You are on page 1of 5

THƯ TƯ VẤN PHÁP LÝ

Kính gửi: ANH HÀ NGỌC THẮNG

Tư vấn chia di sản thừa kế, quyền sở hữu tài sản


1. Nội dung sự việc
Bố mẹ anh Thắng trong thời kỳ hôn nhân có tạo lập được khối tài sản chung
là một mảnh đất có diện tích 1400m 2 bao gồm đất ở và đất nông nghiệp, đã
được Chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khoảng năm 2006 –
2007. Bố mẹ anh sinh được tất cả 7 người con, trong đó có một người anh trai
mới mất năm 2020. Anh Thắng hiện có một căn nhà cấp 4 với diện tích 60m 2
được xây dựng trên phần đất ở của bố mẹ và có trực tiếp trồng và chăm sóc 30
cây gỗ lát. Nay, sau khi mẹ Anh mất đi, bố anh cùng các người anh chị em
khác có hành vi ngăn cản, không cho anh sinh hoạt trên mảnh đất của Bố mẹ,
nhận thừa kế từ mẹ. Và không đồng ý cho anh số cây gỗ lát mà anh đã trồng.
2. Yêu cầu tư vấn

1. Quyền sở hữu đối với căn nhà cấp 4 và 30 cây gỗ lát.

2. Quyền thừa kế của Anh Thắng như thế nào khi mẹ anh mất đi?

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư Tư Vấn này, chúng tôi đã xem xét
các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

- Bộ luật dân sự 2015

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Pháp lệnh thừa kế 1990

1
II. NỘI DUNG TƯ VẤN

Câu hỏi 1: Quyền sở hữu căn nhà cấp 4 và 30 cây gỗ lát thuộc về ai?

Thứ nhất, việc bố mẹ anh Thắng không phản đối khi anh Thắng xây nhà,
trồng cây trên phần đất đó sẽ được coi như sự chấp nhận cho phép anh được sử
dụng đất.

Theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015:“Giao dịch dân sự được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.”

Cho người khác sử dụng đất của mình sẽ được coi là một giao dịch dân sự.
Trong tình huống này, giao dịch này được xác lập bằng hành vi cụ thể là không trái
với quy định pháp luật.

Khoản 2 Điều 393 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: “Sự im lặng của
bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ
trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.

Thói quen được hiểu là một hành vi được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời
gian nhất định. Việc anh Thắng xây nhà, nhiều lần trồng cây, chăm sóc cây trong
nhiều năm nay mà không hề bị bố mẹ phản đối thì được hiểu rằng bố mẹ anh
Thắng đã chấp nhận cho Anh Thắng được sử dụng đất để xây nhà ở và trồng cây.

Thứ hai, Tài sản là ngôi nhà cấp 4 với diện tích 60m2 và 30 cây gỗ lát thuộc
quyền sở hữu của anh Thắng. Điều 221 BLDS 2015 quy định các căn cứ xác lập
quyền sở hữu, trong đó khoản 1 quy định như sau:

“Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

2
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động
sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.”

Điều 222 BLDS 2015: Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất,
kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó”.

Ngôi nhà và 30 cây gỗ lát được tạo nên từ công sức của A Thắng, do sự cần
cù, chịu khó lao động, chăm sóc cây cối nên bây giờ mới tạo nên được khối tài sản
như thế. Vì thế khối tài sản này phải thuộc quyền sở hữu của A Thắng, không một
ai có quyền chiếm đoạt, sử dụng khối tài sản này khi chưa được sự cho phép của A
Thắng.

Câu hỏi 2: Quyền thừa kế của Anh Thắng ra sao khi mẹ anh mất đi?

Mẹ anh Thắng mất năm 2009 nhưng chưa thực hiện việc chia di sản thừa kế,
do đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thì sẽ áp dụng bộ
luật dân sự 2015 để giải quyết việc chia thừa kế:

“1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì
việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:

b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội
dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của
Bộ luật này”

Theo quy định tại Điều 650 BLDS 2015, khi một người mất đi mà không để
lại di chúc thì di sản của người đó sẽ được đem chia theo pháp luật.

3
Do mảnh đất 1400m2 được tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ A
Thắng, do đó đây sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng. Vì thế di sản của mẹ
A để lại sẽ là 700m2. “Điều 612. Di sản: Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Vì di sản được chia theo pháp luật, do đó di sản sẽ được đem chia đều cho
những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất: Người sinh thành ra mẹ (ông bà ngoại),
Chồng (bố Anh) và 7 anh em. Tuy nhiên người được hưởng di sản phải còn sống
vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm mở thừa kế là thời điểm mẹ anh mất), trường
hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để
lại di sản thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà bố mẹ cháu được hường.

Như vậy đối với gia đình của Anh thì hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm: Bố
anh, Anh Thắng, Con của người Anh đã mất và 5 người anh em còn lại. Tổng là 8
người tất cả. Vì thế mỗi người sẽ được hưởng 700/8 = 87.5 m2.

Theo như thông tin Anh cung cấp, hiện tại anh đang sử dụng khoảng 150m2,
mà anh chỉ được hưởng 87.5m2 vì thế có ba phương án mà anh có thể lựa chọn:

Một là, thỏa thuận với một trong những người được hưởng thừa kế để mua
lại phần quyền của họ.

Hai là, Anh bán lại phần quyền và tài sản gắn liền trên đất thuộc sở hữu của
Anh (ngôi nhà và 30 cây) cho một trong những người thừa kế.

Ba là, Anh phải di chuyển hoặc bán 30 cây gỗ, chỉ sử dụng đúng trong phạm
vi quyền mà anh được hưởng.

4
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của NQH Việt Nam về những nội dung
yêu cầu của khách hàng trên thông tin mà khách hàng cung cấp. Kính mong Quý
khách xem xét và chấp thuận.

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa anh Thắng
và Tổng đài sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với một
Bên thứ Ba nào khác khi chỉ có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý
công ty vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Công ty. Trân
trọng!

You might also like