You are on page 1of 8

1

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ


Tình huống 1:
Cơ quan điều tra công an tỉnh Q thụ lý, điều tra vụ án tham ô tài sản từ ngày 5/3, trong
quá trình điều tra đã xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình mà thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra tỉnh H. Vì vậy, ngày 12/4 Cơ quan điều tra
Công an tỉnh Q đã ra Quyết định chuyển vụ án và di lý bị can A (bị can của vụ án) đến
Cơ quan điều tra Công an tỉnh H. Khi nhận vụ án, Cơ quan điều tra tỉnh H thấy bị can A
đã có quyết định tạm giam từ ngày 6/3 với thời hạn 03 tháng của Cơ quan điều tra tỉnh Q
nên các điều tra viên được phân công điều tra vụ án đã có ý kiến khác nhau về lệnh tạm
giam đối với A. Cụ thể như sau:
 Tiếp tục thực hiện lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra Công An tỉnh Q đối với A,
không cần phải ra lệnh tạm giam khác.
 Ra quyết định huỷ bỏ Quyết định tạm giam của Cơ quan điều tra Công An tỉnh Q
đối với A và ra lệnh tạm giam khác kể từ khi nhận bàn giao bị can A.
 Ra quyết định huỷ bỏ Quyết định tạm giam của Cơ quan điều tra Công An tỉnh Q
đối với A và Cơ quan điều tra tỉnh H ra lệnh tạm giam khác kể từ ngày 6/3 (thời
điểm A có quyết định khởi tố, bắt giam của Cơ quan điều tra tỉnh Q).
Hỏi: Anh (Chị) đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

Tình huống 2:
Khoảng 02 giờ ngày 6/12 tổ tuần tra của công an TP Hà Nội phát hiện A đang dắt hai
con trâu đi trên đường, dáng vẻ lấm lét nên đã yêu cầu A xuất trình giấy tờ và giải thích
dắt trâu đi đâu vào ban đêm. Bị hỏi, A đã khai: Do muốn có tiền tiêu sài nên đã dắt trộm
hai con trâu của một gia đình ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên mang xuống lò mổ ở
Lương Yên, Quận Hai Bà Trưng, HN bán; Nơi thường trú A khai tại Bản B, xã Q, huyện
Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên, vì đi vội nên không mang theo giấy tờ tuỳ thân. Trong tổ
tuần tra có những ý kiến khác nhau sau đây:
 Lập biên bản lời khai của A, dẫn giải A và hai con trâu về trụ sở công an Quận để
xác minh làm rõ sự việc, trên cơ sở đó sẽ đề ra biện pháp xử lý phù hợp.
 Lập biên bản phạm pháp quả tang, dẫn giải A và hai con trâu về công an Quận để
ra lệnh tạm giữ đối với A.
 Lập biên bản lời khai của A, dẫn giải A và hai con trâu về công an Quận để ra
lệnh bắt khẩn cấp.
Hỏi: Anh (Chị) đồng ý với ý kiến nào? Tại sao? Nếu không đồng ý với những ý kiến
trên thì Anh (Chị) nêu giải quyết khác.
2

Tình huống 3:

a) Cơ quan điều tra Công an tỉnh H đã khởi tố và bắt tạm giam đối với A về Tội
tham ô tài sản theo Điều 353 BLHS, trong quá trình điều tra phát hiện ngoài Tội tham ô
tài sản, A còn phạm thêm Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây
thất thoát, lãng phí theo Điều 219 BLHS.
Hỏi: Cách xử lý của Cơ quan điều tra trong trường hợp này?

b) Khi vụ án được chuyển sang Viện kiểm sát, Viện kiển sát chỉ ra Quyết định truy tố
A về Tội tham ô tài sản mà không truy tố A về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Hỏi: Trường hợp này Cơ quan điều tra có quyền gì không?

Tình huống 4:
Cơ quan điều tra tỉnh Công an tỉnh Q dựa trên cơ sở xác minh lời tố giác của người bị
hại đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với A, sau đó ra lệnh bắt người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp này đã được gửi cho VKS cấp tỉnh phê chuẩn. Cùng với việc chuyển lệnh
bắt để VKS phê chuẩn Cơ quan điều tra đã Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm
đi khỏi nơi cư trú đối với A.
Hỏi: Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú của Cơ quan
điều tra có đúng không? Tại sao?

