You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN- DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN


PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
NHÓM 04
Giảng viên: T.S Đinh Thị Thanh Thủy
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Hương Ly Trung Nguyên


Thanh Loan Ngọc Mây Hoàng Nam Thanh Ngân

Hà My Hồng Nhung
Trịnh Mến Tạ My Nông Nhung Hồng Ngọc
Khánh Ly

Thanh Nga Nguyễn Oanh


Nguyễn Nga Bảo Ngọc Hồng Ngọc Trần Nguyệt
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
1
I. Lý thuyết: Anh (chị) hãy phân tích các hình thức nhà nước? Liên hệ với
thực tiễn hình thức Nhà nước CHXHCNVN Việt Nam
II. Bài tập (Tóm tắt)
Anh Tùng và chị Ngọc kết hôn năm 2005, có 2 con là Bích (2008) và Toản
(2011), sau khi sinh Toản đã ly thân
1/2/2017, anh Tùng bị tai nạn, cho rằng không qua khỏi nên để lại di chúc
miệng trước nhiều người làm chứng: để lại toàn bộ tài sản cho anh Trịnh (bạn
thân) và cô Giang (vợ cũ).
Anh Tùng qua đời. Tài sản chung của anh Tùng và chị Ngọc là 2 tỷ đồng.
Năm 2014 anh Tùng được Giang cho 500 triệu chưa dùng, vẫn giữ trong sổ
tiết kiệm
1. Chia thừa kế trong trường hợp trên
2. Giả sử phẫu thuật thành công, anh Tùng ra viện khỏe mạnh và sau 5
tháng anh chết do nhồi máu cơ tim, chia di sản của Tùng có gì khác?
Tình huống:
1. Trường hợp thứ 1

- Theo quy định của pháp luật khi ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân như ly hôn, do đó cả
vợ và chồng vẫn phải tuân thủ các quy định về tài sản chung đối với vợ chồng.
- Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân”
Như vậy, tài sản của anh Tùng, chị Ngọc là tài sản chung, sẽ chia đều cho hai người: 2 tỷ : 2 = 1 tỷ đồng.
Vậy sau khi anh Tùng chết, chị Ngọc sở hữu 1 tỷ đồng; di sản của anh Tùng là 1 tỷ đồng.
Năm 2014 anh Tùng được cô Giang gửi cho 500 triệu đồng để chữa bệnh nhưng anh Tùng chưa sử
dụng và vẫn giữ trong một cuốn sổ tiết kiệm riêng. Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Tài sản riêng
của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng trong thời kỳ hôn nhân…”. Vậy 500 triệu được cô Giang gửi cho anh Tùng là tài sản riêng của anh
Tùng
=> Di sản mà anh Tùng để lại là: 1 tỷ + 500 triệu = 1 tỷ 500 triệu đồng.
1. Trường hợp thứ 1
Căn cứ Khoản 5, Điều 630, BLDS 2015 quy định về di chúc miệng:
“Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt
ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng
ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng
thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác
nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
=> Nếu di chúc miệng của anh Tùng hợp pháp thì di sản của anh Tùng sẽ được chia theo di chúc, chia cho anh
Trịnh ( bạn thân từ nhỏ ) và chị Giang ( vợ cũ đã ly hôn).
- Điều 644 BLDS năm 2015, mặc dù anh Tùng không để lại di sản thừa kế cho chị Ngọc ( vợ hợp pháp), Bích
và Toản ( con dưới 18 tuổi ) đều thuộc những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc và sẽ được
hưởng 2/3 của một suất thừa kế.
- Một suất thừa kế của anh Tùng sẽ được tính bằng tổng di sản chia cho những người thừa kế hợp pháp là chị
Ngọc, Bích và Toản : 1,5 tỷ : 3 = 500 triệu/suất
1. Trường hợp thứ 1
Chị Ngọc, Bích và Toản sẽ được hưởng: 500 triệu x 2/3 = 333 triệu/người
- Vì trong di chúc không nói đến phần của Trịnh và Giang ai nhiều hơn và nếu không có ai từ chối nhận di
sản thì số di sản thừa kế còn lại là: 1,5 tỷ - ( 333 triệu x 3) = 501 triệu sẽ được chia đều cho anh Trịnh và cô
Giang.
=> Anh Trịnh và cô Giang mỗi người được hưởng: 501 triệu : 2 = 250,5 triệu/người
Kết luận: Số tài sản mỗi người có được:
Anh Trịnh có 250,5 triệu đồng.
Cô Giang có 250,5 triệu đồng.
Chị Ngọc có 333 triệu đồng + 1 tỷ ( sở hữu riêng ) = 1 tỷ 333 triệu đồng.
Bích có 333 triệu đồng.
Toản có 333 triệu đồng
*Giả sử phẫu thuật thành công, anh Tùng ra viện khỏe
2. Trường hợp thứ 2 mạnh và sau 5 tháng anh chết do nhồi máu cơ tim, chia di
sản của Tùng có gì khác?

Ca phẫu thuật thành công, anh Tùng ra viện khỏe mạnh bình thường, 5 tháng sau anh chết sau một cơn nhồi
máu cơ tim, lúc này việc chia di sản của Tùng sẽ như sau:
- Theo khoản 2 điều 629 BLDS 2015: 11) “ Sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng nếu người lập di chúc
còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.”
=> Di chúc miệng của anh Tùng trước đó không còn hiệu lực và bị hủy bỏ.
- Anh Tùng đột ngột chết không để lại di chúc, căn cứ tại điều 650 BLDS 2015 quy định về trường hợp thừa
kế theo pháp luật, nên di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
- Những người được hưởng di sản thừa kế của anh Tùng theo luật pháp cụ thể là trong hàng thừa kế thứ nhất
bao gồm: chị Ngọc (vợ hợp pháp )Bích và Toản (con dưới 18 tuổi).
=> Mỗi suất thừa kế có giá trị: 1,5 tỷ : 3 = 500 triệu/người.
Kết luận: Số tài sản mỗi người có được:
Chị Ngọc có 500 triệu + 1 tỷ ( sở hữu riêng ) = 1 tỷ 500 triệu đồng.
Bích = Toản : 500 triệu đồng.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like