You are on page 1of 3

MÔN LUẬT DÂN SỰ

Đề:
A và B có 3 người con là X, Y, Z. Z có vợ là C, có con là D. D có vợ là K, có con là P và Q.
Năm 2005, A lập di chúc để lại ½ di sản cho Z, ½ di sản cho Y. Năm 2010, Z chết không để
lại di chúc. Năm 2012, D chết không để lại di chúc. Năm 2016, A chết. Chi phí mai táng cho
A là 30 triệu đồng. Hãy chia thừa kế của A, D và Z, biết:
Tài sản chung của A và B là: 960 trđ
Tài sản chung của Z và C là: 1,2 tỷ đồng
Tài sản của D là 150 trđ
Giải:
(960 trđ)
A + B

(1,2 tỷ)
X Y Z + C

(150 trđ) D + K

P Q
Năm 2010, Z chết không để lại di chúc  Áp dụng thừa kế theo PL (Điểm a Khoản 1 Điều
650)
 Xác định di sản của Z: Z và C là vợ chồng hợp pháp, không có thỏa thuận về chế độ tài
sản nên tài sản chung của vợ chồng được chia đôi (căn cứ Khoản 2 Điều 66 Luật Hôn
nhân gia đình 2014)
 Di sản của Z = 1,2 tỷ / 2 = 600 trđ
 Phân chia di sản của Z
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651, hàng thừa kế thứ I của Z gồm: A, B, C, D và được
hưởng:
A = B = C = D = 600 trđ / 4 = 150 trđ
Năm 2012, D chết không để lại di chúc  Áp dụng thừa kế theo PL (Điểm a Khoản 1 Điều
650)
 Xác định di sản của D:
Tài sản riêng: 150 trđ
Phần di sản được thừa kế từ Z: 150 trđ
 Di sản của D = 150 trđ + 150 trđ = 300 trđ
 Phân chia di sản của D
Z chết trước D nên không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế từ D (Điều 163 BLDS
2015)
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651, hàng thừa kế thứ I của D gồm: C, K, P, Q và được
hưởng:
C = K = P = Q = 300 trđ / 4 = 75 trđ
Năm 2016, A chết
 Xác định di sản của A:
A và B là vợ chồng hợp pháp, không có thỏa thuận về chế độ tài sản nên tài sản chung
của vợ chồng được chia đôi (căn cứ Khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân gia đình 2014) =
960 tr / 2 = 480 trđ.
Phần di sản được thừa kế từ Z: 150 trđ
 Di sản của A = 480 trđ + 150 trđ = 630 trđ
Căn cứ Khoản 1 điều 658 Bộ Luật Dân sự 2015, chi phí mai táng thuộc khoản chi phí
liên quan đến thừa kế được thanh toán. Do đó, di sản còn lại của A sau khi trừ cp mai
táng là: 630 trđ – 30 trđ = 600 trđ
 Phân chia di sản của A
Năm 2005, A lập di chúc để di sản cho Z = Y = ½ di sản. Từ năm 2005 đến trước khi chết
(2016), A không lập bất cứ di chúc nào khác  Di chúc được lập năm 2005 vẫn còn hiệu
lực. Theo di chúc A: + Z hưởng 1/2 di sản = 1/2 x 600 trđ = 300 trđ
+ Y hưởng 1/2 di sản = 1/2 x 600 trđ = 300 trđ
 Z chết trước A nên phần thừa kế của Z sẽ được chia theo pháp luật theo Điểm c
Khoản 2 Điều 650.
Hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của A (Điểm a Khoản Điều 651 Bộ Luật Dân
sự 2015), gồm: B, X, Y, (P+Q) (P và Q người thừa kế thế vị của D theo điều 652),
được hưởng thừa kế như sau:
B = X = Y = (P + Q) = 300 trđ / 4 = 75 trđ
P = Q = 75/2 = 37,5 trđ
 Căn cứ Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015, B thuộc đối tượng người thừa kế không phụ
thuộc di chúc.
1 suất thừa kế di sản theo PL = 600 trđ/4 = 150 trđ
1 suất thừa kế không phụ thuộc di chúc: 2/3 x 150 trđ = 100 trđ.
Phần chênh lệch B được bù = 100 – 75 trđ = 25 trđ. Phần này sẽ được cắt giảm từ phần
thừa kế theo di chúc A để lại cho Y.
Vậy, Y thừa kế từ A = 300 – 25 +75 = 350 trđ
B thừa kế từ A = 100 trđ
Kết luận:
Những người còn sống được hưởng các khoản thừa kế từ A, D, Z, như sau:
Người Phần thừa kế Phần thừa kế từ Phần thừa kế từ Tổng di sản
Stt
thừa kế từ di sản của Z di sản của D di sản của A nhận thừa kế
1 B 150 - 100 250
2 X - - 75 75
3 Y - - 350 350
4 C 150 75 - 225
5 K - 75 - 75
6 P - 75 37,5 112,5
7 Q - 75 37,5 112,5
300 600
Tổng cộng 300 (bao gồm phần (bao gồm phần 1.200
thừa kế 150tr từ Z) thừa kế 150tr từ Z)
Tổng TS chia thừa kế 1.200

You might also like