Tình huống 5:

a) Trong Bản kết luận điều tra và Quyết định đề nghị truy tố đối với A, Cơ quan điều
tra đều khẳng định A phạm Tội cưỡng đoạt tài tài sản. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án VKS
cho rằng có cơ sở để kết luận A phạm Tội cướp tài sản nên đã ra Quyết định truy tố A về
Tội cướp tài sản.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết quyết định truy tố của VKS đối với A có đúng không?

b) Khi xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã ra bản án đối với A về Tội cưỡng đoạt tài
sản vì cho rằng không có cơ sở để kết luận A phạm Tội cướp tài sản như VKS đã truy tố.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết Hội đồng xét xử ra bản án A phạm Tội cưỡng đoạt tài sản có
đúng với qui định của LTTHS không?
3

Tình huống 6:
a) A đang bị tạm giam và bị VKS truy tố về Tội giết người, vụ án được đưa ra xét
xử. Tại phiên toà, Hội đồng xét xử đã tuyến bố không có cơ sở để kết luận A phạm tội
giết người và trả tự do ngay cho A tại phiên toà.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết Quyết định trả tự do cho A ngay tại phiên toà có đúng
không?

b) Bản án sơ thẩm bị Viện kiểm sát kháng nghị theo hướng A phạm tội giết người và
được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm sau khi xem xét vụ án
đã ra bản án khẳng định đủ cơ sở để buộc A phạm tội giết người và áp dụng hình phạt 20
năm tù đối với A. Đồng thời Hội đồng xét xử cũng ra Quyết định áp dụng biện pháp ngăn
chặn tạm giam ngay đối với A tại phiên toà.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết Bản án phúc thẩm và Quyết định áp dụng biện pháp ngăn
chặn tạm giam đối với A của HĐXX phúc thẩm có đúng không? Tại sao?

Tình huống 7:
Do có mâu thuẫn với nhau nên A đã rủ B, C, D, E đến đánh M, theo kết luận giám
định pháp y M bị tổn hại 10% sức khoẻ. M đã có đơn yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố
đối với A, những người còn lại M không yêu cầu khởi tố. Trước yêu cầu này của người
bị hại, trong Cơ quan điều tra đã có những ý kiến khác nhau sau đây:
- Thứ nhất, không khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với những người trong vụ án
vì, chỉ có yêu cầu khởi tố của người bị hại đối với tất cả những người trong vụ án mới
thoả mãn dấu hiệu cấu thành của Tội cố ý gây thương tích.
- Thứ hai, ra Quyết định khởi tố vụ án và Quyết định khởi tố bị can đối với A về
Tội cố ý gây thương tích, không khởi tố bị can đối với B, C, D, E vì không có yêu cầu
của người bị hại.
- Thứ ba, ra Quyết định khởi tố vụ án và Quyết định khởi tố bị can đối với A, B,
C, D, E vì, hành vi của bọn chúng đã thoả mãn dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã có
yêu cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can (mặc dù người bị hại không yêu cầu khởi tố tất cả
những người trong vụ án).
Hỏi: Anh (Chị) đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
4

Tình huống 8:
B phạm tội đánh bạc và bị Toà án xử 6 tháng tù giam, nhưng sau khi xét xử B đã bỏ
trốn ra nước ngoài. Cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã B, sau 01 năm B trở về Việt Nam
và ra đầu thú tại Cơ quan điều tra và xin tại ngoại. Cơ quan điều tra đã tiếp nhận sự đầu
thú của B và chấp nhận đơn xin tại ngoại của B, đồng thời ra Quyết định đình chỉ việc
truy nã.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết cách giải quyết vụ án trong trường hợp này của Cơ quan điều
tra có đúng qui định của Luật TTHS không? Tại sao?

