDS 2015 thì quy phạm xung đột của Việt Nam dẫn chiếu tới pháp luật của Trung
Quốc để áp dụng. Nhưng theo quy phạm của pháp luật Trung Quốc thì quy phạm xung
đột của Trung Quốc lại dẫn chiếu tới pháp luật nước công dân này cư trú là Hoa Kỳ để
áp dụng (vì công dân Trung Quốc đang định cư ở Hoa Kỳ). Từ đó, việc cơ quan có thẩm
quyền Việt Nam xác định hành vi dân sự của anh ZangLu theo pháp luật của Hoa Kỳ.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật
nước thứ ba là do cùng một vấn đề, một phạm vi quan hệ nhưng hệ thống pháp luật
của các nước có các quy định khác nhau về hệ thuộc luật áp dụng.
3.2. Ảnh hưởng của dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba đến
hiệu lực của quy phạm xung đột
Khi xảy ra hiện tương dẫn chiếu ngược, dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba
thì hiệu lực của QPXĐ bị ảnh hưởng phụ thuộc vào việc pháp luật quốc gia có chấp
nhận việc dẫn chiếu ngược, dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba hay không.
Thứ nhất, pháp luật của quốc gia không chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu
đến pháp luật nước thứ ba, có nghĩa là quốc gia đó cho rằng việc dẫn chiếu đến pháp luật
nước ngoài ở đây phải là sự dẫn chiếu đến quy phạm pháp luật thực chất của nước ngoài.
Trong trường hợp này, về nguyên tắc pháp luật được áp dụng ở đây sẽ là pháp luật của
nước mà được pháp luật quốc gia này dẫn chiếu đến, và áp dụng các quy phạm pháp luật
thực chất của nước đó để giải quyết quan hệ xã hội phát sinh. Có nghĩa là QPXĐ của
10
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2021, tr.94

8
nước dẫn chiếu có hiệu lực, còn QPXĐ của nước được dẫn chiếu đến lại dẫn chiếu
ngược hoặc dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba thì ko phát sinh hiệu lực.
Thứ hai, pháp luật của quốc gia chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp
luật của nước thứ ba, có nghĩa là quốc gia đó cho rằng sự dẫn chiếu đến pháp luật nước
ngoài phải là sự dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật của nươc đó (kể cả quy phạm
luật thực chất, cả luật xung đột). Trong trường hợp này, về nguyên tắc chung, pháp luật sẽ
áp dụng là pháp luật của chính quốc gia mà được pháp luật của quốc gia kia dẫn chiếu
ngược trở lại hoặc pháp luật của nước thứ ba. Có nghĩa là QPXĐ của nước dẫn chiếu bị
ảnh hưởng bởi quy phạm chỉ dẫn tới áp dụng pháp luật của nước được dẫn chiếu đến
nhưng nay luật nước được dẫn chiếu đến không được áp dụng.
Ngoài ra, vấn dề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba
cũng sẽ không tồn tại trong trường hợp khi các quốc gia ký kết với nhau các hiệp
định song phương (thường là các hiệp định tương trợ tư pháp) trong đó quy định các
quy phạm xung đột thống nhất thì về nguyên tắc, các quy phạm xung đột thống nhất
sẽ được ưu tiên áp dụng.
3.3. Pháp luật Việt Nam về dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba
Khi có hiện tượng dẫn chiếu ngược, để tránh tình trạng kéo dài sự việc và tạo điều
kiện giải quyết vụ việc được nhanh chóng và hiệu quả, pháp luật Việt Nam quy định áp
dụng các quy định thực định của luật Việt Nam. Cụ thể, khoản 2 Điều 668 BLDS 2015 quy
định: “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam
về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng”.
Ngoài ra, LHNGĐ cũng quy định về vấn đề này. Cụ thể tại khoản 2 Điều 122
LHNGĐ 2014 có quy định như sau: “Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật
khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước
ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy
định tại Điều 2 của Luật này. Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại
pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.”
Khi có hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba, khoản 3 Điều 668
BLDS 2015 quy định: “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy
định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân
sự được áp dụng.”. Như vậy, phần quy định quyền, nghĩa vụ hay còn gọi là phần luật
thực định của pháp luật của nước thứ ba được áp dụng để điều chỉnh quan hệ.
Về ngoại lệ của dẫn chiếu ngược có một trường hợp khác đó là khi các bên lựa

9
chọn áp dụng luật của một nước thì chỉ là luật thực định của nước đó được đem vào
áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các bên mà không có sự dẫn chiếu ngược.
Ví dụ: Khoản 4 Điều 668 BLDS 2015: “Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
664 của Bộ luật này thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ
của các bên tham gia quan hệ dân sựu, không bao gồm quy định về xác định pháp luật
áp dụng.”. Theo đó, khi các bên được pháp luật cho phép chọn luật áp dụng để điều
chỉnh quan hệ phát sinh giữa họ, thì pháp luật áp dụng trong trường hợp này chính là
phần luật thực định của hệ thống pháp luật đã được các bên thỏa thuận lựa chọn.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mà theo quy định của pháp luật Việt Nam không
chấp nhận dẫn chiếu. Đó là khi có Điều ước quốc tế quy định. Theo Điều 39 Hiệp
đinh tương trợ tư pháp giữa Nga và Việt Nam: “quan hệ pháp luật về thừa kế động
sản do pháp luật của bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm
chết điều chỉnh”. Ví dụ một công dân Nga sống và làm ăn ở VN nhiều năm, công dân
này có vợ người VN và có một số động sản ở VN và Nga. Công dân Nga qua đời ở
Việt Nam không để lại di chúc. Vậy pháp luật Nga điều chỉnh quyền thừa kế vì khi
người chết để lại tài sản thừa kế là công dân của Nga dù tại Điều 1224 khoản 1 BLDS
Nga quy định: “thừa kế (động sản) được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người
để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng”.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có điều khoản quy định về vấn đề dẫn
chiếu đến pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật (các nước liên bang như
Liên bang Nga, những nước có vùng tự trị như Canada, Québec). Để giải quyết
trường hợp này, cần có quy định xác định hệ thống pháp luật cụ thể được áp dụng.11
C. KẾT LUẬN
Từ việc bình luận các trường hợp làm ảnh hưởng đến hiệu lực của QPXĐ, có thể
thấy rằng QPXĐ là một quy phạm pháp luật đặc biệt nên vấn đề về hiệu lực của QPXĐ
cũng có nhiều điểm riêng cần chú ý. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống QPXĐ là một
nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động lập pháp Việt Nam nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn sắp tới.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của nhóm chúng em còn tồn tại nhiều thiếu sót.
Kính mong thầy cô góp ý để nhóm chúng em có thể tiến bộ hơn trong các bài làm tiếp theo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

11
Nguyễn Bá Chiến (2008), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.112

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2015
2. Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015
3. Luật thương mại 2005
4. Luật Hôn nhân gia đình 2014
5. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô Viết
6. Bộ luật Dân sự Liên bang Nga
7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà
Nội, 2021.
8. Nguyễn Bá Chiến (2008), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống
quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
9. ThS. Bùi Thị Thu - Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, Vấn đề bảo
lưu trật tự công cộng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
10. ThS. Bành Quốc Tuấn, Hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc
tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14(199)/Kỳ 2, tháng 7/2011, truy cập này
01/11/2021.
11. Các trường hợp làm ảnh hưởng đến hiệu lực quy phạm xung đột, sinh viên hlu,
https://svhlu.blogspot.com/2016/05/binh-luan-ve-cac-truong-hop-lam-anh.html

11

You might also like