Tình huống 9:
A bị khởi tố về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác
theo khoản 1, Điều 134 BLHS và bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Toà án
Quận xử bị cáo 12 tháng tù giam. Bị cáo không kháng cáo. VKSND cùng cấp kháng nghị
theo hướng bị cáo được hưởng án treo. Vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm, đến
thời điểm đưa ra xét xử phúc thẩm là 18 tháng kể từ khi A có quyết định khởi tố và bị
tạm giam . Trong bản án của mình, Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm,
không chấp nhận kháng nghị phúc thẩm của VKS, đồng thời cũng quyết định trả tự do
ngay cho bị cáo tại phiên toà.
Hỏi: 1. Anh (Chị) cho biết trường hợp này bị cáo A có được coi là bị oan không?
2. Anh (Chị) cho biết Cơ quan tiến hành tố tụng nào phải chịu trách nhiệm về việc
A bị giam quá thời hạn 6 tháng so với mức hình phạt mà bản án phúc thẩm đã tuyên?

Tình huống 10 a. D 15 tuổi, là học sinh Trường THCS Mai Hoa do mâu thuẫn nên đã đâm
L(bạn cùng lớp) nhiều nhát vào bụng và ngực làm L bị thương nặng khi vừa ra khỏi cổng
trường. Thấy vậy, Bảo vệ Nhà trường đã can ngăn, đưa L đi cấp cứu, đồng thời lập biên
bản về việc phạm pháp của D, sau đó dẫn giải D đến Công an phường để xử lý.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1. Trong trường hợp này có bắt quả tang D được không?
2. Việc bảo vệ nhà trường lập biên bản phạm pháp và dẫn giải D đến công an
phường có đúng thủ tục pháp luật không?

b. Khi tiếp nhận sự việc, Công an phường đã ra Quyết định tạm giữ D, lấy lời khai
của D về sự việc phạm pháp, đồng thời báo cáo sự việc lên Công an Quận.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1. Quyết định tạm giữ D của Công an phường có đúng không?
5

2. Trong trường hợp này Công an phường có phải dẫn giải D đến Cơ quan điều tra
Công an Quận H không?
c. Sau khi nhận báo cáo của Công an phường, Công an Quận đã yêu cầu Công an
Phường dẫn giải D lên Công an Quận. Trên cơ sở xem xét sự việc Công an Quận đã ra
quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với D, đồng thời Công an Quận cũng ra
Quyết định tạm giam D với thời hạn 02 tháng. Quyết định khởi tố bị can và tạm giam D
được Công an Quận thông báo đến gia đình của D.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1. Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối D của Công an Quận có đúng qui
định của pháp luật không?
2. Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với D có đúng qui định
của pháp luật không? Tại sao

d. Vụ án được tiến hành điều tra làm rõ, thương tích mà D gây ra cho L, theo kết luận
của giám định pháp y L bị thiệt hại 31% sức khoẻ. Trên cơ sở kết luận của Cơ quan Điều
tra, Viện kiểm sát đã lập cáo trạng và truy tố D về Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại
cho sức khỏe của người khác theo Khoản 3, Điều 134 BLHS. Hội đồng xét xử sơ thẩm
với thành phần: Ông Kim, Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà; Ông Huỳnh cán bộ Công an
hưu trí, Hội thẩm nhân dân; Bà Minh cán bộ thương nghiệp quận, Hội thẩm nhân dân đã
tuyên phạt D về Tội cố ý gây thương tích và áp dụng hình phạt 2 năm tù đối với D, đồng
thời buộc cha, mẹ D phải nộp tiền án phí và bồi thường thiệt hại cho L là 10. 000. 000
đồng.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm trong trường hợp này có đúng qui định
của luật tố tụng hình sự không?
2. Hình phạt 06 năm tù mà Hội đồng xét xử áp dụng đối với D có phù hợp với tính
chất, mức độ vụ án và với qui định của Luật hình sự không?
3. Xác định tư cách tham gia tố tụng của D, của cha, mẹ D, L và cha mẹ L.

Tình huống 11:


Cơ quan điều tra tỉnh H đang thụ lý vụ án mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251
BLHS) có nhiều đối tượng tham gia. A là bạn của những đối tượng trong vụ án nên Cơ
quan Điều tra đã triệu tập đến hỏi với tư cách người làm chứng. Trong quá trình lấy lời
khai A, Cơ quan điều tra thấy rằng: A không những là người biết việc mua bán chất ma
tuý mà còn là người đồng phạm với các đối tượng khác của vụ án. Trước những bằng
chứng cụ thể, rõ ràng A đã thừa nhận sự tham gia của mình vào việc mua bán chất ma tuý
nên cơ quan Điều tra đã tuyên bố quyết định tạm giữ đối với người đó.
6

Hỏi: Anh (Chị) cho biết việc làm trên của cơ quan Điều tra đúng hay sai.Tại sao?

Tình huống 12:


A phạm Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ Khoản 1, Điều 326 BLHS, trong
giai đoạn điều tra, Cơ quan Điều tra áp dụng biện pháp tạm giam đối với A 04
tháng, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp tạm giam thời hạn 01 tháng đối với A. Khi
xét xử, trong bản án của mình, Hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định:
Trường hợp 1: Bị cáo phạm tội và bị áp dụng 06 tháng tù.
Trường hợp 2: Bị cáo phạm tội và bị áp dụng 12 tháng cải tạo không giam giữ. Hỏi:
Anh (Chị) cho biết thời hạn 05 tháng bị cáo đã bị tạm giam được giải quyết như thế nào
trong các trường hợp nêu trên và trường hợp nào cần phải thi hành bản án của Toà án khi
chưa có hiệu lực pháp luật.

Tình huống 13:


D, T & L là bị cáo trong vụ án trộm cắp tài sản , bị HĐXX sơ thẩm tuyên án, phạt tù
D 05 năm tù, T 04 năm tù và L 06 năm tù. D đã kháng cáo yêu cầu toà phúc thẩm giảm
hình phạt cho mình, T và L không kháng cáo; Viện kiểm sát không có kháng nghị. Tại
phiên toà, HĐXX phúc thẩm thấy có căn cứ để giảm hình phạt cho D và cũng có căn cứ
để giảm hình phạt cho T & L, nên trong bản án đã quyết định giảm hình phạt cho D
xuống còn 02 năm tù, T 03 năm tù và L 04 năm tù.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết: Quyết định giảm hình phạt cho T& L (hai bị cáo không có
kháng cáo) của HĐXX phúc thẩm có đúng không? Tại sao?

Tình huống 14:


Tại phiên toà, khi xét xử bị cáo A về Tội tham ô tài sản XHCN theo Khoản 1, Điều
353 BLHS, Hội đồng xét xử có căn cứ cho rằng: Ngoài Tội tham ô như cáo trạng của
Viện kiểm sát đã truy tố, A còn phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản, theo Điều 355 BLHS (trong cáo trạng của Viện kiểm sát không truy tố A về tội phạm
này) nên đã tuyên án A phạm hai tội: Tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản, đồng thời áp dụng mười lăm năm tù là hình phạt chung của hai tội mà
A đã phạm.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết: Bản án của HĐXX đối với đúng hay sai? Tại sao?
Tình huống 15:
Trần An và Bùi Thông là chiến sĩ cảnh sát giao thông, trong phiên tuần tra làm
nhiệm vụ phát hiện hai thanh niên đi xe máy với tốc độ cao, quá giới hạn cho phép nên đã
7

dừng xe lại để kiểm tra. Hai thanh niên này đã xuất trình giấy tờ tuỳ thân mang tên T&
L, kiểm tra cốp xe thấy có một gói bột màu trắng và một súng ngắn K 59.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết: Có thể bắt T & L trong trường hợp nào được chưa?
Tình huống 16:
Chị Hoàng V đến Công an Quận Đ, Thành phố HN trình báo: Ngày 11/2 trong khi cả
gia đình đi làm vắng nhà, kẻ gian đã vào nhà lấy 01xe DreamII, 01 ti vi màu và một số đồ
dùng cá nhân khác. Sau khi nhận được đơn trình báo của Chị V khoảng 03 ngày (ngày
15/2), Công an quận Đ đã phát hiện thấy T đang bán chiếc xe Dream II có biển kiểm soát,
số khung, số máy và những đặc điểm giống như xe của chị Hoàng V đã mất.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1. Công an Quận Đ đã có căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn nào?
2. Công an Quận Đ phải tiến hành những hoạt động nào để giải qyết vụ án?

Tình huống 17:


Chị H đi chợ sớm, phát hiện thấy Q là người cùng xóm xuất hiện tại khu kho nông
sản của huyện. Khi về thấy có công an và nhiều người tụ tập ở kho nông sản và được biết
đã có người vào kho lấy trộm tài sản trị giá trên 50 triệu đồng. Chị H đã trình bày với cơ
quan công an về việc mình nhìn thấy Q ở khu vực kho vào lúc gần sáng, lời khai này
được cơ quan công an lập biên bản.
Hỏi: Lời khai của chị H có được coi là chứng cứ của vụ án không? là loại chứng cứ
nào?

Tình huống 18:


Sau khi bị phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng, T tỏ ra rất bực tức đối
với A cảnh sát khu vực, người đã phạt hành chính T. Nhân dân phát hiện buổi chiều cùng
ngày T đi ra khu vực ga khi về thấy có bọc to giấu trong túi quần mà mọi người nghi là
súng ngắn. Khoảng 19h tối vợ T đến cơ quan Công an báo cáo: T đe dọa đêm nay sẽ giết
chết anh A để rửa nhục và đã đưa súng cho vợ xem.
Hỏi: Anh (Chị) cho biêt với những tài liệu trên có thể áp dụng BPNC nào đối với T
không?

Tình huống 19:


Do thù tức T đã đánh L gây thương tích, thiệt hại 45% sức khoẻ và đã bị cơ quan
Điều tra ra quyết định khởi tố bị can đối với T. Kể từ khi gây thương tích T tỏ ra ăn năn
về hành vi phạm tội của mình, có thái độ tích cực trong việc thăm nom, chữa chạy cho L
và nghiêm chỉnh làm theo các yêu cầu của cơ quan điều tra.
8

Hỏi: Có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam đối với T không?

Tình huống 20:


D là quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ về địa phương. Do bất
đồng trong làm ăn, D đã đánh V là trưởng thôn bị thương nặng. Cơ quan cảnh sát điều tra
đã khởi tố và bắt giam D. Trong quá trình điều tra còn phát hiện thời gian tại ngũ, D cùng
đồng bọn là những quân nhân hiện đang tại ngũ đã phạm tội cướp tài sản.
Hỏi: Thẩm quyền điều tra đối với vụ án này?

Tình huống 21
T đã lừa đảo tài sản của nhiều công dân, tổng số tài sản mà T chiếm đoạt là 300 triệu
đồng, khi biết những người bị hại làm đơn tố giác với Cơ quan điều tra về hành vi phạm
tội của mình, T đã bỏ trốn. Sau hai năm T trở về và đến Cơ quan Điều tra thú nhận hành
vi phạm tội, đồng thời nộp 150 triệu đồng cho Cơ quan điều tra để đền một phần cho
người bị hại.
Hỏi: 1. Anh (Chị) cho biết có căn cứ để khởi tố bị can đối với T không.
2. Cơ quan Điều tra có căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn nào và cần phải
tiến hành những biện pháp gì để gải quyết vụ án?

Tình huống 22:


Tại phiên toà sơ thẩm xét xử D về tội gây rối trật tự công cộng, khi đã đến giờ khai
mạc phiên toà mới chỉ có bị cáo, người làm chứng và đại diện Viện kiểm sát, nhưng
không có mặt luật sư bào chữa. Sau15 phút Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà.
Hỏi: Anh (chị) cho biết Quyết định hoãn phiên toà của Hội đồng xét xử có đúng
không?

Tình huống 23
Qua công tác kiểm tra, cảnh sát làm nhiệm vụ trên tàu đã phát hiện trong túi sách của
N (là khách đi tàu) có chứa 1 bánh Hêrôin. Khi được hỏi, N khai túi sách sách đó không
phải của mình mà của L (người cùng cơ quan), nhờ mang vào cho em là D tại số nhà 125,
Đường X, TP Hồ Chí Minh.
Hỏi: Anh (chị) cho biết với tình tiết nêu trên có thể áp dụng BPNC nào đối với N?

You might also like